CHƯƠNG 42
GIẢI THÍCH: THIỆN CĂN CÚNG DƯỜNG
KINH: Muốn đem các thiện căn cúng dường, cung kính, tôn trọng, tán thán chư Phật, được tùy ý thành tựu, nên học Bát-nhã ba-la-mật.
LUẬN: Bồ-tát đã được không lìa chư Phật, hãy nên cúng dường. Nếu được gặp Phật mà không cúng dường, rất là chẳng vui! Như bồ-tát Tu-ma-đề (Diệu-ý) gặp Phật Nhiên-đăng mà không chi cúng dường, tìm kiếm quanh quật, thấy người con gái bán hoa, lấy năm trăm tiền vàng, mua được năm hoa sen xanh để cúng dường Phật. Lại bồ-tát Tát-đà-ba-luận, vì cúng dường Thầy, mà bán thịt máu thân mình. Các Bồ-tát như vậy, đã được thấy Phật, tâm muốn cúng dường. Nếu không cúng dường, thì tâm có trở ngại, ví như người dân thường gặp quân trưởng mà không đem lễ tặng, thời là bất kính. Thế nên các Bồ-tát tìm vật cúng dường để cúng dường chư Phật. Phật tuy không cần mà tâm Bồ-tát được đầy đủ, ví như nông phu gặp ruộng tốt mà không hạt giống, tuy muốn gia công, mà không lấy gì để tung sức, tâm
* Trang 336 *
rất ưu sầu! Bồ-tát cũng như vậy, được gặp chư Phật, mà không có vật cúng dường, dầu có vật khác, không xứng ý mình; tâm bèn e ngại.
Các thiện căn là quả báo của thiện căn là hoa hương, anh lạc, y phục, tràng phan, bảo cái, các thứ trân bảo v.v... vì cớ sao? Vì hoặc có khi lấy nhân nói quả, như nói ăn ngàn lượng vàng, vàng không thể ăn, nhân vàng được ăn, nên nói ăn vàng. Hoặc có khi lấy quả nói nhân, như thấy bức vẽ đẹp nói là khéo tay. Tay chẳng phải bức vẽ, vì thấy bức vẽ đẹp nên nói khéo tay.[1] Thiện căn quả báo cũng như vậy. Do nhân duyên nghiệp thiện căn mà được đồ cúng dường, gọi là thiện căn.
Hỏi: Nếu như vậy, sao không nói ngay hoa hương mà nói nhân của nó?
Đáp: Đồ cúng dường có hai thứ: 1. Tài cúng dường, 2. Pháp cúng dường. Nếu chỉ nói cúng dường hoa hương thời không bao gồm được pháp cúng dường. Nay nói thiện căn cúng dường, nên biết đã gồm cả tài và pháp.
Cúng dường: Hoặc thấy hoặc nghe công đức chư Phật, sanh tâm cung kính tôn trọng, đưa đón hầu hạ, nhiễu quanh, lễ bái, đứng cúi mình chấp tay, tránh ngồi yên chỗ, khuyên mời ăn uống, hương hoa, trân bảo v.v... xưng tán các công đức trì giới, thiền định, trí tuệ, Phật có thuyết pháp thí tín thọ lời dạy bảo thân, ngữ, ý nghiệp lành như vậy, ấy là cúng dường.
Tôn trọng: Biết hết thảy chúng sanh không ai có đức
[1] T. 30: Bách luận (Śataśāstra-百論), quyển 30, tr. 1270a16-19: Như nói ăn ngàn lượng vàng, vàng không thể ăn, nhân vàng được ăn, cho nên nói ăn vàng. Lại như bức vẽ đẹp, nói là khéo tay, nhân tay được vẽ, nên nói tay khéo.
* Trang 337 *
quá hơn, nên nói là tôn; tâm kính sợ hơn kính sợ cha mẹ, sư trưởng, quân vương, vì sự lợi ích trọng đại, nên nói là trọng.
Cung kính: Khiêm tốn, sợ sệt nên nói là cung, suy tôn trí đức của Phật nên nói là kính.
Tán thán: Khen ngợi công đức là tán, tán chưa đủ, còn xướng lên nữa gọi là thán.
Tùy ý thành tựu: Nếu có hoa để cúng dường, hoa liền đến theo ý, hoặc cầu được, hoặc không cầu mà được. Có thứ tự nhiên hiện ra, hoặc biến hóa sanh, cho đến các thứ kỹ nhạc cúng dường, đều được như vậy.
Hỏi: Bồ-tát gặp được thứ gì thì cúng dường cớ sao lại tìm cầu theo ý?
Đáp: Phước đức theo tâm, dùng vật ái trọng đem cúng dường thì được phước thêm nhiều. Như vua A-dục lúc trẻ nhỏ dùng đất mà mình quý trọng đem dâng Phật. Quả báo được làm vua cõi Diêm-phù-đề, trong một ngày dựng tám vạn tháp, nếu là người lớn tuy lấy nhiều đất bỏ vào bát mà không được gì, vì không phải là đất được quí trọng. Có người qúy trọng riêng thứ hoa, đem hoa ấy cúng dường Phật, được phước thêm nhiều. Cho đến bảo vật cũng như vậy.
Lại nữa, thích nghi theo thời, nếu lúc lạnh thì nên đem cho củi lữa, áo dày, nhà ấm, mềm nệm, và thức ăn uống; lúc nóng thì nên đem cho nước đá, quạt, lọng nhà mát, áo mỏng, đồ ăn ngon, tùy lúc gió mưa đưa đồ cúng dường. Như vậy tùy thời mà cúng dường.
* Trang 338 *
Lại thích nghi theo địa phương, tùy theo người lãnh thọ cần dùng đều đem cúng dường.
Lại nữa, tùy ý cúng dường là có vị Bồ-tát biết Phật không cần gì, lại biết các vật hư dối như huyễn, chỉ là nhất tướng tức vô tướng, vì giáo hóa chúng sanh nên tùy tài vật mà chúng sanh và quốc độ quí trọng, chỉ vẽ cúng dường.
Lại có Bồ-tát được thiền định thâm sâu, phát sanh Bồ-tát thần thông, do sức thần thông nên bay đến trước mười phương Phật, hoặc nơi nước Phật, nếu cần mưa khắp hoa trời, hoa liền khắp đầy tam thiên đại thiên thế giới, đem cúng dường Phật; hoặc mưa hương Chiên-đàn trời, hoặc mưa châu ngọc tươi sáng; hoặc mưa bảy báu; hoặc mưa ngọc như-ý lớn như núi Tu-di; hoặc mưa kỷ nhạc, âm thanh thanh thoát; hoặc lấy thân lớn như núi Tu-di làm tim đèn, cúng dường chư Phật. Như vậy v.v... gọi là tài cúng dường.
Lại Bồ-tát hành sáu Ba-la-mật, lấy pháp cúng dường chư Phật. Hoặc có Bồ-tát thật hành một địa pháp cúng dường chư Phật, cho đến hành mười địa pháp cúng dường. Hoặc có khi Bồ-tát được vô sanh pháp nhẫn, trừ phiền não cho mình và cho chúng sanh, ấy là pháp cúng dường. Hoặc có khi Bồ-tát trú ở mười địa dùng thần lực làm dứt lữa địa ngục, khiến cho ngạ quỷ đạo được no đủ, súc sanh được lìa sợ hãi, khiến được sanh lên cõi trời cõi người, ở địa vị bất thối, sức đại công đức như vậy, gọi là pháp cúng dường.
Vì vậy nên nói muốn được thiện căn thành tựu, hãy học Bát-nhã ba-la-mật.
* Trang 339 *
KINH: Muốn làm cho hết thảy chúng sanh mãn nguyện về y phục, ăn uống, đồ nằm, hương xoa, xe ngựa, phòng xá, giường chỏng, đèn đuốc v.v... hãy học Bát-nhã ba-la-mật.
Luận: Hỏi: Có thứ lớp gì, khi muốn làm mãn nguyện cho hết thảy chúng sanh?
Đáp: Hành nghiệp của Bồ-tát có hai: 1. Cúng dường chư Phật. 2. Độ thoát chúng sanh. Do cúng dường chư Phật nên được vô lượng phước đức, đem phước đức ấy làm lợi ích chúng sanh, đó là làm mãn nguyện chúng sanh, như người chủ buôn vào biển cả tìm châu báu, được an ổn trở về, làm lợi ích cho người thân thích và quen biết. Như vậy, Bồ-tát vào trong biển pháp của chư Phật, được vô lượng báu công đức, làm lợi ích cho chúng sanh. Cũng như tiểu vương cúng dường đại vương, làm cho hoan hỷ, được ban cho điều sở nguyện, chức vị, tài của, đem về nước cũ, làm lợi ích cho mọi người, trừ khổ oán tặc. Bồ-tát cúng dường chư Phật pháp vương, được thọ ký biệt, lấy vô lượng trân bảo thiện căn, được vô lượng trí lực, trở lại trong chúng sanh, cúng dường người lạnh, cung cấp vật cần dùng cho người nghèo, còn bọn ma dân, tà kiến ngoại đạo thảy đều tan rã, ấy là cúng dường chư Phật, tiếp đến làm cho chúng sanh mãn nguyện.
Hỏi: Bồ-tát thật có thể làm mãn nguyện hết thảy chúng sanh chăng? Nếu làm mãn nguyện khắp hết chúng sanh, vậy chư Phật và Bồ-tát khác còn lợi ích gì? Nếu không làm mãn
* Trang 340 *
nguyện tất cả, thì trong đây cớ sao nói muốn làm mãn nguyện hết thảy chúng sanh, hãy học Bát-nhã ba-la-mật?
Đáp: Có hai thứ nguyện: 1. Nguyện thành được. 2. Nguyện không thành được. Nguyện không thành được là có người muốn cân lượng hư không cùng tận biên tế, và muốn tìm biên tế của thời gian, phương hướng thì chỉ như trẻ còn tìm trăng đáy nước, tượng trong gương. Những nguyện như vậy không thể thành được. Nguyện thành được là như cưa cây tìm lửa, đào đất tìm nước, tu phước được sanh cõi người cõi trời và thành A-la-hán. Bích-chi phật quả. Cho đến được chư Phật pháp vương. Những nguyện như vậy gọi là nguyện thành được.
Nguyện thành được có hai thứ: 1. Thế gian. 2. Xuất thế gian, trong đây vì nguyện thế gian nên làm mãn nguyện chúng sanh. Lại sao biết? Là lấy ăn uống, giường nằm, cho đến đèn đuốc cần dùng đều cung cấp cho.
Hỏi: Cớ sao Bồ-tát làm cho chúng sanh mãn nguyện những điều dễ được, mà không cho những điều khó được?
Đáp: Nguyện có hạ, trung, thượng. Hạ nguyện là làm nhân cho được cái vui đời nay. Trung nguyện là làm nhân duyên cho được cái vui đời sau. Thượng nguyện là làm nhân duyên cho được cái vui Niết-bàn. Thế nên, trước cho hạ nguyện, thứ đến trung nguyện, vậy sau thượng nguyện.
Lại nữa, chúng sanh phần nhiều đắm cái vui đời nay, ít cầu cái vui đời sau, cái vui Niết-bàn càng ít cầu hơn nữa. Nếu nói nhiều là đã gồm có ít trong ấy.
* Trang 341 *
Lại nữa, kinh nầy trước sau phần nhiều nói đến cái vui Niết-bàn đời sau, ít nói đến cái lợi đời nay.
Pháp của Bồ-tát là cho hết thảy chúng sanh đủ thứ lợi ích, không nên bỏ một ai, vì sao? Vì tâm ban đầu chỉ muốn dạy chúng sanh tu đại thừa pháp, nhưng vì chúng sanh không kham thọ hóa, nên tiếp đó dạy cho pháp Thanh-văn, Bích-chi phật. Nếu cũng không kham nữa, thì sẽ dạy cho mười điều thiện, bốn phạm hạnh, khiến tu phước đức. Nếu chúng sanh vẫn không ưa, cũng không nên bỏ rơi chúng sanh ấy, mà nên cho họ sự lợi ích đời này là ăn uống.
