Phật bảo Đại Mục Kiền Liên: "Ông đi đến thăm bệnh Ông Duy Ma Cật."
Mục Kiền Liên bạch Phật rằng:
"Thưa Thế Tôn! Con không kham nhận nổi việc đến thăm bệnh ông ấy. Tại sao thế? Nhớ lại trước kia con vào thành lớn Tỳ Da Ly, ở trong xóm làng, thuyết Pháp cho các cư sĩ. Lúc ấy Duy Ma Cật đến nói với con rằng:
“Thưa ngài Đại Mục Liên! Thuyết pháp cho bạch y cư sĩ, chẳng nên thuyết như ngài vậy. Phàm thuyết pháp, phải như Pháp mà thuyết. Pháp không có chúng sanh, lìa chúng sanh cấu vậy. Pháp không có ngã, lìa ngã cấu vậy. Pháp không có thọ mạng, lìa sanh tử vậy. Pháp không có người, tiền tế hậu tế đoạn vậy. Pháp thường tịch nhiên, bặt dứt các tướng vậy. Pháp lìa khỏi tướng, không có chỗ để duyên theo vậy. Pháp không có danh tự, ngôn ngữ đoạn dứt vậy. Pháp không có thuyết, lìa suy nghĩ quán sát vậy. Pháp không có hình tướng, như hư không vậy. Pháp không có hý luận, rốt ráo Không vậy. Pháp không có ta và đối tượng của ta, lìa ta và đối tượng của ta vậy. Pháp không có phân biệt, lìa các thức vậy. Pháp không có so sánh, không có đối đãi nhau vậy. Pháp chẳng thuộc nhân, chẳng ở duyên vậy. Pháp đồng pháp tánh, vào khắp các pháp. Pháp tùy thuận Như, không có chỗ nào để tùy vậy. Pháp trụ thật tế, các biên chẳng động vậy. Pháp không có động lay, chẳng nương sáu trần vậy. Pháp không có đến đi, thường chẳng trụ vậy. Pháp thuận Không tùy Vô Tướng, ứng Vô tác. Pháp lìa tốt xấu. Pháp không có tăng giảm. Pháp không có sanh diệt. Pháp không có chỗ về. Pháp vượt ngoài mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm. Pháp không có cao thấp. Pháp thường trụ chẳng động. Pháp lìa tất cả mọi thiền quán, tu hành.
"Thưa ngài Đại Mục Liên! Pháp tướng như vậy, há có thể thuyết sao? Phàm người thuyết pháp thì không có thuyết, không có chỉ bày. Người nghe pháp không có nghe, không có đắc. Ví như người huyễn thuật nói cho người huyễn hóa nghe. Thấy biết như vậy rồi mới thuyết pháp. Nên hiểu căn cơ chúng sanh lanh lợi hoặc chậm lụt. Thấy biết khéo sâu, không bị ngăn ngại. Lấy tâm Đại bi, ca ngợi Đại thừa. Nghĩ nhớ báo đáp ân Phật, chẳng để Tam Bảo bị ngừng dứt. Như vậy rồi mới thuyết pháp."
"Duy Ma Cật thuyết pháp ấy rồi, tám trăm cư sĩ phát tâm Bồ đề vô thượng chánh đẳng chánh giác. Con không có được biện tài như vậy. Thế nên con không kham nhận đến thăm bệnh ông được."
Một nhà sư bước ra và nói: “Con đã có thể thiền định về tánh Không”.Bạt Đội nói: “Hãy nói cho tôi ông thiền định về tánh Không như thế nào”.Nhà sư
1. Ba cõi duy tâm“Ba cõi duy chỉ là tâm, muôn pháp duy chỉ là thức” là một chân lý, một sự thật được nói nhiều trong tông Duy thức, và rộng
Lôgic học Phật giáo được hình thành trước logic học Aristote gần hai trăm năm. Hệ thống lôgic của Phật giáo "thực tế" hơn và mang một chủ đích hay ứng dụng
Trong một bộ Kinh về Bát Nhã, Đức Phật nói ra lời sâu xa sau đây:“Trong tâm, tâm không được tìm thấy, bản tánh của tâm là ánh sáng thuần khiết.”Để hiểu
Dharmsala, Ấn Độ - Ở mức độ cơ bản, là người thì ai cũng giống nhau, đều muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau. Đây là lý do tại sao bất
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt