Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (8)


Xem mục lục

 

BÀI THỨ MƯỜI MỘT
NÓI VỀ TƯỚNG “SỞ BIẾN” (BỊ BIẾN) CỦA CÁC THỨC
(CÓ BA ĐOẠN)

  Hỏi: Như trên đã lược thuật ba tướng “Năng biến” của Thức, còn tướng “Sở biến” của Thức thì như thế nào?

  Đáp: Những tướng sở biến (bị biến) của Thức năng biến thứ nhứt, có ba:

1- Chủng tử.

2- Căn thân.

3- Khí thế gian.

  Nay trước nói về “Chủng tử”
.
I. CHỦNG TỬ, THỨC BIẾN VÀ DUYÊN

  Phàm chủng tử khi chưa khởi hiện hành, thì 7 Thức trước đều không thể duyên được. Như chúng ta không thể dùng mắt thấy được chủng tử hay lấy tai nghe hoặc mũi ngữi, miệng nếm hay tay rờ mó được chủng tử, duy Đệ bát thức mới hay duyên được chủng tử.
 
 

  Hỏi: Lấy cái gì làm bằng chứng?

  Đáp: Trong Thành Duy Thức Luận nói: “Chủng tử  tức là “tướng phần” của Tạng thức, chớ không phải cái gì khác”.

  Phàm cái tánh của kiến phần thì quyết định phải duyên tướng phần, nên biết “kiến phần” của Đệ bát thức quyết định duyên chủng tử.
 
 

  Hỏi: Tại sao biết Thức Mạt na không thể duyên được chủng tử?

  Đáp: Như trước đã nói: “Thức mạt na, chỉ thường duyên “kiến phần hiện hành” của Đệ bát thức, chấp làm thật ngã và thật pháp mà thôi; ngoài ra các vật khác nó còn không thể duyên được, huống chi là chủng tử”.
 
 

  Hỏi: Năm Thức trước  không thể duyên được chủng tử, việc đó rất dễ hiểu; còn Đệ lục Ý thức thì vẫn duyên được tất cả các pháp, tại sao không thể duyên được chủng tử? Vả như chúng ta bây giờ đây, dùng Ý thức mình tưởng ra hình tướng của một chủng tử, có khó gì mà chẳng được?

  Đáp: Tuy do ý mình tưởng ra hình tướng của một chủng tử, nhưng Ý thức cũng phải nương cái chủng tử của Đệ bát thức làm bản chất, rồi tự  biến lại cái “tướng phần  ảnh tượng” mà duyên đó, chớ không thể trực tiếp thân duyên đựơc chủng tử. Duy có Đệ bát thức dùng kiến phần của nó, mới có thể trực tiếp thân duyên được chủng tử  tướng phần của nó.

  Sau đây nói về Căn thân và khí thế gian.

II. NÓI VỀ CĂN THÂN, KHÍ THẾ GIAN, THỨC BIẾN VÀ DUYÊN

  Nếu như sáu căn thắng nghĩa, năm căn phù trần (cũng tên là chỗ căn nương) và sơn hà đại địa v.v… trong thế gian làm bản chất, chỉ do Thức tự biến ra rồi tự duyên, chớ không nương chủng tử khác làm bàn chất để biến lại và duyên, thì cái bản chất đó tức là tướng phần của nó. Khi Thức duyên cũng không duyên cái gì khác, nó chỉ tự lấy kiến phần duyên qua tướng phần của nó mà thôi, cho nên cũng gọi cái cảnh ấy là “Vô bản chất cảnh”. Lại nữa, vì nó tự lấy kiến phần của nó duyên qua tướng phần của nó, duyên như thế là chơn thật chứ không phải hư dối, cho nên cũng gọi là “Tánh cảnh”. Chữ “tánh cảnh” tức là “cảnh thật”.

  Chúng ta hiện tiền thấy những núi, sông, đất, nước v.v… thật ra không phải thấy được cái bản chất tướng phấn của Thức A lại da biến, mà chính do Nhãn thức nương tướng  phần của Thức A lại da làm bản chất, tự biến trở lại cái tướng phần, rồi tự dùng kiến phần của nó duyên đó. Cũng như có người treo mặt gương đối trước một cái cây, rồi người ấy trở lại xem lại gương, thế là họ chỉ thấy được cái bóng cây trong gương mà thôi, chớ không thể thấy được cái “cây bản chất” ở ngoài gương.

  Căn cứ theo lý này mà luận, thì thế giới chúng ta hiện ở đây, chính là thế giới ảnh tượng, như bóng trong gương. Thế mà chúng ta cũng đối trên thế giới này, lại khởi ra các món tham cầu, tạo các  nghiệp dữ v.v…  không khác gì người bẻ hoa trong gương, mò trăng dưới nước mà thôi, không bao giờ tìm được hoa thật và trăng thật.

  Đời nay các nhà khoa học reo vang hô hào, khoe khoang khoa học có vạn năng, chấp vật chất thật có, suốt đời nghiên cứu tìm tòi. Thử nghĩ, thế giới của chúng ta ở đây, còn như cái bóng hoa trong gương, huống chi trên thế gian mộng huyển này, mà họ đề cao tài năng của khoa học, tham cấu văn minh của vật chất, không khác nào người muốn vun tưới bóng cây trong gương, trông mong cho nó ra hoa đậu trái vậy.

  Trên đây chỉ đem Nhãn thức tỷ dụ; còn Nhĩ, Tỹ, Thiệt, Thân và Ý, năm Thức này gá nương bản chất biến ra ảnh tượng cũng vậy.

  Hỏi: Lấy cái gì để chứng minh 6 Thức  trước quyết định không thể duyên đến cái bản chất thế giới của chúng ta hiện ở?

  Đáp: Tướng phần hiện hành của Thức A lại da, hiện ra bản chất thế giới. Cái tướng phần này trong từng sát na (tic tac) sanh diệt, biến hiện ra từng phần: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp (sáu trần).

  Không luận đối với vật gì, chúng ta không thể cùng một lúc mà quán sát hết toàn thể của vật ấy được. Tất nhiên, chúng ta phải dùng cả sáu Thức: Nhãn, Nhĩ, Tỹ, Thiệt, Thân, Ý; mỗi Thức quan sát mỗi trần: Sắc, Thinh, Hương, Vị, Xúc, Pháp. Khi mỗi Thức quan sát rõ ràng từng bộ phận, rồi tổng hợp lại thành một tướng hòa hiệp, lúc bấy giờ chúng ta mới hay hiểu biết được toàn diện của một vật. Ngặt vì mỗi khi bàn qua thế giới, chúng ta chỉ lấy một khía cạnh của Nhãn thức quan sát mà bàn, nên không thể biết đặng toàn thể của thế giới.

  Xin lấy một vật tầm thường tỷ dụ: như trái quít để trên bàn đây, chúng ta trước dùng Nhãn thức xem thấy sắc vàng của nó, sau dùng Nhĩ thức nghe tiếng lột quít, tiếp dùng Tỹ thức ngửi mùi thơm của nó, kế dùng Thiệt thức nếm vị chua, ngọt, rồi dùng Thân thức biết nó trơn mềm, rốt sau lấy Ý thức phân biệt tổng hợp các pháp trần, nào sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. Như thế, mới hiểu biết được hoàn toàn trái quít. Thử  nghĩ chúng ta biết được một trái quít còn phải trải qua sáu tầng biến hóa và chỉ biết được bóng dáng 6 trần của trái quít, chớ đâu phải trực tiếp duyên được cái bản chất của 6 trần là sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp kia ư.

  Như chúng ta hiện nay, thấy biết được thế giới, chẳng qua do chúng ta dùng 6 Căn, 6 Thức, duyên cái bản chất thế giới của 6 Trần hiện tại, rồi biến hệin ra huyễn ảnh của thế giới 6 Trần mà duyên lại, chớ không thể trực tiếp duyên đặng cái bản chất thế giới 6 Trần do Thức A lại da đã biến khi tối sơ. Bởi thế , nên thế giới 6 Trần, nó thướng lừa bịp chúng ta không thể suy lường.

II. THỨC, CẢNH VÀ DUYÊN

  Năm Thức trước chỉ nương tướng phần sắc pháp của TànIg thức làm bản chất mà duyên, duyên như thế là “dùng tâm duyên sắc”, nên gọi là “cảnh tợ đới chất”. Dụ như đốt một ngọn đèn chiếu vào vách; điểm tiếp xúc giữa tia sáng phát ra từ  ngọn  đèn và bức vách, đây là dụ cho “cảnh tợ đới chất”.

  Năm Thức trước, khi duyên tướng phần Tắc pháp của Tàng thức thì cũng chỉ từ kiến phấn của Thức mình, biến ta cảnh tướng phần mà duyên, chớ đối với tướng phần bản chất của Thức A lại da, thì xa cách, cho nên gọi là “cảnh tợ đới chất”.

  Cảnh sở duyên của đệ lục Ý thức lá tất cả pháp, vì không có một pháp nào mà Ý thức chẳng duyên được. Xét lại, năm Thức trước chỉ duyên được tự cảnh. Như Nhãn thức chỉ thấy sắc mà không thể nghe tiếng v.v… Nhĩ thức chỉ nghe tiếng mà không thể thấy sắc. Tỹ, Thiệt, Thân v.v… chỉ duyên tự cảnh cũng vậy.

  Lại nữa, năm Thức trước chỉ duyên được cảnh hiện tại, còn cảnh quá khứ và vị lại thì không duyên được. Cũng như cái hoa đã tàn, hay chưa sanh thì Nhãn thức không thể thấy được. Trái lại,  Ý thức thì duyên được tất cả những cảnh mà năm Thức trước duyên và những cảnh mà 5 Thức trước  không thể duyên được. Nó lại duyên suốt những pháp trong thời gian: quá khứ, hiện tại và vị lai. Như cái hoa chưa nở, Ý thức có thể tưởng tượng hình trạng cái hoa đã nở hoặc cái hoa đã tàn. Ý thức có thể tưởng tượng hình trạng cái hoa đương nở. Ý thức duyên hết các pháp 3 đời, nên cảnh sở duyên của nó rất rộng.

  Nếu như khi Ý thức duyên tướng phần bản chất của Thức A lại da là căn thân và khí thế giới, mà nó không chấp là ở ngoài tâm, mà đồng như Tàng thức tự biến tự duyên, thì gọi đó là “Tánh cảnh”. Song, hiềm vì Ý thức của người thường, không ai là chẳng chấp rằng khí thế gian là  vật  ở ngoài tâm, cho nên không nhận được tánh cảnh của Ý thức.

  Khi Ý thức chấp khí thế gian là vật ngoài tâm, mà cùng với Nhãn thức v.v… đồng duyên ngoại cảnh, rồi nương cái tướng phần của Nhãn thức v.v… làm bản chất, trở lại biến ra tướng phần riêng của nó để duyên, như thế là dùng :tâm duyên sắc”, cho nên gọi là “cảnh tợ  đới chất”.

  Song, Nhãn thức trực tiếp gá nương tướng phần của Tàng thức làm bản chất, trở lại biến ra tướng phần của nó để duyên, đây chỉ cách có một lớp. Đến như Ý thức thì gián tiếp nương tướng phần, của Nhãn thức làm bản chất, rồi trở  biến ra tướng phần của nó để duyên, thành ra phải cách đến hai lớp.  Bời thế nên cảnh “đới chất” tuy đồng, nhưng “thật” và “giả” rất khác nhau. Nếu dùng cái “chất” mà suy xét, thì đây kêu là “Độc ảnh cảnh”, nghĩa là cái ảnh tượng sanh khởi đơn độc vậy.

  Độc ảnh cảnh cũng có “Hữu chất độc ảnh” và “ Vô chất độc ảnh”. Món “đới chất” này, cũng kêu là “Hữu chất độc ảnh cảnh”. Nếu như  Ýù thức không nương bản chất để duyên, chỉ vọng tưởng lông con rùa hay sừng con thỏ, như thế kêu là: “Vô chất độc ảnh cảnh”.

  Cảnh độc ảnh của Ý thức, có thể phân làm hai phần:

1- Vô chất độc ảnh.

2- Hữu chất độc ảnh.

- Về “Vô chất độc ảnh” cũng có hai:

a) Như duyên lông rùa, sừng thỏ.

b) Như duyên những pháp trong quá khứ và vị lai.

  “Hữu chất độc ảnh” cũng có hai:

a) Ý thức duyên cảnh vật hiện tiền như núi, sông v.v…

b) Như Ý thức tự tưởng tượng ra hình trạng núi, sông v.v… để duyên.

  Vì thế nên Ý thức duyên suốt cả ba cảnh, biến hóa không cùng.

Xem mục lục