Tin Tức (680)


BỒ TÁT HẠNH (GIÁC THA)

604

(Giác tha là biểu hiện rộng mở khoáng đạt của tâm tự giác được thúc đẩy bởi lòng bi, giác tha cũng nói lên khả năng của một vị Bồ Tát về phương tiện thiện xảo trong ứng dụng trí tuệ và giáo hóa, giác tha là tinh túy của trí tuệ ảnh hưởng và thay đổi thế giới hình tướng)

Giác tha nói theo kinh Đại Bát Nhã chẳng hạn, giác tha này chính là phương tiện thiện xảo, phương tiện thiện xảo thì nó vô số để giúp đỡ người khác, mình thấy ở đời này có bao nhiêu cái đối với vị Bồ Tát không bị ô nhiễm nữa, thì bao nhiêu cái đó đều là phương tiện thiện xảo để giác tha hết. Nhiều người thích chiếc xe, mình cho họ chiếc xe thì mình nói pháp biết đâu họ nghe. Nó có vô số, Tết thì cho tấm lịch gì đó, đủ thứ chuyện hết. Cuộc đời này có bao nhiêu sắc thanh hương vị xúc pháp, đối với người biết dùng, với người biết sắc thanh hương vị xúc pháp đều khởi lên từ tánh Không, cái mà Lục Tổ gọi là tự tánh khởi dụng đó, nếu mà tự tánh mình là tánh Không thì nó khởi dụng ra đủ thứ hết. Bao nhiêu thứ sắc thanh hương vị xúc pháp đều là cái dụng của mình hết, và nhờ cái dụng đó mà mình làm hạnh Bồ Tát được. Người ta cần cái gì thì mình cho cái đó, người ta cần pháp gì thì mình cho pháp đó. Chớ mình đạt tới tánh Không mà chỉ có pháp của tôi thôi thì không có đâu. Ông cần pháp quán hơi thở thì dạy cho quán hơi thở, anh cần trì chú thì dạy anh trì chú.
Trong bài kinh Phổ Môn nói lên phần nào cái đức Quán Thế Âm, ngài nói: nếu như người nào hiện thân Thanh Văn để thuyết pháp thì ngài sẽ hiện thân Thanh Văn, nếu người nào hiện thân vua thuyết pháp thì ngài hiện thân vua. Muốn hiện thân đồng nam để thuyết pháp thì ngài sẽ hiện thân đồng nam, muốn hiện thân đồng nữ để nghe thuyết pháp thì ngài hiện thân đồng nữ… Nghĩa là người đạt tánh Không họ có thể dùng tất cả mọi cái, bởi vì mọi cái sắc thanh hương vị xúc pháp đều xuất phác từ tánh Không hết, cho nên họ có tất cả mọi phương tiện thiện xảo, thành ra một người đạt tới tánh Không họ giàu lắm, vì tất cả đều là cơ hội, đều là đạo tràng, đều là pháp môn, đều là phương tiện để cho họ hành Phật sự thôi. Thành ra cái hạnh Bồ Tát là vậy.
Như những vị thiền sư ngày xưa, ngài có cái gì thuyết pháp là ngài đưa ra cái đó, ví dụ như hỏi Phật pháp là gì? Thì ngài đang cầm cây đuổi ruồi (cây phất tử), là ngài đưa lên liền. Một vị đạt tới tánh Không rồi cái gì cũng sinh ra từ tánh Không hết. Cho nên tất cả đều là phương tiện, luôn luôn họ dùng tất cả các sắc thanh hương vị xúc pháp đó để họ hiển bày ra được cái tánh Không. Họ có cái gì thì họ dùng cái đó.
Như ngài Qui Sơn chẳng hạn, ông thầy là ngài Bá Trượng có ngọn núi, ngài muốn có người qua trụ ở núi đó, ngài để cái bình bông ở giữa chúng để thử đệ tử. Ông thủ tọa cũng là đệ tử của ngài, ông đòi ông là thủ tọa mà sao không cử ông trụ trì.
Tổ Bá Trượng chỉ cái bình bông nói: Chẳng kêu là bình bông, ngươi kêu là cái gì?
Thủ tọa đáp: kêu là cái cây lủng vậy. (khúc cây có khoét lổ)
Tổ Bá Trượng hỏi sư (Qui Sơn): sư đạp nhào bình bông rồi bỏ đi ra.

