Tin Tức (680)


VỊ THẦY BÊN TRONG - ALEXANDER BERZIN

1,151

Tịnh Quang Tâm Như Một Dạng Phật Tính

Vì tịnh quang tâm tiếp diễn từ đời này sang các đời sau thông qua chứng ngộ, nên sự liên tục của nó là cơ sở thực tế cho nhiều diện mạo khác nhau của Phật tính. Vì lý do này, các truyền thống Nyingma, Kagyu và Sakya đều coi tịnh quang tâm như Phật tính sâu xa nhất. Tuy nhiên tịnh quang tâm không chỉ chứa đựng những diện mạo khác của Phật tính trong dòng chảy của nó giống như con sông chứa tàu thuyền. Hệ thống những phẩm chất tốt, các công đức, và sự tỉnh thức sâu xa chẳng hạn, cũng tạo thành những đặc tính bẩm sinh của chính tịnh quang tâm. Do vậy, chúng ta có thể áp dụng giải thích của Gampopa vào ngữ cảnh này, rằng một mối quan hệ lành mạnh với một vị thấy tâm linh là điều kiện để kích hoạt Phật tính trở thành nguyên nhân thực tế cho việc đạt đến giác ngộ. Một mối quan hệ lành mạnh với một đạo sư mật tông là điều kiện để kích hoạt và khai thác tịnh quang tâm, với tất ca những phẩm chất, tiềm năng, và các dạng nhận thức của nó.

☀️ Vị Đạo Sư Bên Trong.

Chúng ta thường nghe nói về các đạo sư bên ngoài và đạo sư bên trong. Một đạo sư bên ngoài là một người có vai trò như một vị thầy tâm linh. Một đạo sư bên trong, ngược lại, không phải là một giọng nói bí ẩn trong đầu người đệ tử và đưa ra các hướng dẫn, cũng không phải một nhân vật thần bí nào đó ở một hang động Hymalaya gửi đến các thông điệp thần giao cách cảm. Trong tác phẩm Hiện Quán Trang Nghiêm Luận Giải, Tông Khách Ba giải thích rằng trong giai đoạn tu hiển giáo, một đạo sư bên trong là lòng từ bi tăng trưởng trong quá trình tu tập. Được gia hộ bởi lòng từ bi, đệ tử phát triển bồ đề tâm, và cũng như một vị đạo sư, bồ đề tâm này chứa đầy những phẩm chất tốt và gia trì cho đệ tử để chính họ có được những khả năng này.

Trong tác phẩm Đáp Ứng Hoàn Toàn Những Hy Vọng Của Đệ Tử, Tông Khách Ba chỉ ra rằng ở trình độ vô thượng mật điển, một vị đạo sư bên trong chính là bồ đề tâm sâu kín nhất của người đệ tử. Vị Ban Thiền Lạt Ma Thứ Nhất đã làm rõ điểm này trong tác phẩm kinh điển của dòng Gelug, Một Nghi Lễ Để Tôn Vinh Các Đạo Sư (Nghi Lễ Cúng Dường Các Đạo Sư Của Dòng Truyền Thừa). Trong đó, ông gọi bồ đề tâm sâu kín nhất là Samantabhadra (Đấng Toàn Hảo), thuật ngữ của tông Nyingma để chỉ nhận thức thuần khiết. Bằng cách đó, ông tiết lộ rằng, trong việc đóng vai trò như một đạo sư bên trong, bồ đề tâm sâu kín nhất của người đệ tử chính là tịnh quang tâm của người đó khi nó thực chứng tính Không.

Hơn nữa, vì tịnh quang tâm, như một dạng Phật tính, có khả năng nhận ra khuôn mặt của chính nó và qua đó thực chứng tính Không, nên tịnh quang tâm của một đệ tử cũng có thể là một đạo sư bên trong, kể cả trước khi có được sự thực chứng. Nghĩa mở rộng này của thuật ngữ đạo sư bên trong đến từ cách phân tích trong Phật giáo được gọi là “lấy tên của kết quả để gán cho nguyên nhân”.

Khi đó quán đảnh mật tông đòi hỏi có cả đạo sư bên ngoài và bên trong. Sự gia trì từ vị đạo sư bên ngoài, cùng với sự thực chứng của đệ tử trong buổi lễ, tạo nên “quán đảnh tạo duyên” để sau đó chín muồi thành thực chứng thật sự. Tông phái Nyingma có giải thích về cơ chế này. Quá trình chín muồi xảy ra chỉ bởi vì một đạo sư bên trong, giống như Phật tính sâu xa nhất, sẽ cung cấp “quán đảnh nền tảng”. Là nền tảng của mọi thực chứng, tịnh quang tâm bao gồm mọi phẩm chất tuyệt hảo sẽ chín muồi thành Phật quả.

Với vai trò là một đạo sư bên trong, tịnh quang tâm cũng là nguồn gia trì rốt ráo. Chúng ta có thể hiểu điều này theo hai cách. Tông phái Gelug, bằng sự kết hợp giữa luận giải độc nhất vô nhị của nó về trường phái Trung Quán Cụ Duyên của Ấn Độ với các giáo lý của mật pháp Guhyasamaja, đã phân tích rằng sự gia trì là một hình thức vi tế của năng lượng (praja, khí). Nguồn năng lượng gia trì sâu kín nhất là năng lượng duy trì cuộc sống, chính là sự hỗ trợ về mặt vật lý của tịnh quang tâm. Vì năng lượng cực vi tế này di chuyển không tách rời với tịnh quang tâm, nên để tiếp cận nó chỉ có thể thông qua tiếp cận tầng vi tế nhất của tâm thức.

Còn tông phái Nyingma, Kagyu và Sakya lại đi theo phong cách của các Đại thành tựu giá (mahasiddha, những vị hành giả có thành tựu lớn), và sử dụng một cách mô tả mang tính thi ca hơn. Họ gọi tịnh quang tâm là “nền tảng của mọi thứ” (alaya, A lại da thức). Trong thuật ngữ Đại Toàn Thiện, các sóng gia trì là “cuộc chơi sáng ngời” của nó. Cũng giống như sự sáng rỡ của mặt trời là một phẩm chất không tách rời khỏi bản thân mặt trời, sự gia trì là một phẩm chất không tách rời của tịnh quang tâm.

☀️ Nhu Cầu Cần Có Bổn Sư.

Các hành trì Đại Toàn Thiện và Đại Thủ Ấn tập trung tâm thức vào bản chất của chính nó nhằm thực chứng tính Không. Để có thể dụng tâm quán tâm mà không có sự phân chia (bất nhị) và để thực chứng bản chất rỗng không của nó, đòi hỏi một tâm thức đầy sinh lực và trong sáng lạ thường để thực hiện việc tập trung, và một tâm thức cũng đầy sinh lực và trong sáng tương tự để hướng sự tập trung lên đó. Nếu không, tâm thức tập trung sẽ quá yếu và đối tượng của sự tập trung là quá mù mờ để có thể có bất kỳ hy vọng thành công nào.

Pháp tu Đại Thủ Ấn của dòng Kagyu và Gelug/ Kagyu trình bày cả hình thức hiển giáo lẫn mật giáo của hành trì này. Đại Thủ Ấn dòng Sakya và Đại Toàn Thiện dòng Nyingma chỉ quan tâm đến cấp độ mật giáo. Đại Thủ Ấn hành trì ở cấp độ hiển giáo sẽ
tập trung những tầng lớn hơn của tâm thức vào bản chất của chính chúng. Điều này đòi hỏi sử dụng một mức độ ý thức trên đó ý niệm vận hành để tập trung cả vào nhận thức qua giác quan lẫn bản thân ý thức. Đại Thủ Ấn ở cấp độ mật giáo và Đại Toàn Thiện tập trung tịnh quang tâm vào bản chất của nó. Để thành công trong việc này đòi hỏi một tâm thức thậm chí sung mãn và rõ ràng hơn cả mức mà cấp độ hiển giáo đòi hỏi.

Nói chung, tiếp cận tịnh quang tâm đòi hỏi nhiều gia trì hơn bất kỳ hình thức nào khi tu tập hiển giáo. Một mối quan hệ lành mạnh với một đạo sư mật tông sẽ cung cấp năng lượng bổ sung cần thiết. Vì một vị bổn sư chính là vị thầy tâm linh gia trì lớn nhất cho đệ tử, nên hành trì vô thượng mật điển sẽ diễn tiến dễ hơn nếu vị đạo sư mật tông của một người cũng chính là bổn sư của người đó. Tuy nhiên đối với hành trì Đại Thủ Ấn cấp độ mật tông hoặc Đại Toàn Thiện, một mối quan hệ gắn bó và lành mạnh với một bổn sư mật tông là không thể thiếu. Do vậy, như vị Sakya Pandita đã khẳng định trong tác phẩm Con Đường Sâu Xa Của Đạo Sư Du Già, xin gia trì sẽ đưa đệ tử đến giác ngộ chỉ nếu xin gia trì từ bổn sư mật tông đã quán đảnh cho họ. Nếu xin gia trì từ bất kỳ một vị thầy nào khác mà đệ tử không nhận quán đảnh, việc xin gia trì đó cũng chỉ có thể mang lại hạnh phúc trong đời này và chỉ được một sự gia trì nhỏ.

☀️ Mục Đích Rốt Ráo Của Các Mối Quan Hệ Nâng Cấp Dần Với Người Hướng Dẫn Tâm Linh.

Trong Minh Cú Luận, ngài Nguyệt Xứng đã phân biệt giữa những hiện tượng có thể diễn giải (bất liễu nghĩa) và những hiện tượng chắc chắn (liễu nghĩa). Những hiện tượng bất liễu nghĩa không hiện hữu theo cách chúng biểu hiện. Chúng cần được diễn giải. Diễn giải đúng về chúng sẽ dẫn đến những hiện tượng liễu nghĩa, là những hiện tượng hiện hữu theo cách chúng biểu hiện. Trong tác phẩm Ngọn Đèn Soi Tỏ Trung Quán Y Tự Khởi Tông, vị Karmapa Thứ Tám giải thích rằng tịnh quang tâm là một hiện tượng liễu nghĩa. Những tầng tâm thức và biểu hiện thô hơn là những hiện tượng bất liễu nghĩa, theo nghĩa là chúng không hiện hữu theo cách chúng biểu hiện, mà dẫn dắt sâu hơn đến tinh quang tâm.

Chúng ta hãy mở rộng giải thích của vị Karmapa thứ tám về các hiện tượng bất liễu nghĩa và các hiện tượng liễu nghĩa sang chủ đề hiện tại của chúng ta. Mối quan hệ với một giảng sư Phật giáo, một giáo thụ, một người huấn luyện về thiền định hoặc nghi lễ, một vị thầy quy y và truyền giới, và một đạo sư Đại thừa không hiện hữu theo cách chúng biểu hiện. Chúng có vẻ như hình thành một chuỗi đầy đủ các mối quan hệ thầy-trò đủ để khiến một người tìm kiếm tâm linh có thể đạt đến giác ngộ. Thực ra, chuỗi này dẫn đến những mối quan hệ sâu hơn.

Chuỗi quan hệ bất liễu nghĩa trước hết dẫn đến việc xây dựng mối quan hệ với một bổn sư là một đạo sự mật tông. Mối quan hệ lành mạnh với một đạo sư mật tông sau đó dẫn đến việc tiếp cận đạo sư bên trong, tức là tịnh quang tâm của người đệ tử. Hiểu đúng về đạo sư bên trong dẫn đến tịnh quang tâm thực chứng tính Không. Sự thực chứng này là mối quan hệ chắc chắn giữa người tìm kiếm tâm linh và người hướng dẫn tâm linh. Có được sự thực chứng này, như Dragpa-gyeltsen đã xác nhận trong tác phẩm Ba Vòng Gia Trì, là mục đích cuối cùng của những mối quan hệ nâng cấp dần với những người hướng dẫn tâm linh. Bằng cách làm cho hệ thống các phẩm chất tốt, công đức, và sự tỉnh thức sâu sắc của người đệ tử trở nên hoàn toàn hoạt dụng, sự thực chứng sẽ loại bỏ mọi chướng ngại ngăn trở giải thoát và giác ngộ, hoặc theo từng giai đoạn, hoặc tất cả cùng một lúc. Qua đó, đệ tử trở nên giác ngộ, mang lợi lạc cho tất cả mọi người.

Trích “Thầy Minh Triết Trò Trí Huệ” Tác Giả: Alexander Berzin
Dịch giả: Nguyễn Quyết Thắng NXB: Từ Điển Bách Khoa, Năm 2013

1,151

Tính cách nhân bản và thực tiễn của đạo Phật

Tính cách nhân bản và thực tiễn của đạo Phật Đạo Phật, với muôn ngàn hướng đi, không gì khác hơn là làm cho con người càng ngày càng thực hiện được tính

31,193
Thần Chú - ĐƯƠNG ĐẠO NXB Văn Hóa SAIGON 2010

Thần chú là pháp âm, là âm thanh diễn ra từ Pháp tánh hay Tánh Không. Cho nên thần chú có công năng diệt trừ mọi chướng ngại của hành giả và

794
Con Đường Của Sự Rõ Tâm*

Con Đường của Sự Rõ Tâm *Muốn rõ biết thực tại là cái thật tướng của con người và thế giới thì phải tìm nơi chính mình. Ở nơi con người, thực

26,200
Những lời dạy của Đại sư Garchen Rinpoche

NHỮNG LỜI DẠY CỦA ĐẠI SƯ GARCHEN RINPOCHENguyên tác: H.E. Garchen Rinpoche’s Advices - Việt dịch: Thanh Liên  Garchen Rinpoche với Kinh Luân luôn luôn ở trên tay Ngày 20 tháng Giêng Các Đạo hữu

17,085
"Câu chuyện của một người phụ nữ từng trải qua những biến cố đau thương trong cuộc đời".

Con đường trở thành doanh nhân triệu đô của cô gái 9xBởi Quỳnh Nguyễn | Webphunu.net –  Cô gái trẻ sinh năm 1993 với tên thật là Phan Thanh Bảo Ngọc năm 11

14,202
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc