Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (8)


Xem mục lục
CHƯƠNG 33
GIẢI THÍCH: TÁM NIỆM
            KINH: Niệm Phật (buddhānusmṛti), niệm pháp-(dharmānusmṛti), niệm tăng (saṃghānusmṛti), niệm giới-(śīlānusmṛti), niệm xả (upekṣānusmṛti), niệm thiên-(devānusmṛti), niệm hơi thở ra vào, niệm chết-(maraṇasmṛti).
            LUẬN: Hỏi: Tại sao tiếp theo chín tưởng có tám niệm?
            Đáp: Phật đệ tử ở chỗ yên vắng, nhà trống, gò mả, núi rừng, đồng nội, khéo tu chín tưởng, quán thân trong ngoài bất tịnh, chán lo thân mình mà suy nghĩ rằng: Cớ sao ta cứ mang theo mình cái đảy phân nước dãi bất tịnh hạ liệt này? Bổng nhiên kinh sợ, lại còn bị ác ma làm các thứ việc chỗ đến khủng bố muốn làm cho thối lui. Vì vậy nên tiếp theo nói tám niệm, như trong Kinh dạy: “Phật bảo các Tỳ-kheo, nếu ở chỗ yên vắng, nhà trống, gò mả, núi rừng, đồng trống, trong lúc tư duy nếu có sợ hãi, lông tóc dựng đứng, bấy giờ nên niệm Phật. Phật danh hiệu là Như-lai-, Ứng cúng, Chánh đẳng giác cho đến Thế-tôn, thời sự sợ hãi tiêu diệt, nếu không niệm Phật, hãy nên niệm pháp. Vì Phật pháp thanh tịnh, khéo nói lời hay, được quả báo hiện tại, chỉ thị mở bày, người có trí, có

* Trang 29 *
device

tâm lực hiểu được niệm pháp như vậy thời trừ sợ hãi. Nếu không niệm pháp, thời hãy niệm tăng. Chúng đệ tử Phật, tu chánh đạo, hành theo pháp. Trong tăng có bậc A-la-hán hướng, A-la-hán, cho đến Tu-đà-hoàn hướng, Tu-đà-hoàn. Bốn cặp tám vị. Phật đệ tử ấy là phước điền vô thượng của thế gian, chúng nên cúng dường, chấp tay cung kính, lễ bái, đưa đón. Niệm tăng như vậy, thời dứt hết sợ hãi.
            Phật bảo các Tỳ-kheo: Thích-đề-hoàn-nhân (trời Đế-thích đánh với A-tu-la. Trong lúc giữa trận bảo các chúng trời rằng: “Trong khi các ngươi đánh với A-tu-la, giả sử có sợ hãi, hãy niệm đến tràng thất bảo của chúng ta,[1] thời sự sợ hãi dứt. Nếu không niệm tràng của ta, thì hãy niệm tràng báu của y Xá-na thiên-tử (Thiên vương ở phía trái Đế-thích) thời sự sợ hãi trừ. Nếu không niệm tràng báu của y Xá-na thời hãy niệm tràng báu của Bà-lâu-na Thiên-tử (Thiên vương ở phía phải Đế-thích) thời sự sợ hãi trừ. Do thế, biết vì nhân duyên dứt trừ sợ hãi nên tiếp theo nói tám niệm.
            Hỏi: Trong Kinh dạy: Do ba niệm trừ sợ hãi, năm niệm làm sao còn có thể trừ sợ hãi?
            Đáp: Tỳ-kheo tự niệm đến công đức trì giới và bố thí, cũng trừ sợ hãi, vì cớ sao? Nếu tâm phá giới thời sợ đọa địa ngục, nếu tâm xan tham thời sợ đọa vào ngạ quỷ và chỗ bần cùng. Tự nghĩ ta có tịnh giới, bố thí. Nếu nghĩ tịnh giới, nghĩ đến bố thí thời tâm hoan hỷ. Nói rằng: “Nếu mạng ta chưa hết nên lại tăng tấn công đức nữa, nếu đang khi mạng chung, không sợ đọa ác đạo.” Do vậy, nên niệm giới,
 

[1] T.  11: Đại bảo tích kinh (Ratnakūṭa-sūtra-大寶積經), quyển 62, tr.  359b3-10; T.  15: Phật thuyết quán phật tam muội hải kinh-(佛說觀佛三昧海經), quyển 3, tr.  658c6-8.
 

* Trang 30 *
device

niệm thí cũng có thể làm cho sợ hãi không sanh.
            * Niệm chư thiên (devānusmṛti) ở trên đều là quả báo của tịnh giới và bố thí. Chư thiên ấy do nhân duyên phước đức mà được sanh cõi kia, ta cũng có phước đức ấy, do vậy niệm thiên cũng có thể làm cho sợ hãi không sanh.
            Khi niệm hơi thở ra vào theo 16 đề tài:[1]
           * Bốn về thân:
           1. Thở vô dài, tôi rõ biết tôi thở vô dài; thở ra dài tôi rõ biết, tôi thở ra dài.
           2. Thở vô ngắn, tôi rõ biết tôi thở vô ngắn; thở ra ngắn, tôi rõ biết tôi thở ra ngắn.
           3. Cảm giác toàn thân tôi sẽ thở vô; cảm giác toàn thân tôi sẽ thở ra.
           4. An tịnh thân hành tôi sẽ thở vô; an tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra.
           * Bốn về thọ:
           1. Cảm giác hỷ thọ tôi sẽ thở vô; cảm giác hỷ thọ tôi sẽ thở ra.
           2. Cảm giác lạc thọ tôi sẽ thở vô; cảm giác lạc thọ tôi sẽ thở ra.
           3. Cảm giác tâm hành tôi sẽ thở vô; cảm giác tâm hành tôi sẽ thở ra.
           4. An tịnh tâm hành tôi sẽ thở vô; an tịnh tâm hành tôi sẽ thở ra.
 

[1] T.  2: Tạp a-hàm kinh (Saṃyuktāgama-雜阿含經), quyển 29, kinh số 803, tr.  206a16-b14, quyển 29, kinh số 810; T.  15: Toạ thiền tam muội (坐禪三昧經), tr.  275b19; T.  22: Ma ha tăng kỳ luật (摩訶僧祇律), quyển 4, tr.  254c14; T.  27: A tỳ đạt ma đại Tỳ-bà-sa  luận (Abhidharma-mahāvibhāsā-śāstra-阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 26, tr. 136a17; T.  29: A tỳ đạt ma thuận chánh lý luận (阿毘達磨順正理論), quyển 60, tr.  675a9-12; T.  32: Thành thật luận (Satyasiddhi-śāstra-成實論), quyển 14, tr.  355c16.
 

* Trang 31 *
device

            * Bốn về tâm:
            1. Cảm giác về tâm tôi sẽ thở vô; cảm giác về tâm tôi sẽ thở ra.
            2. Với tâm hân hoan tôi sẽ thở vô; với tâm hân hoan tôi sẽ thở ra.
            3. Với tâm định tỉnh tôi sẽ thở vô; với tâm định tỉnh tôi sẽ thở ra.
            4. Với tâm giải thoát tôi sẽ thở vô; với tâm giải thoát tôi sẽ thở ra.
            * Bốn về pháp:
            1. Quán vô thường tôi sẽ thở vô; quán vô thường tôi sẽ thở ra.
            2. Quán ly tham tôi sẽ thở vô; quán ly tham tôi sẽ thở ra.
            3. Quán đoạn diệt tôi sẽ thở vô; quán đoạn diệt tôi sẽ thở ra.
            4. Quán từ bỏ tôi sẽ thở vô; quán từ bỏ tôi sẽ thở ra.
            Niệm hơi thở ngư vậy thời giác tưởng vi tế còn dứt huống là giác tưởng sợ hãi thô sơ?
            * Niệm chết: Niệm thân ngũ uẩn sanh diệt trong mỗi niệm, từ khi sanh đến nay thường đi cùng với chết, sao nay lại sợ chết?
            Năm niệm trên Phật tuy không nói, cũng có thể trừ sợ

* Trang 32 *
device

hãi. Vì cớ sao? Niệm công đức của người khác đỡ sợ hãi thì khó, tự niệm việc mình để trừ sợ hãi thì dễ, do vậy nên Phật không nói.
            Hỏi: Thế nào là niệm Phật?
            Đáp: Hành giả nhất tâm niệm Phật, là bậc đã được thành tựu trí tuệ như thật và đại từ đại bi, cho nên nói ra không sai lầm, thô tế, nhiều ít, sâu cạn, đều chân thật. Vì đều chân thật nên hiệu là Như Lai (Tathāgata).
            Lại cũng như chư Phật trong mười phương ba đời, đối với chúng sanh, khởi tâm đại bi, hành sáu Ba-la-mật, ngộ được các pháp tướng, đi đến trong Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Đức Phật đây cũng như vậy, nên hiệu là Như Lai.
            Lại như chư Phật trong ba đời mười phương thân phóng hào quang lớn, chiếu khắp mười phương, phá các hắc ám, tâm xuất sanh ánh sáng trí tuệ, phá vô minh hắc ám cho chúng sanh, công đức và tiếng tăm lan khắp mười phương, đi đến Niết-bàn. Đức Phật đây cũng như vậy, cho nên cũng hiệu là Như Lai.
            Do có các công đức như vậy nên xứng đáng lảnh thọ sự cúng dường tối thượng của tất cả chư thiên, người đời, thế nên hiệu là Ứng cúng (Arhat).
           Hoặc có người nói: Vì cớ sao? Chỉ có Phật nói như thật, đến như vậy, đi như vậy, nên xứng đáng lảnh thọ sự cúng dường tối thượng?

* Trang 33 *
device

            Vì Phật được trí tuệ chánh biến vậy. Chánh gọi là các pháp tướng không động không hoại, biến gọi là không chỉ một pháp hai pháp mà hết thảy pháp đều biết rõ hết không còn thừa, ấy hiệu là Chánh đẳng chánh giác (Samyaksabuddha - Chánh-biến-tri).
            Trí tuệ chánh biến ấy, không từ vô nhân mà được, cũng không từ trời mà được, song trong đó nương trí tuệ và trì giới đầy đủ mà được Chánh biến trí tuệ. Trí tuệ là trí tuệ tương ưng với Bồ-tát từ lúc sơ phát tâm cho đến địa vị Kim-cang tam-muội. Trì giới Bồ-tát từ lúc sơ phát tâm cho đến địa vị Kim-cang tam-muội, thân nghiệp khẩu nghiệp luôn thanh tịnh hành động theo ý. Thế nên hiệu là Minh hạnh túc (Vidyā-caranasapanna).
            Nếu hành hai hành là mình và hành ấy thì được khéo đi như xe có hai bánh. Khéo đi là như chỗ Phật trước đã đi, Phật cũng đi như vậy, nên hiệu là Thiện thệ (Sugata).
            Hoặc có người nói: Phật tự tu pháp ấy, mà biết được việc chúng ta, do vậy nên biết thế gian, biết nguyên nhân thế gian, biết thế gian diệt tận, biết đạo diệt tận thế gian, do vậy nên hiệu là Thế gian giải (Lokavid).
            Biết thế gian rồi, điều phục chế ngự chúng sanh, ở trên hết các bậc thầy, nên hiệu là Vô thượng sĩ Điều ngự trượng phu (Anuttara-puruadamyasārathi).
            Thường lấy ba đạo dứt ba độc, dạy chúng sanh tu ba thừa đạo, do vậy nên hiệu là Thiên nhân sư (Sāstā-deva-

* Trang 34 *
device

manuyānām).
            Hoặc có người nói: Do việc gì nên được tự lợi ích vô lượng lại làm cho người khác lợi ích vô lượng ? Vì Phật thành tựu tất cả trí tuệ, hết thảy thế gian quá khứ, hiện tại, vị lai, tận bất tận, động bất động, đều biết rõ ràng, nên hiệu là Phật-đà (Buddha).
            Được chín danh hiệu ấy, có danh xưng lớn, lan khắp mười phương, thế nên hiệu là Thế-tôn (Lokanātha).
            Trong Kinh Phật tự nói: Các danh hiệu như vậy hãy nên niệm Phật cách ấy.
            * Lại nữa, tất cả các thứ công đức đều có đủ nơi Phật. Trong kiếp sơ, Phật thuộc dòng chuyển luân Thánh vương Ma-ha-tam-ma-đà (Mahāsammata-Mahārāja tức Đại đẳng ý, vua đại bình đẳng) có oai đức trí tuệ trong cõi Diêm-phù-đề. Sanh trong các hàng Thích-tử, dòng quý tánh là Kiều-đàm. Khi sanh ra ánh sáng chiếu khắp ba ngàn đại thiên thế giới, Phạm thiên vương cầm lọng báu, Thích-đề-hoàn nhân dùng áo thiên bảo thừa tiếp, Long vương A-na-bà-đạp-đa, long vương Bà-gia-đa lấy nước hương thơm tắm rửa. Khi sanh ra quả đất rung chuyển sáu cách, bước đi bảy bước, khoan thai như voi chúa, nhìn xem bốn phương, cất lên tiếng rống sư tử rằng: “Đây là thân cuối cùng của ta, sẽ độ hết thảy chúng sanh.” Tiên nhân A-tư-đà (Asita) xem tướng nói với vua Tịnh-phạn rằng: “Người này dưới chân có tướng bánh xe ngàn căm, giữa ngón tay có mạng lưới hợp, sẽ tự lập bình an ở trong pháp, không ai làm lay động phá hoại được, chữ đức ở

* Trang 35 *
device

giữa tay, mạng lưới trang nghiêm, sẽ dùng tay ấy an ủi chúng sanh, làm cho không sợ hãi.” Như vậy cho đến tướng thịt xương, búi tóc, như đỉnh núi báu xanh, ánh sáng sắc xanh từ bốn phía xuất ra, tướng chót đỉnh trên đầu không thể thấy được, hoặc trời hoặc người, không ai hơn được, lông trắng ở giữa hai chân mày, ánh sáng trong hơn pha lê, con mắt trong dài rộng, sắc xanh biếc, mũi cao thẳng đẹp, rất đáng ưa thích. Trong miệng có bốn chục răng trong sạch mướt đẹp, trên bốn răng to màu trắng, ánh sáng rất hơn, môi trên môi dưới bằng nhau không lớn không nhỏ, không dài không ngắn. Lưỡi mỏng mà to, mềm mại sắc đỏ hồng, như hoa sen trời, âm thanh trong suốt sâu xa, người nghe vui thích, nghe hoài không chán. Thân sắc tốt đẹp hơn vàng Diêm-phù-đề ánh sáng lớn khắp thân, đủ các màu sắc, đẹp không gì sánh bằng. Với ba mươi hai tướng đầy đủ như vậy, người này không bao lâu sẽ xuất gia, được Nhất-thiết-trí thành Phật.[1]
Phật thân có công đức như vậy, hãy nên niệm Phật.
            * Lại nữa, Phật thân có công đức thần lực hơn mười vạn voi báu bạch hương, đây là di thể của cha mẹ. Nếu là sức của thần thông công đức thì vô lượng vô hạn.
            Phật thân có ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp trang nghiêm, do bên trong có Phật pháp công đức vô lượng, cho nên xem không chán. Thấy Phật thân thì quên năm dục ở đời, muôn việc chẳng nhớ. Nếu thấy một chỗ nơi thân Phật ưa thích không chán, không thể đổi xem chỗ khác. Phật thân có công đức như vậy, hãy nên niệm Phật.
 

