BREATHING
Breathing in, you feel you are breathing in;
breathing out, you feel you are breathing out.
Breathing in, you know you are breathing in;
breathing out, you know you are breathing out.
While you breathe, you feel; then, you know.
Feeling – that means you feel the breath long or short.
Knowing – that means you are aware of the breath rising and falling, rough or smooth, slow or fast.
KHUONG TANG HOI (? – 280)
NOTE: Breathing meditation helps calm the mind easily; it is also a part of mindfulness meditation. There are many ways in breathing meditation. Some teachers prefer to count or follow breaths. You should also try this: With your eyes half-open, don’t count, don’t follow, just feel the breaths; Be alert, and feel the breathing. Just be like a baby, and feel the breathing. A baby cannot think, cannot count, cannot put her mind on her breaths, but she lives mostly with a sense of feeling and she will cry when the room is too hot, or when she is hungry. Just feel the breaths, don’t count or follow it. Remember that all methods of breathing meditation are helpful, and you can try many different ones. The Buddha said that breathing meditation cured many illnesses too.
While you breathe, remember that there is no one is breathing. Just see yourself as a group of flesh, bone, skin, blood, legs, arms, hands, head and hair that is breathing in and out gently. Breathing this way, you will easily see within the breaths the characteristics of non-self, impermanence, unsatisfactoriness, and emptiness.
--- ---
THỞ
Hơi thở ra, hơi thở vào tự hiểu,
hơi thở ra, hơi thở vào tự biết.
Đương lúc ấy là hiểu, về sau là biết.
Hiểu là hiểu hơi thở dài ngắn.
Biết là biết hơi thở sinh diệt thô tế chậm nhanh.
KHƯƠNG TĂNG HỘI (? – 280) –Bản dịch TT Trí Siêu Lê Mạnh Thát.
GHI NHẬN: Pháp thiền niệm hơi thở giúp tịnh tâm dễ dàng; nó cũng là một phần của thiền quán niệm. Có nhiều pháp niệm hơi thở. Vài vị thầy ưa cách đếm hay theo dõi hơi thở. Bạn cũng nên thử cách này: Với mắt mở nửa chừng, đừng đếm, đừng theo dõi, mà hãy cảm nhận hơi thở; Hãy tỉnh táo, và cảm nhận hơi thở. Hãy hệt như một em bé sơ sinh, và cảm nhận hơi thở. Em bé không thể suy nghĩ, không thể đếm, không thể chú tâm vào hơi thở, nhưng em bé sống hầu hết là bằng cảm thức, và bé sẽ khóc khi trong phòng quá nóng, hay khi bé đói bụng. Hãy cảm nhận hơi thở, đừng đếm hay theo dõi nó. Hãy nhớ rằng tất cả phương pháp niệm hơi thở đều tốt, và bạn có thể thử tập nhiều pháp niệm hơi thở khác nhau. Đức Phật nói pháp thiền hơi thở cũng chữa được nhiều bệnh.
Khi bạn thở, hãy nhớ rằng không có ai đang thở. Hãy tự xem bạn như một nhúm thịt, xương, da, máu, chân, cánh tay, bàn tay, đầu và tóc đang dịu dàng thở vào và ra. Thở trong cách này, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy ngay trong hơi thở các đặc tướng vô ngã, vô thường, bất như ý và rỗng không vô tự tánh.