Ignorantly, you see emptiness and form appear.
Enlightened, you see form and emptiness vanish.
Form, emptiness, ignorance, and enlightenment
are just one same principle, anciently and now.
When false thoughts arise, the three hells appear.
When the true mind is realized, the five kinds of eyes open.
The mind of Nirvana is serene and always serene.
The sea of birth and death is stormy and always stormy.
There is neither birth nor death.
There is neither beginning nor end.
After throwing away the dualistic views,
you will see all things are intertwining without distinction.
TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ (1230-1291)
NOTE. The three hells: the hell of fire, the hell of blood, and the hell of swords. The five kinds of eyes: human eyes, deva eyes, wisdom eyes, dharma eyes, and Buddha's eyes.
The Heart Sutra says that form is emptiness, and that emptiness is form. The Tue Trung's poem above says that those who are ignorant see that emptiness is not form, and vice versa. Moreover, the poem says that those who are enlightened see that there is no difference between form and emptiness. What experience can we have when we look at form and emptiness?
Form is part of the five aggregates (form, feeling, perception, fabrications, and consciousness). To put it in simple terms, form is what we see, hear and perceive --- the seen, the heard, the sensed and the cognized. Thus, we have six pairs of sense bases: eye and visible objects, ear and sound, nose and odor, tongue and taste, body and touch, mind and mental objects.
The form (i.e., visible forms, sound, odor, flavors, touch, and mental objects) is what you've seen, heard and perceived; dependent arising, everything you've seen, heard and perceived is inconstant and non-self. Therefore, form is not different from emptiness; emptiness is not different from form. This is why we should avoid the views of existence and non-existence. The right view is that when a form arises we say it exists, and when a form vanishes we say it does not exist anymore; that is the middle view. In the MN 147 Sutta, the Buddha said to Rahula that the eye and the forms are inconstant, stressful, subject to change and that nothing as a self could be found. The SN 35.246 Sutta says that if you try to catch the delightful sounds by splitting a musical instrument into a hundred pieces, you will fail; it is the emptiness in nature. Dependent arising, the sounds come up into existence as a form that we could hear; thus, we say that form is emptiness, and emptiness is form.
Decades ago, in response to the question "How can I get enlightened?" a Zen master in Vietnam pointed to the front yard of the temple, and said, “The rain puddle is the Buddha.” We should notice that it is very hard to understand all the sayings from books or from Zen masters. Maybe we don't need to understand via words. We should find a way to experience the state of mind in which we realize that form is emptiness, and that emptiness is form.
Suppose that you are walking in a garden. You feel a gentle wind which cools your skin. Suddenly, heavy rain pours down. Your entire body is soaking wet. The wind blows violently, whipping the trees in the forest. Within a few seconds, your mind has no thoughts. Your mind experiences a state of thoughtlessness. You see the raindrops fly swiftly. You hear the whipping trees violently sway. Your body quivers in the cold wind. You see, hear and perceive with your entire body and mind the state of wordlessness and thoughtlessness, in which you see the naturally imperturbable mind and in which there is not a trace of greed, hatred and delusion.
In these moments, you see that you are the rain, you are the trees and you are everything you see, hear and perceive. In these moments, you see, hear and perceive clearly the impermanence, the unsatisfactoriness and the lack of self. You firmly experience that form is emptiness, and that emptiness is form. Many people have undergone that kind of rainfall, but they have not been alertly mindful enough to notice the dharma seals. Those are a few seconds that can help your body and mind immerse in the Heart Sutra. We can guess that the practitioners who practice koan meditation may have a similar experience.
In SN 35.153 Sutta, the Buddha said that there is a method that a monastic can use to declare their enlightenment. When a monastic sees a sight with the eye, hears a sound with the ear, smells an odor… tastes a flavor … feels a touch … knows a thought with the mind, and "When they have greed, hate, and delusion in them, they understand ‘I have greed, hate, and delusion in me.’ When they don’t have greed, hate, and delusion in them, they understand ‘I don’t have greed, hate, and delusion in me.’..." (Translated by Bhikkhu Sujato)
With this method, when a monk or nun sees not a trace of the three poisons (greed, hate, and delusion) while seeing, hearing, and so on, he or she can confidently declare their enlightenment.
--- ---
MÊ NGỘ KHÔNG KHÁC
Mê đi sanh không sắc
Ngộ lại chẳng sắc không.
Sắc không mê ngộ ấy,
Một lý xưa nay đồng.
Vọng dấy tam đồ dấy
Chân thông ngũ nhãn thông.
Niết-bàn tâm vắng lặng
Sanh tử biển trùng trùng.
Chẳng sanh lại chẳng diệt
Không thủy cũng không chung.
Chỉ hay quên nhị kiến
Pháp giới thảy bao dung.
TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ (1230-1291) - Bản dịch Thầy Thanh Từ
GHI NHẬN: Tam đồ: địa ngục lửa, địa ngục máu, và địa ngục đao kiếm. Ngũ nhãn: nhục nhãn, thiên nhãn, huệ nhãn, pháp nhãn, và Phật nhãn.
Bát Nhã Tâm Kinh nói rằng sắc tức là không, và không tức là sắc. Bài thơ trên của ngài Tuệ Trung nói rằng người mê thấy rằng không thì không phải là sắc, và ngược lại. Thêm nữa, bài thơ nói rằng người ngộ rồi sẽ thấy rằng không có dị biệt giữa sắc và không. Kinh nghiệm nào chúng ta có thể có khi nhìn vào sắc và không?
Sắc uẩn là một phần trong ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành và thức). Nói đơn giản về những gì có thể kinh nghiệm, chúng ta có thể nói rằng sắc là cái chúng ta thấy, nghe và nhận biết --- cái được thấy, được nghe, được cảm thọ và được tri thức. Do vậy, chúng ta có sáu cặp lục nhập: mắt và cái được thấy, tai và cái được nghe, mũi và mùi hương, lưỡi và vị nếm, thân và cảm giác chạm xúc, tâm và đối tượng tâm.
Sắc (tức là, cảnh được thấy, âm thanh, hương, vị, xúc, pháp) là cái bạn thấy, nghe vả nhận biết; theo duyên khởi, mọi thứ bạn thấy, nghe và nhận biết đều vô thường và vô ngã. Do vậy, sắc không khác không; không chẳng khác sắc. Đó là lý do tại sao chúng ta nên tránh quan điểm về Hữu và Vô. Quan điểm đúng chính là khi một sắc tập khởi, chúng ta nói nó hiện hữu, và khi một sắc biến mất, chúng ta nói nó không còn hiện hữu nữa; đó là điểm nhìn trung đạo. Trong kinh MN 147, Đức Phật dạy ngài Rahula rằng mắt và cái được thấy là vô thường, bất như ý, phải biến đổi và rằng không có gì là tự ngã có thể được tìm ra. Kinh SN 35.246 Sutta nói rằng nếu bạn tìm cách nắm giữ tiếng nhạc tuyệt vời bằng cách chẻ khí cụ âm nhạc làm trăm mảnh, bạn sẽ thất bại; nó trong tự tánh là không tánh. Theo duyên khởi, âm thanh khởi lên như một sắc chúng ta có thể nghe; do vậy, chúng ta nói sắc chính là không, và không chính là sắc.
Nhiều thập niên trước, với câu hỏi "Làm sao con có thể ngộ được?" một Thiền sư tại Việt Nam chỉ ra sân trước chùa, và nói, "Vũng nước mưa đó là Phật." Chúng ta nên ghi nhận rằng sẽ rất khó để hiểu tất cả các câu nói từ sách hay từ các Thiền sư. Có thể chúng ta không cần hiểu qua lời nói. Chúng ta nên tìm một cách để kinh nghiệm trạng thái tâm mà từ đó chúng ta nhận ra rằng sắc tức là không và rằng không tức là sắc.
Hãy giả sử rằng bạn đang đi bộ trong vườn. Bạn cảm thấy làn gió nhẹ đang làm mát da của bạn. Đột nhiên, mưa lớn tuôn xuống. Toàn thân bạn ướt mem. Gió thổi dữ dội, quật túi bụi các hàng cây trong rừng. Trong vài giây đồng hồ, tâm bạn dứt bặt các niệm. Tâm bạn lúc đó là tâm vô niệm. Bạn thấy các giọt mưa bay nhanh. Bạn nghe cây nghiêng qua lại ào ạt. Thân bạn run trong gió lạnh. Bạn thấy, nghe và nhận biết bằng toàn thân và tâm trong trạng thái vô niệm và vô ngôn, từ đó bạn thấy ra tâm tự nhiên bất động và nơi đó không có chút gì của tham sân si.
Trong các khoảnh khắc đó, bạn thấy bạn là mưa, bạn là cây và bạn là tất cả những gì bạn thấy, nghe và nhận biết. Trong vài khoảnh khắc đó, bạn thấy, nghe và nhận biết rõ ràng vô thường, bất như ý và vô ngã. Và bạn kinh nghiệm vững chắc rằng sắc tức là không, và không tức là sắc. Nhiều người đã trải qua các trận mưa như thế, nhưng họ không có chánh niệm tỉnh giác đủ để nhận ra các pháp ấn. Đó là vài giây đồng hồ có thể giúp thân tâm bạn ngấm tràn trong Tâm Kinh. Chúng ta có thể đoán rằng người tu thiền công án có thể sẽ có kinh nghiệm tương tự.
Trong Kinh SN 35.153, Đức Phật nói rằng có một phương pháp mà một tu sĩ có thể dựa vào để tuyên bố là đã giác ngộ. Phương pháp này là, khi một tu sĩ nhìn thấy một cảnh bằng mắt, nghe một âm thanh với tai, ngửi một mùi hương... cảm thọ một chạm xúc, biết một niệm với tâm, và "Khi họ có tham, sân và si bên trong, họ hiểu 'Tôi có tham, sân và si trong tôi.' Khi họ không có tham, sân và si trong họ, họ hiểu 'Tôi không có tham sân si trong tôi'..."
Với phương pháp đó, nếu một tu sĩ không thấy chút gì tam độc (tham, sân, si) trong khi thấy, nghe, vân vân, vị này có thể dựa vào đó để tuyên bố là đã giác ngộ hay chưa