Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (37)


Xem mục lục

All things are formless,  
unborn, undying.
Thus, there is nothing attainable.
Thus, truly the Buddha spoke.

HAI QUYNH (1728 – 1811)

NOTE: How could we say that everything is formless? Everything is constantly changing in the wind of impermanence. Everything is essentially non-self, void, impermanent; everything has the emptiness nature. Things appear and disappear constantly. The SA 301 Sutra says that one who has the right view should not hold to the view of either existence or non-existence: when seeing things arise, one should not hold to the view of non-existence; and when seeing things vanish, one should not hold to the view of existence. The SN 12.61 Sutta says that all things arise and vanish due to causal conditions; thus, "when this exists, that exists; when this arises, that arises." In short, the poem above says that all things essentially are formless, unborn, undying. Amid the constant windstorm of impermanence, how can you say that something is attainable?

You know that you are unshackled when you understand that everything is non-self, void, impermanent.
Daoxin (580–651) asked Sengcan (?-606): "I would like to ask for the Master’s compassion. Please teach me how to gain liberation."
Sengcan replied to Daoxin: "Is there someone who shackles you?"
Daoxin said: "Nobody shackles me."
Sengcan replied: "How could you want liberation when you are not shackled?"

In the SA 219 Sutra says that there is a path to Nirvana: just contemplate all things as impermanent --- the eye (and the seen), the ear (and the heard), the nose (and the smelled), the tongue (and the tasted), the body (and the bodily sensations), the mind (and the mental objects), and their accordingly arisen feelings and consciousness.

---  ---

VÔ SỞ ĐẮC  

Các pháp không tướng 
Chẳng sanh chẳng diệt 
Bởi không chỗ được 
Là thật Phật nói.  

HẢI QUÝNH (1728 - 1811) – Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Vì sao chúng ta nói rằng vạn pháp là vô tướng? Vạn pháp đang liên tục biến đổi trong trận gió vô thường. Mọi thứ trong cốt tủy là vô ngã, rỗng rang, vô thường; vạn pháp trong thực tánh là vô tướng. Các pháp liên tục tập khởi và biến diệt. Kinh A Hàm SA 301 viết rằng người có chính kiến không nên nắm giữ quan điểm về có hay không: khi thấy các pháp tập khởi, chớ có nắm giữ quan điểm là Vô; và khi thấy các pháp biến mất, chớ có nắm giữ quan điểm là Hữu. Kinh Tương Ưng SN 12.61 Sutta nói rằng các pháp tập khởi và tịch diệt theo luật duyên khởi; do vậy, "khi cái này có, thì cái kia có; khi cái này tập khởi, thì cái kia tập khởi." Nói ngắn gọn, bài thơ trên nói rằng vạn pháp cốt tủy là vô tướng, bất sinh, bất diệt. Trong trận bão gió vô thường liên tục, làm sao bạn có thể nói rằng có cái gì là đạt được?

Trong khoảnh khắc bạn biết bạn không bị trói buộc bởi bất cứ gì khi bạn kinh nghiệm rằng tất cả các pháp đều là vô ngã, rỗng không và vô thường.

Đạo Tín (580–651) hỏi Tăng Xán (?-606): "Con xin Hòa thượng từ bi dạy cho con pháp tu để giải thoát."
Tăng Xán trả lời Đạo Tín: "Có ai trói con không?"
Đạo Tín nói: "Không ai trói buộc cả."
Tăng Xán đáp: "Vậy thì, sao con muốn giải thoát khi con không bị trói buộc?"

Trong Kinh A Hàm SA 219 có nói về một con đường tới Niết Bàn: hãy quán sát tất cả các pháp là vô thường --- mắt (và cái được thấy), tai (và cái được nghe), mũi (và cái được ngửi), lưỡi (và cái được nếm), thân (và cái được chạm xúc), tâm (và cái được suy nghĩ tư lường), và các cảm thọ và thức tập khởi kèm theo.

Xem mục lục