Other (439)


TA CÓ THỂ LÀM GÌ KHI BỊ KIỆT SỨC? - WHAT CAN I DO ABOUT BURNOUT? (Phật giáo song ngữ Việt - Anh)

566

 

Tuần này, chồng tôi, anh ấy tên Fred và tôi đang đứng trong một căn phòng nhỏ không có cửa sổ với bác sĩ thú y, xem phim chụp X-quang của một trong những con chó của chúng tôi, nó tên Ziji. Bác sĩ thú y, Alan, đã chỉ vào một khu vực trong phổi và nói rằng có một khối u có thể là ác tính.

Lúc đó, tôi cảm thấy một làn sóng choáng váng và nóng bức, và cảm giác như mình sắp sửa bị lật nhào. Fred và Alan nhanh chóng nhận ra và đến hỗ trợ tôi. Họ dẫn tôi ra phòng chờ và chăm sóc tôi, đề nghị tôi ngồi và để đầu xuống thấp. Tôi chưa bao giờ thực sự bị ngất nên khá ngạc nhiên và không một chút sợ hãi trước cảm giác của mình.

Trong vài tháng qua, tôi cảm thấy choáng ngợp trước một loạt các vấn đề trong cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp. Trong số đó, tôi sắp từ chức sau mười lăm năm làm giám đốc chương trình Trị liệu Tâm lý Chiêm Nghiệm M.A. tại Naropa, và tôi cảm thấy như đang giao “đứa con của mình” vào tay người khác.

Như tôi đã nói ở phần trước trong bài này, những quá trình chuyển đổi, ngay cả những chuyển đổi mà chúng ta tìm kiếm, cũng đầy thách thức. Tôi đang trải qua điều mà những người trợ giúp gọi là “kiệt sức” và nó đang hiển hiện trong cơ thể, cảm xúc và tâm trí tôi. 

Kiệt sức là sự kiệt quệ hay là cảm giác quá tải mà những người trợ giúp chuyên nghiệp và không chuyên đôi khi phải trải qua khi họ đã đảm nhận nhiều hơn mức công việc mà họ cảm thấy thoải mái hoặc phù hợp. Về mặt thể chất, kiệt sức có thể biểu hiện bằng tình trạng kiệt sức, căng cơ, vụng về và chóng mặt. Về mặt cảm xúc, chúng ta có thể rất dễ nổi giận. Cảm giác tức giận, buồn bã và thậm chí trầm cảm không phải là hiếm. Chúng ta có thể cảm thấy tuyệt vọng và không thỏa mãn. 

Những cơn tức giận và những giọt nước mắt có thể bật ra trước những điều tưởng như ngớ ngẩn, và tâm trí của chúng ta có thể cảm thấy đầy ắp những suy nghĩ quay cuồng nhanh chóng biến đổi từ chủ đề này sang chủ đề khác. Một trong những triệu chứng nguy hiểm nhất của kiệt sức là chúng ta tin rằng phải có điều gì đó khủng khiếp xảy ra với chúng ta khi ở trong tình trạng đó. Chúng ta mất tất cả cảm giác maitri (sự thân thiện vô điều kiện đối với tất cả các trải nghiệm). Thay vào đó chúng ta trở nên tự hung hăng. Và đặc biệt điều này dễ dàng xảy ra đối với những người trợ giúp.Theo thói quen, chúng ta thường nghĩ về bản thân là những người hữu ích, có ích, và trong những trường hợp mà điều này không được thừa nhận, thì ấy là một đòn giáng mạnh vào nỗ lực của chúng ta để tạo ra một cái tôi dựa trên việc coi bản thân là “người giúp đỡ”. Những nghi ngờ về việc chúng ta là ai càng làm tăng thêm những cảm giác đau khổ khác.

Thông thường, cách chúng ta giải quyết mọi việc là gốc rễ của sự kiệt sức. Chúng ta có thể làm nhiều việc để phòng ngừa nó, cũng như xử lý khi nó xảy ra.

Một trong những nguyên nhân lớn nhất của kiệt sức là sự không đồng bộ của cơ thể và tâm trí.