[1] T. 1: Trung a-hàm kinh (Madhyamāgama中阿含經), quyển 10, kinh số 58, quyển 41, kinh số 161; T.  30: Du già sư địa luận (Yogācāra-bhūmi-śāstra-瑜伽師地論), quyển 49, tr.  566c11-567a4; T.  26: Thập trụ Tỳ-bà-sa  luận (Daśabhūmika-vibhāṣā-十住毘婆沙論), quyển 9, tr.  68c7.
 

* Trang 36 *
device

            * Lại nữa, Phật trì giới đầy đủ thanh tịnh, từ khi mới phát tâm tu giới, dồn chứa vô lượng, cùng với tâm thương xót, không cầu quả báo, không xu hướng đạo Thanh-văn, Bích-chi Phật, không xen tạp các kiết sử, chỉ vì bổn tâm thanh tịnh, không não hại chúng sanh, đời đời trì giới. Do vậy khi chứng được Phật đạo, giới được đầy đủ. Hãy nên niệm đến giới uẩn của Phật như vậy.
            * Lại nữa, Định uẩn của Phật đầy đủ.
            Hỏi: Việc trì giới do thân nghiệp khẩu nghiệp thanh tịnh nên có thể biết; trí tuệ do phân biệt thuyết pháp, trừ hết chúng nghi nên có thể biết, còn về định, thì chính các người khác tu định, còn không thể biết, huống là Phật định làm sao biết được?
            Đáp: Do đại trí tuệ đầy đủ, nên biết thiền định chắc chắn đầy đủ, ví như thấy hoa sen lớn, ắt biết ao cũng sâu lớn. Lại như đèn sáng lớn, ắt biết dầu cũng nhiều. Cũng do Phật có sức thần thông biến hóa vô lượng, không thể so sánh nên biết sức thiền định cũng đầy đủ. Lại như thấy quả lớn, ắt biết nhân cũng phải lớn.
            * Lại nữa, có khi Phật tự nói cho người biết tướng thiền định của ta rất thâm sâu. Như trong Kinh dạy:[1] “Phật ngồi dưới rừng cây của nước A-đầu-ma mà vào thiền. Khi đó trời mưa, sấm chớp, sét đánh, có bốn con trâu đực và hai người đi cày, nghe tiếng sợ mà chết. Chốc lát mưa tạnh, Phật từ thiền định dậy đi kinh hành. Có một cư sĩ đi đến lễ dưới chân Phật, rồi đi theo sau Phật, bạch rằng: vừa rồi sấm, chớp,
 

[1] T.  1: Trường a-hàm kinh (dīrghāgama-長阿含經), quyển 3, Du hành kinh (遊行經), tr.  19a1-b7.
 

* Trang 37 *
device

sét đánh, có bốn con trâu đực và hai người đi cày nghe tiếng sợ mà chết, Thế-tôn có nghe chăng?” 
            “Không nghe.”
            Lúc đó Phật ngủ chăng?
            “Không ngủ.”
            Ngài nhập định vô tưởng chăng?
            “Không.” Ta có tâm tưởng, nhưng nhập định vậy.
            Cư sĩ nói: Thật là điều chưa từng có. Chư Phật thiền định rất là thậm thâm có tâm tưởng ở thiền định, tiếng lớn như vậy, tỉnh giác mà không nghe.

            Như trong Kinh khác[1] Phật bảo các Tỳ-kheo: Phật vào và ra các định, chính Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên còn không nghe tên, huống là biết được, ấy là thế nào? Như Tam-muội vương tam-muội, sư tử du hý tam-muội v.v... Phật nhập vào tam-muội ấy thì có thể khiến mười phương thế giới rung động sáu cách, phóng ánh sáng lớn, hóa làm vô lượng Phật, khắp cùng mười phương, như A-nan có một lúc sanh tâm nghĩ rằng: “Lúc đức phật Nhiên-đăng trong đời quá khứ, bấy giờ đời tốt đẹp, người sống lâu, dễ hóa độ còn nay trong thời đức Phật Thích-ca Mâu-ni cõi đời xấu ác, người sống ngắn, khó giáo hóa, Phật sự chưa xong mà Ngài vào Niết-bàn chăng?”
            Sáng sớm đem việc ấy đến bạch Phật. Bạch xong mặt trời mọc. Lúc ấy Phật nhập, Phật xuất Tam-muội, như mặt trời phát ánh sáng chiếu cõi Diêm-phù-đề. Từ lỗ chân lông khắp nơi thân Phật phát ánh sáng, chiếu khắp mười phương
 

[1] T.  2: Tạp a-hàm kinh (Saṃyuktāgama-雜阿含經), quyển 18, kinh số 501-503, tr.  132a13-133a15.
 

* Trang 38 *
device

hằng hà sa thế giới. Trong mỗi mỗi ánh sáng xuất sanh hoa sen bảy báu có ngàn cánh, trên mỗi mỗi hoa đều có Phật ngồi, mỗi mỗi đức Phật đều phóng ra vô lượng ánh sáng, trong mỗi mỗi ánh sáng đều xuất sanh hoa sen bảy báu có ngàn cánh, trên mỗi mỗi hoa đều có Phật ngồi. Các Phật ấy cùng khắp mười phương hằng hà sa thế giới, giáo hóa chúng sanh, hoặc có vị thuyết pháp hoặc có vị im lặng, hoặc đi kinh hành hoặc thần thông biến hóa, thân xuất ra nước lửa, các thứ phương tiện như vậy, độ thoát chúng sanh trong mười phương năm đường. A-nan nương oai thần của Phật, thấy đủ các sự ấy.
            Phật thâu nhiếp thần túc từ Tam-muội khởi dậy, hỏi A-nan có thấy sự ấy chăng? nghe sự ấy chăng?
            A-nan đáp: Nhờ oai thần của Phật, đã thấy, đã nghe.
            Phật dạy: Phật có năng lực như vậy, có thể làm trọn vẹn Phật sự chăng?
            A-nan thưa: Bạch Thế-tôn! Nếu chúng sanh đầy trong mười phương hằng hà sa thế giới. Phật chỉ sống một ngày, dùng năng lực như đây, hẳn có thể làm trọn vẹn mọi phật sự.
            A-nan tán thán: Thật là việc chưa từng có. Bạch Thế tôn! Pháp của chư Phật vô lượng không thể nghĩ bàn, do vậy nên biết Phật đầy đủ thiền định.
            * Lại nữa, Phật đầy đủ tuệ uẩn[1] từ khi mới phát tâm, trong A-tăng-kỳ kiếp, không pháp môn gì không tu, đời
 

[1] Phật tuệ (tathāgata-jñāna-darśana)
 

* Trang 39 *
device

đời tập họp các công đức, nhất tâm chuyên tinh, không tiếc thân mạng, để cầu trí tuệ, như bồ-tát Đà-luân-côn-sadāpralāpa-bodhisattva (Thường-đề Bồ-tát).[1]
            * Lại nữa, do khéo tu đại bi và trí tuệ nên đầy đủ tuệ uẩn, các người khác không có đại bi nên tuy có trí tuệ mà không được đầy đủ. Do tâm đại bi muốn độ chúng sanh nên cầu các thứ trí tuệ và dứt pháp ái, dứt sáu mươi hai tà kiến, không rơi vào nhị biên, hoặc hưởng thọ năm dục lạc, hoặc tu thân theo lối khổ hạnh, hoặc đoạn diệt, hoặc chấp thường, hoặc chấp có chấp không v.v... các pháp nhị biên như vậy.
            * Lại nữa, Phật tuệ vô thượng, thấy suốt không gì so sánh, do từ trong thiền định thâm sâu sanh, do các phiền não thô tế không làm lay động, do khéo tu ba mươi bảy phẩm, bốn thiền, bốn vô lượng tâm, bốn vô sắc định, tám bội xả, chín thứ đệ định. Các công đức, do có mười trí lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại trí, mười tám pháp bất cọng, do được vô ngại bất tư nghì giải thoát, nên Phật đầy đủ tuệ uẩn.
            * Lại nữa, hay hàng phục các luận nghị sư ngoại đạo, như Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp, Ma-ha Ca-diếp, Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên, Tát-giá-ni-kiền-tử, Bà-ta, Thủ-la, Trường-trảo v.v... các đại luận nghị sư đều hàng phục, cho nên biết tuệ uẩn Phật đầy đủ.
            * Lại nữa, Pháp có ba tạng, mười hai bộ kinh,[2] tám vạn bốn ngàn pháp tu, thấy lời lẽ nhiều như vậy, nên biết trí tuệ của Phật cũng rất lớn. Ví như cư sĩ, sáng sớm thấy chỗ mưa lớn, nói với mọi người rằng: “Đêm qua rồng làm mưa, sức nó rất lớn.” Mọi
 

[1] T.  8: Đại minh độ kinh (大明度經), quyển 6, tr.  503c-507c; T.  8: Tiểu phẩm bát nhã ba la mật kinh (Mahā-prajñā-pāramitā-sūtra-小品般若波羅蜜經), quyển 10, tr.  580a-586b; T.  8: Phóng quang bát nhã kinh (放光般若經), quyển 20, tr.  141b-146b; T.  8: Ma ha bát nhã ba la mật kinh (mahāprajñāpāramitā-摩訶般若波羅蜜經), quyển 27, tr.  416a-423c; T.  7: Đại bát nhã kinh (Mahā-prajñāpāramitā-sūtra-大般若經), quyển 591, tr.  1059a-1073.
[2] 12 bộ kinh là: (1) Tu-đa-la (sūtra); (2) Kỳ-dạ (geya); (3) già-đà (gāthā); (4) Ni-đà-na (nidāna), cũng là nhân duyên; (5) Y-đề-mục-đa (itivṛttaka); (6) Xá-đa-già (jātaka); (7) A-phù-đạt-ma (adbhuta-dharma), A-tỳ-đạt-ma (abhidhama); (8) A-ba-đà-na (avadāna); (9) Ưu-ba-đề-xá (upadeśa); (10) Ưu-đà-na (udāna); (11) tỳ-phật-lược (vaipulya); (12) và già-la (vyākaraṇa).
 

* Trang 40 *
device

người nói: “Sao ông biết” Đáp: Tôi thấy đất ướt, bùn nhiều, núi lỡ, cây gãy, giết chết chim muôn, do đó nên biết sức rồng rất lớn. Phật cũng như thế, có trí tuệ thâm sâu, tuy mắt không thấy được, song mưa trận mưa đại pháp, khiến các đại luận sư và Thích phạm thiên vương đều hàng phục, do vậy nên biết Phật trí tuệ rất nhiều.
            * Lại nữa, chư Phật do được vô ngại giải thoát, nên được trí tuệ đối với hết thảy pháp.
            * Lại nữa, trí tuệ ấy của Phật đều thanh tịnh, vượt lên trên các quán, không quán các pháp tướng thường, tướng vô thường, tướng hữu biên, tướng vô biên, tướng có đi, tướng không đi, tướng có, tướng không, tướng hữu lậu, tướng vô lậu, tướng hữu vi, tướng vô vi, tướng sanh diệt, tướng không sanh diệt, tướng không, tướng chẳng không, thường thanh tịnh vô lượng như hư không, do thế nên vô ngại. Nếu quán sanh diệt thì không quán được chẳng sanh diệt, quán chẳng sanh diệt thì không quán được sanh diệt; hoặc chẳng sanh diệt là thật thì sanh diệt không thật, hoặc sanh diệt là thật thì chẳng sanh diệt không thật. Như vậy các quán đều như thế, do được trí vô ngại nên biết Phật tuệ uẩn đầy đủ.
            * Lại nữa, niệm Phật giải thoát uẩn đầy đủ. Phật giải thoát khỏi các phiền não và tập khí, nhổ hết gốc rễ, giải thoát chân thật không thể hư hoại, do thành tựu hết thảy trí tuệ nên gọi là vô ngại giải thoát. Thành tựu tám giải thoát, khắp được thâm sâu cho nên gọi là đầy đủ giải thoát.
            * Lại nữa, lìa thời giải thoát và tuệ giải thoát (prajñā-vimukti) bèn thành

* Trang 41 *
device

tựu đầy đủ cọng giải thoát. Do thành tựu các giải thoát như vậy, nên gọi là đầy đủ giải thoát uẩn.
            * Lại nữa, phá ma quân nên được giải thoát, lìa phiền não nên được giải thoát, lìa các thứ chướng ngăn thiền định nên được giải thoát, ra vào các thiền định không chướng ngại.
            * Lại nữa, Bồ-tát ở trong kiến đế đạo (gọi tắc là kiến đạo) được mười sáu giải thoát thâm sâu: Một: Cho khổ pháp trí tương ưng mà chứng được hữu vi giải thoát;[1] Hai: Do dứt hết mười kiết[2] thuộc khổ đế mà chứng được vô vi giải thoát. Như vậy cho đến đạo tỷ trí (cũng gọi là đạo loại trí). Ở trong tư duy đạo (cũng gọi là tu đạo) chứng được mười tám giải thoát: Một: Do hoặc tỷ trí hoặc pháp trí tương ưng mà chứng được hữu vi giải thoát; Hai: Do dứt ba tư duy kiết (cũng gọi là tư hoặc) của cõi Vô sắc mà chứng được vô vi giải thoát. Như vậy do tận trí thứ mười tám tương ưng mà chứng được hữu vô giải thoát và do dứt hết thảy kiết sử mà chứng được vô vi giải thoát. Các giải thoát như vậy hòa hợp, gọi là giải thoát uẩn đầy đủ.
            * Lại nữa, niệm Phật đầy đủ giải thoát tri kiến uẩn. Giải thoát tri kiến uẩn có hai thứ:

            Một: Phật đối trong việc giải thoát các phiền não, dùng tận trí tự chứng biết rằng: “Ta đã biết khổ, đã dứt tập, đã chứng diệt, đã tu đạo.” Ấy là tận trí giải thoát tri kiến uẩn đầy đủ. Lại đã biết khổ không còn biết nữa, cho đến đã tu đạo không còn tu nữa. Ấy là vô sanh trí giải thoát tri kiến uẩn.
            Hai: Phật biết người ấy vào không
 

[1] Xem T.  29: A tỳ đạt ma câu xá luận (Abhidharmakośa-śāstra-阿毘達磨俱舍論), quyển 25, tr.  133c20-22: Giải thoát có hai: đó là hữu vi và vô vi. Hữu vi giải thoát là vô học thắng giải. Vô vi giải thoát là hết thảy hoặc được đoạn diệT.  (Kośa: keyaṃ vimuktirnāma?  sā punar dvidhā saṃskṛtā cāsaṃskṛtā ca (75) asaṃskṛtā kleśahānamadhimuktistu saṃskṛtā, kleśaprahāṇamasaṃskṛtā vimuktiḥ| adhimokṣaḥ saṃskṛtā vimuktiḥ.; T.  27: A tỳ đạt ma đại Tỳ-bà-sa  luận (阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 33, tr.  172b3-8; quyển 65, tr.  338a7-16.
[2] T.  29: A tỳ đạt ma câu xá luận (Abhidharmakośa-śāstra-阿毘達磨俱舍論), quyển 19, tr. 99b3-6: thân kiến (satkāyadṛṣṭiḥ), biên chấp kiến (antagrāhadṛṣṭiḥ), tà kiến (mithyādṛṣṭiḥ), kiến thủ (dṛṣṭiparāmarśaḥ), giới cấm thủ (śīlavrataparāmarśa), tham (rāgaḥ), sân (pratighaḥ), mạn (mānaḥ), vô nminh (avidyā)và nghi (vicikitsā).
 