Lại nữa, người phàm phu tuy có thể cho người khác ăn uống, làm mãn nguyện người kia, đều có nhân duyên, hoặc việc đời này, hoặc việc đời sau. Thanh-văn, Bích-chi phật, không có nhân duyên làm mãn nguyện chúng sanh, nên sự lợi ích rất ít, còn đại Bồ-tát do nhân duyên thật hành bố thí Ba-la-mật nên được làm quốc vương, đại trưởng giả, giàu có vô lượng, chúng sanh bốn phương, nếu đến cầu xin đều được đầy đủ. Như cư-sĩ Tân-đầu, làm vị đại đàn-việt, ngồi giường lớn bảy báu, kim cương làm chân, trải mện trời, màn giăng xích chân châu; người hầu hạ hai bên, mỗi bên có tám vạn bốn ngàn, toàn trang sức kỳ diệu, mở bốn cửa lớn, tự do cho người đến xin. Ngày đêm sáu thời đánh trống, lại phóng ánh sáng. Mười phương vô lượng chúng sanh nghe tiếng trống, ánh sáng chạm thân, thảy đều đi đến, muốn được các thứ ăn uống. Trưởng giả thấy các người ấy nhóm lại, liền im lặng chiêm ngưỡng hư không, khi ấy trong hư không mưa xuống
* Trang 342 *
thức ăn trăm vị, đều được theo ý. Nếu chúng sanh không tự lấy được, thì người hai bên lấy chia cấp cho, đầy đủ mới thôi. Ai cần uống ăn, y phục, ngọa cụ, bảo vật v.v... đều cũng như thế. Cho chúng sanh tự do theo ý muốn xong, vậy sau nói pháp, khiến xa lìa bốn cách ăn (đoàn thực, xúc thực, tư thực, thức thực--N.D) đều an trú trong địa vị bất thối chuyển. Như vậy Bồ-tát do lực thần thông nên hay làm cho chúng sanh mãn nguyện.
Hỏi: Lúc Phật ở đời chúng sanh còn có đói khát, trời không mưa, chúng sanh khốn tệ mà Phật còn không thể cho hết thảy chúng sanh mãn nguyện. Huống Bồ-tát làm sao làm cho chúng sanh mãn nguyện?
Đáp: Bồ-tát trú ở thập địa; vào Thủ-lăng-nghiêm Tam-muội, ở tại tam thiên đại thiên thế giới, hoặc có khi hiện làm người mới phát tâm hành sáu Ba-la-mật , hoặc hiện người ở địa vị bất thối chuyển, hoặc hiện làm vị nhất sanh bổ xứ, ở cõi trời Đâu-suất, thuyết pháp cho chư thiên. Hoặc từ trời Đâu-suất hạ sanh vào cung vua Tịnh-phạn. Hoặc hiện xuất gia thành Phật. Hoặc hiện chuyển pháp luân ở giữa đại chúng. Độ vô lượng chúng sanh. Hoặc hiện vào Niết-bàn. Dựng tháp bảy báu, ở khắp các quốc độ, để chúng sanh cúng dường Xá-lợi, khi Phật pháp diệt hết. Khi đang làm Bồ-tát mà lợi ích như vậy, huống chi khi thành Phật. Mà Phật thân có hai thứ: 1. Chơn thân. 2. Hóa thân. Chúng sanh thấy được Phật chân thân không nguyện gì không thỏa mãn.
Phật chân thân là đầy đủ ở hư không, ánh sáng chiếu khắp
* Trang 343 *
mười phương, âm thanh thuyết pháp cũng khắp mười phương, đại chúng đầy trong vô lượng hằng hà sa thế giới, thảy đều nghe pháp, thuyết pháp không dứt, trong một khoảng thời gian, mỗi mỗi tùy chỗ nghe mà đặng giải ngộ. Như kiếp tận rồi, do hành nghiệp của chúng sanh nên có mưa lớn đổ xuống, liên tục không dứt, ba đại kia không thế ngăn được, chỉ có gió mười phương nỗi lên, xúc đối nhau mà duy trì nước mưa ấy.
Như vậy, pháp tánh thân Phật thuyết pháp, trừ hàng thập trụ Bồ-tát, hàng tam thừa không thể duy trì được; chỉ có hàng thập trụ Bồ-tát với năng lực phương tiện trí bất khả tư nghì là nghe lãnh thọ được. Chúng sanh nào thấy được pháp thân Phật thời không có ba độc, và các phiền não, các khổ rét, nóng cũng lúc diệt hết, không nguyện gì không thỏa mãn. Như ngọc như ý còn luôn cho chúng sanh được tùy nguyện, huống gì ngọc Phật, cho hết thảy được mãn nguyện thế gian, mãn nguyện xuất thế gian. Nếu nói Phật không thể làm cho chúng sanh mãn nguyện, lời ấy không đúng.
Lại nữa, đức Phật Thích-ca Mâu-ni, thọ thân ở cung vua, hiện chịu theo phép tắc con người, có lạnh, nóng, đói khát, ngủ nghĩ, chịu lời phỉ báng, già, bệnh, chết v.v... mà nội tâm trí tuệ thần đức không khác với chân Phật chánh giác, muốn làm thỏa mãn sở nguyện của chúng sanh, đều thỏa mãn được, mà không mãn là vì từ vô kiếp lại thường làm cho chúng sanh mãn nguyện về y, thực mà không khỏi hết khổ. Cho nên nay chỉ lấy Niết-bàn vô vi thường lạc làm cho lợi ích nó,
* Trang 344 *
như thương người thân không cho đồ ăn ngon có lẫn độc. Như vậy nguyện về thế gian làm sanh các kiết sử, lại khi xa lìa kiết sử thì tâm sanh đại khổ, cho nên không lấy đó để hứa hẹn.
Lại nữa, có người nói đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã làm cho chúng sanh mãn nguyện mà chúng sanh tự không nhận được, như trong kinh Tỳ-ma-la-cật nói:[1] Phật lấy ngón chân ấn xuống đất, tức thời quốc độ được trang nghiêm bảy báu, Phật quốc độ của ta cũng như vậy, còn người nhiều oán hại thì hiện thấy Phật quốc khác hơn.
Lại như vua rồng tâm bình đẳng mưa xuống, mà ở người thì là nước mà trên thân ngạ quỷ thì là lửa than.[2]
Hỏi: Nếu hay làm cho hết thảy chúng sanh mãn nguyện, thời chúng sanh hữu biên, không còn ai chịu khổ đói rét nữa, vì cớ sao? Vì hết thảy chúng sanh đều để mãn nguyện, lìa khổ được vui?
Đáp: Mãn nguyện hết thảy, là danh tự hết thảy, chứ không phải thật hết thảy, như kệ pháp cú nói:
“Hết thảy đều sợ chết,
Hết thảy sợ gậy đau,
Suy bụng ta ra người,
Chớ giết chớ đánh gậy.”[3]
Tuy nói hết thảy sợ gậy đau, nhưng như chúng sanh ở cõi Vô sắc, không thân thời không có gậy đánh đau.
[1] T. 14: Duy ma cật sở thuyết kinh (Vimalakīrti-nirdeśa-sūtra-維摩詰所說經), quyển 1, Phật quốc phẩm đệ nhất (佛國品第一), tr. 53c6-29.
[2] T. 17: Đại bảo tích kinh (Ratnakūṭa-sūtra-大寶積經), quyển 42, tr. 244b1-3: Ta từng sanh trong loài ngạ quỷ, thường ăn hoàn sắc nóng, trãi qua vô lượng năm, lại ở trong nhiều trăm ngàn năm, không nghe tên nước huống là thân súc sanh; T. 17: Phật thuyết trừ khổng tai hoạn kinh (佛說除恐災患經), tr. 554b27-c3.
[3] T. 4: Pháp cú kinh (Dharmapāda-法句經), quyển 1, đao trượng phẩm (刀杖品), tr. 565a29-b5: Đao trượng phẩm: Tu tập từ nhân không hành đao trượng sát hại chúng sanh. Hết thảy đều sợ chết, hết thảy sợ gậy đau, suy bụng ta ra người, chớ giết chớ đánh gậy; T. 4: Xuất diệu kinh (出曜經), quyển 8, tr. 653b21-22; T. 4: Pháp tập yếu tụng kinh (法集要頌經), quyển 1, tr. 780a26-27; T. 12: Đại bát niết bàn kinh (Mahā-parinirvāṇa sūtras-大般涅槃經), quyển 10, tr. 426c26-27: 一切畏刀杖, 無不愛壽命, 恕己可為喻, 勿殺勿行杖.
* Trang 345 *
Chúng sanh ở cõi Sắc, tuy có thể có thân cũng không có gậy đánh đau. Chúng sanh ở cõi Dục cũng có người không bị gậy đánh đau, nhưng nói “hết thảy” là chỉ những người đáng bị gậy đánh mà nói, chẳng phải thật hết thảy. Vì vậy nên Bồ-tát làm cho hết thảy chúng sanh mãn nguyện. Nhưng tâm Bồ-tát không có giới hạn, quả báo phước đức cũng vô lượng, chỉ vì chúng sanh bị tội chướng sâu dày từ vô lượng vô số kiếp, nên không thể được, như đệ tử của Xá-lợi-phất là Tỳ-kheo La-tần-châu (Lasoka)[1], trì giới tinh tấn, đi khất thực sáu ngày liền mà không được chi, cho đến ngày thứ bảy, mạng sắp muốn dứt, có người đồng đạo khất thực đem cho, liền bị chim dựt lấy tha đi. Bấy giờ Xá-lợi-phất nói với Mục-kiền-liên: “Thầy có thần lực lớn, giữ hộ thức ăn ấy đưa cho La-tần-châu được ăn.” Mục-kiền-liên liền đem thức ăn đến cho, thức ăn sắp đưa đến miệng, liền biến thành bùn. Lần sau Xá-lợi-phất khất thực đem cho, thì miệng tự ngậm lại! Cuối cùng Phật đi đến đưa thức ăn cho, nhờ phước đức vô lượng của Phật nên làm cho La-tần-châu ăn được. Tỳ-kheo ấy ăn xong, tâm sanh hoan hỷ, càng tin kính gấp bội.
Phật bảo tỳ-kheo La-tần-châu! Các pháp hữu vi đều là khổ, và nói tứ đế cho nghe, ngay khi ấy Tỳ-kheo được lậu hết, ý liễu, chứng đắc đạo quả A-la-hán.
Có những chúng sanh phước mỏng, tội nặng hơn đây, Phật không cứu được.
Lại vì biết chúng sanh là không thể có được, rõ thấu pháp tánh, nên chư Phật không có ức tưởng phân biệt là người
[1] T. 4: Tạp thí dụ kinh (雜譬喻經), quyển 1, tr. 525b9-19.
* Trang 346 *
có thể hay không thể độ, tâm thường vắng lặng, ý không thêm bớt. Vì vậy nên dù Bồ-tát có muốn làm cho hết thảy chúng sanh mãn nguyện, nhưng vì chúng sanh tội nặng, nên không thể được, Bồ-tát không có lỗi.
Uống, ăn: Ăn lược có hai thứ là thô và tế. Bánh, cơm, thức ăn trăm vị. Tuy kinh nói do bốn cách ăn (catvāra āhārāḥ)[1] mà chúng sanh được tồn tại, nhưng nơi đây chỉ nói cách đoàn thực (kavaḍiṃkārāhāra) (ăn đồ vật có khối lượng nắm cầm được - ND) còn ba cách ăn kia là không có sắc chất, không thể đem cho. Nếu nói cho đoàn thực, thời đã cho ba cách ăn kia, vì sao? Vì nhân đoàn thực nên tăng ích ba cách thực kia. Như Kinh dạy: Đàn-việt thí đồ ăn, thời cho người lãnh thọ năm việc lợi ích.[2]
Uống là tổng quát có hai thứ:
1. Rượu cây cỏ, đó là rượu nho, mía, lúa v.v...
2. Nước cây cỏ đó là nước mía, nước nho, nước đường, nước thạch lựu, nước quả lê, mít, nước quả ba-lô-sa v.v... và nước các thứ lúa, như vậy hòa hợp làm thức uống ăn trong loài người. Và các thức uống ăn của trời là vị Tu-đà cam lồ, hoa quả trời v.v... nước Ma-đầu-ma-đà-bà v.v... mỗi loại chúng sanh ăn hoặc ăn lúa, hoặc ăn thịt, hoặc ăn đồ sạch, đồ nhơ, đều đưa đến no đủ.
Y phục: Y có hai thứ, hoặc lấy từ thân chúng sanh làm ra, như tơ lụa, lông, da v.v... Hoặc lấy từ cây cỏ làm ra như vãi, bông, vỏ cây v.v... có y của trời, không có đường ngang dọc, tự nhiên từ cây sinh ra, màu sáng nhẹ mềm.
Ngọa cụ: Giường chỏng, mền nệm, màn, trướng, gối v.v...