Đầu tiên, chúng ta bỏ qua những dấu hiệu nhỏ khi chúng ta tỉnh thức đầy đủ: chúng ta không ngủ đủ hoặc ăn đủ hoặc đặt quá nhiều kế hoạch cho bản thân. Điều này làm tăng sự tách biệt giữa cơ thể và tâm trí, khi chúng ta tăng tốc để hoàn thành nhiều việc hơn. Nếu bỏ qua những dấu hiệu kiệt sức ban đầu này, chúng ta có thể bị bệnh trên thân hoặc thậm chí suy nhược về tinh thần.

Một nguyên nhân khác đến từ kết quả của công việc mình mong muốn. Nếu tập trung vào những gì sẽ xảy ra trong tương lai, chúng ta sẽ đánh mất khoảnh khắc hiện tại. Điều này xảy ra rất nhiều đối với những người trợ giúp chuyên nghiệp: chúng tôi muốn tình hình được cải thiện nhiều, chúng tôi muốn người mình đang cố gắng giúp cảm thấy tốt hơn. Điều này thật mệt mỏi và làm cho chúng ta ít hữu ích hơn vì chúng ta chỉ hiện diện một phần.

Có bốn ý tưởng chính trong việc giải quyết và ngăn chặn tình trạng kiệt sức. Đầu tiên là đưa chúng ta tiếp xúc với hiện tại. Thứ hai là học cách đưa ra những lựa chọn thực tế về những gì chúng ta có thể và không thể hoàn thành. Thứ ba là hàm dưỡng maitri. Thứ tư là nhận được sự giúp đỡ từ người khác thay vì cố gắng làm tất cả một mình.

Để đồng bộ hóa tâm trí và thân thể, chúng ta cần kết nối lại với hiện tại của  chính khoảnh khắc này. Bên dưới tất cả lo lắng ám ảnh, sự xao lãng vô tâm và khả năng phán đoán kém là cho thấy cơ thể và tâm trí không ở cùng nhau.

Nếu có thể đưa mình nhẹ nhàng trở về thời điểm này, thân thể này, nơi chốn này, chúng ta có thể bắt đầu chậm lại cái tâm chưa được thuần hóa. Việc đưa cơ thể và tâm trí trở lại kết nối trong thời điểm hiện tại giúp chúng ta phân biệt những gì đang thực sự xảy ra và những gì chúng ta sợ hãi hoặc mong muốn nó diễn ra. Đây là một sự trợ giúp to lớn. Đưa ra lựa chọn về những gì chúng ta có thể làm và không thể làm cũng dựa trên thời điểm hiện tại này.

Điều đơn giản nhất là hít thở.

Hít thở và chú ý đến trải nghiệm đó có thể giúp chúng ta cảm thấy có được nền tảng. Khi cảm thấy kiệt sức, đặc biệt là khi lo lắng, chúng ta có xu hướng nín thở.

Chú ý tới những nhận thức của các giác quan có thể giúp chúng ta định hướng lại nơi này ở thời điểm này. Trong khi đang viết sáng nay, tôi chợt nhận ra mình đã quên bắt đầu bật nồi hầm đồ ăn cho bữa tối. Tôi lao đi làm việc đó và rồi ra ngoài với các cuộc hẹn trong ngày. Trên đường về nhà, tôi quên đón con mèo và phải quay lại gặp bác sĩ thú y.

Vì vậy, bây giờ tôi phải trở lại máy tính, tôi đang thực hiện một số lời khuyên cho riêng mình. Tôi đang tận hưởng một số hơi thở chánh niệm. Tôi đang nhìn lên và nhận thấy những cái cây và cánh đồng bên ngoài cửa sổ. Tôi đang đứng dậy và vỗ về bạn thú cưng Ziji, ở nơi bạn ấy nghỉ trong khi chờ phẫu thuật phổi. Những điều này đang giúp tôi sống trong thực tại, tại đây và bây giờ. Tâm trí tôi đang chậm lại một chút, và trái tim tôi cũng dịu lại. Khi tôi kể cho bạn nghe về những điều tôi đã làm hôm nay, tôi cảm thấy có một chút hài hước và maitri. Tôi đang luyện tập cảm nhận bất cứ điều gì nảy sinh và để nó đúng như nó là, thay vì những gì tôi muốn nó trở thành. Vì vậy, đây là một số cách để thực hành ba ý tưởng chính đầu tiên.