* Trang 42 *
device

môn mà được giải thoát, người ấy vào vô tướng môn mà được giải thoát, người ấy vào vô tác môn mà được giải thoát, người ấy không có cách có thể làm cho giải thoát, người ấy rất lâu mới có thể được giải thoát, người ấy tức thời được giải thoát, người ấy do nghe nói nên lời êm dịu mà được giải thoát, người ấy do nghe lời dạy bảo khắc khổ mà được giải thoát, người ấy do nghe tạp ngữ mà được giải thoát, người ấy do thấy sức thần thông mà được giải thoát, người ấy do thuyết pháp mà được giải thoát; người ấy dâm dục nhiều, vì tăng dâm dục mà được giải thoát; người ấy sân nhếu nhiều, vì tăng sân nhếu mà được giải thoát;  như ông Nan-đà (Nan-đà xuất gia mà cứ nhớ vợ cũ, Phật đưa đến chỗ các thiên nữ cho thấy, ông lại quên vợ cũ mà ưa các thiên nữ. Nhưng phải đủ phước mới được sanh cõi trời để gần các thiên nữ, do đó Nan-đà nổ lực tu tập đến được giải thoát, không còn ý tưởng dâm dục nữa - N.D). Người ấy sân nhuế nhiều, vì tăng sân nhuế mà được giải thoát. Như rồng Ưu-lâu-tần-loa.
            Như vậy, các thứ nhân duyên được giải thoát, như đã nói trong sách Pháp Nhãn. Ở trong các giải thoát ấy, biết thấy rõ ràng ấy gọi là giải thoát tri kiến uẩn đầy đủ.[1]
            * Lại nữa, niệm đến Nhất-thiết-trí, nhất thiết kiến, đại từ, đại bi, mười trí lực, bốn việc không sợ, bốn trí vô ngại, mười tám pháp bất cọng của Phật. Niệm vô lượng công đức bất tư nghì như Phật đã biết, ấy gọi là niệm Phật.
            Sự niệm này, ở tại thất địa hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu. Hữu lậu thì hữu báo, vô lậu thì vô báo. Tương ứng với ba căn là lạc, hỷ, xả. Tu hành đắc và cũng quả báo đắc. Tu hành đắc
 

[1] T.  8: Ma ha bát nhã ba la mật kinh (mahāprajñāpāramitā-摩訶般若波羅蜜經), quyển 2, tr.  227c2-229a; T.  8: Phóng quang bát nhã kinh (放光般若經), quyển 2, tr.  9a19-b21; T.  8: Quang tán bát nhã kinh (光讚般若經), quyển 2, tr.  158c15-159b7.
 

* Trang 43 *
device

là như ở trong quốc độ này học niệm Phật tam-muội, quả báo đắc là như người ở quốc độ của Phật vô lượng thọ, khi sanh ra tự nhiên niệm Phật được.
            Những giải thuyết như trên đều có phân biệt rộng ở trong luận tạng.
                                                      
 (Hết cuốn 21 theo bản Hán)
                                                                             
            Niệm pháp: Đúng như Phật diễn nói: Hành giả nên niệm pháp - Pháp ấy khéo nói, được kết quả ngay trong hiện tại, không nhiệt não, không chờ thời, có thể đi đến thiện xứ, thông đạt không ngăn ngại.
            Khéo nói: Vì hai đế không trái nhau, đó là thế đế và đệ nhất nghĩa đế, người trí không thể phá hoại, người ngu không khởi tranh cãi. Pháp ấy cũng xa lìa hai bên, là hoặc thọ năm dục lạc hoặc thọ khổ hạnh; lại xa lìa hai bên là hoặc thường hoặc đoạn, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc có hoặc không, không vào hai bên như vậy, ấy gọi là khéo nói. Các ngoại đạo tự quí pháp mình, chê bai pháp người khác, nên không thể khéo nói.
            Được kết quả ngay trong hiện tại: Xa lìa các nỗi khổ thế gian do ái làm nhân duyên phát sanh, và xa lìa các nghị luận đấu tránh do tà kiến làm nhân duyên phát sanh, thân tâm được an lạc, như Phật nói:
                        “Người trì giới an vui;
                        Thân tâm không nhiệt não,

* Trang 44 *
device

                        Ngủ yên thức cũng yên,
                        Tiếng tăm truyền nghe xa.
            * Lại nữa, trong Phật pháp nói nhân duyên triển chuyển sanh quả. Nghĩa là giữ giới thanh tịnh nên tâm không hối hận, tâm không hối hận nên sanh hoan hỷ, hoan hỷ nên thân tâm khoái lạc, thân tâm khoái lạc nên được nhiếp tâm, nhiếp tâm nên biết đúng như thật, biết đúng như thật nên được nhàm chán, được nhàm chán nên lìa dục, lìa dục nên được giải thoát, được quả báo giải thoát nên được Niết-bàn. Ấy gọi là được kết quả ngay trong hiện tại.[1] Theo pháp của ngoại đạo chỉ khổ hạnh suông, không được gì, như A-la-hán Diêm-phù khi đắc đạo tự nói:
                        “Ta xưa làm ngoại đạo,
                        Suốt năm mươi lăm năm,
                        Chỉ ăn phân bò khô,
                        Trần truồng nằm trên gai.”
            Ta chịu cay đắng như vậy mà rốt cuộc không được gì, chẳng như ngày nay thấy Phật nghe pháp, xuất gia ba tháng mà việc cần làm đã làm xong, chứng được A-la-hán. Do vậy nên biết theo Phật pháp được có kết quả ngay trong hiện tại.
            Hỏi: Nếu theo Phật pháp được kết quả ngay trong hiện tại, cớ sao các đệ tử Phật có người không được gì?
            Đáp: Hành giả có thể thứ lớp tu hành đúng như lời Phật dạy, không ai không được quả báo; cũng như người


[1] T.  1: Trung a-hàm kinh (Madhyamāgama-中阿含經), quyển 10, kinh số 42, Hà nghĩa kinh (何義經), tr.  485b16-16.

* Trang 45 *
device

bệnh theo lời dạy của lương y, theo pháp điều hòa chửa trị, không bệnh gì không lành. Nếu không theo lời Phật dạy, không thứ lớp tu hành, phá giới, loạn tâm nên không được gì, chứ chẳng phải pháp không hay.
            * Lại nữa, các người chưa đắc đạo, đời này tuy không được Niết-bàn, đời sau được thọ phước báo, lần lượt sẽ được Niết-bàn, trọn không hư dối, như Phật từng dạy, ai vì cầu Niết-bàn mà xuất gia thì hoặc chậm hoặc mau, đều sẽ chứng được Niết-bàn. Như vậy, là có thể được kết quả ngay trong hiện tại.
            Không nhiệt não: Nhiệt não có hai là thân não và tâm não. Thân não là bị trói buộc lao tù, tra khảo hình lục v.v... Tâm não là do dâm dục, sân nhuế, xan tham, tật đố mà ưu sầu, sợ hãi v.v... Trong Phật pháp đây, do trì giới thanh tịnh nên thân không bị các ưu não trói buộc lao tù, hình lục v.v... Do tâm lìa năm dục, trừ năm sự ngăn che, được thật đạo nên không bị ưu não về dâm dục, sân nhuế, xan tham, tật đố, tà nghi v.v... Không não nên không nóng bức.
            * Lại nữa, do thiền định vô lậu phát sanh hỷ lạc, khắp thân lảnh thọ, nên nhiệt não được trừ, ví như người quá bị nóng bức buồn bực, được vào trong ao nước, trong trẻo lạnh mát, không còn nhiệt não.
            * Lại nữa, các phiền não hoặc thuộc kiến, hoặc thuộc ái, ấy gọi là nhiệt. Ở trong Phật pháp không có thứ đó, nên gọi là không nhiệt não.
            Không chờ thời: Phật pháp không chờ thời mới tu

* Trang 46 *
device

hành, không chờ thời mới được kết quả. Còn pháp ngoại đạo, khi mặt trời chưa mọc thọ pháp, khi mặt trời mọc không thọ pháp, hoặc khi mặt trời mọc thọ, khi mặt trời chưa mọc không thọ, hoặc ngày thọ đêm không thọ, hoặc đêm thọ ngày không thọ. Trong Phật pháp không có việc thọ phải chờ thời, mà tùy khi nào tu tập tám Thánh đạo, liền được Niết-bàn, ví như lửa được củi liền cháy, khi trí tuệ vô lậu phát sanh liền có thể đốt cháy các phiền não, không chờ thời.
            Hỏi: Như trong Luật Phật dạy: Có thuốc phải thời, y phải thời, ăn phải thời. Nếu người thiện căn chưa thuần thục, chờ thời mới được. Vì sao nói không có thời?
            Đáp: Thời đây là theo pháp thế tục, vì muốn cho Phật pháp trụ lâu nên kết giới “Phải thời.” Còn nếu vì tu đạo để được Niết-bàn và che pháp thiền định, trí tuệ vị diệu thì không chờ thời. Pháp của các ngoại đạo đều chờ thời tiết, còn Phật pháp thì chỉ chờ nhân duyên đầy đủ. Nếu tuy trì giới, thiền định mà trí tuệ chưa thành tựu cũng không thể thành đạo; nếu trì giới, thiền định, trí tuệ đều thành tựu  liền đắc quả, không còn chờ thời.
            * Lại nữa, lâu lâu mới đắc quả mới gọi là thời. Ví như người nhuộm giỏi, một lần bỏ vào nhuộm liền thành, người tâm thanh tịnh cũng như thế, nghe pháp liền thâm nhiễm, được pháp nhãn thanh tịnh, ấy gọi là không chờ thời.
            Được đến thiện xứ (aupanayika): Ba mươi bảy đạo pháp vô lậu, hay đưa người đến Niết-bàn, ví như vào sông Hằng, thì chắc

* Trang 47 *
device

đến biển cả, pháp của các ngoại đạo khác chẳng phải người Nhất thiết trí nói, vì là pháp tà kiến, đưa đến chỗ ác, hoặc được đến trên trời, vẫn trở lại sa đọa chịu khổ. Vì đều vô thường, nên không gọi là thiện xứ.
            Hỏi: Không có người đưa đi, làm sao được đưa đến Niết-bàn?
            Đáp: Tuy không có người đưa đi, chỉ các pháp có thể đưa các pháp đi, khi năm uẩn vô lậu thiện dứt rồi (Vô dư Niết-bàn) thì chúng sanh được cưởng gọi từ năm uẩn đưa đi vào Niết-bàn. Cũng như gió thổi bụi bay đi, nước trôi cỏ, tuy không người đưa đi, mà vẫn có thể có đi.
            * Lại nữa, nhân duyên hòa hợp không có người làm cũng không có người đưa đi, mà quả báo tùy thuộc nhân duyên không được tự tại, ấy tức gọi là đi.
            Thông đạt không ngăn ngại: Được Phật pháp ấn[1] nên thông đạt không ngăn ngại, như được ấn của vua thời không bị nạn ngăn giữ.
            Hỏi: Những gì là Phật pháp ấn?
            Đáp: Phật pháp ấn có ba:
            1. Hết thảy pháp hữu vi niệm niệm sanh diệt, đều vô thường.
            2. Hết thảy pháp vô ngã.
            3. Tịch diệt Niết-bàn.
            Hành giả biết ba cõi đều là pháp hữu vi tạo tác sanh diệt, trước có nay không, nay có sau không, niệm niệm sanh diệt, tương tục tương tợ sanh ra, có thể thấy biết được. Như dòng nước, ngọn đèn, luồng gió dài, vì tương tợ tương tục nên
 

[1] T.  2: Tạp a-hàm kinh (Saṃyuktāgama-雜阿含經), quyển 3, kinh số 80, tr.  20a25-b28; T.  2: Phật thuyết thánh pháp ấn kinh (佛說聖法印經), tr.  500a-b; T.  27: Đại Tỳ-bà-sa  luận (Abhidharma-mahāvibhāsā-śāstra-大毘婆沙論), quyển 104, tr.  541c10; T.  28: A tỳ đàm Tỳ-bà-sa  luận (阿毘曇毘婆沙論), quyển 46, tr.  349a23; T.  26: Thập trụ Tỳ-bà-sa  luận (Daśabhūmivibhāsā śāstra-十住毘婆沙論), quyển 6, tr. 281c2; quyển 12, quyển 15; T.  10: Đại phương quảng phật hoa nghiêm kinh (Buddhāvataṃsaka-mahāvaipulya-sūtra-大方廣佛華嚴經), quyển 5, tr.  22c1, quyển 18; T.  10: Đại phương quảng tổng trì bảo quang minh kinh (大方廣總持寶光明經), quyển 2, tr.  891a24; T.  11: Đại bảo tích kinh (Ratnakūṭa-sūtra大寶積經), quyển 6, tr.  35a11, quyển 25, tr.  141a, quyển 116, tr.  656c12; T.  12: Nhập pháp giới thể tánh kinh (入法界體性經), quyển 1, tr.  237a3; T.  26: Di lặc bồ tát sở vấn kinh luận-(彌勒菩薩所問經論), quyển 2, tr.  240b15.
 

* Trang 48 *
device

người ta cho là một, chúng sanh đối với pháp vô thường, vì điên đảo chấp thường nên cho người đi là thường trú. Ấy gọi là hết thảy pháp hữu vi vô thường ấn.
            Hết thảy vô ngã là các pháp bên trong vô chủ, không người làm, không người biết, người thấy, người sanh, không người tạo tác, các pháp đều thuộc nhân duyên, thuộc nhân duyên nên không tự tại, không tự tại nên không ta vì tướng ta không thể có được. Như trong phẩm Phá ngã nói rõ, ấy gọi là vô ngã ấn.
            Hỏi: Cớ sao chỉ có pháp tạo tác là vô thường và hết thảy pháp là vô ngã?
            Đáp: Pháp không tạo tác thì không không duyên nên không sanh không diệt, không sanh không diệt nên không gọi là vô thường.
            * Lại nữa, đối với pháp không tạo tác không sanh tâm điên đảo chấp trước, do vậy không nói nó vô thường, chỉ có thể nói nó vô ngã. Có người nói thần ngã  là tướng biết thường hằng biến khắp, do vậy nên nói hết thảy vô ngã ấn.
            Tịch diệt tức là Niết-bàn. Lửa ba độc, ba suy (Già, bệnh, chết N.D)[1] diệt tắt nên gọi là tịch diệt ấn.
            Hỏi: Sao trong tịch diệt ấn chỉ có một pháp chứ không nói nhiều pháp?
            Đáp: Trong ấn đầu nói về năm uẩn, trong ấn hay nói hết thảy pháp đều vô ngã, trong ấn thứ ba nói về quả
 

[1] Tham khảo T.  34: Pháp hoa nghĩa sớ (法華義疏), tr.  550c8-9.
 

* Trang 49 *
device

của hai ấn trên, ấy gọi là tịch diệt ấn. Nói hết thảy pháp tạo tác là vô thường, thời phá ngã sở năm dục bên ngoài, nếu nói vô ngã thời phá ngã pháp bên trong, ngã và ngã sở đều phá, ấy gọi là tịch diệt Niết-bàn.
            Hành giả quán pháp tạo tác vô thường liền sanh tâm nhàm chán sự khổ ở đời. Đã biết chán khổ lại ưa đắm chủ thể quán, cho có một chủ thể quán vô thường, nên lại có pháp vô ngã ấn thứ hai, biết hết thảy vô ngã, đối với năm uẩn, mười hai nhập, mười tám giới, mười hai nhân duyên, trong ngoài phân biệt tìm kiếm chủ thể quán không thể có được, vì không thể có được nên hết thảy pháp vô ngã. Biết được như vậy, không khởi lên hý luận, không nương tựa vào đâu, chỉ quy về tịch diệt, thế nên nói là tịch diệt Niết-bàn ấn.
            Hỏi: Trong Đại thừa[1] nói các pháp không sanh không diệt, chỉ nhất tướng tức là vô tướng,[2] sao trong đây nói hết thảy pháp hữu vi tạo tác vô thường gọi là pháp ấn? Làm sao hai pháp không trái nhau?
            Đáp: quán vô thường tức là nhân duyên để quán không, như quán sắc niệm niệm vô thường tức biết sắc là không, sắc quá khứ đã diệt hoại không thể thấy nên không tướng sắc; sắc vị lai không sanh, không tác không dụng, không thể thấy nên không tướng sắc; sắc hiện tại cũng không ngưng trụ, không thể thấy không thể phân biệt biết nên không tướng sắc. Không tướng sắc tức là không, không tức là không sanh không diệt, không sanh không diệt với sanh diệt, nó thật là một, mà khi nói rộng khi nói lược.
 

[1] T.  8: Đại phẩm bát nhã kinh (Mahāprajñāparamitā-sūtra大品般若經), quyển 4, Cú nghĩa phẩm (句義品), tr.  242c2-4; quyển 8, Huyễn nhân thính pháp phẩm (幻人聽法品), tr.  278c1-2, Pañcaviṃśati, tr.  164.
[2] T. 8: Văn thù sư lợi sở thuyết bát-nhã ba-la-mật kinh (文殊師利所說般若波羅蜜經), quyển 4, tr.  242c2-4; quyển 8, tr.  278c1-2.
 

* Trang 50 *
device

            Hỏi: Sắc quá khứ vị lai vì không thể thấy nên không tướng sắc, còn sắc hiện tại khi trụ lại có thể thấy sao nói không tướng sắc?
            Đáp: Sắc hiện tại cũng không có lúc trụ lại, như đã nói trong đoạn nói về bốn niệm xứ. Nếu pháp lúc sau thấy tướng hư hoại, nên biết tướng hư hoại có từ khi mới sanh, vì theo đuổi vi tế nên không biết, như người mang dép, nếu ngày đầu mới mang mà không cũ, thời về sau lẽ đúng mới mãi, chứ không thể cũ. Nếu không cũ, thời lẽ đáng là thường, thường thì không tội không phước, không tội không phước thì pháp đạo và tục rối loạn.
            * Lại nữa, tướng sanh diệt thường đi theo pháp tạo tác, không có lúc nào trụ lại, nếu có lúc trụ lại thì không sanh diệt? Do vậy, nên sắc hiện tại không có trụ lại. Trong tục cũng có sanh diệt, nên trong một niệm trụ cũng là pháp hữu vi. Ấy gọi là thông đạt vô ngại. Như vậy nên tưởng niệm pháp.
            * Lại nữa, pháp có hai thứ:
            1. Ba tạng, mười hai bộ, tám vạn bốn ngàn pháp tụ mà Phật điển nói.
            2. Nghĩa của pháp mà Phật nói, đó là trì giới, thiền định, trí tuệ, tám Thánh đạo và quả giải thoát Niết-bàn v.v...
            Hành giả trước nên tưởng niệm pháp giáo của Phật đã diễn nói, tiếp nên tưởng niệm pháp nghĩa.
            Niệm pháp giáo Phật đã diễn nói: Lời Phật đều chân thật, mỹ diệu, có lợi ích lớn. Phật diễn nói cũng có sâu có cạn, quán thật tướng nên sâu, khéo nói nên cạn, tuy nói lập lại mà không có lỗi, vì mỗi mỗi đều có nghĩa.

* Trang 51 *
device

            Phật diễn nói trụ ở bốn chỗ,[1] có bốn thứ công đức trang nghiêm: 1. Chỗ tuệ. 2. Chỗ đế. 3. Chỗ xả. 4. Chỗ diệt.
            Có bốn cách đáp nên không thể phá hoại:
            1. Đáp một cách quyết định.
            2. Đáp có giải thích.
            3. Đáp bằng cách hỏi lại.
            4. Đáp bằng cách bỏ qua.
            Phật diễn nói hoặc có khi cho phép mà ngăn, hoặc có khi ngăn mà cho phép, hoặc cho phép mà chẳng ngăn, hoặc ngăn mà chẳng cho phép, bốn điều ấy đều thuận nhau không trái.
            Phật nói được thật tướng các pháp nên không hý luận. Nói có nghĩa có lý nên phá các luận hữu luận vô. Phật diễn nói tùy thuận đệ nhất nghĩa, nên tuy nói pháp thế gian cũng không có lỗi, vì cùng với hai đế không trái nhau, vì tùy thuận lợi ích, với người thanh tịnh thì nói lời mỹ diệu, với người không thanh tịnh thì nói lời khổ ác, dù nói mỹ diệu hay nói khổ ác đều không có tội lỗi.
            Lời Phật nói đều tùy thuận thiện pháp, cũng không đắm trước thiện pháp. Tuy là oan gia hành pháp cấu uế cũng không lấy làm tự cao, tuy có các lời quở trách cũng không có tội quở trách, tuy đủ lời tán thán pháp, cũng không nương tựa cái gì trong lời Phật nói cũng không thêm không bớt, hoặc nói lược hoặc nói rộng. Lời Phật nói lúc đầu thiện lâu dài cứu tìm cũng thiện. Lời Phật nói tuy nhiều mà nghĩa vị không nhạt mỏng, tuy nói các lời tạp ngữ mà nghĩa cũng không tạp loạn. Tuy dẫn dắt lòng người, cũng không khiến người sanh tâm ưa đắm. Tuy hiển bày điều cao siêu kỳ dị cũng không
 

[1] T. 26: Thập trụ Tỳ-bà-sa  luận (Daśabhūmivibhāsā śāstra.-十住毘婆沙論), quyển 9, tr.  68c28-69a1, quyển 13, tr.  68c28-69a1.
 

* Trang 52 *
device

làm cho người sợ hãi. Tuy có chỗ đạt đến mà kẻ phàm phu tiểu nhân không thể biết. Lời Phật như vậy, có các sự hy hữu, hay làm cho người dựng đứng lông tóc, toát mồ hôi, khí đầy, thân thể run sợ. Cũng hay khiến chư thiên sanh tâm nhàm chán, âm thanh khắp mười phương, cõi đất chấn động sáu cách. Cũng làm cho người đối với vô thỉ thế giới, kẻ đắm trước kiên cố thì có thể xả bỏ, kẻ không đắm trước kiên cố thì có thể được vui.
            Lời Phật dạy người tội ác nghe, vì tự có tội nên lo sợ bức não, người khéo nhất tâm tinh tấn nhập đạo nghe thì như uống vị cam lồ. Đoạn đầu cũng tốt, đoạn giữa cũng tốt, đoạn sau cũng tốt.
            * Lại nữa, trong nhiều hội chúng mỗi mỗi đều muốn nghe, Phật dùng một lời đáp,[1] mỗi mỗi đều được hiểu,[2]mỗi mỗi tự Phật nói riêng cho mình, giữa đại chúng tuy có xa gần khác nhau mà nghe âm thanh không có thêm bớt, khắp cả ba ngàn đại thiên thế giới cho đến mười phương vô lượng thế giới, người đáng được độ thì nghe được, người không đáng được độ thì không nghe được, ví như sấm sét dậy đất mà người điếc thì không nghe, còn người nghe thì được nghe. Như vậy là tưởng niệm các lời dạy của Phật.
            Những gì là pháp nghĩa? Tín, giới, văn, xả, thí, nghe, định, tuệ v.v... là các thiện pháp về đạo và ba pháp ấn như trong đoạn thông đạt vô ngại nói: Hết thảy pháp hữu vi vô thường, hết thảy pháp vô ngã, tịch diệt Niết-bàn, ấy gọi là nghĩa của Phật pháp.
Ba pháp ấn ấy, hết thảy luận nghị sư không thể phá
 

[1] T. 27: Đại Tỳ-bà-sa  luận (Abhidharma-mahāvibhāsā-śāstra-大毘婆沙論), quyển 79, tr.  410a16; T.  28: A tỳ đàm tỳ ba sa luận (阿毘曇毘婆沙論), quyển 41, tr.  306c24; T.  28: Tỳ-bà-sa  luận (鞞婆沙論), quyển 9, tr.  482c16; T.  27: Đại Tỳ-bà-sa  luận (Abhidharma-mahāvibhāsā-śāstra-大毘婆沙論), quyển 79, tr. 410b25.
[2] T. 11: Đại bảo tích kinh (Ratnakūṭa-sūtra-大寶積經), quyển 62, tr.  361b6-13.
 

* Trang 53 *
device

hoại, tuy có nói nhiều điều, cũng không thể làm biến chuyển các pháp tánh, như tướng lạnh không thể chuyển làm tướng nóng, các pháp tánh không thể phá hoại, giả sử người ta có thể làm thương tổn hư không mà các pháp ấn này đúng như pháp không thể phá hoại. Thánh nhân biết ba thứ pháp tướng ấy, lìa khỏi hết thảy chỗ đấu tranh nương tựa theo tà kiến. Thí như người có mắt thấy các người mù cãi nhau về màu sắc chỉ thương mà cười, chứ không cùng tranh cãi.
            Hỏi: Phật dạy trong pháp Thanh-văn có bốn sự thật, trong pháp Đại thừa có một sự thật, vì sao nay nói ba sự thật?
            Đáp: Phật nói ba thật pháp ấn, nếu nói rộng thời có bốn, nói lược thời là một. Nói vô thường tức là khổ đế, tập đế, đạo đế. Nói vô ngã thời là chủng hết thảy pháp, nói tịch diệt Niết-bàn tức là diệt đế.
            * Lại nữa, pháp hữu vi vô thường, vì niệm niệm sanh diệt, đều thuộc nhân duyên, không tự tại, không tự tại nên vô ngã. Vì vô thường vô ngã nên là vô tướng nên tâm không đắm trước, vô tướng không đắm trước nên tức là tịch diệt Niết-bàn. Do vậy nên trong pháp Đại thừa tuy nói hết thảy pháp không sanh không diệt, nhất tướng, ấy là vô tướng. Vô tướng tức là tịch diệt Niết-bàn. Niệm pháp Tam-muội ấy duyên trí duyên tận (tức duyên trạch diệt vô vi Niết-bàn N.D) và công đức các vị Bồ-tát, Bích-chi Phật.
            Hỏi: Cớ sao niệm Phật chỉ duyên đến các công đức vô học trong thân Phật? Niệm Tăng tam-muội chỉ duyên đến các

* Trang 54 *
device

pháp học và vô học trong thân các đệ tử Phật? Còn các pháp thiện vô lậu khác đều là sở duyên của niệm pháp tam-muội?
            Đáp: Đó là Ca-chiên-diên-ni-tử nói như vậy. Còn người Đại thừa thì nói: Ba đời mười phương Phật và chư Phật từ sơ phát tâm cho đến pháp cùng tận, ở khoảng trung gian ấy làm công đức thần lực gì đều là sở duyên của niệm Phật Tam-muội. Như pháp giáo và pháp nghĩa của Phật nói, từ một câu một kệ, cho đến bốn vạn tám ngàn pháp tu, tín, giới, xả, thí, nghe, định, trí tuệ v.v... các thiện pháp. Cho đến Vô dư Niết-bàn, đều là sở duyên của niệm pháp tam-muội. Các Bồ-tát, Bích-chi Phật, và chúng Thanh-văn, trừ Phật, hết thảy Thánh chúng và các công đức đều là sở duyên của niệm Tăng Tam-muội.
            Niệm Tăng là, chúng đệ tử của Phật đầy đủ giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát tri kiến uẩn, có bốn đôi tám bậc, xứng đáng thọ sự cúng dường kính lễ của trời, người là ruộng phước vô thượng của thế gian. Hành giả nên niệm đến Tăng như lời Phật tán thán. Hoặc Thanh-văn tăng, hoặc Bích-chi phật Tăng, hoặc công đức Bồ-tát Tăng, các Thánh tăng ấy đầy đủ năm uẩn như trên đã nói.
            Hỏi: Đoạn trước lấy năm uẩn tán thán Phật, sao lại còn lấy năm uẩn tán thán Tăng?
            Đáp: Tùy chỗ các đệ tử được năm uẩn mà tán thán là đầy đủ. Đầy đủ có hai: 1. Thật đầy đủ. 2. Đầy đủ trên danh nghĩa. Như đối đệ tử được hết những điều đáng được mà tán thán, ấy là đầy đủ trên danh. Còn tán thán những điều Phật thành tựu, ấy là đầy đủ thật.

* Trang 55 *
device

            * Lại nữa, vì muốn để khác với chúng xuất gia, tại gia của ngoại đạo, nên tán thán như vậy. Chúng tại gia ngoại đạo thì tán thán họ giàu sang hào quý, thế lực, còn chúng xuất gia thì tán thán họ tà kiến khổ hạnh, nhiễm đắm trí tuệ, chấp luận cạnh tranh. Niệm trong Tăng chúng hoặc có người trì giới, thiền định, trí tuệ v.v... ít không đủ kể, do đó nên Phật tự tán thán chúng đệ tử có hết thảy công đức căn bản trú xứ, giới uẩn đầy đủ, cho đến giải thoát tri kiến đầy đủ. Trụ trong giới uẩn ấy không khuynh động, dương cung thiền định, phóng mũi tên trí tuệ, phá giặc phiền não, được giải thoát. Ở trong giải thoát ấy phát sanh thấy biết, ví như người mạnh, trước tiên chân đứng vững, rồi dương cung phóng tên. Phá kẻ oán địch, được ra khỏi hai sợ: là khỏi tội với vua, và khỏi bị nạn giữa trận, biết thấy rõ chắc giặc đã bị phá diệt, tâm sanh hoan hỷ, do vậy nên nêu năm uẩn để tán thán.
            Xứng đáng cúng dường: Công đức năm uẩn đầy đủ cũng giống như người giàu sang, hào thế được người tôn kính. Chúng đệ tử của Phật cũng như vậy, có tịnh giới, thiền định, trí tuệ, giàu sang giải thoát, thế lực giải thoát tri kiến, xứng đáng được cúng dường tôn kính, chấp tay lễ bái.
            Làm ruộng phước vô thượng của thế gian: Thí chủ có hai hạng nghèo và giàu. Người nghèo thì lễ bái, cung kính, đưa đón mà được quả báo. Người giàu cũng có thể cung kính lễ bái, đưa đón, lại còn đem tài vật cúng dường mà được quả báo. Do vậy nên gọi là ruộng phước vô thượng của thế gian, ví như ruộng tốt, cày bừa thuần thục, đúng thời gieo

* Trang 56 *
device

giống, tưới tẩm đầy đủ, thì thu hoạch chắc nhiều. Ruộng phước chúng Tăng cũng như vậy, dùng trâu trí tuệ cày, nhổ gốc kiết sử, đem bốn vô lượng tâm sửa trị điều hòa thuần thục, các đàn-việt gieo hạt giống tín thí vào rưới bằng lòng niệm thí cung kính, nước tâm thanh tịnh, thì hoặc đời nay hoặc đời sau được vui thế gian vô lượng. Lại được quả vị Tam thừa. Như Tỳ-kheo Bạt-câu-la, vào thời đức Phật Tỳ-bà-thi, đem một quả Ha-lê-lặc cúng dường chúng Tăng, mà chín mươi mốt kiếp được sanh lên cõi trời, khi ở loài người thì thọ quả báo phước lạc, thường không bệnh tật, đời nay gặp đức Phật Thích-ca Mâu-ni, xuất gia dứt hết lậu hoặc, thành A-la-hán. Như Sa-môn Nhị-thập-ức trong thời đức Phật Tỳ-bà-thi, dựng một phòng xá, lấy vật lấp đất, để cúng dường chúng Tăng, mà chín mươi mốt kiếp được sanh cõi trời và ở cõi người thọ quả báo phước vui, chân không dính đất, lúc sanh ra dưới chân có lông dài hai tấc, mềm mại sạch đẹp, phụ thân thấy hoan hỷ, cho hai chục lượng vàng, thấy Phật nghe pháp, thành A-la-hán, là bậc tinh tấn đệ nhất trong hàng đệ tử Phật.[1]
            Như vậy là bố thí ít mà được quả báo lớn. Thế nên gọi là phước điền vô thượng của thế gian.
            Tăng có bốn đôi tám bậc: Phật sở dĩ nói phước điền vô thượng của thế gian là vì có tám bậc Thánh nhân này nên gọi là ruộng phước vô thượng.
            Hỏi: Như Phật bảo cư sĩ Cấp-cô-độc: Phước điền đáng cúng dường của thế gian có hai hạng là hoặc học nhân hoặc vô học nhân. Học nhân có mười tám, vô học nhân có chín.[2]
 

[1] T. 4: Phật ngũ bách đệ tử tự thuyết bản khởi kinh-(佛五百弟子自說本起經), tr.  191c24-192a16.
[2] T. 1: Trung a-hàm kinh (Madhyamāgama-中阿含經), quyển 30, kinh số 127, Phước điền kinh (puṇya-kṣetra-sūtra-福田經), tr.  616a10-19.
 

* Trang 57 *
device

Nay tại sao chỉ nói có tám bậc? (Học nhân 18 là tùy tín hành, tùy pháp hành, tín giải thoát, kiến đắc, thân chứng, gia gia, nhất chủng tử, hướng sơ quả, đắc sơ quả, hướng nhị quả, đắc nhị quả, hướng tam quả, đắc tam quả, trung ban, sanh ban, hành ban, bất hành ban, thượng lưu ban. Vô học nhân 9 là thối pháp A-la-hán, tư pháp A-la-hán, hối pháp A-la-hán, trú pháp A-la-hán, tiến A-la-hán, bất động A-la-hán, bất thối A-la-hán, huệ giải thoát A-la-hán, câu giải thoát A-la-hán - ND).
            Đáp: Kia nói rộng nên có mười tám và chín. Đây nói lược nên chỉ tám. Hai mươi bảy Thánh nhân kia đều nhiếp vào trong tám bậc này. Hàng Tín hành và Pháp hành thì hoặc nhiếp vào hướng Tu-đà-hoàn, hoặc nhiếp vào hướng Tư-đà-hàm, hoặc hướng A-na-hàm, hàng gia gia nhiếp vào hướng Tư-đà-hàm, hàng Nhất chủng nhiếp vào hướng A-na-hàm, hàng ngũ A-na-hàm[1] nhiếp vào hướng A-la-hán. Hàng Tín hành và Pháp hành khi nhập vào tư duy đạo (tu đạo) thì gọi là tín giải thoát, kiến đắc tín giải thoát. Kiến đắc này nhiếp vào trong mười lăm học nhân. Chín thứ phước điền thì nhiếp vào A-la-hán.
            * Lại nữa, hành giả nên niệm Tăng. Tăng là người bạn chân thật đưa ta đến Niết-bàn, một giới một kiến như vậy nên hoan hỷ, nhất tâm cung kính, thuận theo không trái. Người bạn trước kia của ta có các thứ ác, vợ con, nô tỳ, nhân dân v.v... là bạn đưa ta vào ba ác đạo, nay được bạn Thánh nhân, an ổn đến Niết-bàn.
 

[1] T.  27: A tỳ đạt ma đại Tỳ-bà-sa  luận (阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 174, tr.  873c12-19.
 

* Trang 58 *
device

            Phật như y vương, pháp như thuốc hay, Tăng như người xem bệnh, ta nên trì giới thanh tịnh, chánh ức niệm, như pháp được của Phật dạy, ta hảy thuận theo.
            Tăng là nhân duyên bậc nhất giúp ta dứt các kiết sử, đây là người xem bệnh, do vậy nên niệm Tăng.
            * Lại nữa, Tăng có vô lượng giới, thiền định, trí tuệ v.v... đầy đủ đức của Tăng không thể trắc lường. Như một Trưởng giả giàu sang tin niệm Tăng,[1] nói với vị chấp sự rằng: “Tôi thứ lớp mời Tăng đến nhà thọ thực, cứ mỗi ngày lần lượt mời cho đến Sa-di, nhưng vị Tăng chấp sự không cho Sa-di thọ thỉnh, các Sa-di nói: Vì ý gì không cho Sa-di? Đáp: Vì đàn-việt không vui thỉnh người niên thiếu. Bèn nói kệ:
                        “Tóc râu bạc như tuyết,
                        Răng rụng da thịt nhăn,
                        Đi khom hình thể gầy.
                        Ưa mời người như vậy.”
            Các Sa-di đều là bậc A-la-hán, như đánh đầu sư tử, bổng nhiên từ chỗ ngồi đứng dậy nói kệ:
                        “Người đàn-việt vô trí,
                        Thấy hình không chuộng đức,
                        Bỏ tướng niên thiếu này.
                        Chỉ chuộng già gầy đen.”
            Tướng bậc Thượng-tôn-kỳ niên như Phật nói kệ:
 

[1] T.  4: Đại trang nghiêm luận kinh (Sūtrālaṃkāra-śāstra-大莊嚴論經), quyển 1, tr.  261a19-262c2.
 

* Trang 59 *
device

                        “Gọi là tướng trưởng lão,
                        Không hẳn vì tuổi tác,
                        Hình gầy tóc râu bạc,
                        Già suông, trong không đức,
                        Bỏ được quả tội phước,
                        Tinh tấn tu phạm hạnh,
                        Đã lìa hết thảy pháp.
                        Ấy gọi là trưởng lão.”
            Khi ấy, các Sa-di lại suy nghĩ: Chúng ta không nên ngồi xem vị đàn-việt này phẩm lượng Tăng tốt, xấu, liền lại nói kệ rằng:
                        Đối với sự khen chê,
                        Tâm chúng ta tuy một,
                        Người ấy hủy Phật pháp,
                        Không thể không răn dạy.
                        Nên đến gấp nhà kia,
                        Đem lời pháp dạy bảo.
                        Chúng ta không độ được,
                        Ấy thời là vật bỏ.”
            Tức thời các Sa-di tự biến thân mình thành trưởng lão, tóc râu trắng như tuyết, mày đẹp phủ xuống mắt, da nhăn như làn sóng, lưng còm như cây cung, hai tay chống gậy đi, thứ lớp đi thọ thỉnh, cả thân đều run rẩy, đi đứng không an ổn,

* Trang 60 *
device

giống như cây bạch dương, theo gió mà rung chuyển. Đàn-việt thấy hạnh đó, hoan hỷ rước vào ngồi, ngồi xong trong chốc lát, trở lại hình niên thiếu, đàn-việt sợ hãi nói:
                        “Tướng già lão như vậy,
                        Lại biến thành thân trẻ,
                        Như uống thuốc hoàn đồng,
                        Việc ấy do sao vậy?”
            Các Sa-di nói: Ngươi chớ sanh nghi sợ, chúng ta chẳng phải hàng phi nhân, người muốn bình lượng Tăng, việc ấy rất đáng thương! Chúng ta vì thương xót nên hóa hiện ra như vậy, người nên biết cho kỹ, Thánh chúng không thể lường. Như nói:
                        “Như lấy vòi con muỗi,
                        Còn có thể lường biển.
                        Hết thảy trời và người,
                        Không thể lường được Tăng,
                        Tăng quí do công đức,
                        Còn không phân biệt được,
                        Mà người dùng tuổi tác,
                        Cân lường các Đại đức!
                        Lớn nhỏ sanh nơi trí,
                        Không ở nơi già trẻ,
                        Có trí, siêng tinh tấn,

* Trang 61 *
device

                        Tuy trẻ mà là già.
                        Biếng nhác, không trí tuệ,
                        Tuy già mà là trẻ.”
            Nay ngươi, bình lượng Tăng, ấy là có lỗi lớn, không khác nào lấy một ngón tay muốn lường biết biển cả, bị người trí chê cười. Ngươi không nghe Phật dạy bốn việc tuy nhỏ mà không thể khinh: Thái-tử tuy nhỏ, mà sẽ làm vua, nên không thể khinh; rắn con tuy nhỏ, mà độc làm chết người, cũng không thể khinh; đốm lửa tuy nhỏ, có thể đốt cháy núi đồng, lại không thể khinh; Sa-di tuy nhỏ, mà được thần thông bậc Thánh, rất không thể khinh.
            Lại có bốn hạng người: Như trái Am-la (āmraphala) (xoài) sống mà như chín, chín mà như sống, sống mà như sống, chín mà như chín.[1] Đệ tử Phật cũng như vậy, có vị thành tựu công đức bậc Thánh, mà oai nghi, ngôn ngữ không giống như lành; có vị oai nghi, ngôn ngữ giống người lành mà công đức bậc Thánh không thành tựu; có vị oai nghi, ngôn ngữ không giống người lành mà công đức bậc Thánh chưa thành tựu; có vị oai nghi, ngôn ngữ giống như người lành mà công đức bậc Thánh thành tựu.
            Sao người không nhớ những lời ấy, mà muốn cân lường Tăng. Ngươi nay muốn hủy Tăng, thời chỉ là tự hủy và ngươi bị lỗi lớn. Việc đã qua không thể kéo lại, thiện tâm vừa sanh đến, có thể trừ bỏ nghi hối. Hãy nghe ta nói:
                        “Thánh chúng, không thể lường,
 

[1] T.  2: Tăng nhất a-hàm kinh (Ekottara-āgama-增一阿含經), quyển 17, tr.  634b17-b17.
 

* Trang 62 *
device

                        Khó biết qua oai nghi,
                        Không thể đem dòng họ.
                        Cũng không do đa văn,
                        Cũng không do oai đức,
                        Lại không do tuổi tác,
                        Không do dáng nghiêm trang,
                        Lại không do biện thuyết,
                        Thánh chúng nước biển cả,
                        Công đức rất thâm sâu.”
 
                        “Phật lấy trăm việc khen ngợi Tăng,
                        Thí cho tuy ít được quả nhiều,
                        Ngôi báu thứ ba tiếng nghe xa.
                        Do vậy hãy nên cúng dường Tăng.
                        Không nên phân biệt ai già trẻ.
                        Biết nhiều, nghe ít, sáng hay tối,
                        Như người xem rừng không phân biệt.
                        Y-lan-Campaka,[1] Chiêm-bặc và Tát-la,
                        Ngươi muốn niệm Tăng, nên như vậy.
                        Không nên lấy ngu phân biệt Thánh.
                        Lúc Ma-ha Ca-diếp xuất gia.
                        Nạp y giá trị mười vạn vàng,
                        Muốn làm người hạ tiện xin ăn,
                        Lại cầu thô tế mà chẳng được.[2]
                        Đối Thánh chúng Tăng cũng như vậy.
 

[1] T.  54: Phiên dịch danh nghĩa tập (翻譯名義集), quyển 3, tr.  1102c2-10.
[2] T.  2: Tạp a-hàm kinh (Saṃyuktāgama-雜阿含經), quyển 41, kinh số 1144, tr.  303b22.
 

* Trang 63 *
device

                        Tìm cầu phước điền tối hạ tiểu.
                        Hay dạy người thí gấp mười vạn.
                        Lại cầu chẳng bằng, không thể được.”
                       
                        “Trong biển lớn Tăng chúng,
                        Kiết giới là bờ mé,
                        Nếu có người phá giới,
                        Trọn không ở tăng số,
                        Ví như nước biển lớn,
                        Không chung chứa tử thi.”
            Đàn-việt nghe việc ấy, thấy rõ sức thần thông, sợ hãi dựng lông, chấp tay thưa các Sa-di rằng:
            Các bậc Thánh! Tôi nay sám hối, tôi là kẻ phàm phu, tâm thường có tội hoài nghi, tôi có chút ngờ, nay muốn xin hỏi. Mà nói kệ rằng:
                        “Đại đức! Nghi đã qua.
                        Tôi nay được gặp gỡ,
                        Nếu lại không thưa hỏi,
                        Thời là ngu trong ngu.”
            Các Sa-di nói: Ngươi muốn hỏi thì hỏi, ta sẽ đáp như điều đã nghe.
            Đàn-việt hỏi rằng: Đối với Phật bảo có tín tâm thanh tịnh, đối với Tăng bảo có tín tâm thanh tịnh, phước nào hơn?[1] Đáp: Chúng ta vốn không thấy Tăng bảo, Phật bảo có hơn thua vì sao?[2] vì có một lần Phật khất thực tại thành Xá-bà-đề, có
 

[1] T.  29: Thuận chánh lý luận (順正理論), quyển 38, tr.  558c.
[2] T.  2: Tạp a-hàm kinh (Saṃyuktāgama-雜阿含經), quyển 42, kinh số 1157, tr.  308a3-b18, quyển 44, tr.  320b21-321a23.
 

* Trang 64 *
device

người Bà-la-môn tên Bà-la-đỏa-thệ. Phật thường thường đến nhà ấy khất thực, Bà-la-môn nghĩ rằng: Sao Sa-môn này đến hoài, như ta nợ ông ấy? Khi ấy Phật nói kệ:
                        “Thường thường mưa đúng thời,
                        Ngũ cốc thường thường thành,
                        Thường thường tu phước nghiệp,
                        Thường thường thọ quả báo,
                        Thường thường phải thọ sanh,
                        Nên thường thường thọ tử,
                        Thành pháp thường thường thành,
                        Ai thường thường sanh tử.”
            Bà-la-môn nghe kệ ấy xong, nghĩ rằng: Phật bậc đại Thánh, biết rõ tâm ta, hổ thẹn lấy bình bát của Phật đem vào nhà đựng đầy thức ăn ngon, mà dâng cho Phật, Phật không nhận mà nói rằng:
            Ta vì nói kệ nên được thức ăn này, ta không ăn.
            Bà-la-môn nói:
            Vậy thức ăn nay nên cho ai?
            Phật dạy:
            Ta không thấy trời hay người có thể tiêu hóa được thức ăn này, ngươi hãy đem đi để chỗ đất ít cỏ hoặc trong nước không có trùng.
            Liền như lời Phật dạy: Đem thức ăn để vào trong nước không có trùng, nước liền sôi lớn, khói lửa bay ra, như ném cục sắc nóng to. Bà-la-môn thấy vậy sợ hãi nói.
            Chưa từng có vậy. Cho

* Trang 65 *
device

đến đối với thức ăn mà có thần lực như vậy. Trở lại chỗ Phật, lễ dưới chân Phật sám hối, xin xuất gia thọ giới.
            Phật dạy: Thiện lai! Tức thời râu tóc tự rụng, bèn thành Sa-môn, dần dần dứt kiết sử, chứng được đạo A-la-hán.
            Lại có bà Ma-ha Kiều-đàm-di đem y báu kim sắc thượng hạ cúng Phật, Phật biết chúng Tăng có thể thọ dụng, mới nói Kiều-đàm-di đem y thượng hạ ấy cúng cho chúng Tăng.[1] Do vậy biết Phật bảo, Tăng bảo phước như nhau không nhiều hay ít.
            Đàn-việt hỏi:
            Nếu bố thí cho Phật, Tăng có thể thọ nhận và tiêu hóa được, cớ sao thức ăn của Bà-la-môn Bà-la-đỏa-thệ, Phật không dạy khiến Tăng ăn?
            Các Sa-di đáp: Vì để hiển bày Tăng có đại lực vậy. Nếu không thấy thức ăn bỏ vào nước có đại thần lực thời không do đâu biết Tăng lực là lớn. Nếu vật thí cho Phật mà tăng được thọ dụng liền biết Tăng lực là lớn. Thí như thầy thuốc muốn thử thuốc độc, trước đem cho gà ăn, gà liền bị chết, vậy sau tự uống mới biết uy lực của thuốc là lớn. Thế nên đàn-việt nên biết.
                        “Nếu ai ái kính Phật,
                        Cũng nên ái kính Tăng,
                        Không nên có phân biệt,
                        Vì đồng là bảo vậy.”
 

[1] T.  1: Trung a-hàm kinh (Madhyamāgama -中阿含經), quyển 47, kinh số 180, Cù đàm di kinh (瞿曇彌經), tr.  721c23-722a4; T.  1: Phân biệt bố thí kinh (分別布施經), tr.  903b23-c10; T.  4: Hiền ngu kinh (賢愚經), quyển 12, tr.  434a6-15; T.  22: Ngũ phần luật (五分律), quyển 29, tr.  185b17-23; T.  29, Thuận chánh lý luận (順正理論), quyển 38, tr.  558c6-7, 19.
 

* Trang 66 *
device

            Bấy giờ, đàn-việt nghe nói sự ấy, vui vẻ nói: tôi từ ngày nay, nếu có ai nhập vào Tăng số hoặc nhỏ hoặc lớn, tôi đều nhất tâm tín kính, không dám phân biệt.
            Các Sa-di nói: Tâm ngươi kính tín phước điền vô thượng, thời không bao lâu sẽ đắc đạo. Vì cớ sao?
                        “Người đa văn, trì giới,
                        Trí tuệ và thiền định,
                        Đều nhập vào tăng số,
                        Như muốn sông về biển,
                        Thí như các cỏ thuốc,
                        Nương tựa nơi núi tuyết,
                        Cỏ cây, trăm giống lúa,
                        Đều nương tựa nơi đất.
                        Hết thảy các người lành,
                        Đều ở trong tăng số.”
            * Lại nữa, các ngươi từng nghe Phật vì trường quỉ thần tướng quân tán thán ba thiện nam tử là A-nê-lô-đà, Nan-đà, Ca-sí-di-la chăng?
            Phật dạy: Nếu hết thảy trời và người trong thế gian nhất tâm niệm đến ba thiện nam tử, thời được vô lượng lợi ích lâu dài.[1] Do việc như vậy, hãy tín kỉnh Tăng gấp bội, ba người ấy không gọi là Tăng mà Phật dạy niệm đến ba người còn quả báo như vậy, huống gì nhất tâm thanh tịnh niệm đến Tăng. Thế nên đàn-việt nên dốc sức niệm Tăng. Tăng danh
 

[1] T.  1: Trung a-hàm kinh (Madhyamāgama-中阿含經), quyển 48, kinh số 184, Ngưu giác bà la lâm kinh (牛角娑羅林經), tr.  729b-731a.
 

* Trang 67 *
device

như kệ nói:
                        “Chúng các Thánh nhân ấy,
                        Là đội quân hùng mãnh,
                        Tồi diệt giặc ma vương,
                        Là bạn đến Niết-bàn.”
            Các Sa-di đủ cách vì đàn-việt nói các Thánh công đức của Tăng. Đàn-việt nghe xong, cả nhà lớn nhỏ, đều thấy lý tứ đế, được đạo quả Tu-đà-hoàn.
            Do nhân duyên như vậy, hãy nên nhất tâm niệm Tăng.
            Niệm giới: Giới có hai thứ là hữu lậu giới-sāsravaśīla và vô lậu giới (anāsravaśīla). Hữu lậu giới lại có hai là luật nghi giới (saṃvaraśīla) và định cọng giới-(samādhisahāgataśīla). Hành giả sơ học, niệm đến ba thứ giới ấy, khi học ba thứ xong, chỉ niệm đến vô lậu giới. Luật nghi giới ấy hay làm cho các điều ác (pāpa) không được tự tại. Khô mục gãy mòn. Thiền định giới hay ngăn ngừa các phiền não (kleśa), vì cớ sao? Vì được nội lạc-(adhyātmasukha), nên không cầu đến cái vui thế gian-(lokasukha). Vô lậu giới (anāsravaśīla) hay nhổ gốc rễ các ác phiền não (kleśa).
            Hỏi: Làm sao niệm giới (śīlānusmṛti)?
            Đáp: Như nói trong đoạn niệm Tăng. Phật như vị lương y (vaidyarāja), pháp như thuốc hay (bhaiṣajya), Tăng như người xem bệnh (glānopasthāyaka), giới như uống thuốc cấm kỵ. Hành giả tự nghĩ: Nếu ta không tuân theo cấm kỵ, thì Tam-bảo đối với ta không có ích gì. Lại như đạo sư chỉ bày con đường tốt, hành giả không theo, vị đạo sư không có lỗi. Do vậy, ta nên niệm giới.

* Trang 68 *
device

            * Lại nữa, giới là trú xứ (adhiṣṭhāna) của hết thảy thiện pháp, ví như cây cỏ trăm giống lúa nương đất mà sinh. Trì giới thanh tịnh, thì hay sanh trưởng các thiền định sâu xa và trí tuệ biết thật tướng (bhūtalakṣaṇa), cũng là cửa ban đầu (prathamadvāra) của người xuất gia (pravrajita), chỗ nương cậy (daṇḍa) của hết thảy người xuất gia, là nhân duyên ban đầu đưa đến Niết-bàn (nirvāṇādhigama). Như nói do trì giới mà tâm không hối hận (kaukṛtya), cho đến được Niết-bàn giải thoát. Hành giả niệm giới thanh tịnh, giới không khuyết (śīlāni-akhaṇḍāni), giới không phá (acchidrāṇi), giới không lủng (aśabalāni), giới không tạp (akalmāṣāṇi), giới tự tại (bhujiṣyāṇi), giới không nhiễm trước (aparāmṛṣṭāni), giới được mười trí khen ngợi-(vijñapraśatāni). Không có các tỳ vết kẻ hở (agarhitāni), gọi là giới thanh tịnh.
            Thế nào là giới không khuyết? Trong năm giới –(pañcaśīla) của chúng xuất gia, trừ phạm bốn giới trọng, phạm các giới trọng khác, gọi là khuyết (khaṇḍa), phạm các tội (āpatti) khác gọi là phá (chidra).
            * Lại nữa, tội nơi thân (kāyikāpatti) gọi là khuyết, tội nơi miệng (vācikāpatti) gọi là phá.
            * Lại nữa, đại tội gọi là khuyết, tiểu tội gọi là phá. Thiện tâm (kuśalcitta) hồi hướng Niết-bàn, không để cho kiết sử (saṃyojana) các giác quán ác xen vào, ấy gọi là không lủng (aśabala).
            Niết-bàn của thế gian hướng vào cả hai nơi ấy, gọi là tạp (kalmāṣa). Theo giới không theo ngoại duyên-(bāhyapratyaya), như người tự tại, không bị hệ thuộc, trì tịnh giới ấy không bị ái câu thúc ấy là giới tự tại. Đối với giới không sanh các kiết sử tham ái (rāga) kiêu mạng (māna), biết thật tướng (bhūtalakṣaṇa) giới cũng không chấp thủ giới ấy. Nếu chấp

* Trang 69 *
device

thủ giới ấy, ví như người ở ngục tù bị cùm xiềng câu thúc, tuy mong được tha mà lại bị khóa vòng trói ngăn. Người bị ân ái trói buộc, như ở lao ngục, tuy được xuất gia lại ưa đắm trước cấm giới, như vướng khóa vàng. Hành giả nếu biết giới là nhân duyên vô lậu (anāsravahetupratyaya) mà không ưa đắm thời được giải thoát, không bị trói buộc. Ấy gọi là không nhiễm trước giới.
            Giới được chư Phật, Bồ-tát, Bích-chi-phật và Thanh-văn khen ngợi, nếu thực hành giới ấy, dùng giới ấy, ấy gọi là giới được người trí khen ngợi.
            Giới ngoại đạo (tīrthikaśīla) là giới trâu (gośīla), giới nai (mṛgaśīla), giới chó (kukkuraśīla), giới quỷ la-sát (rākṣasaśīla), giới câm (mūkaśīla), giới điếc (badhiraśīla), các giới như vậy, người trí không khen ngợi, huống chịu khổ không có thiện báo.
            * Lại nữa, được người trí khen ngợi là, trong ba thứ giới, vô lậu giới (anāsravaśīla), không bị phá, không bị hoại, nương giới đó, được trí tuệ thật, ấy là giới được bậc Thánh khen ngợi.
            Vô lậu giới có ba như Phật nói chánh ngữ (samyagvāc), chánh nghiệp (samyakkarmānta), chánh mạng (samyagājīva). Nghĩa của nghiệp ấy như ở đoạn bát Thánh đạo có nói rõ.
            Hỏi: Nếu trì giới (śīla) là nhân duyên của thiền định (samādhi), thiền định là nhân duyên của trí tuệ (prajñā), tại sao trong Bát thánh đạo tuệ được nói trước (ādau) giới ở giữa (madhye), định ở sau (paryavasāne)?
            Đáp: Phép tắc đi đường, trước phải do mắt thấy đường rồi sau mới đi. Trong khi đi hãy siêng năng, khi đang siêng năng đi, thường nhớ đến lời đạo sư dạy, nhớ rồi nhất tâm thẳng đường đi tới, không theo đường quấy. Chánh kiến(samyagdṛṣṭi) cũng như vậy, trước lấy chánh trí tuệ quán năm thọ uẩn (upādānaskandha) đều khổ (duḥkha), ấy

* Trang 70 *
device

gọi là khổ; khổ từ các kiết sử ái (anunaya) v.v... hòa hợp sanh, ấy là tập (samudaya); kiết sử ái (saṃyojana) v.v... diệt sạch (saṃyojananirodha), ấy là Niết-bàn; như vậy quán tám phần (aṣṭāṅga), gọi là đạo, ấy là chánh kiến. Hành giả trong lúc ấy, tâm định biết thế gian hư vọng đáng xả bỏ, Niết-bàn thật pháp đáng thủ chứng. Quyết định việc ấy, ấy gọi là chánh kiến. Biết thấy việc ấy, mà tâm lực chưa lớn, chưa thể phát ra hành động, suy nghĩ trù lượng, phát động chánh kiến, khiến cho đắc lực, ấy gọi là chánh tư duy. Trí tuệ đã phát, muốn dùng lời nói ra nên tiếp theo có giới chánh ngữ (samyagvāc), chánh nghiệp (samyakkarmānta), chánh mạng (samyagājīva). Trong lúc thật hành tinh tấn không giải đãi, không để cho trú trong định sắc vô sắc (rūpārūpyasamādhi), ấy gọi là chánh phương tiện (samyagvyāyāma). Dùng chánh kiến ấy quán bốn đế (catuḥsatya), thường nhớ không quên, nhớ hết thảy phiền não là giặc (amitra), phải nên bỏ, còn chánh kiến v.v... là bạn chân chánh của ta, phải nên theo. Ấy gọi là chánh niệm (samyaksmṛti). Đối với pháp tứ đế, nhiếp tâm không tán loạn, không cho hướng đến định sắc vô sắc (rūpārūpyasamādhi) mà nhất tâm hướng đến Niết-bàn. Ấy gọi là chánh định (samyaksamādhi). Ấy là bạn đầu được thiện hữu lậu (kuśalasāsrava), gọi là nghĩa noãn pháp (uṣmagata), đảnh pháp (mūrdhan), nhẫn pháp (kṣānti). Thứ lớp tăng tấn, sơ tâm, trung tâm, hậu tâm vào tâm vô lậu-(anāsravacitta) mau chóng, trong một tâm đầy đủ, không còn phân biệt thứ lớp trước sau.
            Chánh kiến (samyagdṛṣṭi) thì lo việc phân biệt tốt xấu, lợi ích; chánh tư duy (samyaksaṃkalpa) thì lo việc phát động chánh kiến; chánh ngữ, chánh

