Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (8)


Xem mục lục
Tác giả: NĀGĀRJUNA ( LONG THỌ )
Dịch Phạn ra Hán: CƯU MA LA THẬP
Dịch Hán ra Việt: THÍCH THIỆN SIÊU
 
 
 
 
LUẬN ĐẠI TRÍ ĐỘ
[ MAHĀPRAJÑĀPĀRAMITĀŚĀSTRA ]
TẬP III
( CUỐN 41 ĐẾN CUỐN 60 )
 
 
 
 
 
 
 
 
 
NHÀ XUẤT BẢN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1999

* Trang 1 *
device

VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
thực hiện
 
 
LUẬN ĐẠI TRÍ ĐỘ trọn bộ: 100 cuốn, gồm 5 tập :
 
- Tập 1 : Từ cuốn 1 đến cuốn 20 xuất bản năm 1997.
- Tập 2 : Từ cuốn 21 đến cuốn 40 xuất bản năm 1998.
- Tập 3 : Từ cuốn 41 đến cuốn 60 xuất bản năm 1999.
 
______

* Trang 2 *
device

LỜI NÓI ĐẦU
 
Luận Đại Trí Độ tập III này gồm có 20 cuốn, từ cuốn 41 đến cuốn 60. Trong đó có các Phẩm Ba Giả, Khuyến Học, Tập Tán, Hành Tướng, Huyễn Học, Cú Nghĩa, Ma-ha-tát, Đoạn Kiến, Phú-lâu-na, Thừa Thừa, Trang Nghiêm, Đại Thừa, Bốn Niệm Xứ, Phát Thú, Xuất Đáo, Thắng Xuất, Hàm Thụ, Hội Tông, Thập Vô, Vô Sanh Tam Quán, Thiên Vương, Như Huyễn, Tán Hoa, Tam Thán, Diệt Tránh, Đại Minh, Thuật Thành, Khuyến Trì, Phạm Chí, Tôn Đạo, Xá-lợi và Thập Thiện.
Tất cả đều nhằm thuyết minh đầy đủ thể Bát-nhã, tướng Bát-nhã, công năng Bát-nhã, oai đức Bát-nhã, theo nhiều mặt chung và riêng để tránh hiểu lầm cho rằng Bát-nhã chỉ nói “hết thảy pháp không.”
Trong Luận này cuốn 55 ghi: “Trong một ngày đêm, sáu thời, Phật thường lấy Phật nhãn quán xét hết thảy chúng sinh, không để cho một chúng sinh nào không được nghe pháp mà phải bị đọa lạc. Thế nên tùy căn cơ chúng sinh có thể hiểu, có thể được, có thể tu tập để nói pháp. Có khi nói các pháp vô thường, khổ, không, vô ngã, như bệnh, như ung... gọi là Bát-nhã ba-la-mật; có khi phân biệt tướng chung tướng riêng các pháp; có khi nói các pháp do nhân duyên hòa hợp
 
 
 
 
 
 
 
 

 

* Trang 3 *
device

sinh, không có người làm, không có người thọ, không có kẻ biết, không có kẻ thấy... gọi là Bát-nhã ba-la-mật; có khi nói các pháp không ; có khi nói rốt ráo không... gọi là Bát-nhã ba-la-mật.”
Lại cũng trong Luận này cuốn 59 nói: Có người nghĩ rằng Bát-nhã ba-la-mật là rốt ráo cao thượng, chỉ cần tu tập Bát-nhã chứ không cần tu tập pháp khác. Nên Luận chủ Long Thọ đã giải thích: “Nếu chỉ tu tập Bát-nhã, không tu tập năm pháp Ba-la-mật kia thời công đức không đầy đủ, không tốt, không diệu; ví như người ngu không hiểu rõ thức ăn, nghe nói muối là vị chủ yếu trong các thức ăn, liền ăn thuần muối; đã mất hết mùi vị lại còn bị bỏng miệng. Hành giả cũng như vậy, muốn trừ tâm chấp trước nên chỉ tu tập Bát-nhã, đã bị rơi vào tà kiến lại còn không tăng tấn được thiện pháp.
Lại, trong Luận thường có các từ như “Không”, “Vô”, “Bất” v.v... Nếu dịch ra tiếng Việt thì đều có nghĩa là “không” cả. Song nếu đều dịch là “không” thì bị tối nghĩa, nên có những chữ “Vô” phải dịch là “không có”; như “vô pháp khả thuyết” phải dịch là “không có pháp có thể nói” mới khỏi sai và tối nghĩa v.v...
Trên đây là những điều ghi chú để giúp làm rõ nghĩa hơn khi đọc luận này.
PL. 2543. Từ Đàm, mùa An cư Kỷ Mão -1999
                       HT. THÍCH THIỆN SIÊU
 

* Trang 4 *
device

Xem mục lục