Hương xoa có hai thứ:
1. Cây chiên-đàn, xoa thân.
[1] T. 1: Trung a-hàm kinh (Madhyamāgama-中阿含經), quyển 49, Song phẩm thuyết trí kinh đệ nhất, tr. 732b13-15; T. 2: Tạp a-hàm kinh (Saṃyuktāgama-雜阿含經), quyển 14, kinh số 344, tr. 94b29-c2.
[2] T. 2: Tăng nhất a-hàm kinh (Ekottarikāgama -增壹阿含經), quyển 24, thiện tụ phẩm (善聚品), tr. 680c24-12; T. 2: Phật thuyết thực thí hoạch ngũ phước báo kinh (佛說食施獲五福報經), tr. 854c7-855a10: Phật dạy rằng người đàn việt thí đồ ăn, có năm phước đức, khiến người đó được đạo, người trí gieo ý thức hoằng độ rộng lớn, thời được năm phước. Thế nào là năm? Sống lâu, sắc đẹp, an vui, sức mạnh và biện tài.
* Trang 347 *
2. Hương tạp các thứ cây, giả nát thành bột lấy xoa thân và ướp chăn áo, hoặc bôi trên đất, trên vách.
Thừa: Voi ngựa.
Xa: xe.
Phòng xá: Đất, cây, bảo vật làm thành lầu, gác, điện, nhà, cung, quán v.v... để ngăn rét, nóng, gió, mưa, đạo tặc.
Đèn đuốc: Dầu, mỡ, sáp ong, ngọc sáng v.v...
Các vật là tất cả những vật cần dùng của chúng sanh, không thể nói đủ, cho nên lược nói là “các vật.”
Hỏi: Trong đây cớ sao không nói hương đốt, hoa đẹp?
Đáp: Nói “các vật” là đều đã gồm trong đó.
Hỏi: Nếu như vậy, chỉ nên lược nói ba thứ: Ẩm thực, y phục và đồ trang nghiêm?
Đáp: Các vật này là vật nhu yếu, nêu thương niệm chúng sanh thì trước cho ẩm thực, tiếp đến y phục, rồi hương xoa trừ thân nhơ thúi, kế cho ngọa cụ, rét lạnh cần phòng xá, tối tăm cần đèn đuốc.
Hỏi: Hướng hoa cũng có thể trừ thúi, cớ sao không nói?
Đáp: Hoa chẳng phải có thường, cũng chóng héo tàn, lợi ích cho nên không nói. Hương đốt khi lạnh mới cần, khi nóng đáng sợ. Hương xoa thì thì thông dụng cả khi lạnh khi nóng. Khi lạnh trộn với trầm thủy, khi nóng thì trộn với chiên-đàn để xoa thân. Vì vậy chỉ nói hương xoa.
* Trang 348 *
Hỏi: Nếu thật hành bố thí Ba-la-mật, được vô lượng quả báo, có thể làm cho hết thảy chúng sanh mãn nguyện, cớ sao nói muốn làm cho hết thảy chúng sanh mãn nguyện, hãy học Bát-nhã ba-la-mật?
Đáp: Trước đã nói, do có Bát-nhã ba-la-mật hòa hợp nên gọi là Ba-la-mật. Nay sẽ nói lại: Chúng sanh có thể được mãn nguyện, không phải chỉ trong một quốc độ, một Diêm-phù-đề, mà đều muốn làm mãn nguyện chúng sanh trong sáu đường khắp mười phương thế giới, nên không phải chỉ bố thí mà có thể làm được, phải do Bát-nhã ba-la-mật, phá tướng xa gần, phá tướng hết thảy chúng sanh, tướng phi hết thảy chúng sanh, trừ hết các ngại, trong khoảnh khắc gãy ngón tay, hóa ra vô lượng thân, khắp đến mười phương, mới có thể làm mãn nguyện cho hết thảy chúng sanh.
Thần thông lợi ích phải từ Bát-nhã xuất sanh, vì vậy, Bồ-tát muốn làm mãn nguyện hết thảy chúng sanh, hãy học Bát-nhã ba-la-mật.
KINH: Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát muốn khiến chúng sanh trong hằng hà sa thế giới, an lập nơi bố thí Ba-la-mật, an lập nơi trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, Bát-nhã ba-la-mật, hãy học Bát-nhã ba-la-mật.
LUẬN: Hỏi: Nghĩa ấy có thứ lớp, vì nhân duyên gì?
Đáp: Lợi có ba thứ: Lợi đời nay, lợi đời sau, lợi rốt ráo. Vui có ba thứ: Vui đời nay, vui đời sau, vui xuất thế. Trước
* Trang 349 *
kia nói lợi vui đời nay, ở đây nói lợi vui đời sau và xuất thế. Vì vậy nên làm cho chúng sanh an trú sáu Ba-la-mật. Bồ-tát thường nhớ chúng sanh quá hơn cha mẹ nhớ con. Tâm từ bi thấu đến xương tủy, trước lấy ăn uống làm no đủ thân nó, trừ khổ đói khát, kế lấy y phục trang nghiêm thân nó, làm cho thọ vui. Nhưng tâm Bồ-tát không mãn túc, lại suy nghĩ rằng chúng sanh đã được cái vui đời nay, còn nghĩ làm sao cho được cái vui đời sau. Nếu đem sáu Ba-la-mật thế gian dạy cho thời được cái vui cõi người cõi trời, nên lại đem sáu Ba-la-mật xuất thế gian dạy cho khiến được cái vui vô vi thường hằng.
Lại nữa, trước lấy hoa hương trang nghiêm thân, nay lấy công đức trang nghiêm tâm. Nếu có ba thứ trang nghiêm thời đầy đủ không còn chi hơn: 1. Y phục bảy báu. 2. Phước đức. 3. Đạo pháp. Bồ-tát muốn đầy đủ ba thứ trang nghiêm chúng sanh nên trước nói quả báo công đức, nay nói nhân duyên công đức.
Lại nữa, trước nói tuy có đại bố thí mà vì chúng sanh tội nặng không thể hưởng được tất cả. Như trong kinh Ngạ quỷ nói: Tuy cho nó đồ ăn mà nó không ăn được, biến thành vật bất tịnh, lửa than.[1]
Lại Bồ-tát không bỏ chúng sanh, nên tạo phương tiện để khiến chúng sanh được lợi ích cơm áo, cho nên dạy tu phước nghiệp, tự làm tự hưởng, Bồ-tát khéo biết nhân duyên, không thể cưỡng ép có được, nên dạy khiến tu để được hưởng. Vì vậy nên tiếp dạy chúng sanh an trú sáu Ba-la-mật.
[1] T. 17: Chánh pháp niệm xứ kinh (正法念處經,) quyển 16, tr. .92b24-29.
* Trang 350 *
Hỏi: Chí nguyện của Bồ-tát là khiến hết thảy chúng sanh mười phương an trú sáu Ba-la-mật, cớ sao chỉ nói chúng sanh trong thế giới như cát sông Hằng?
Đáp: Vì người nghe pháp đã nghe nói cát sông hằng. Lại đối với Bồ-tát mới phát tâm thì cho vô biên vô lượng là nhiều, nhiều thì rối loạn. Nếu đại Bồ-tát thời không kể số cát sông Hằng.
Lại nữa, nói như cát sông Hằng là nói số vô biên vô lượng, như trong phẩm sau nói.
Lại nữa, như cát sông Hằng là đã nói mười phương các thế giới, trong đây cũng không nói một cát sông Hằng, không nên vấn nạn. Vì vậy nói thế giới như cát sông Hằng, không có lỗi. Nghĩa thế giới như cát sông Hằng như trước đã nói.
Chúng sanh là đối với năm uẩn, mười tám giới, mười hai xứ, sáu nhập, mười hai nhân duyên v.v... giả danh chúng sanh: là trời, là người, là trâu, là ngựa. Chúng sanh có hai thứ: Động và tịnh. Động thì phát sanh thân khẩu nghiệp, tịnh thời không thể. Chúng sanh có sắc, chúng sanh không sắc, chúng sanh không chân, hai chân, bốn chân, nhiều chân, chúng sanh thế gian, xuất thế gian, lớn, nhỏ, Hiền, Thánh, phàm phu, tà định, chánh định, vui, khổ, không khổ, không vui, chúng sanh vui thượng, trung, hạ, chúng sanh học vô học, phi học phi vô học. Chúng sanh có tưởng, không tưởng, Phi-hữu-tưởng, phi-vô-tưởng. Chúng sanh cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc.
Chúng sanh cõi Dục có ba hạng: Thiện căn có thượng,
* Trang 351 *
trung, hạ. Thượng là trời Lục dục, trung là hạng giàu sang trong loài người, hạ là nghèo hèn trong loài người. Vì loại bộ mặt không đồng nhau nên có bốn châu thiên hạ khác nhau (Nam thiện bộ châu, Bắc cu lô châu, Đông thắng thần châu, Tây ngưu hóa châu - N.D).
Bất thiện có ba bậc: Thượng là địa ngục, trung là súc sanh, hạ là ngạ quỷ.
Lại nữa, chúng sanh cõi Dục có mười thứ: Ba ác đạo, người, trời Lục dục.
Địa ngục có ba thứ: Địa ngục nóng, địa ngục lạnh, địa ngục hắc ám.
Súc sanh có ba hạng: Đi trên không, đi trên bộ, đi trong nước, đi ngày, đi đêm, đi ngày đêm.
Quỷ có hai hạng: Quỷ xấu tệ, quỷ đói. Quỷ tệ hưởng vui như trời, chỉ khác là ở chung với quỷ đói, làm chủ nó. Quỷ đói thì bụng như hang núi, cổ nhỏ như kim, thân thể cho có ba việc: Da đen, xương gân vô số, trăm năm không nghe đến danh từ ăn uống, huống chi được thấy. Lại có loài quỷ lửa từ miệng tuôn ra lấy loài phi nga nhảy vào lửa làm thức ăn. Hoặc ăn gân, ăn máu mủ, đờm dãi, đồ dư thừa rửa bỏ. Hoặc được cúng tế, hoặc ăn đồ sanh đẻ bất tịnh.
Trời Lục dục là bốn thiên vương v.v... ở giữa trời Lục dục lại có các trời Mang anh lạc, trời Hý vong (devaloka- hý vong thiên),[1] trời Tâm sân-Tâm nhuế thiên,[2] trời Chân chim-điểu túc thiên[3], trời Ưa thấy-lạc kiến thiên. Các trời này đều nhiếp vào sáu trời.
[1] T. 30: Du già sư địa luận (Yogācāryabhūmi-śāstra-瑜伽師地論), quyển 5, tr. 300c19-22: Dục giới thiên, gọi là Du Hý Vong Niệm, chư thiên ở cõi trời đó, vì đắm trước các loại hý lạc, ở cõi trời đó rất lâu, do trú ở cõi trời đó quá lâu, nên mất đi ức niệm, do thất niệm, nên đọa xuống; T. 26: A-tỳ-đạt-ma tập dị môn túc luận (阿毘達磨集異門足論), quyển 9, tr. 403c22-24; T. 27: A-tỳ-đạt-ma đại tỳ-bà-sa luận (Abhidharma-mahāvibhāsā-śāstra-阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 37, tr. 190c17-23: Thế-tôn dạy rằng: có dục giới thiên gọi là Hý vong, chư thiên ở cõi trời này đam mê hý nhạc, thân rất mệt mỏi, tâm liền vong niệm, do vong niệm nên đọa xuống.
[2] T. 26, A-tỳ-đạt-ma tập di môn túc luận (Abhidharma-saṅgīti-paryāya-śāstra- 阿毘達磨集異門足論), quyển 9, tr. 403c17-29: Lại có dục giới ý phẫn nhuế thiên, hoặc khi phẫn nộ thì rất giận dữ, do nhân duyên này nên phải bị rớt xuống; T. 27: A-tỳ-đạt-ma đại tỳ-bà-sa luận (Abhidharma-mahāvibhāsā-śāstra-阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 27, 37, tr. 190c17-23.
[3] T. 44: Đại thừa nghĩa chương (大乘義章), quyển 8, tr. 627b14-27: Như pháp niệm nói, Ca-lưu túc thiên có 10 trú xứ: liên hoa, thắng phong, diệu thanh, hương lạc, phong hành, man hỷ, phổ quán, hoan hỷ, ái hương, quân đầu. đây là 10 trú xứ, đều bao quanh tu di, nghiệp quả sai biệt như pháp niệm nói; T. 48: Tông cảnh lục (宗鏡錄), quyển 75, tr. 832c28-8833a4; T. 17: Chánh pháp niệm xứ kinh (正法念處經), quyển 23, tr. 129c13-22.
* Trang 352 *
Có người nói: Chúng sanh cõi Dục có mười một thứ: Trước nói năm đạo, nay nói thêm A-tu-la đạo.
Hỏi: A-tu-la tức nhiếp vào năm đạo, A-tu-la chẳng phải trời, chẳng phải người, ở địa ngục khổ nhiều, ở súc sanh hình khác. Như vậy nên nhiếp vào ngạ quỷ phải hơn?[1]
Đáp: Không đúng! Lực A-tu-la ngang bằng trời ba mươi ba, vì sao? Vì hoặc bị chư thiên phá,[2] hoặc phá chư thiên. Như trong Kinh nói: Thích-đề-hoàn-nhơn bị A-tu-la đánh phá.[3] Bốn thứ bệnh chúng của A-tu-la chui vào ngó sen để tự dấu mình, hưởng thụ năm dục lạc tương tợ như trời, làm đệ tử Phật. Có oai lực như vậy, đâu được nhiếp vào ngạ quỷ. Vì vậy nên phải có sáu đạo.
Lại nữa, như A-tu-la, Chân-đà-la,[4] Càn-thát-bà, Cưu-bàn-trà,[5] Dạ-xoa, La-sát, Phù-đà các đại thần này là A-tu-la thuộc trời. A-tu-la hưởng vui ít hơn chư thiên, có oai đức biến hóa tùy ý. Vì thế có người nghi rằng đó là A-tu là chẳng phải A-tu-la? Tu-la (Trung Hoa dịch là lớn, có nghĩa là trời). Có người nói A-tu-la ấy chẳng phải Tu-la. A-tu-la đạo là tên có được ban đầu, ngoài ra đều đồng một đạo.
Hỏi: Kinh nói có năm đạo,[6] cớ sao nói sáu đạo?
Đáp: Cách Phật lâu xa, Kinh pháp lưu truyền năm trăm năm sau, có nhiều dị biệt, kinh bộ không đồng, hoặc nói năm đạo, hoặc nói sáu đạo. Nếu người nói năm đạo, thời xoay văn trong kinh Phật.[7] Lại nói năm, nếu người nói sáu đạo thời xoay văn trong kinh Phật lại nói sáu.
Lại trong Đại Thừa như kinh Pháp Hoa nói có sáu thứ
[1] T. 27: A-tỳ-đạt-ma đại tỳ-bà-sa luận (Abhidharma-mahāvibhāsā-śāstra-阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 172, tr. 868c4-19.
[2] T. 2: Tạp a-hàm kinh (Saṃyuktāgama-雜阿含經), quyển 16, kinh số 407, tr. 109a18-21; T. 2: Tăng nhất a-hàm kinh (Ekottarikāgama-增壹阿含經), quyển 21, tr. 657c25-28.
[3] T. 2, Tạp a-hàm kinh (Saṃyuktāgama-雜阿含經), quyển 46, tr. 333b25-28: Thế-tôn bảo các tỳ-kheo: vào thời quá khứ, chư thiên và a-tu-la đấu chiến, a-tu-la thắng, chư thiên thất bại, khi quân thiên đế thích bại hoại tan rã, sanh tâm sợ sệt, trở về thiên cung.
[4] T. 54: Chư kinh tập yếu (諸經要集), quyển 12, tr. 109c1-3: Như 500 tiên nhơn trú ở trong núi, chân-đà-la nữ tắm trong ao tuyết sơn, nghe âm thanh ca hát của chân-đà-la nữ tức mất thiền định; T. 15: Nguyệt đăng tam muội kinh (Candra-dīpa-samādhi-月燈三昧經), quyển 10, tr. 618c8-9: Thế nào gọi là chân-đà-la tán thán? Nghĩa là có thể khiến hoan hỷ giải thoát; T. 46: Tu tập chỉ quán toạ thiền pháp yếu (修習止觀坐禪法要), tr. 463c9-10: Như 500 tiên nhơn trú ở tuyết sơn, nghe âm thanh ca hát của chân-đà-la nữ tức mất thiền định tâm cuồng loạn.
[5] T. 39: Thỉnh quán âm kinh sớ xiển nghĩa sao (請觀音經疏闡義鈔), quyển 4, tr. 998b19-21: Cưu-bàn-trà hoặc gọi là đông trảo; T. 39: Đại phương quảng viên giác tu đa la liễu nghĩa kinh lược sớ (大方廣圓覺修多羅了義經略疏), tr. 576b2-4: Lúc bấy giờ có đại lực quỷ vương, gọi là Cát-bàn-trà, cũng gọi là Cưu-bàn-trà, ăn máu huyết người, biến hoá nhanh như gió, trú ở trong rừng, cai quản qủy chúng, nên gọi là vương, đến đạo tràng mà làm thượng thủ.
[6] T. 27: A-tỳ-đạt-ma đại tỳ-bà-sa luận (Abhidharma-mahāvibhāsā-śāstra-阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 172, tr. 868b1-22: Năm thú cũng gọi là năm đạo, đã nói năm thú mỗi mỗi sai biệt, đối trong năm thú có A-tố-lạc (asura-a-tu-la) nay nói. Nghĩa là có bộ phái khác lập a-tố-lạc thành sáu thú. Sáu thú hoặc sáu đạo là: địa ngục thú (naraka-gati), ngạ quỷ (preta-gati), súc sanh (tiryagyoni-gati), a-tu-la (asura-gati), nhân (manuya-gati), thiên thú (deva-gati).
[7] T. 1: Trường a-hàm kinh (Dīrghāgama-長阿含經), quyển 13, A ma trú kinh đệ nhất (阿摩晝經第一), vãng lai ngũ đạo (往來五道), tr. 86b23; T. 1: Bát nê hoàn kinh (parinirvāṇasūtra-般泥洹經), quyển 2, ngũ đạo vô an (五道無安), tr. 189b22; T. 2: Tăng nhất a-hàm kinh (Ekottarikāgama-增壹阿含經), quyển 17, Tứ đế phẩm đệ 25 (四諦品第25), Tiện tuỳ ngũ đạo (便隨五道), tr. 631b8; T. 3: Lục độ tập kinh (六度集經), quyển 5, triển chuyển ngũ đạo (展轉五道), tr. 24a23; T. 3: Bồ tát bản hành kinh (菩薩本行經), quyển 3, ngũ đạo (五道), tr. 121a21; T. 4: Hiền ngu kinh (賢愚經), quyển 6, hồi ba ngũ đạo (迴波五道), tr. 392b2; T. 9: Đại phương quảng phật hoa nghiêm kinh (Buddhāvataṃsaka-mahāvaipulya-sūtra -大方廣佛華嚴經), quyển 25, Tăng trưởng ngũ đạo khổ luân (增長五道苦輪), tr. 556a17; T. 12: Đại bát niết bàn kinh (Mahā-parinirvāṇa-sūtra-大般涅槃經), quyển 39, nhược hữu ngũ đạo (若有五道), tr. 594a21; T. 17: Chánh pháp niệm xứ kinh (正法念處經), quyển 50, quảng tắc ngũ đạo (廣則五道), tr. 294a28.
* Trang 353 *
chúng sanh,[1] xem các ý nghĩa nên có sáu đạo.
Lại nữa, phân biệt theo thiện ác nên có sáu đạo: Thiện có thượng, trung, hạ, nên có ba đường thiện, là trời, người, A-tu-la. Ác có thượng, trung, hạ nên có ba đường ác là địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ. Nếu không như vậy thời ác có ba hạng quả báo mà thiện chỉ có hạng quả báo, việc ấy mâu thuẫn. Nếu có sáu đạo, đối nghĩa không trái.
Hỏi: Thiện pháp cũng có ba quả: Hạ là làm người, trung làm trời, thượng là Niết-bàn?
Đáp: Trong đây không nên nói đến Niết-bàn, chỉ nên phân biệt quả báo về túc xứ của chúng sanh, Niết-bàn không phải quả báo.
Thiện pháp có hai thứ:
1. Ba mươi bảy đạo phẩm có thể đưa đến Niết-bàn.
2. Có thể sanh cái vui đời sau. Nay chỉ nói thiện pháp được thọ thân, không nói thiện pháp đưa đến Niết-bàn.
Thế gian thiện có ba bậc: Do thiện thượng phần nên được quả báo cõi trời, do thiện trung phần nên được quả báo cõi người, do thiện hạ phần nên được quả báo cõi A-tu-la.
Hỏi: Ông tự nói A-tu-la oai lực ngang với trời, hưởng vui không khác trời, sao nay lại nói thiện hạ phần được quả báo A-tu-la?
Đáp: Ở trong loài người, có thể được xuất gia thọ giới, cho đến đạt đạo, ở cõi A-tu-la kiết sử che tâm, đắc đạo rất khó. Chư thiên tuy theo kiết sử mà có tâm thẳng tin đạo, còn
[1] T. 9: Diệu pháp liên hoa kinh (Saddharma -puṇḍarīka-sūtra-妙法蓮華經), quyển 6, tr. 46c23-25: đức Phật bảo Di-lặc, Như-lai nay phân biệt cho ông rõ ràng, người đem tất cả lạc đầy đủ, cúng dường bốn trăm vạn ức a-tăng kỳ thế giới chúng sanh sáu thú, lại được đắc A-la-hán quả.
* Trang 354 *
A-tu là tâm phần nhiều tà vạy, không thường gần đạo. Vì vậy nên A-tu-la tuy giống trời mà vì khó gần đạo nên lại dưới người. Như rồng chúa, chim kim sí, thế lực tuy lớn, hay biến hóa mà vẫn ở trong súc sanh đạo. A-tu-la đạo cũng như vậy.
Hỏi: Nếu rồng chúa, chim kim sí, thế lực tuy lớn mà vẫn ở thuộc súc sanh đạo, vậy A-tu-la cũng nên thuộc vào ngạ quỷ đạo, vì sao lại làm ra sáu đạo?
Đáp: Rồng chúa, chim kim sí, tuy được thọ vui, mà vì thân hình đi ngang đồng súc sanh nên nhiếp thuộc súc sanh đạo. Địa ngục, ngạ quỷ thân hình tuy giống người mà vì nó quá khổ nên không nhiếp vào nhân đạo. A-tu-la thế lực đã lớn, mà thân hình giống người, trời, nên lập riêng sáu đạo. Ấy là lược nói chúng sanh cõi Dục.
Chúng sanh cõi Sắc cõi Vô sắc, như trong phẩm sau sẽ nói.[1]
An lập bố thí Ba-la-mật: Bồ-tát nói với chúng sanh hãy tu hạnh bố thí. Nghèo là khổ lớn, không nên vì nghèo mà làm ác phải đọa ba đường dữ. Làm các hạnh ác, đọa ba đường dữ, thời không thể cứu. Chúng sanh nghe rồi bỏ tâm xan tham, thực hành Bố thí Ba-la-mật. Như trong phẩm sau nói rộng.
Lại nữa, Bồ-tát ở trước chúng sanh, dùng các nhân duyên, các thí dụ mà thuyết pháp, chê bai lòng xan tham, người xan tham, ngay việc cần cho bản thân còn tiếc không dám dùng, thấy ai đến hỏi xin thì tâm đục sắc biến, liền hiện ra thân sắc âm thanh hung ác xấu xí, gieo nghiệp ác cho đời
[1] Xem T. 25: Đại trí độ luận quyển 91.
* Trang 355 *
sau, nên chịu thân hình xấu xí. Trước không gieo nhân duyên bố thí nên thọ thân đời nay nghèo hèn, tham đắm tài vật, cầu nhiều không ngưng, mở cửa tội ác, chuyên làm việc ác, đọa trong đường ác.
Lại nữa, nghiệp lợi ích trong vòng sanh tử luân chuyển, không chi hơn bố thí, đời nay đời sau thường được theo ý, việc tiện lợi cho thân, đều từ bố thí mà được. Bố thí là thiện đạo sư, hay mở ra ba vui: Vui cõi trời, vui cõi người, vui Niết-bàn, vì cớ sao? Vì người ưa bố thí, tiếng tăm lan truyền, tám phương tiện vui, không ai không ái kính; ở giữa đại chúng, không có sợ hãi, khi chết không hối hận. Người ấy tự nghĩ: Ta đem tài vật gieo vào ruộng phước tốt, chắc chắn ta được cái vui cõi người cõi trời và mở cửa Niết-bàn, vì cớ sao? Vì bố thí phá kiết sử tham, thường nghĩ người lảnh thọ; diệt trừ sân não, dứt tâm tật đố, cung kính người lảnh thọ, thời trừ kiêu mạn; tâm quyết định bố thí, lưới nghi tự phá; biết quả báo bố thí, thời trừ tà kiến, vô minh. Các phiền não bị phá như vậy thời cửa Niết-bàn được mở ra.
Lại nữa, không chỉ mở ra ba cái vui mà còn mở ra vô lượng Phật đạo, chỗ của Thế tôn, vì cớ sao? Vì sáu Ba-la-mật là Phật đạo, mà bố thí là cánh cửa đầu, các hạnh khác đều đi theo. Như vậy bố thí có vô lượng công đức. Vì nhân duyên ấy nên khiến chúng sanh an lập nơi bố thí Ba-la-mật như trong chương bố thí trước đã nói.
An lập trì giới Ba-la-mật: Bồ-tát ở trước chúng sanh tán thán việc trì giới rằng: Chúng sanh các ngươi, nên
* Trang 356 *
học trì giới. Công đức của trì giới nhỏ khỏi ba đường ác và kiếp hạ tiện trong loài người, khiến được loài người loài trời tôn quí cho đến được Phật đạo; giới là căn bản của hết thảy sợ vui, ví như kho tàng lớn, xuất ra các trân bảo; giới là sự bảo hộ lớn, hay diệt mọi sợ hãi, ví như đại quân phá giặc; giới làm trang nghiêm, như đeo anh lạc; giới là thuyền lớn, hay đưa qua khỏi biển lớn sanh tử; giới là xe lớn, hay chở châu báu quí trọng đi đến thành Niết-bàn; giới là thuốc hay, hay phá bệnh kiết sử; giới là thiện tri thức, đời đời theo dõi không hề xa trái, khiến tâm an ổn; ví như đào giếng đã thấy bùn ướt, vui mừng sung sướng, không còn lo sợ; giới hay thành tựu các hạnh lợi ích, ví như cha mẹ nuôi lớn các con; giới là cái thang trí, hay đưa vào vô lậu; giới hay làm sợ các kiết sử, ví như sư tử, hay làm cho bầy thú nhiếp phục; giới là gốc của hết thảy các đức, ách yếu của xuất gia. Người tu tịnh giới, sợ nguyện được theo ý, ví như ngọc như ý mọi sự đều được ứng theo niệm.
Như vậy nhiều cách tán thán công đức của giới, làm cho chúng sanh hoan hỷ, phát tâm an trú trì giới Ba-la-mật.
An trú nhẫn nhục Ba-la-mật: Bồ-tát ở trước chúng sanh, tán thán nhẫn nhục rằng: “Nhẫn là sức mạnh của người xuất gia, hay dẹp các ác, có thể hiện việc kỳ lạ giữa chúng; nhẫn nhục thủ hộ cho thí, giới không bị hủy hoại. Nhẫn là áo giáp lớn, các quân binh không gia hại; nhẫn là thuốc hay, hay trừ ác độc; nhẫn là lành hơn, giữa đường hiểm sanh tử, an ổn không lo; nhẫn là kho tàng lớn, thí báu
* Trang 357 *
rất lớn cho người thiện nghèo; nhẫn là thuyền lớn hay đưa qua khỏi sanh tử bờ này, đạt đến Niết-bàn bờ kia; nhẫn là kính sáng hay làm sáng tỏ các đức, nếu người đến gia ác thì như leo dẫm núi vàng, càng làm phát ánh sáng của nó. Lợi khí để cầu Phật đạo, độ chúng sanh; nhẫn là tối diệu. Hành giả nên nghĩ rằng: Nếu ta lấy sân hận đáp lại kia thời là tự hại. Lại nghĩ ta đời trước có tội ấy mà không được như ý, chắc phải nên bồi thường lại. Nếu với người này không nhẫn chịu, các người khác cũng hại ta, đều không tránh được, cớ sao nổi giận?
Lại nữa, chúng sanh bị phiền não lôi kéo, gây các việc ác, không được tự tại, ví như người bị kẻ phi nhân ám hại, mà mắng nhiếc lương y, lương y lúc ấy chỉ lo trừ quỷ, mà không hiềm kẻ mắng. Hành giả cũng như vậy, chúng sanh đưa ác đến mình, không hiềm nó giận dữ, chỉ lo trừ kiết sử.
Lại nữa, người tu nhẫn, xem kẻ đến mạ nhục, cũng như cha mẹ xem con nhỏ, khi nó mạ nhục lại càng thương xót hơn, yêu nó sâu hơn.
Lại tự nghĩ rằng: Người kia đưa ác đến ta, ấy là do nghiệp đã tạo ra đời trước, nay phải chịu; nếu lấy giận đáp trả, lại tạo thêm khổ về sau, biết lúc nào giải thoát được! Nếu nay nhẫn chịu, thì vĩnh viễn lìa khổ. Vì vậy không nên nổi giận. Các nhân duyên như vậy, chê sân giận, sanh từ bi, vào “chúng sanh nhẫn” (gọi tắc là sanh nhẫn - N.D).
Vào sanh nhẫn rồi, suy nghĩ mười phương chư Phật đều thuyết pháp vô ngã, cũng không ngã sở, chỉ do
* Trang 358 *
các pháp hòa hiệp giả danh chúng sanh, như người gỗ máy động tác,[1] tuy động tác mà bên trong vô chủ, thân này cũng như vậy, chỉ có da thịt giữ nhau, theo gió tâm chuyển, niệm niệm sanh diệt vô thường, không tịch, không người làm, không người mắng, cũng không người lãnh thọ; vì gốc ngọn rốt ráo không chỉ là điên đảo hư dối, tâm phàm phu chấp trước. Suy nghĩ như vậy rồi, thời không thấy tướng chúng sanh. Không tướng chúng sanh rồi các pháp không thuộc về đâu, chỉ do nhân duyên hòa hợp không có tự tánh. Như chúng sanh hòa hợp, cưỡng gọi là chúng sanh, pháp cũng như vậy, tức được vào “pháp nhẫn.” Được sanh nhẫn, pháp nhẫn rồi nên còn có thể được Vô thượng chánh đẳng chánh giác, huống chi các lợi ích khác.
Chúng sanh nghe như vậy rồi, an trú trong nhẫn Ba-la-mật.
An lập tinh tấn Ba-la-mật: Bồ-tát dạy chúng sanh rằng: Ngươi chớ giải đãi. Nếu tinh tấn thời các công đức lành đều được dễ dàng; nếu giải đãi thời thấy cây có lửa, mà không gây lên được, huống chi việc khác. Vì vậy khuyên phải tinh tấn. Nếu người theo phương tiện tinh tấn thời không nguyện gì không thành. Phàm được pháp thù thắng, chẳng phải không nhân duyên, mà đều do tinh tấn phát sanh.
Tinh tấn có hai:
1. Hay chứa nhóm, phát sanh các thiện pháp.
2. Hay trừ các ác pháp.
Lại có ba tướng:
1. Muốn làm, 2. Tinh tấn làm, 3. Không ngưng nghỉ.
[1] T. 8: Đạo hành bát nhã kinh (道行般若經), quyển 8, tr. 466c9-14: Bát-nhã ba-la-mật không có hình tướng, thí như người thợ mộc tạc người gỗ, người gỗ này không thể di chuyển được, người gỗ không thể khởi suy nghĩ, ta nay lấy thân khiến người thấy hoan hỷ, vì sao? Vì người gỗ vốn vô niệm, bát-nhã ba-la-mật cũng lại như vậy, tùy theo chúng sanh thực hành khiến mỗi mỗi tự chứng đắc. Bát-nhã ba-la-mật cũng vô hình vô niệm như vậy; T. 12: Đại bát niết bàn kinh-大般涅槃經) quyển 17, tr. 719b23-24; T. 10: Đại phương quảng phật hoa nghiêm kinh (大方廣佛華嚴經), quyển 78, tr. 434a9-10; T. 8: Tiểu phẩm bát-nhã ba-la-mật kinh (小品般若波羅蜜經), quyển 9, tr. 576a16-17.
* Trang 359 *
Lại có bốn tướng: Ác đã sanh tinh tấn diệt trừ; ác chưa sanh tinh tấn không cho sanh; thiện chưa sanh tinh tấn làm cho phát sanh; thiện đã sanh tinh tấn làm cho tăng trưởng. Như vậy gọi là tướng tinh tấn.
Tinh tấn nên hay giúp thành hết thảy thiện pháp, ví như lửa được gió giúp, ngọn mới cháy bừng. Lại như người dũng kiện ở thế gian, có thể vượt núi qua biển. Đạo pháp tinh tấn, cho đến Phật đạo còn được, huống chi việc khác. Chúng sanh nghe như vậy rồi, đều an lập tinh tấn Ba-la-mật.
Lại nữa, Bồ-tát thấy người chưa phát bồ-đề tâm, tán thán pháp vô thượng bồ-đề (anuttarā-saṃyak-saṃbodhi) là pháp tối đệ nhất trong hết thảy pháp, rất là tôn quí, hay lợi ích tất cả, làm cho ngộ được thật tướng không hư dối của các pháp, có đại từ bi, đủ Nhất-thế-trí, tướng thân kim sắc, đệ nhất vi diệu, ba mươi hai tướng (dvātriṃśanmahā-puruṣa-lakṣaṇāni), tám mươi vẽ đẹp tùy hình, vô lượng ánh sáng, vô lượng giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, ba đạt (tisro vidyāḥ),[1] tứ vô ngại (catasraḥ pratisaṃvidaḥ), vô ngại giải thoát đối với hết thảy pháp. Được như vậy, thì rất là tối thượng giữa hết thảy chúng sanh, đáng lãnh thọ sự cúng dường hết thảy thế gian. Nếu người chỉ chuyên tâm niệm Phật, còn được vô lượng vô tận phước đức, huống chi tinh tấn bố thí, trì giới, cúng dường, hầu hạ, lễ bái v.v...
Bồ-tát nói với chúng sanh rằng: Phật sự như vậy, người nên phát tâm vô thượng bồ-đề, siêng tu tinh tấn, thật hành được pháp như vậy, không khó. Chúng sanh nghe rồi, liền phát tâm vô thượng bồ-đề. Nhưng không thể chỉ phát tâm suông mà được, nên thực
[1] T. 2: Tạp a-hàm kinh (Saṃyuktāgama-雜阿含經), quyển 31, kinh số 884, tr. 223b4-6: Có tam minh vô học, những gì là ba? Vô học túc mạng trí chứng thông, vô học sanh tử trí chứng thông, vô học lậu tận trí chứng thông; T. 33: Nhân vương hộ quốc bát-nhã kinh sớ (仁王護國般若經疏), quyển 2, tr. 260c1-2: Tam đạt: thứ minh quá khứ túc mạng minh, hiện tại thiên nhãn minh, vị lai lậu tận minh, minh tức đạt vậy; T. 33: Nhân vương bát-nhã kinh sớ (仁王護國般若經疏), quyển 1, tr. 318c22-23: Tam đạt: túc mạng đạt, thiên nhãn đạt và lậu tận đạt; T. 44: Đại thừa nghĩa chương (大乘義章), quyển 20, tr. 862a2-3: Túc mạng, thiên nhãn, lậu tận, kinh nói là thông, lại nói là minh cũng gọi là ba đạt.
* Trang 360 *
hành bố thí Ba-la-mật, tiếp thật hành trì giới Ba-la-mật, nhẫn nhục Ba-la-mật, thiền Ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật. Thật hành năm Ba-la-mật ấy là tinh tấn Ba-la-mật. Nếu không phát tâm đại thừa, dạy tu đạo Bích-chi phật, nếu không tu Bích-chi phật, dạy tu đạo Thanh-văn. Nếu không tu đạo Thanh-văn, dạy lìa sắc, tu định vô sắc, tịch diệt an lạc. Nếu không tu định vô sắc, dạy khiến lìa dục, hướng theo các thứ vui thiền định ở cõi Vô sắc. Nếu không tu thiền, dạy khiến tu mười thiện nghiệp đạo, hưởng thụ thứ vui cõi người cõi trời, chớ giải đãi, luống không chẳng được gì, nghèo cùng hạ tiện, chịu đủ cần khổ, thật rất đáng lo!
Giải đãi là điều rất tệ ác, phá hoại đạo lành ích lợi đời này đời sau. Chúng sanh nghe rồi, nhóm các thiện pháp, siêng tu tinh tấn.