* Trang 71 *
device

nghiệp, chánh mạng thì giữ gìn các công đức trí tuệ không để cho tán mất; chánh phương tiện (samyagvyāyāma) thì thúc dục khiến tiến mau không ngừng nghỉ, chánh niệm (samyaksmṛti) thì nhớ bảy chánh kia, không quên; chánh định (samyaksamādhi) thì làm cho tâm thanh tịnh không nhơ (kaṣāya) không loạn-(vikṣepa), khiến bảy phần, là chánh kiến, chánh tư duy v.v... được thành (siddhi). Ví như ngọn đèn (dīpa) ở trong phòng không gió, thời chiếu sáng rõ ràng. Như vậy, vô lậu giới ở trong tám Thánh đạo, cũng được bậc trí khen (vijñapraśasta).
            Hỏi: Vô lậu giới (anāsravaśīla) đáng được bậc trí khen ngợi, còn hữu lậu giới (sāsrava-śīla) khen thế nào?
            Đáp: Hữu lậu giới (anāsravaśīla) tương tợ vô lậu, theo nhân duyên đồng hàng với vô lậu nên được bậc trí khen. Ví như trong đám giặc có người làm phản mà về với ta, kia tuy là giặc, mà nay hướng đến ta, ta hãy nạp lấy, thì có thể phá giặc, sao có thể không nghĩ đến! Các giặc phiền não ở trong thành ba cõi, các thiện căn (kuśalamūla) hữu lậu giới hoặc nõan pháp (uṣmagata), đảnh pháp (murdhan), nhẫn pháp (kṣānti), thế đệ nhất pháp (laukikāgradharma), khác với các pháp hữu lậu khác nên hành giả thọ dụng, do vậy mà phá được các giác kiết sử, được pháp tài vô lậu khổ pháp nhẫn (duḥkhe dharmajñānakṣānti), nên được bậc trí khen. Ấy gọi là niệm giới (śīlasmṛti).
            Niệm xả (tyāgānusmṛti): Có hai thứ xả (tyāga): Một là thí xả (dānatyāga), hai là xả các phiền não-(sarvakleśatyāna). Thí xả có hai: Một là tài thí (āmiṣadāna), hai là pháp thí (dharmadāna). Ba thứ xả hòa hợp-(trividhatyāgasāmagrī) gọi là xả. Tài thí là gốc rễ (mūla) của hết thảy thiện pháp, nên hành giả suy nghĩ: Do bốn niệm (anusmṛti)[1] trên nên
 

[1] Bốn niệm: Niệm Phật, niệm pháp, niệm tăng và niệm giới.
 

* Trang 72 *
device

được lành bệnh phiền não (kleśa-vyādhi), vậy nay do gì mà được bốn niệm ấy? Ấy là do đời trước, đời này đối với Tam bảo (triratna) có phần bố thí. Vì cớ sao? Vì chúng sanh trong thế gian từ vô thỉ (anādikolokadhātu) đối với Tam bảo không biết bố thí không biết bố thí, phước (puṇya) bị dứt sạch. Tam bảo có vô lượng pháp. Cho nên thí cũng không cùng tận, chắc chắn đạt đến Niết-bàn.
            * Lại nữa, chư Phật quá khứ, khi mới phát tâm đều lấy việc bố thí ít nhiều làm nhân duyên, như Phật nói: Bố thí là nhân duyên trợ đạo bước đầu.
            * Lại nữa, mạng người vô thường tài vật như điển chớp, nếu người không xin còn nên đem cho huống xin mà không cho. Lấy việc đáng bố thí đó làm nhân duyên giúp đạo.
            * Lại nữa, tài vật là nhân duyên sanh ra các phiền não tội nghiệp, nếu tu các thiện pháp trì giới, thiền định, trí tuệ, là nhân duyên đắc Niết-bàn. Do vậy tài vật thường nên tự bỏ, huống đối với ruộng phước (puṇyakṣetra) tốt mà không bố thí. Ví như có hai anh em mỗi người gánh mười cân vàng đi giữa đường, không có bè bạn. Người anh thầm nghĩ: “Sao không giết em mà lấy vàng, giữa đồng trống này không ai biết.” Người em cũng thầm nghĩ muốn giết anh để lấy vàng. Anh em đều có ác tâm, cách nói năng nhìn ngó nhau đều đổi khác, anh em liền tự tỉnh ngộ, trở lại sanh tâm hối hận (kaukṛtya); “Chúng ta chẳng phải người (amanuṣya) nào khác gì cầm thú (tiryagyoni), anh em đồng cha mẹ sanh, sao lại vì một ít vàng mà sanh tâm ác?” anh em cùng đi đến chỗ nước sâu, người anh lấy vàng đôi xuống nước. Người em nói: Lành thay! lành thay! Người em liền cũng đôi vàng

* Trang 73 *
device

xuống nước. Người anh cũng nói: Lành thay! lành thay! Anh em hỏi nhau: Vì sao nói lành thay, lành thay? Đáp: Ta vì vàng này mà sanh tâm bất thiện muốn làm hại nhau, nay bỏ nó được, cho nên nói lành thay. Cả hai lời đều như vậy. Do đó nên biết tài vật là nhân duyên sanh ác tâm, hãy nên tự bỏ, huống gì bố thí thì được phước lớn mà không bố thí. Như kệ nói:
                        “Thí là kho báu đi (theo)
                        Cũng là bạn thân thiện,
                         Thỉ chung lợi ích nhau,
                        Không ai phá hoại được,
                        Thí là lọng dày tốt,
                        Hay che mưa đói khát,
                        Thí là thuyền bền chắc,
                        Hay qua biển nghèo cùng,
                        Lẫn là tướng hung suy.
                        Vì nó sanh lo sợ,
                        Rửa nó bằng nước thí,
                        Thời là sanh phước lợi,
                        Lẫn tiếc, không áo cơm,
                        Trọn đời không hoan lạc,
                        Tuy rằng có tài vật,
                        Không khác kẻ nghèo khốn,
                        Nhà của người keo kiệt,

* Trang 74 *
device

                        Không khác gì mồ mả,
                        Người cầu xin tránh xa,
                        Trọn không ai bước tới,
                        Người xan tham như vậy,
                        Bị người trí vứt bỏ,
                        Mạng khí tuy chưa chết,
                        Mà không khác người chết,
                        Người lẫn, không phước tuệ,
                        Không hứa chắc bố thí,
                        Khi sắp rơi hầm chết.
                        Luyến tiếc sanh não hận.
                        Khóc lóc đi một mình.
                        Lửa ưu hối đốt thân.
                        Người ưa thí an vui,
                        Trọn không bị khổ ấy,
                        Người tu hạnh bố thí,
                        Tiếng tăm khắp mười phương,
                        Được người trí yêu kính,
                        Vào giữa chúng không sợ,
                        Mạng chung sanh lên trời,
                        Lâu chắc được Niết-bàn.”
            Các cách mắng xan tham, khen bố thí như vậy, ấy gọi là niệm tài thí.

* Trang 75 *
device

            Thế nào là niệm pháp thí (dharmadāna)?
            Hành giả suy nghĩ như vầy: Pháp thí có lợi ích rất lớn, do pháp thí nên các đệ tử Phật (śrāvaka) đắc đạo. Lại nữa, Phật nói trong hai lối thí, pháp thí là bậc nhất, vì sao? Vì quả báo tài thí (āmiṣadāna) có hạn lượng, quả báo (vipāka) pháp thí không hạn lượng. Tài thí được quả báo trong thế gian (kāmadhātu), pháp thí được quả báo trong ba cõi (traidhātuka), cũng được quả báo ra ngoài ba cõi. Nếu không cầu tiếng tăm (śloka), tài lợi (lābha), thế lực (prabhāva) mà chỉ vì học Phật đạo, mờ rộng tâm đại từ bi, độ chúng sanh khỏi khổ già (jarā), bệnh (vyādhi), chết (maraṇa). Ấy gọi là pháp thí thanh tịnh (viśuddhadharmadāna). Nếu không được như vậy, thì việc bố thí chỉ như cách đổi chát ở chợ.
            * Lại nữa, tài thí đem thí nhiều thì tài vật bị giảm ít, còn pháp thí càng thí nhiều thì pháp càng tăng thêm. Tài thí là pháp cũ sẳn trong vô lượng đời, còn pháp thí là khi có Thánh pháp mới bắt đầu xuất hiện, khó được, nên gọi là pháp mới. Tài thí chỉ cứu được các bệnh đói khát-(kṣutpipāsā), lạnh, nóng v.v... còn pháp thí trừ được chín mươi tám bệnh phiền não.[1] Các nhân duyên như vậy, phân biệt tài thí, pháp thí, hành giả hãy nên niệm pháp thí.
            Hỏi: Thế nào là pháp thí (dharmadāna)?
            Đáp: Phật dạy mười hai bộ kinh (dvādaśāṅgabuddhavacana),[2] với tâm thanh tịnh vì phước đức nói cho người khác nghe, ấy gọi là pháp thí.
            Lại dùng sức thần thông (ṛddhibala) làm cho người đắc đạo, cũng gọi là pháp thí. Như trong kinh Võng Minh bồ-tát nói: “Có người do thấy ánh sáng của Phật mà đắc đạo hoặc sanh lên trời.”[3] Như vậy tuy miệng không nói khiến người nghe được
 

[1] T.  26: Thập trụ Tỳ-bà-sa  luận (Daśabhūmivibhāsā-śāstra-十住毘婆沙論), quyển 16, tr.  108b29-c2: tham, sân, mạn, vô minh, thân kiến, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, tà kiến, nghi là 10 căn bản phiền não, tùy tam giới kiến đế tư duy đoạn trừ phân biệt, gọi là 98 sử.; T.  41: Câu xá luận tụng sớ luận bản (俱舍論頌疏論本), quyển 19, tr.  924a8-16.
[2] Sūtra, geya, vyākaraṇa, gāthā, udāna, nidāna, avadāna, itivṛttaka, jātaka, vaipulya, adbhuta -dharma, upadeśa.  
[3] T.  15: Trì tâm phạm thiên sở vấn kinh (持心梵天所問經), quyển 1, tr.  1b20-22; T.  15: Tư ích phạm thiên sở vấn kinh (思益梵天所問經), quyển 1, tr.  33c14-15; T.  15: Thắng tư duy phạm thiên sở vấn kinh (勝思惟梵天所問經), quyển 1, tr. 62c24-26. 
 
 

* Trang 76 *
device

Phật pháp, mà cũng gọi là pháp thí. Pháp thí thì nên quán xét tâm tánh (cittasvabhāva) chúng sanh phiền não (kleśa) nhiều hay ít, trí tuệ lợi (tīkṣṇatā) hay độn (mṛdutā), rồi tùy chỗ lợi ích mà nói pháp cho họ nghe. Ví như tùy bệnh cho uống thuốc thời có ích. Có người dâm dục nặng (rāgabahula), có người sân nhuế nặng-(dveṣabahula), có người ngu si nặng (mohabahula), có người đủ hai thứ lẫn lộn, có người đủ cả ba thứ lẫn lộn. Người dâm dục nặng thì nói cho bất tịnh quán (aśubhabhāvanā), người sân nhuế nặng thì nói cho từ tâm (maitrīcitta), người ngu si nặng thì nói cho pháp nhân duyên sâu xa (gambhīra-pratītyasamutpāda). Người đủ hai thứ lẫn lộn thì nói cho hai pháp quán, người đủ ba thứ lẫn lộn thì nói cho ba pháp quán. Nếu người không rõ tướng trạng bệnh mà cho thuốc lầm thì bệnh càng tăng, nếu người chấp trước tướng chúng sanh thì nói cho họ chỉ có năm uẩn (pañcaskandha)  trong đó vô ngã. Nếu người nói không có tướng chúng sanh (sattva) thì nói cho họ có năm uẩn tương tục-(pañcaskandhasaṃtāna), đừng để họ đọa vào đoạn diệt. Đối với người cầu giàu vui thì nói cho họ bố thí, người muốn sanh lên trời thì nói cho họ trì giới, kẻ nghèo thiếu nhiều ở trong loài người, thì nói cho các việc ở trên trời. Người buồn bực lo sợ ở nhà thì nói cho pháp xuất gia, người mê đắm tài vật ở nhà thì nói cho pháp tu tại gia năm giới (pañcaśīla), nếu người không vui ở thế gian thì nói cho ba pháp ấn là vô thường, vô ngã, Niết-bàn. Nương theo Kinh pháp, tự mình diễn giảng nghĩa (artha), lý (nyāya), ví dụ (avadāna) như chúng sanh trang nghiêm pháp thí. Do các thứ lợi ích như vậy, thường niệm pháp thí.
            Xả bỏ phiền não: Dứt trừ hết ba kiết (saṃyojana) cho đến chín mươi tám sử (anuśaya), ấy gọi là xả bỏ (tyāga). Niệm tưởng xả bỏ pháp ấy giống như xả bỏ

* Trang 77 *
device

rắn độc (āśīviṣa), gông cùm mà được an ổn (yogakṣema) hoan hỷ (prāmodya).
            * Lại nữa, niệm tưởng xả bỏ phiền não (kleśatyāgānusmṛti) cùng nhiếp vào trong sự niệm pháp (dharmānusmṛti).
            Hỏi: Nếu đã nhiếp vào sự niệm pháp, sao nay lại còn nói?
            Đáp: Xả bỏ các phiền não, pháp ấy vi diệu (cāru), khó được (durlabha), vô thượng (anuttara), vô lượng (apramāṇa) cho nên lại nói riêng.
            * Lại nữa, niệm pháp với niệm xả bỏ khác nhau, niệm pháp là niệm Phật pháp vi diệu, còn niệm xả là niệm các tội ác phiền não, xả bỏ nó là khoái lạc. Hành tướng (ākāra) riêng biệt ấy là khác. Do các nhân duyên như vậy, hành giả nên niệm xả. Niệm xả là trong khi bắt đầu học thiền trí sợ sanh tăng thượng mạn (abhimāna).
            Niệm Thiên (devatānusmṛti) là, có trời Tứ thiên vương (cāturmahārājakāyikadeva) cho đến trời Tha-hóa-tự-tại (paranirmitavaśavartideva).
            Hỏi: Đệ tử Phật nên nhất tâm niệm Phật và Phật pháp, chứ sao lại niệm trời?
            Đáp: Biết quả báo do nghiệp bố thí được thọ hưởng giàu vui trên trời, cho nên niệm trời.
            * Lại nữa, có tám niệm. Phật tự nói nhân duyên. Người niệm trời thì nên niệm rằng: “Có trời Tứ thiên vương, vị trời này do năm pháp thiện nên được sanh trong đó, tin tội phước, thọ trì giới, nghe thiện pháp, tu bố thí, học trí tuệ, thì ta cũng có năm pháp ấy. Do vậy nên hoan hỷ nói trời do năm pháp ấy được sanh chỗ giàu vui, ta cũng có năm pháp ấy,

* Trang 78 *
device

ta muốn sanh kia cũng có thể sanh được, nhưng cho phước ở cõi trời vô thường. Cho nên không thọ lãnh. Cho đến trời Tha hóa tự tại cũng vậy.”
            Hỏi: Trong ba cõi, trời thanh tịnh nhiều, cớ sao chỉ niệm trời ở cõi Dục (kāmadhātu)?
            Đáp: Trong pháp Thanh văn nói niệm trời là chỉ trời cõi Dục, còn trong pháp Đại thừa nói niệm trời là niệm hết thảy trời trong ba cõi. Hành giả khi chưa đắc đạo, hoặc tâm đắm trước năm dục của nhân gian, niệm Phật hay niệm trời, nếu dứt được năm dục thời sanh lên hai cõi trên, nếu không dứt được năm dục thời sanh trong cõi trời Lục dục, trong đây có năm dục tế Diệu thanh tịnh. Phật tuy không muốn con người sanh trở lại thọ hưởng năm dục (pañcakāmaguṇa), hoặc có chúng sanh không thể vào Niết-bàn, nên vì hạng chúng sanh ấy mà dạy niệm trời, như con quốc vương (rājaputra) đứng ở chỗ cao vút hiểm nguy, không thể cứu hộ, muốn tự nhào xuống đất, sử thần của vua trải nệm lông dày, rơi thời không chết, lành lặng trong khi rơi xuống đất.
            * Lại nữa, có bốn loại trời là Danh thiên (saṃmatideva), Sanh thiên (upapattideva), Tịnh thiên-(viśuddhideva), Tịnh sanh thiên (upapattiviśuddhadeva). Danh thiên là quốc vương gọi là Thiên tử. Sanh thiên là từ Tứ thiên vương (Cāturmahārājika) cho đến trời phi-hữu-tưởng phi-vô-tưởng (naivasaṃjñānāsaṃjñadeva). Tịnh thiên là các Thánh nhân (āryapudgala) trong loài người. Tịnh sanh thiên là các Thánh nhân (āryapudgala) sanh trong chư thiên ở ba cõi (traidhātukadeva). Đó là Tu-đà-hoàn (srota-āpanna), Gia gia (kulaṃkula) (thiên gia gia, nhân gia gia) Tư-đà-hàm (sakṛdāgāmin), Nhất chủng (ekavīcika (nhất lai), hoặc ở trên trời chứng được quả A-na-hàm, A-la-hán. Tịnh sanh thiên ở trong

* Trang 79 *
device

vô sắc giới (ārūpyadhātu) có năm bậc A-na-hàm (anāgāmin), không còn trở lại cõi Dục. Mà ở ngay tại đây chứng được A-la-hán. Ở trong cõi Vô sắc có một bậc A-na-hàm, lìa cõi Sắc (rūpadhātu) sanh cõi Vô sắc-(ārūpyadhātu), ở tại đây tu đạo vô lậu, chứng A-la-hán mà vào Niết-bàn. Niệm hai loài trời Sanh thiên và Tịnh sanh thiên như vậy, gọi là niệm thiên.
            Niệm hơi thở ra vào (ānāpānānusmṛti): Như trong kinh Thiền (Dhyānasūtra) nói:[1]
            Niệm chết (maraṇānusmṛti): Có hai cách chết là tự chết (ātmanāmaraṇam) và do nhân duyên bên ngoài làm chết (pareṇa maraṇam). Hai cách chết này hành giả thường nhớ nghĩ thân này nếu bên ngoài không giết thì chắc chắn nó cũng sẽ tự chết. Như vậy đối với pháp hữu vi không nên sanh tâm tin là không chết dù trong khoảng gảy móng tay; thân này trong mọi thời đều chết, không đợi già, không nên ỷ vào cái thân đủ thứ ưu não, hung suy này, sanh tâm mong an ổn không chết, người ngu mới sanh tâm ấy. Bốn đại đất, nước, gió, lửa trong thân tác hại lẫn nhau, giống như người ôm hòm rắn độc. Cớ sao người trí cho là an ổn? Nếu hơi thở ra bảo đảm sẽ thở vào, hơi thở vào bảo đảm sẽ thở ra, ngủ sẽ trở lại thức, đều là việc khó quyết chắc. Vì sao? Vì trong ngoài thân có nhiều oán. Như nói:
                        “Hoặc ở trong thai chết,
                        Hoặc khi sanh ra chết,
                        Hoặc khi tuổi lớn chết,
                        Hoặc khi già đến chết,
                        Cũng như quả khi chết,
                        Đủ duyên làm rơi xuống,
 

[1] T.  15: Đạt ma đa la thiền kinh (達摩多羅禪經), quyển 1, tr.  301b28-302b21.
 

* Trang 80 *
device

                        Hãy cầu xa lìa khỏi,
                        Thứ oán tặc chết dữ.
                        Giặc này khó thể tin,
                        Bỏ thời được an ổn,
                        Giả sử người đại trí,
                        Sức oai đức vô thượng,
                        Không trước cũng không sau,
                        Hiện tại không ai thoát,
                        Cũng không từ tạ khéo,
                        Hay cầu xin được thoát,
                        Cũng không chỗ giữ gìn,
                        Có thể được thoát khỏi,
                        Cũng chẳng phải giữ giới,
                        Tinh tấn mà thoát được,
                        Giặc chết không thương xót,
                        Khi đến, không chỗ tránh.”
            Vậy nên hành giả không nên ở trong thân mạng vô thường mong manh mà tin tưởng mong cầu sống mãi. Như Phật dạy: Ý nghĩa “tưởng chết” (maraṇasaṃjñārtha) cho các Tỳ-kheo: Hoặc có một Tỳ-kheo trạch vai áo bên phải (ekāṃsamuttarāsaṅgaṃ kṛtvā) bạch Phật:
            “Con có thể tu tưởng chết!”
            Phật dạy: Ngươi tu thế nào?
            Tỳ-kheo thưa: Con không hy vọng sống quá bảy năm.

* Trang 81 *
device

            Phật dạy: Ngươi là Tỳ-kheo phóng dật (pramatta) tu tưởng chết.
            Có một Tỳ-kheo thưa: Con không hy vọng sống quá bảy tháng.
            Có Tỳ-kheo thưa: Bảy ngày.
            Có vị thưa: Sáu, năm, bốn, ba, hai, một ngày.
            Phật dạy: Các ông đều là Tỳ-kheo phóng dật tu tưởng chết (maraṇasaṃjñā).
            Có Tỳ-kheo thưa: Từ sáng đến bửa ăn ngọ.
            Có Tỳ-kheo thưa: Trong khoảng một bửa ăn (eka piṇḍapāta).
            Phật dạy: Các ông đều là Tỳ-kheo phóng dật tu tưởng chết.
            Một Tỳ-kheo khác trạch vai áo bạch Phật: Con đối với hơi thở ra không mong thở vào, hơi thở vào không mong thở ra.
            Phật dạy: Đây mới là Tỳ-kheo không phóng dật thật tu tưởng chết.
            Hết thảy pháp hữu vi (samskṛtadharma), niệm niệm sanh diệt, ngưng trụ (sthitikāla) rất ngắn giống như huyễn thuật (māyopama), dối gạt kẻ vô trí.[1] Hành giả do các nhân duyên như vậy niệm “tưởng chết.”[2]
            Hỏi: Pháp là thầy của chư Phật ba đời,[3] cớ sao niệm Phật trước niệm pháp? Tám niệm ấy vì sao có thứ lớp (anukrama)?
            Đáp: Pháp tuy là thầy của chư Phật ba đời mười phương, song Phật diễn nói ra pháp ấy, công đó rất lớn, ví như núi báu ở trong núi tuyết, trên chóp núi báu có ngọc báu như ý, có nhiều thứ bảo vật, người muốn leo lên, hoặc chỉ
 

[1] T.  2: Tăng nhất a-hàm kinh (Ekottarikāgama-增壹阿含經), quyển 35, tr.  741c28-742b2.
[2] Xem Đại trí độ luận quyển 21.
[3] T.  2: Tạp a-hàm kinh (Saṃyuktāgama-雜阿含經), quyển 44, kinh số 1188, tr.  322a20-25.
 

* Trang 82 *
device

nửa đường trở lui, hoặc gần đến trở lui, có một đại đức quốc vương thương xót chúng sanh, làm cho cái tham lớn, nhân dân lớn nhỏ cho đến trẻ con bảy tuổi, đều được lên núi, tùy ý lấy ngọc như ý vác các bảo vật. Phật cũng như vậy, núi báu thật tướng các pháp ở thế gian, chín mươi sáu thứ dị đạo[1] đều không thể có được, huống gì các người khác? Phật đem tâm đại từ bi thương xót chúng sanh, đầy đủ sáu Ba-la-mật, được hết thảy phương tiện trí tuệ, thuyết ra mười hai bộ kinh, tám vạn bốn ngàn cái thang pháp tụ, mà nhờ đó các tôn giả A-nhã Kiều-trần-như, Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên, Ma-ha Ca-diếp, cho đến Sa-di Tô-ma bảy tuổi v.v...đều được các pháp vô lậu năm căn, năm lực, bảy giác phần, tám Thánh đạo. Thật tướng tuy diệu hết thảy chúng sanh đều nhờ ơn Phật mà chứng được. Do vậy nên niệm Phật trước rồi tiếp niệm Pháp, niệm Tăng. Tăng theo lời Phật, hiểu được pháp cho nên ở vào thứ ba. Các người khác không thể hiểu, Tăng có thể hiểu được, nên xưng là bảo. Báu ở giữa loài người ấy là Phật, báu ở giữa pháp của chín mươi sáu thứ dị đạo ấy là Phật pháp, báu ở giữa hết thảy chúng sanh ấy là Tăng.
            * Lại nữa, do nơi Phật nên có pháp xuất hiện thế gian, do nơi pháp nên có Tăng. Hành giả niệm: Ta làm sao có được pháp bảo? Chỉ có được từ trong Tăng số. Cần trừ bỏ tất cả nghiệp ác thô tế nơi thân và miệng, cho nên tiếp theo nói về niệm trì giới.
            * Lại nữa, làm sao để phân biệt bảy chúng? Chỉ có giới
 

[1] T.  2: Tăng nhất a-hàm kinh (Ekottarikāgama-增壹阿含經), quyển 20, kinh số 4, Thanh văn phẩm (聲聞品), tr.  651c29-652a1.
 

* Trang 83 *
device

mà phân biệt. Muốn trừ tâm ác (cittaduṣkṛta), phá xan tham (abhidhyā) nên niệm xả thí. Muốn cho người thọ pháp được vui nên phá sân nhuế (vyāpāda). Tin làm phước (puṇya) được quả báo (vipākaphala) nên phá tà kiến-(mithyādṛṣṭi). Ở trong pháp trì giới, bố thí là ở trong mười thiện đạo và lìa mười bất thiện đạo (daśakuśalakarmapatha). Mười thiện đạo có hai quả (phala): Nếu hành mười thiện bậc thượng thời được sanh trong cõi trời Tịnh thiên (viśuddhadeva). Nếu hành mười thiện bậc trong thời được làm sanh thiên. Do vậy nên tiếp sau giới và thí là niệm thiên. Hành thiền (dhyāna) định (samāpatti)  thời được hai loại trời. Dứt các ác giác (vitarka), chỉ nhóm thiện pháp, nhiếp tâm một chỗ, cho nên niệm thiên, tiếp đến niệm hơi thở ra vào (ānāpāna), niệm hơi thở ra vào hay dứt các ác giác, như mưa ngâm bụi. Thấy hơi thở ra vào, biết thân mong manh. Do hơi thở ra vào mà thân được tồn tại, cho nên tiếp theo niệm hơi thở ra vào là niệm chết.
            * Lại nữa, hành giả hoặc thời ỷ có bảy niệm rồi đắm công đức ấy, sanh tâm giải đãi. Khi ấy nên niệm chết. Việc chết thường ở trước mắt. Làm sao giải đãi đắm theo pháp ái ấy. Như tôn giả A-na-luật (Aniruddha) nói: Trong khi Phật diệt độ:
                        “Pháp hữu vi như mây.
                        Người trí không nên tin,
                        Kim-cang vô thường đến,
                        Phá núi vua Thánh chúa,               

                        Ấy là thứ lớp bảy niệm.”
            Hỏi: Đó là nói tám niệm trong pháp Thanh-văn, với tám niệm của Bồ-tát có gì sai khác?

* Trang 84 *
device

            Đáp: Thanh văn chỉ vì thân, còn Bồ-tát thì vì hết thảy chúng sanh. Thanh văn chỉ vì giải thoát già (jarā), bệnh (vyādhi), chết (maraṇa), còn Bồ-tát thời vì khắp đầy đủ tất cả công đức (guṇa). Đó là sai khác.
            * Lại nữa, ở trong đây Phật cũng nói bảo Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát không trú pháp (asthānayogena) mà trú trong Bát-nhã Ba-la-mật, nên đầy đủ đàn Ba-la-mật-(dānapāramitā), cho đến đầy đủ tám niệm (anusmṛti) vì là không thể có được Bất khả đắc (anupalabdhitām upādāya). [1] Ban đầu có không trú (asthāna),[2] sau có bất khả đắc (anupalabdhitā). Có hai ấn (mudrā) đó do vậy nên khác nghĩa không trú và bất khả đắc[3] như trước đã nói.
 
(Hết cuốn 22 theo bản Hán)
­­­­­­­­­­­­­­­­___________
 
 

[1] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (mahāprajñāpāramitā-摩訶般若波羅蜜經), quyển 1, tr.  218c21-219a11, quyển 5, Quảng thừa phẩm (廣乘品), tr.  255a21-24: Lại nữa, Tu-bồ-đề! Bồ-tát ma-ha-tát, đầy đủ 10 niệm, thế nào là mười: Niệm Phật, niệm pháp, niệm tăng, niệm giới, niệm xả, niệm thiên, niệm thiện, niệm hơi thở ra vào, niệm thân, niệm chết, Tu-bồ-đề! ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát, dùng bất khả đắc.
[2] Xem T.  25: Đại trí độ luận, quyển 11.
[3] Xem T.  25: Đại trí độ luận, quyển 12.
 

* Trang 85 *
device

Xem mục lục