Cái vấn đề là họ luôn luôn biểu lộ được, còn mình biểu lộ không được mình giảng nó ít lắm, bởi vì tánh Không mình đạt nó ít lắm cho nên mình chỉ giới hạn lại, còn cái Pháp thân mình đạt càng nhiều thì cái cơ hội, cái phương tiện nó nhiều trong đó, nó luôn luôn có sẵn. Thành ra cái sự giàu có, phương tiện thiện xảo của một vị mà đạt tánh Không nhiều, là họ có rất nhiều phương tiện.

Và không những tánh Không trong đó có một cái lực của nó nữa, thành ra họ thuyết pháp nó có một cái lực ở trong đó. Cái lực đó nó có thể xuyên thấu qua cái sở tri chướng, và phiền não chướng của mình, nó làm cho mình thấy ngay cái thực tại là gì. Họ có lực, bởi vì tánh Không, không phải trơ trơ y như là không gian chơi chơi vậy đâu. Nói theo khoa học ngày nay thì cái không gian nó chứa tất cả năng lượng của vũ trụ này. Tất cả vũ trụ hữu hình này nó đều xuất phác từ cái biển năng lượng đó, thành ra cái tánh Không nó có sức mạnh của nó.

Thành ra ngài Trần Nhân Tông nói:
“Tích nhân nghì, tu đạo đức ai hay này chẳng Thích Ca.
Cầm giới hạnh, đoạn san tham, chỉn trực ấy là Di Lặc.”
Chớ không phải mình nói mình có đất là mình cứ để vậy đâu, mình phải khai thác nó, tùy theo cái mức độ khai thác nó bao nhiêu, thì mình mới giàu lên bấy nhiêu. Tích nhân nghì là tích nhân nghĩa đó.
Tuy là nói không nhưng mà nó rất là có. Chính từ cái nền tảng tánh Không đó nó có tất cả mọi pháp, thành ra ngài Huệ Năng ngài nói: Nào ngờ tự tánh vốn thanh tịnh, nào ngờ tự tánh… và, câu cuối cùng là nào ngờ tự tánh hay sanh muôn pháp. Có đất thì nó phải sanh ra đủ thứ chuyện chớ còn có đất cứ để vầy chờ cho đến vài kiếp nữa bán mới giàu cũng chưa ra cái gì hết. Phải xây nhà, phải làm gì gì đó đi!
Có trí huệ để mà biết thực tướng kim cương của mọi pháp nhưng mà phải có cái hạnh để mà làm cho giàu có thêm. Như ông Christopher Columbus ông khám phá ra châu Mỹ, nhưng anh chỉ có công khám phá ra những đầm lầy gì bên đó thôi, chớ muốn được như nước Mỹ ngày nay là phải xây nhà cao này nọ. Cũng như ông nào mới vô miền Nam này lúc đó có mấy con cá sấu thôi chớ có gì đâu. Nhưng công sức xây dựng lên, bây giờ miền Nam này nó trở thành giàu nhất nước.
Mình thấy hạnh Bồ Tát không phải là trí huệ, mà nó còn làm việc độ chúng sanh. Thí dụ hai ông đều đậu bác sĩ thì ông nào có cái nguyện lớn thì ông sẽ giỏi hơn ông kia.
Bồ Tát hạnh của ngài Trần Nhân Tông là:
“Phúc tuệ gồm no, chỉn mới khá nên người thực biết.
Dựng cầu đò, dồi chiền tháp, ngoại trang nghiêm sự tướng hãy tu.
Xăn hỷ xả, nhuyễn từ bi, nội tự tại kinh lòng hằng đọc.”
Nội là kinh lòng, kinh tâm, nhưng mà ngoài thì trang nghiêm sự tướng hãy tu. Thành ra ngày xưa người Trung Hoa bên Nho giáo nó có cái đạo gọi là: nội thánh ngoại vương. Ở trong là kinh lòng hằng đọc, đó là ông thánh, còn ở ngoài là ông vua, nội thì thánh ngoại thì vương. Thành ra cái hạnh Bồ Tát nó ảnh hưởng đến xã hội nhiều, bởi vì không chỉ nội thánh thôi đâu, mà nó còn ngoại vương nữa. Như ngài Trần Nhân Tông nói là phúc tuệ gồm no. mình hay nói phước huệ song tu. Phước là sự độ sanh, là giúp đỡ người khác, huệ là trí tuệ, hai cái đó nó phải đi song đôi với nhau nó mới thành ra một vị Bồ Tát được, chớ huệ không là không đủ.
Dựng cầu đò, dồi chiền tháp, là xây chùa chiền, ngoài thì xăn hỷ xả, nhuyễn từ bi, nhưng mà nội thì kinh lòng hằng đọc. Kinh lòng là kinh bất cấu bất tịnh, bất sanh bất diệt…
Ngoại trang nghiêm sự tướng đó chính là Báo thân và Hóa thân của một vị Phật, bởi vì cái Báo thân Hóa thân này nó gọi là Sắc thân, nó vẫn là vô thường thôi nhưng mà nó phải có mới hình thành một vị Phật được. Còn trí huệ, nó đạt tới Pháp thân thôi, nhưng nó chưa có ngoại trang nghiêm sự tướng hãy tu. Anh không có đủ 32 tướng tốt.
Cho nên hồi đó thầy cũng thắc mắc cái này nhưng mà thầy không dám nghĩ, bởi vì mình nghĩ mình sợ mang tội chớ không có gì hết. Là tại sao ngài Milarepa thành Phật trong một đời? Mình thấy chưa đủ nhưng mà mình không dám nói. Cho tới khi mà ngài Thrangu ngài cũng xác nhận như vậy, lúc đó mình mới dám nói ra. Ngài nói trí huệ của ngài Milarepa là trí huệ của một vị Phật, nhưng mà phước đức của ngài chưa đủ. Bởi vì phước đức nó sẽ biểu lộ ra 32 tướng tốt.
Một vị Phật bao giờ cũng có Pháp thân và Sắc thân. Sắc thân là do phước đức công đức bao nhiêu đời nó dồi lại, nó thành ra 32 tướng tốt được, còn Pháp thân là trí huệ của vị đó, nó phải có đủ. Mà muốn có 32 tướng tốt đó, là nó phải qua nhiều đời, ví dụ anh phải cứu người, anh phải làm đủ thứ hết nó mới ra được. Trong kinh nói giọng của Phật như chim Ca Lăng Tần Già, ngài nói loài nào nghe cũng thích hết, bởi vì ngài nhiều đời đã giữ giới về cái miệng, thuyết pháp lợi lạc cho người khác mà không nói chuyện khác.
Mình để ý cái sự tướng bên ngoài nó biểu lộ cái phước đức của mình, nhiều khi mình vô mấy tiệm cơm chay, mình thấy họ mở dĩa mấy ông thầy thuyết pháp, mấy ông thuyết pháp không hay, nhưng mà tại sao họ ngồi lên được cái ghế ngon lành để thuyết pháp. Mình để ý điều thứ nhất là thân tướng họ trang nghiêm, thứ hai giọng ông tốt, chứng tỏ đời trước họ đã tụng kinh nhiều, họ đã thuyết pháp nhiều, nó mới ra giọng như vậy.
Ngoại trang nghiêm sự tướng hãy tu này, là mình phải dùi mài công đức, mình mới có được 32 tướng tốt của một vị Phật. Mặc dầu báo thân hóa thân nói theo kinh điển thì đó chỉ là sắc tướng thôi, nghĩa là nó vô thường nhưng mà anh phải có. Pháp thân anh là giải thoát, là tánh Không rồi, anh phải có thêm 32 tướng tốt, mà 32 tướng tốt đó nó sẽ qua nhiều đời. Người ta nói tâm sinh tướng là vậy, nó biểu lộ ra, mình coi thường cái tướng là không được đâu. Chỉ trừ mấy ông như Tế Điên Hòa Thượng, ông thị hiện vậy thôi chớ Bồ Tát nào áo quần mặc cũng đẹp, rồi còn trang sức, ông thì đeo xâu chuỗi ông thì đeo đủ thứ hết. Trên đầu đội mão cầm ngọc như ý…đó là công đức của người ta, phải hông?
Đại thừa nó chú trọng vừa cả lý vừa cả sự, vừa cả tánh Không, vừa cả tướng, còn mình tánh Không mình cứ đi phất phơ đâu ngoài đường, mình không có phước để có một cái nơi yên ổn.
Nên nhớ vua Trần Nhân Tông ngài cũng giống như Đức Phật, ông làm vua, bởi vì cái phước của ông nó trùm khắp cả cái nước Việt Nam này ông mới dạy người ta được. Thầy cũng có nói với một người, ông đừng tưởng ông thông minh, ông đọc kinh nhiều, mà ông nói người ta nghe ông đâu, cái phước của ông phải lấn áp người ta, ông nói người ta mới nghe. Mình đừng có tưởng cái phước này là không cần thiết đâu. Muốn làm sao cũng được, không phải đâu. Cái phước anh không trùm người ta anh không giáo hóa người ta được, còn cái phước của anh để cho người ta thương hại anh thì anh có trí huệ trời gì cũng không giáo hóa được. Những vị như ngài Trần Nhân Tông cái phước của ngài trùm cả Việt Nam này. Thậm chí những ông như Trần Hưng Đạo là tướng trời xuống chớ đâu phải tướng thường đâu. Ông chỉ huy được vì phước của ông lớn hơn.
Đại thừa chú trọng cả lý và sự, cả tánh và tướng, Tuy cái tướng là vô thường nhưng nó biểu lộ tất cả phước đức của mình. Vì phước đức cũng là vô thường thôi, nhưng mà một vị Bồ Tát phải có phước đức cỡ đó, một vị Phật phải có phước đức cỡ đó, 32 tướng tốt. Và những người để lại nhục thân tướng họ tốt như ngài Hám Sơn, ngài Huệ Năng.
Thành ra trong Phật giáo ông nào bị thọt chân hay lé mắt đều không cho xuất gia. Bởi vì mình tưởng tượng sáng mà đi kinh hành có ông đi trước mình mà ông thọt qua thọt lại là hư chuyện liền. Nó gây cho người ta một sự tướng không tốt, người ta dòm cái tướng đó người ta thấy mất trang nghiêm.
Thành ra nó phải biểu lộ ra trong cái sắc tướng, tóm lại một vị Bồ Tát vừa cả trí huệ vừa cả công đức nữa, hai cái đó nó gắn bó với nhau.
Hồi đó thầy coi sách mấy vị Tây Tạng nói Pháp thân không độ được chúng sanh. Bởi vì Pháp thân không dơ không sạch, không tăng không giảm, y như hư không vậy, lấy đâu mà độ chúng sanh. Anh độ chúng sanh thì anh phải dùng cái Báo thân và Hóa thân, có nghĩa là cái Sắc thân này, phải hông? Hồi đó thầy đọc cái đó thầy cũng ngạc nhiên lắm, mình cả đời cứ chăm chăm vô Pháp thân rồi, mà mấy ông này học từ Ấn Độ qua, từ Long Thọ, từ Thế Thân, mà nói Pháp thân không độ được chúng sanh.
Chỉ có Báo thân mới hiện ra được, hiện ra mới độ người chớ. Anh như hư không thì làm sao độ người ta. Đã gọi là Sắc thân thì phải ngoại trang nghiêm sự tướng hãy tu. Phải tu ngay trong tướng, thì anh mới có tướng tốt được!