Điều thứ tư mà tôi có thể làm là nhận được sự giúp đỡ và hỗ trợ từ bạn bè, gia đình và đồng nghiệp của tôi. Tôi có thể đi dạo với một người bạn. Tôi có thể nhờ ai đó giúp đỡ tất cả việc đón và thả thú cưng. Và đối với những người trợ giúp chuyên nghiệp, điều quan trọng là phải tham gia giám sát liên tục hoặc tham vấn đồng nghiệp để ngăn những khó khăn cá nhân ảnh hưởng đến công việc của mình với những người khác.

Quan trọng nhất, tôi có thể tự mình bước vào phòng thiền và ngồi xuống bồ đoàn. Tôi có thể loại bỏ cảm giác sai lầm về sự cấp thiết về một việc gì đó mà tôi phải làm vào ngay giây phút này.

Cách đây vài năm, tôi đã làm việc với một khách hàng là một sinh viên của đại học Naropa và cũng là một người thực hành thiền định. Anh ấy nói với tôi một điều mà tôi thường suy ngẫm. “Bạn biết đấy,” anh ấy nói, “khi tôi thực sự bận rộn và không có thời gian để thực hành thiền, tôi không bao giờ có đủ thời gian. Nhưng nếu tôi thực hành, thì bằng cách nào đó sẽ có nhiều không gian hơn và tôi có đủ thời gian cho mọi thứ."

----

This week my husband Fred and I were standing in a small windowless room with our veterinarian, looking at x-rays of one of our dogs, Ziji. The vet, Alan, pointed to an area in the lung and indicated that there was a mass that could be malignant.

At that point I sensed a wave of dizziness and heat, and felt like I was about to keel over. Fred and Alan quickly noticed and came to my assistance. They walked me out to the waiting room and tended to me, suggesting I sit down and lower my head. I have never actually fainted in my life, so I was quite surprised and not a little frightened by how I was feeling.

In the past few months I have been feeling overwhelmed by a variety of events in my personal and professional life. Among other things, I am about to step down after fifteen years as director of the M.A. Contemplative Psychotherapy program at Naropa, and I feel like I am handing “my baby” into other hands.

As I’ve said before in this column, transitions, even ones that we seek out, are challenging. I am experiencing what helpers call “burnout,” and it is showing up in my body, my emotions, and my mind.

Burnout refers to the kind of exhaustion or feeling of overload that professional and other helpers sometimes experience when they have taken on more than they feel that they can comfortably or appropriately handle. Physically, burnout can manifest in exhaustion, muscle tension, clumsiness and dizziness. Emotionally, we might find that we have hair-trigger reactivity. Feelings of anger, sadness and even depression are not uncommon. We might feel hopeless and inadequate.

Angry outbursts and tears might pop out at seemingly silly things, and our minds might feel chock full of thoughts that whirl rapidly from one topic to another. One of the most pernicious symptoms of burnout is the belief that there must be something terribly wrong with us to find ourselves in such a state. We lose all sense of maitri (unconditional friendliness to all aspects of our experience). Instead we become self-aggressive. This is especially easy for helpers to do. We are likely to habitually buy a storyline about ourselves as being helpful, useful people, and in situations where that storyline is not being supported, it is a blow to our attempts to create an ego based on seeing ourselves as “helpers.” Doubts about who we are get added to our other feelings of distress.

Often the way we deal with what comes our way is at the root of burnout. There is much we can do to work with preventing it, as well as with working with it when it occurs.

One of the biggest causes of burnout is the desynchronization of body and mind.

First we ignore small cues that we are not fully present: we don’t get enough sleep or food, or we over-schedule ourselves. This leads to still more separation of body and mind, as we speed up to accomplish more. If we ignore these initial signs of burnout, we might become physically ill or even more mentally frazzled.