An lập thiền Ba-la-mật: Bồ-tát ở trước chúng sanh tán thán cái vui thiền định thanh tịnh; là cái vui bên trong, vui tự tại, vui lìa tội lỗi, vui đời này đời sau, vui của bậc Thánh, vui của Phạm thiên vương, vui thọ khắp thân, vui thâm hậu vi diệu. Chúng sanh các ngươi sao cứ đắm theo cái vui ngũ dục bất tịnh, cùng thọ cái vui tội cấu đồng với súc sanh, mà bỏ cái vui vi diệu này. Nếu ngươi bỏ được cái vui nhỏ thời được cái lớn. Ngươi không thấy kẻ nông phu bỏ hạt giống nhỏ, sau thu hoạch kết quả lớn, như người hiến cho vui vật nhỏ, mà được thưởng lớn, như chút mồi nhỏ đầu lưỡi câu mà được cá to. Bỏ đi rất ít mà được rất nhiều. Người trí cũng như vậy, hay bỏ cái vui thế gian, được khoái lạc của thiền định thâm sâu.
* Trang 361 *
Được cái vui này rồi, trở lại xem cái vui ngũ dục, rất là bất tịnh, như ngục ra khỏi, như bệnh chữa được lành, không còn tìm thuốc.
Lại nữa, thiền định là cửa ban đầu của thật trí, làm cho trí tuệ đứng lặng, có thể soi chiếu các pháp, như đèn trong nhà tối, ánh sáng nó đắc dụng. Nếu tu thiền định, được bốn tâm vô lượng, tám bội xả, tám thắng xứ, năm thần thông, bốn biện tài v.v... các công đức thậm thâm, đều được đầy đủ, có thể làm cho ngói đá biến thành ngọc như ý, huống chi các việc khác. Tùy ý muốn làm, không điều chi không làm được. Vào đất như nước, đi trên nước như đất, tay cầm mặt trời mặt trăng, thân không cháy, lạnh hóa làm thân các cầm thú, mà không chịu chuyện cầm thú. Hoặc có khi biến thân lớn đầy khắp hư không, hoặc có khi thân nhỏ như vi trần, hoặc nhẹ như bông hồng, hoặc nặng như núi thái. Hoặc có khi lấy ngón chân ấn xuống đất, trời đất rung động mạnh như rung cỏ lá. Năng lực thần thông biến hóa như vậy, đều từ thiền định mà có được. Chúng sanh nghe rồi, an lập nơi Thiền ba-la-mật.
An lập trí tuệ Ba-la-mật: Bồ tát dạy chúng sanh nên học trí tuệ. Trí tuệ là sáng suốt, thứ nhất gọi là mắt tuệ (prajñā-cakṣus). Nếu không có con mắt tuệ, tuy có mắt thịt (māṃsa-cakṣus) thì vẫn như đui. Tuy có mắt mà không khác súc sanh. Nếu có trí tuệ, tự phân biệt được tốt xấu, không theo lời người khác, nếu không trí tuệ, theo người dắt đông dắt tây, như trâu, lạc đà bị xâu mũi đi theo người. Trí tuệ trên hết thảy pháp hữu vi, được bậc Thánh thân ái, vì hay phá pháp hữu vi. Như trong Kinh nói: Trong các thứ báu,
* Trang 362 *
trí tuệ báu hơn hết. Trong hết thảy đồ sắc bén, đao trí tuệ sắc bén hơn hết. Ở đảnh núi trí tuệ, không còn lo sợ. Xem các chúng sanh khổ não, đều thấy tất cả. Lưỡi dao trí tuệ hay cắt đứt sợi xích phiền não sanh tử vô thỉ. Năng lực trí tuệ còn làm cho đầy đủ sáu Ba-la-mật, được vô lượng Phật đạo không thể nghĩ bàn, thành Nhất-thế-trí, huống chi Thanh-văn, Bích-chi phật và các việc tốt thế gian. Trí tuệ ấy tăng trưởng thanh tịnh không thể bị trở hoại, ấy gọi là Ba-la-mật. Chúng sanh nghe rồi, an trú trong Bát-nhã ba-la-mật.
Lại nữa, Bồ-tát hoặc có khi không dùng miệng dạy, hoặc hiện thần thông, ánh sáng, làm cho chúng sanh an trú trong sáu Ba-la-mật. Hoặc hiện các cảnh duyên khác, cho đến trong mộng, làm nhân duyên khiến chúng sanh giác ngộ mà an trú trong sáu Ba-la-mật.
Thế nên Kinh nói: “Muốn làm cho chúng sanh an trú trong sáu Ba-la-mật , hãy học Bát-nhã ba-la-mật.”
KINH: Muốn gieo một thiện căn nơi Phật phước điền, cho đến khi chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác mà không tận, nên học Bát-nhã ba-la-mật.
LUẬN: Thiện căn (trīṇikuśala-mūlān):[1] ba thiện căn là thiện căn không tham, thiện căn không giận, thiện căn không ngu si. Hết thảy pháp lành đều từ ba thiện căn phát sanh và tăng trưởng. Như cây thuốc, cây cỏ, nhờ có gốc mà được sanh thành, tăng trưởng. Vì vậy gọi là các thiện căn.
[1] T. 27: A-tỳ-đạt-ma đại tỳ-bà-sa luận (Abhidharma-mahāvibhāsā-śāstra-阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 7, tr. 34c27-35a7: Thiện căn có ba loại: thuận phước phần, thuận giải thoát phần, thuận quyết trạch phần.
* Trang 363 *
Nay nói thiện căn là, đồ cúng dường làm nhân duyên cho thiện căn là hoa hương, đèn sáng, và pháp cúng dường như trì giới, tụng kinh v.v... Đây là trong nhân nói quả, vì sao? Vì hoa hương không nhất định, khi lấy thiện tâm đem hoa hương cúng dường, gọi là thiện căn. Bố thí chẳng phải tức là phước, bố thí chỉ phá xan tham,[1] mở cửa thiện pháp. Thiện căn gọi là phước. Như kim dẫn chỉ may áo, may chẳng phải là kim.
Một là hoặc hoa, hoặc hương, hoặc đèn sáng, hoặc lễ kính, hoặc tụng kinh, hoặc trì giới, hoặc thiền định, hoặc trí tuệ v.v... mỗi mỗi cúng dường, và pháp cúng dường, gieo vào Phật phước điền.
Phật phước điền: Mười phương ba đời chư Phật, hoặc Phật ở đời, hoặc hình tượng, hoặc xá-lợi, hoặc chỉ niệm Phật.
Gieo: Chuyên tâm bám chắc.
Hỏi: Kinh nói các thứ phước điền, cớ sao chỉ nói gieo vào Phật phước điền?
Đáp: Tuy có các thứ phước điền, Phật phước điền hơn hết. Vì đầy đủ vô lượng Phật pháp như mười lực,[2] bốn vô úy, mười tám pháp không chung-āveṇikadharma. Vì vậy chỉ nói gieo vào Phật phước điền. Pháp bảo tuy là thầy của Phật, nhưng nếu Phật không thuyết, thời thành vô dụng; như tuy có thuốc hay, nếu không có lương y, thời thuốc thành vô dụng. Vì vậy, Pháp bảo tuy trên, mà trước phải nói đến Phật bảo, huống chi Tăng bảo.
[1] T. 2: Tạp a-hàm kinh (Saṃyuktāgama-雜阿含經), quyển 20, kinh số 554, tr. 145b22-24: Niệm thí công đức, tự niệm bố thí, tự tâm hoan hỷ, xả trừ xan tham. Tuy ở nhà tâm bố thí giải thoát, thường thí, lạc thí, cụ túc thí, bình đẳng thí.
[2] T. 5, Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (Mahā-prajñā-pāramitā-sūtra-大般若波羅蜜多經), quyển 53, tr. 301a24-b28; T. 29: A-tỳ-đạt-ma câu xá luận (Abhidharmakośa-śāstra-阿毘達磨俱舍論), quyển 27, tr. 140b9-c2.
* Trang 364 *
Lại nữa, Phật phước điền, có thể thu được vô lượng quả báo, ngoài ra các phước khác, tuy nói vô lượng mà có kém thua, vì vậy Phật phước điền là bậc nhất.
Không tận: chư Phật thành tựu công đức vô tận, nên gieo vào Phật phước điền, phước cũng không cùng tận.
Lại nữa, công đức của Phật vô lượng, vô biên, vô số, vô đẳng, nên người gieo phước, được phước cũng không cùng tận.
Lại nữa, lúc Phật còn làm Bồ-tát, duyên hết thảy chúng sanh, như chúng sanh vô lượng vô biên, thì phước cũng không cùng tận.
Lại nữa, Phật phước điền thanh tịnh, nhổ sạch cỏ uế phiền não tham ái v.v... Tịnh giới là đất bằng, đại từ bi là tươi tốt, trừ đất muối tà ác, ba mươi bảy đạo phẩm làm ngòi rãnh, mười lực, bốn vô úy, bốn vô ngại trí v.v... làm tường vách, hay xuất sanh quả báo Niết-bàn của ba thừa. Gieo giống vào ruộng vô thượng vô tỷ ấy, được phước vô tận.
Hỏi: Hết thảy pháp hữu vi, là tướng vô thường, đều trở về tận diệt, phước từ nhân duyên sanh làm sao được bất tận?
Đáp: Cũng không nói thường bất tận. Tự nói: Cho đến khi chứng đắc Phật, ở trung gian bất tận.
Lại nữa, hết thảy pháp hữu vi, tuy niệm niệm sanh diệt, nhưng tương tục không đoạn, quả báo không mất nên nói là bất tận, ví như đốt đèn tuy ngọn lửa sanh diệt mà không gọi là diệt, khi dầu hết tim lụn, mới gọi là diệt. Phước điền
* Trang 365 *
cũng như vậy, do thâm tâm gieo vào ruộng tốt, cho đến khi pháp tận mà phước cũng không tận.
Lại nữa, Bồ-tát biết thật tướng các pháp như Niết-bàn bất tận. Phước đức đưa vào thật tướng các pháp, nên cũng không tận.
Hỏi: Nếu như vậy, Niết-bàn bất tận, phước đức cũng lẽ phải thường bất tận, cớ sao nói cho đến khi thành Phật, ở khoảng trung gian bất tận?
Đáp: Phước ấy do lực trí tuệ làm cho công đức ấy như Niết-bàn rốt ráo không, bất sanh bất diệt; vì vậy nên ví như Niết-bàn, chứ chẳng phải Niết-bàn. Nếu là Niết-bàn thì không thể làm ví dụ. Nếu là Niết-bàn cớ sao quả báo thành Phật mà phước không tận, ví như ba cửa giải thoát (trīṇi vimokṣa-mukhā) là không, vô tướng, vô tác. Như tướng rốt ráo không giải thoát, là không giải thoát môn, thời quán thế gian cũng là rốt ráo không; như tướng vô tướng giải thoát, là vô tướng giải thoát môn, thời quán thế gian cũng là tướng vô tướng, như tướng vô tác giải thoát, là vô tác giải thoát môn, thời quán thế gian cũng là tướng vô tác.[1]
Vì vậy nên nói: Muốn gieo một thiện căn nơi Phật phước điền cho đến khi chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác mà phước ấy không tận, nên học Bát-nhã ba-la-mật.”
KINH: Lại nữa, này Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát muốn được mười phương chư Phật xưng tán tên
[1] T. 5, Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (Mahā-prajñā-pāramitā-sūtra-大般若波羅蜜多經), quyển 72, tr. 410a13-17: Quán vô vong thất (quên mất) pháp, phi không phi bất không; quán liên tục trú xả tánh, phi không phi bất không; quán vô vong thất pháp, phi hữu tướng phi vô tướng; quán hằng trú xả tánh phi hữu tướng phi vô tướng; quán vô vong thất pháp, phi hữu nguyện phi vô nguyện; quán hằng trú xả tánh, phi hữu nguyện phi vô nguyện.
* Trang 366 *
mình, nên học Bát-nhã ba-la-mật.
LUẬN: Hỏi: Bồ-tát nếu quán các pháp rốt ráo không, bên trong không có ta, tôi, đã phá kiêu mạn, cớ sao còn muốn được chư Phật xưng tán tên mình? Lại Bồ-tát theo pháp phải cúng dường chư Phật, cớ sao lại cầu chư Phật cúng dường mình?
Đáp: Phật pháp có hai môn: 1. Môn đệ nhất nghĩa. 2. Môn thế tục pháp. Theo môn thế tục nên muốn được chư Phật tán thán. Tuy được chư Phật tán thán mà không thấy ta, tôi, không chấp thủ tướng chúng sanh, vì theo giả danh của thế gian nên nói. Ông hỏi “Cớ sao trở lại cầu Phật cúng dường mình”, như phẩm sau nói Phật tán thán:[1] Bồ-tát được bất thối chuyển đối với Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Nay Bồ-tát ấy muốn được biết chắc chắn mình đã được bất thối chuyển chăng, vì vậy cầu Phật tán thán, chứ chẳng phải cầu cúng dường.
Lại nữa, các người các chúng sanh khác bị tham dục, sân nhuế, ngu si che tâm nên không thể như thật tán thán; vì nếu có thiên ái thì không thấy thật lỗi, chỉ thấy công đức kia; nếu có thiên giận thời chỉ thấy lỗi không thấy công đức kia; nếu ngu si nhiều thời không thể như thật thấy tốt xấu. Chư thiên và người đời tuy có trí tuệ, ba độc (tham, sân, si -N.D) có mỏng, cũng không thể như thật tán thán vì còn sai lầm, vì không có Nhất-thế-trí, và kiết sử chưa hết. Thanh-văn, Bích-chi phật, ba độc tuy hết, cũng không thể như thật tán thán, vì còn tập khí thừa chưa hết, vã lại trí tuệ chưa đầy đủ. Chỉ một mình Phật cả ba
[1] Xem T. 25: Đại trí độ luận, quyển 40.
* Trang 367 *
độc và tập khí hết vĩnh viễn, thành tựu Nhất-thế-trí, nên có thể như thật tán thán không thêm không bớt. Vì vậy, hành giả muốn được chư Phật tán thán, để biết thực đức của mình nên không cầu người khác tán thán.
Hỏi: Chư Phật ra khỏi ba cõi, không nhiễm trước thế gian, không có ngã và ngã sở, xem ngoại đạo, ác nhân, đại Bồ-tát, A-la-hán, bình đẳng không sai khác, cớ sao chỉ tán thán Bồ-tát?
Đáp: Phật tuy không có ta, tôi, không có ghét thương, đối hết thảy pháp tâm không nhiễm trước, thương xót chúng sanh, vì lấy tâm đại từ bi dẫn dắt hết thảy nên phân biệt người lành mà có sự tán thán, và cũng muốn phá hoại sở nguyện của ác ma, vì Phật tán thán nên vô lượng chúng sanh ưa vui Bồ-tát, mà cung kính cúng dường, sau đều được thành tựu Phật đạo. Vì vậy nên chư Phật tán thán Bồ-tát.
Hỏi: Tán thán như thế nào?
Đáp: Như Phật thuyết pháp ở giữa đại chúng, Ngài muốn khiến chúng sanh tin pháp thậm thâm, nên tán thán Bồ-tát, như tán thán bồ-tát Tát-đà-ba-luân (Sadāpralāpa– Thường-đề Bồ-tát).
Lại nữa, Phật tán thán Bồ-tát rằng: Bồ-tát ấy hay quán các pháp rốt ráo không, cũng hay có tâm đại từ bi đối với chúng sanh, hay thật hành sanh nhẫn, nên cũng không tướng chúng sanh; tuy thật hành pháp nhẫn, mà không sanh tâm chấp trước đối hết thảy pháp, tuy xét việc kiếp trước mà không rơi vào tà kiến, tuy xem thấy chúng sanh vào vô-dư
* Trang 368 *
Niết-bàn mà không rơi vào biên kiến; tuy biết Niết-bàn là Vô thượng thật pháp, cũng không khởi thiện nghiệp về thân, khẩu, ý; tuy đi trong sanh tử mà tâm vui Niết-bàn; tuy trụ ba cửa giải thoát, hướng nhìn Niết-bàn cũng không dứt bản nguyện và thiện hành. Các công đức kỳ đặc như vậy thật là khó có.
Lại nữa, nếu Bồ-tát chưa được vô sanh nhẫn, chưa được năm thần thông, ngay nơi nhục thân sanh tử, có tâm đại từ bi, hay vì chúng sanh nên có thể thí cho tất cả những gì trong ngoài đáng quí đáng tiếc. Ngoài là vợ con yêu quí, năm dục thượng diệu, ngọc như ý, diệu bảo tối thượng, quốc độ an ổn v.v... Trong là thân thể, da thịt, xương máu, đầu, mắt, tủy nảo, tai, mũi, chân, tay. Bố thí như vậy rất là khó có. Cho nên chư Phật tán thán đức ấy. Nếu Bồ-tát đã vào pháp vị, được thần thông, mà thật hành khổ hạnh thì không là khó. Nhưng vì Bồ-tát ấy sanh thân mắt thịt mà chí nguyện rộng lớn, có tâm đại bi, ưa vui Phật đạo, làm việc như vậy, rất là hy hữu.
Lại nữa, nếu Bồ-tát trì giới thanh tịnh đầy đủ, không phân biệt trì giới, phá giới, đối hết thảy bất sanh, thường nhẫn không pháp, tinh tấn không thối không nghỉ, không đắm không chán, tinh tấn và giải đãi một tướng không khác, vô lượng vô biên vô số kiếp, siêng tu tinh tấn, đều muốn lãnh thọ thật hành thiền định thậm thâm, không nương dựa, định và loạn không khác, không rời khỏi định mà có thể biến hóa thân vô lượng, cùng khắp mười phương, thuyết pháp độ người. Thật hành trí tuệ sâu xa, quán hết thảy không sanh
* Trang 369 *
không diệt, chẳng phải không sanh chẳng phải không diệt, cũng chẳng phải không sanh cũng chẳng phải không diệt, chẳng chẳng phải không sanh chẳng chẳng phải không diệt, vượt qua các ngôn ngữ, chỗ tâm đi dứt bặt, không thể hoại không thể phá, không thể thọ nhận không thể chấp trước, chỗ chư Thánh đi sạch như Niết-bàn, cũng không chấp trước sự quán sát ấy, ý cũng không mất, hay lấy trí tuệ tự làm lợi ích. Các Bồ-tát như vậy được chư Phật tán thán.
Lại nữa, Bồ-tát chưa được thọ ký, chưa được vô sanh pháp nhẫn, sanh ra không gặp Phật, không được thấy Hiền Thánh, do chánh tư duy nên hay quán thật tướng các pháp. Tuy quán thật tướng, tâm cũng không dính mắc. Bồ-tát như vậy được mười phương chư Phật đều tán thán.
Lại nữa, Bồ-tát nghe Phật pháp vô lượng vô biên bất khả tư nghì,[1] tuy tự chưa chứng được, trí tuệ chưa kịp, mà có thể định tâm tin vui, không sanh nghi ngờ hối hận, nếu ma giả làm Phật đi đến ngụy nói ý nó, tâm cũng không thêm bớt. Bồ-tát như vậy, được chư Phật tán thán.
Lại nữa, có các Bồ-tát phát tâm cũng trong một lúc, trong đó có vị mau thành Phật, vì có sức tinh tấn lớn, như đức phật Thích-ca Mâu-ni, cùng các bồ-tát Di-lặc v.v... đồng thời phát tâm, mà đức Phật Thích-ca Mâu-ni do sức tinh tấn nên vượt qua chín kiếp.
Lại nữa, nếu có Bồ-tát đầy đủ bồ-tát sự, là mười địa, sáu Ba-la-mật, mười lực, bốn vô úy, bốn vô ngại trí, mười tám pháp không chung, và vô lượng Phật pháp thanh tịnh, nhưng
[1] T. 12: Phật thuyết a xà thế vương nữ a thuật đạt bồ tát kinh (佛說阿闍貰王女阿術達菩薩經), tr. 84c29-85a3: Bồ-tát ma-ha-tát thuyết kinh pháp nên tác ý rằng lợi ích rất nhiều. Phát tâm đại thừa, đa sở dung thọ. Vì sao? Vì sở thọ của Bồ-tát ma-ha-tát bất khả kế, bất khả số, bất khả lượng.
* Trang 370 *
vì rộng độ chúng sanh nên ở lâu trong sanh tử, không thủ chứng vô thượng bồ-đề, Bồ-tát như vậy, chư Phật tán thán. Đó là ai? Đó là như Văn-thù-sư-lợi, Tỳ-ma-la-cật, Quán-thế-âm, Đại Thế-chí, Biến-cát bồ-tát v.v... là thượng thủ của các Bồ-tát, đã ra khỏi ba cõi, biến hóa vô số thân, vào trong sanh tử, giáo hóa chúng sanh. Các việc hy hữu như vậy đều từ Bát-nhã ba-la-mật thậm thâm sanh ra.
Vì vậy nên nói: “Muốn được chư Phật tán thán tên mình, nên học Bát-nhã ba-la-mật.”
KINH: Lại nữa, này Xá-lợi-phất, Bồ-tát Ma-ha-tát muốn một lần khởi ý là đến được mười phương thế giới số như hằng hà sa, nên học Bát-nhã ba-la-mật.
LUẬN: Bồ-tát được năng lực thần thông biến hóa làm mười phương hằng hà sa thân một lúc đi đến mười phương hằng hà sa thế giới.
Hỏi: Như Kinh nói: Trong khoảng búng ngón tay có sáu mươi niệm,[1] nếu trong một niệm đi đến hằng hà sa thế giới ở một phương, còn không thể tin được, huống gì đi đến hằng hà sa thế giới ở mười phương, thời gian ít mà chỗ đi đến nhiều?
Đáp: Kinh nói: Năm việc bất khả tư nghì,[2] đó là chúng sanh nhiều ít, nghiệp quả báo, năng lực người tọa thiền, năng lực các ma, năng lực chư Phật. Trong năm việc bất khả tư nghì ấy, năng lực Phật là rất bất khả tư
[1] T. 1: Trường a-hàm kinh (Dīrghāgama-長阿含經), quyển 22, Thế bản duyên phẩm (世本緣品), tr. 146a10-11: 60 niệm gọi là một sát-na, 30 la-da gọi là ma-hầu-đa, 100 ma-hầu-đa gọi là ưu-ba-ma.
[2] T. 2: Tăng nhất a-hàm kinh (Ekottarikāgama -增壹阿含經), quyển 21, khổ lạc phẩm (苦樂品), tr. 657a19-b27, T. 3: Đại phương tiện phật báo ân kinh (大方便佛報恩經), quyển 1, tr. 128a15-17; T. 31: Hiển dương thánh giáo luận (顯揚聖教論), quyển 6, tr. 510c2-6.
* Trang 371 *
nghì. Bồ-tát vào thiền định phát sanh thần thông bất khả tư nghì, nên trong một niệm đến được thế giới chư Phật trong mười phương. Như nói trong bốn loại thần thông, chỉ Phật và Bồ-tát có thần thông chóng đi khắp như ý muốn. Nếu con của chim kim sí, mới từ vỏ trứng ra, mà đi từ một núi Tu-di đến một núi Tu-di, các Bồ-tát cũng như vậy. Nhờ lực vô sanh nhẫn phá vỏ trứng vô minh phiền não, tức thì trong một niệm hóa ra vô lượng thân, khắp đến mười phương.
Lại nữa, Bồ-tát đã tiêu diệt tội chướng vô lượng đời, nhờ lực trí tuệ nên chuyển được hết thảy pháp, nhỏ chuyển làm lớn, lớn chuyển làm nhỏ, lấy ngàn vạn kiếp làm một ngày, lại lấy một ngày làm ngàn vạn kiếp. Bồ-tát ấy, là chủ thế gian, ưa muốn tự tại, thì có nguyện gì mà không thành được. Như kinh Tỳ-ma-la-cật dạy:[1] Lấy bảy đêm làm một kiếp sống. Do nhân duyên ấy Bồ-tát nương lực thần thông, có thể chóng vượt qua mười phương thế giới.
Hỏi: Trong năm việc bất khả tư nghì trước đó không có Bồ-tát, sao nay nói Bồ-tát không thể nghĩ bàn?
Đáp: Hoặc có khi trong nhân nói quả, như nói ngày ăn trăm lượng vàng. Vàng không thể ăn, nhân vàng được ăn, nên nói ăn vàng, ấy là trong nhân nói quả. Hoặc có khi trong quả nói nhân, như thấy bức vẽ đẹp nói là khéo tay, ấy là trong quả nói nhân. Các Bồ-tát cũng như vậy, Bồ-tát là nhân, Phật là quả, nếu nói Phật lực không thể nghĩ bàn nên biết là đã nói Bồ-tát.
Vì vậy nên nói: “Muốn một lần khởi ý, đã đến được
[1] T. 14: Phật thuyết duy ma cật kinh (Vimalakīrti-nirdeśa-sūtra-佛說維摩詰經), quyển 1, bất tư nghì phẩm, tr. 527b25-26.
* Trang 372 *
mười phương hằng hà sa thế giới, nên học Bát-nhã ba-la-mật.”
KINH: Lại nữa, này Xá-lợi-phất. Bồ-tát ma-ha-tát muốn phát ra một âm khiến cho mười phương hằng hà sa thế giới đều nghe tiếng, nên học Bát-nhã ba-la-mật.
LUẬN: Bồ-tát được sáu thần thông (ṣaḍabhijñāḥ),[1] tăng trưởng tướng phạm âm, vượt qua ba ngàn đại thiên thế giới (tri-sāhasra-mahā-sāhasra-loka-dhātu), đến mười phương hằng hà sa thế giới.
Hỏi: Nếu như vậy, thời có khác gì với âm thanh của Phật?
Đáp: Âm thanh của Bồ-tát có số hạng trong hằng hà sa thế giới, còn âm thanh Phật đi xa không có hạng số. Như trong kinh Mật-tích nói:[2] Mục-liên muốn thử âm thanh của Phật, đi đến tận phương tây, vẫn nghe âm thanh Phật, như đối trước mặt.
Hỏi: Nếu như vậy, Phật thường ở tại quốc độ xóm làng, thuyết pháp giáo hóa, nhưng mà người ở trong cõi Diêm-phù-đề, không đến bên Phật thời không nghe được, sao biết thế? Vì có nhiều người từ phương xa đi đến muốn nghe Phật thuyết pháp?
Đáp: Âm thanh Phật có hai thứ: 1. Âm thanh mật. 2. Âm thanh không mật. Âm thanh mật trước đã nói, âm thanh không mật, thời đến bên Phật mới nghe. Cũng có hai hạng đệ tử: 1. Xuất thế Thánh nhân. 2. Thế gian phàm phu. Xuất thế
[1] T. 1, Trường a-hàm kinh (Dīrghāgama-長阿含經), quyển 9, tr. 54b9-11: Sáu thần thông: Thần túc thông, thiên nhĩ thông, tri tha tâm thông, túc mạng thông, thiên nhãn thông và lậu tận thông.
[2] T. 11: Đại bảo tích (Ratnakūṭa-sūtra-大寶積經), quyển 10, Mật tích kim cang lực sĩ hội đệ tam chi tam (密迹金剛力士會第三之三), tr. 56c4-13.
* Trang 373 *
Thánh nhân như Mục-kiền-liên v.v... nghe được âm thanh vi mật. Còn người phàm phu theo chỗ nó đến gần mới nghe.
Lại nữa, chư Bồ-tát được vào chánh vị, lìa thân sanh tử, được chân thân pháp tánh, thấy được vô lượng thân Phật mười phương, và ánh sáng chiếu khắp, cũng nghe được sáu mươi thứ âm thanh cực xa vô lượng của chư Phật. Các đại Bồ-tát tuy chưa đầy đủ âm thanh như vậy, nhưng đối âm thanh của Phật cũng được một phần.
Âm thanh của Phật Bồ-tát có ba thứ:
1. Do đời trước gieo âm thanh lành nên trong cổ họng có được tứ đại vi diệu, phát ra các thứ âm thanh diệu hảo xa gần một dặm, hai dặm, ba dặm, mười dặm, trăm ngàn dặm, cho đến âm thanh lan khắp ba ngàn đại thiên thế giới.
2. Là do lực thần thông mà tứ đại trong cổ họng phát ra tiếng lan khắp ba ngàn đại thiên thế giới, và mười phương hằng hà sa thế giới.
3. Là âm thanh Phật thường lan khắp mười phương hư không.
Hỏi: Nếu âm thanh Phật thường lan khắp, sao nay chúng sanh không được thường nghe?
Đáp: Chúng sanh vô lượng kiếp lại đây, vì nghiệp đã gây che lấp, nên không được nghe, ví như sấm chớp giông bảo, mà người điếc không nghe, tiếng sấm không giảm. Phật cũng như vậy, thường vì chúng sanh thuyết pháp, như rồng rung tiếng sấm lớn, mà chúng sanh vì tội nghiệp, tự không nghe được. Như nay người tinh tấn trì giới, trong lúc niệm Phật tam-muội, tâm đắc định, không bị tội chướng ngại, thì liền được thấy Phật, nghe Phật thuyết pháp, âm thanh rõ ràng.
* Trang 374 *
Bồ-tát đối với ba thứ âm thanh ấy, muốn được hai thứ, hai thứ âm thanh ấy rất khó, hy hữu. Còn như âm thanh của nghiệp quả thì tự nhiên có được.
Vì vậy nên nói: “Bồ-tát ma-ha-tát muốn dùng một âm thanh khiến cho mười phương hằng hà sa thế giới nghe tiếng, nên học Bát-nhã ba-la-mật.”
KINH: Lại nữa, này Xá-lợi-phất, Bồ-tát Ma-ha-tát muốn làm cho thế giới chư Phật không dứt, nên học Bát-nhã ba-la-mật.
LUẬN: Phật thế giới không dứt là Bồ-tát làm cho mỗi nước kế tiếp nhau đều khiến chúng sanh phát tâm làm Phật.
Hỏi: Nói kế tiếp nhau là mỗi nước trước sau kế tiếp, hay là mười phương thế giới kế tiếp? Nếu mỗi một nước kế tiếp nhau, thì âm thanh đại bi là trùm khắp hết thảy chúng sanh, cớ sao không trùm đến nước khác? Còn nếu mười phương thế giới kế tiếp nhau, thời các Phật Bồ-tát khác có lợi ích gì?
Đáp: Tâm nguyện Bồ-tát muốn khiến hết thảy thế giới đều làm Phật, đại tâm rộng xa, không bị giới hạn, lấy tâm ấy chứa nhóm các trí tuệ, và vô lượng phước đức thần thông lực, lại tùy chúng sanh gieo nhân duyên làm Phật, Bồ-tát đều khiến làm. Nếu hết thảy thế giới đều gieo nhân duyên làm Phật, thời các Phật, Bồ-tát khác chẳng phải có ích, nhưng việc ấy không đúng.
Lại mười phương thế giới vô lượng vô biên, không lẽ một Bồ-tát được biến khắp hết các thế giới, khiến Phật chủng
* Trang 375 *
không dứt, mà các Bồ-tát khác tuy theo nhân duyên đều có phần trong đó. Vì tâm đại bi rộng lớn nên nguyện cũng vô lượng, tâm lợi ích không có giới hạn. Chủng loại chúng sanh vô lượng nên chẳng phải một Phật một Bồ-tát có thể độ hết được.
Hỏi: Nếu việc không xứng tâm, cớ gì lại phát nguyện?
Đáp: Vì muốn khiến tâm nguyện rộng lớn thanh tịnh, như tu từ Tam-muội, tuy không thể khiến chúng sanh lìa khổ, chỉ tự muốn làm cho tâm rộng lớn thanh tịnh, thành tựu nguyện lợi ích, như lực của chư Phật đại Bồ-tát, đều có thể độ thoát hết thảy, nhưng chúng sanh phước duyên chưa nhóm, chưa có trí tuệ, nhân duyên chưa tụ hội, nên không được độ, như nước biển cả, hết thảy chúng sanh lấy dùng, mà nước không cùng kiệt, chỉ chúng sanh không thể được dùng, như chúng sanh ngạ quỷ, do tội mình, nên không được thấy nước, giả sử được thấy, nước liền khô kiệt, hoặc biến thành nước đồng sôi, hoặc thành máu mủ. Phật cũng như vậy, có đại từ bi trí tuệ vô lượng vô biên, có thể làm đầy đủ cho chúng sanh, nhưng chúng sanh vì tội nghiệp, nên không gặp Phật, giả sử được gặp Phật, thì cũng giống như người khác, hoặc sanh sân nhuế, hoặc nỗi lên phỉ báng, vì nhân duyên ấy nên không thấy được oai tướng thần lực của Phật; tuy được gặp Phật mà không có lợi ích.
Lại nữa, hai nhân hai duyên, phát sanh chánh kiến, đó là nội nhân ngoại duyên. Phật là nhân duyên bên ngoài đầy đủ, có ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẽ đẹp tùy hình, vô lượng ánh sáng
* Trang 376 *
trang nghiêm thân Phật, các thứ thần lực, các thứ âm thanh, tùy ý thuyết pháp, dứt mọi nghi lầm, chỉ vì chúng sanh nhân duyên bên trong không đầy đủ, trước không gieo thiện căn thấy Phật, không tin kính, không tinh tấn trì giới, độn căn sâu dày, đắm vào cái vui thế gian, vì vậy nên không có lợi ích, chứ không phải lỗi tại Phật. Phật hóa độ chúng sanh, thần khí lợi dụng, thảy đều đầy đủ, ví như mặt trời mọc, có mắt thời thấy, mắt mù không thấy, giả sử có mắt mà không có mặt trời, thời không thấy chi. Thế nên mặt trời không có lỗi, Phật cũng như vậy.
Hỏi: Thế nào là nhân duyên khiến Phật thế giới không dứt?
Đáp: Bồ-tát đối với chúng sanh, dùng các cách tán thán Phật đạo, khiến chúng sanh phát tâm vô thượng bồ-đề, dần dần hành sáu Ba-la-mật, vậy sau mỗi mỗi làm Phật ở các thế giới, nếu nơi mỗi nước kế tiếp làm Phật, hoặc ở nước khác mỗi tự làm Phật, ấy gọi là không dứt nước Phật.
Lại nữa, Bồ-tát chóng nhóm trí tuệ đầy đủ, làm Phật độ vô lượng chúng sanh, khi sắp vào Niết-bàn, thọ ký Bồ-tát rằng: “Sau khi ta diệt độ, ngươi kế tiếp làm Phật” triển chuyển đều như vậy, khiến không đoạn tuyệt. Nếu Phật không thọ ký Bồ-tát thời Phật quốc bị đoạn, ví như vua lập thái tử, triển chuyển như vậy, quốc độ không dứt.
Hỏi: Cớ sao quí trọng thế giới có Phật mà khinh hèn
* Trang 377 *
quốc độ không có Phật?
Đáp: Việc ấy không nên hỏi. Phật là vị chủ trang nghiêm mười phương thế giới, huống chi một quốc độ. Nếu lìa quốc độ có Phật thời tuy hưởng cái vui cõi người cõi trời, mà không biết ơn Phật gây nên, thời không khác gì súc sanh. Nếu các đức Phật không ra đời, thời không có con đường đến tam thừa Niết-bàn, thường nhốt trong ngục ba cõi, vĩnh viễn không ngày ra khỏi. Nếu đời có Phật, thời chúng sanh được ra khỏi lao ngục ba cõi, ví như giữa hai quốc độ, một nơi không có mặt trời, trong đó chúng sanh từ tối tăm sanh ra, từ chỗ tối tăm chết đi. Nếu lúc có Phật ra đời, có ánh sáng dần soi, mỗi mỗi trông thấy nhau, cho đến thấy các chúng sanh có ánh mặt trời mặt trăng chiếu đến, biết kia là đại phước, còn chúng ta có tội. Như vậy, hoặc có khi Phật lấy ánh sáng chiếu khắp các Phật quốc, chúng sanh ở nước không có Phật, thấy ánh sáng của Phật chiếu đến, thì rất hoan hỷ, nghĩ rằng: Chúng ta đây tối tăm, còn nơi kia sáng suốt.
Lại nữa, quốc độ có Phật, thì chúng sanh biết có tội phước, có người thọ tam quy ngũ giới, bát quan trai giới và xuất gia năm chúng, có các thứ thiện pháp như thiền định, trí tuệ sâu xa, có bốn quả Sa-môn, hữu dư Niết-bàn v.v... vì nhân duyên ấy nên Phật quốc là quí. Nếu chúng sanh ở quốc độ có Phật, tuy không thấy Phật, mà gặp được Kinh pháp, tu thiện trì giới, bố thí, lễ kính v.v... gieo nhân duyên Niết-bàn, cho đến cũng có thể gieo nhân duyên phước đức. Nếu quốc độ không có Phật, thì cho đến trời người, cũng không thể làm
* Trang 378 *
thiện.
Vì vậy, nên Bồ-tát phát nguyện muốn khiến Phật quốc không dứt.
(Hết cuốn 30 theo bản Hán)
____________
* Trang 379 *