Tánh Hải
Kính ghi

604

PHƯƠNG PHÁP THỞ LÀM HẠ ÁP HUYẾT SAU 5 PHÚT

PHƯƠNG PHÁP THỞ LÀM HẠ ÁP HUYẾT SAU 5 PHÚT Vì nhận thấy rằng bệnh cao áp huyết không được theo dõi và kiểm soát thường xuyên mỗi ngày, sẽ đem lại

11,497
Khoa học hiện đại và con đường Phật giáo

Khoa học hiện đại và con đường Phật giáo   Nguyễn Thế Đăng Khoa học phương Tây như chúng ta biết hiện nay phát xuất từ văn minh Hy Lạp. Vào khoảng 500

17,498
CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC BÀI BA: BẠN HIỆN DIỆN NHƯ THẾ NÀO TRONG CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC?

Xưa nay các pháp đã, đang Chánh Niệm Tỉnh Giác; vấn đề tu học của chúng ta là làm sao thể nhập nó, chúng ta nhận biết chúng ta hiện diện như

685
TÁNH KHÔNG TÁNH SÁNG

_Thưa thầy, chúng con biết cái nền tảng là cái sẵn có, chúng con tu học trên đó. Nhưng mà để thấy được nền tảng là một bước hết sức khó khăn,

637
PHƯƠNG TIỆN CỨU CÁNH

Tất cả mọi bệnh hoạn của mình là vì sao, bởi vì mình không đưa những biểu hiện bệnh hoạn này tới nền tảng. Mình nói mình tà kiến, mình làm biếng

617
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,379
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,799
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,705
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,490
Chùa Việt
Sách Đọc