An additional cause is becoming attached to outcomes. If we are focusing on what will happen in the future, we lose track of the present moment. This happens a lot for professional helpers: we want so much for the situation to improve, we want the person we’re trying to help to feel better. This is exhausting, and it makes us less helpful since we’re only partially present.

There are four key ideas in working with and preventing burnout. The first is bringing ourselves into contact with nowness. The second is learning to make realistic choices about what we can and cannot accomplish. The third is cultivating maitri. The fourth is getting help from others instead of trying to do it all alone.

In order to synchronize mind and body, we need to reconnect with the nowness of this very moment. Underneath all of our obsessive worrying, our mindless ditziness and poor judgment is the fact that body and mind are not together.

If we can bring ourselves gently back to this moment, this body, this place, we can start to slow down our wild minds. Bringing body and mind back into connection in the present moment helps us discriminate between what is actually happening and what we fear or hope is happening. This is an enormous help. Making choices about what we can and cannot realistically do is also based on being grounded in the present moment.

The simplest thing to do is to breathe.

Taking some breaths and paying attention to that experience can help us feel grounded. When we feel burnt out, especially if we are anxious, we tend to hold our breath.

Noticing our sense perceptions can help us reorient to this place in this moment. While writing this morning, I suddenly realized I’d forgotten to start the crock-pot for dinner. I dashed off to take care of it and then left for my day’s appointments. On the way home, I forgot to pick up the cat and had to circle back to the vet’s.

So, now that I am back at my computer, I am taking some of my own advice. I am enjoying some mindful breaths. I am looking up and noticing the trees and fields outside the window. I am getting up and petting Ziji where he rests awaiting his lung surgery. These things are helping me be right here, right now. My mind is slowing down a bit, and my heart is softening. As I tell you of the mindless things I did today, I feel some humor and maitri. I am practicing feeling whatever arises and letting it be just what it is, instead of what I’d prefer it to be. So these are some ways to practice the first three key ideas.

The fourth thing that I can do is to get some assistance and support from my friends, family and colleagues. I can go for a walk with a friend. I can ask someone to help with all of the picking up and dropping off of animals. And for professional helpers, it is always important to engage in on-going supervision or peer consultation to prevent personal difficulties from affecting one’s work with others.

Most importantly, I can walk myself into my meditation room and sit down on my cushion. I can let go of the false sense of urgency that there is something else that I must be doing at this second.

A number of years ago I worked with a client who was a Naropa student and a meditation practitioner. He told me something that I often reflect on. “You know,” he said, “when I’m really busy and don’t have time to practice meditation, I never have enough time. But if I do practice, then somehow there’s more space, and I have enough time for everything.”

566

LÒNG BI TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY

Đức Bà Tsogyal hỏi đạo sư: Loại những hoạt động hàng ngày nào người ta cần đảm đương sau khi đứng lên từ ngồi thiền?Đạo sư trả lời: Sau khi xuất thiền,

852
ĐỘT KHỞI, ĐỘT HIỆN (EMERGENCE)

Chúng ta cũng có một hiện tượng văn hóa; sự đột khởi của một văn hóa toàn cầu, hay của toàn cầu hóa về văn hóa. _ Peter L. Berger.⚛️ Khai sáng

678
VỊ ĐẠO SƯ TÂM LINH - Ven THUBTEN CHODRON Dịch giả Thích Minh Thành.

Một vị đạo sư đang sống có thể làm được những điều mà một quyển sách không thể làm như trả lời câu hỏi của chúng ta; nêu gương tinh tấn trong

15,509
Xuất hiện USB Killer 2.0 có thể huỷ diệt máy tính trong tích tắc

Chỉ cần cắm ổ USB "huỷ diệt" này vào, máy tính của bạn sẽ thành "cục gạch" chỉ sau vài giây!Bạn đã bao giờ từng dính virus máy tính và phải "cặm

1,314
Tỉnh cơn ác mộng

TÔI HÉT LÊNTôi mệt nhọc với cuộc đời, Tôi khò khè với cuộc sống!Tôi làm hãng cam, làm anh cai.Tôi đếm tiền.Tôi, vợ đẹp.Tôi, con khôn.Tôi ung thư.Tôi hét lên!...Hai mươi năm

11,662
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc