Bài Viết (701)


Mười bức tranh Chăn Trâu (Thập Mục Ngưu Đồ)

18,224

Mười bức tranh Chăn Trâu (Thập Mục Ngưu Đồ)

 

 

TRANH ĐẠI THỪA

 

Dịch:

 

                     Tựa của Chu Hoằng

 

                    Kinh Di Giáo dạy : Ví như chăn trâu cầm roi xem chừng, không cho nó đi bừa vào lúa mạ. Đây là xuất phát mục chăn trâu.

 

                    Ké tiếp Mã Tổ hỏi Thạch Củng : "Ông ở đây làm gì?" Thạch Củng đáp : "Chăn trâu". Mã Tổ hỏi : "Trâu làm sao chăn?" Thạch Củng đáp : "Một phen ùa vào đồng cỏ nắm mũi lôi trở lại". Mã Tổ bảo : "Ông giỏi chăn trâu".

 

                    Lại, Thiền sư An ở núi Đại Qui nói : "Tôi ở Qui Sơn không học thiền Qui Sơn, chỉ chăn giữ một con trâu".

 

                    Lại, Thiền sư Đoan ở Bạch Vân hỏi Quách Công Phụ : "Trâu thuần chưa?".

 

                    Hoặc tự chăn hoặc dạy người chăn, thấy khá nhiều, từ xưa đến nay càng bày rõ ràng. Sau mới có người vẽ thành tranh. Ban đầu từ chưa chăn, rốt sau cả hai đều mất, phân chia thành mười mục. Con trâu hẳn theo thứ lớp, ban đầu đen từ từ trắng, rốt sau không còn cái trắng nào sánh bằng.

 

                    Phổ Minh lại ở mỗi mục làm một bài tụng, Phổ Minh chưa biết rõ người ở đâu? Tranh va tụng cũng chưa rõ do tay một người chăng? Nay miễn bàn. Chỉ là tranh ấy hình ảnh hiển bày mà ý thú rất sâu sắc. Bài tụng thì lời gần mà ý chỉ thì rất xa. Người học giữ bên mình làm bản đồ để xem xét đức nghiệp của mình. Cúi xuống, xét chổ mình đã tiến, ngước lên mong chổ mình chưa đến, mới mong tránh khỏi cái lỗi được ít cho là đủ, mà phải rơi vào tăng thượng mạn. Như thế sẽ giúp ích rất nhiều. Tôi bèn sao lục cho khắc lại bản gổ. Ngoài ra còn tìm trâu cho đến vào chợ, cũng gồm mười bức cùng với những bức tranh này đại đồng tiểu dị. Lại đến trong giáo lý phân biệt tiến tu theo thứ lớp có thể so sáng mà biết. Tôi đều in phụ vào sau sách để tiện tham khảo. Nếu là người một phen vượt lên là vào thẳng thì không nhọc roi vọt mà trâu trắng nằm sẳn sờ sờ trên dất, chẳng rơi vào gia cấp, chỉ trong một sát na năng sở đều mất. Thế là tranh hóa thành đồ bỏ, tụng thành lời thừa vậy.

 


TRANH THIỀN TÔNG

 

Dịch:

 

                   

Tựa của Quách Am.

 

                    Chơn nguyên chư Phật chúng sanh cùng sẳn có, nhơn mê nên trầm luân tam giới, nhơn ngộ chóng thoát sanh tử. Do đó, có chư Phật có thể thành, chúng sanh có thể tạo.

 

                    Thế nên các bậc tiền hiền thương xót rộng nói các đường. Lý có thiên viên, giáo chia đốn tiệm. Từ thô đến tế, từ cạn đến sâu, rốt sau chỉ trong chớp mắt, Ngài Ca Diếp thấy hoa sen miệng cười chúm chím. Từ đây chánh pháp nhãn tạng được lưu thông trên trời, cõi người, nơi này, chốn khác. Người đạt được lý thì siêu tông vượt cách như đường chim không để dấu vết. Người nhận nơi sự thì kẹt câu lầm lời như rùa linh lê đuôi.

 

                    Khoảng này có Thiền Sư Thanh Cư xem căn khí chúng sanh hợp bệnh cho thuốc, làm bản đồ chăn trâu theo cơ nói giáo. Ban đầu dần dần trắng nói lên sức mạnh chưa đủ. Kế đến thuần chơn tiêu biểu căn cơ từ từ soi sáng. Sau rốt người trâu chẳng thấy, tượng trưng tâm pháp cả hai đều hết, lý ấy đã tột cội nguồn, pháp kia vẫn còn che đậy, khiến kẻ căn cơ bậc trung hạ nghi ngờ phân vân, rơi vào cõi hư vô hoặc kẹt vào thường kiến.

 

                    Nay Thiền sư Tắc Công nghĩ đến mô phạm của bậc tiền hiền, phát xuất từ đáy lòng mình làm những bài tụng hay, khiến ánh sáng xen nhau ban đầu từ chỗ mất trâu, rốt đến hoàn nguyên, khéo ứng hợp quần cơ như cứu người đói khát.

 

                    Rồi Từ Viễn nương đây sưu tầm diệu nghĩa lượm lặt chỗ huyền vi như con thủy mẫu muốn đi ăn phải nương con tôm làm mắt dẫn đường, ban đầu từ tìm trâu, đến rốt sau buông thỏng tay vào chợ.

 

                    Đó là gắng làm dậy sóng ngang sanh đầu sừng, còn không tâm có thể tìm nào có trâu có thể kiếm, đến buông tay vao chợ ma muội làm sao?

 

                    Huống là ông cha chẳng rõ, họa đến cháu con, chẳng ngại hoang đường thử làm đề xướng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng hợp các nguồn trên Internet

 

 

18,224

Hạnh Phúc Hay Khổ Đau Nằm Trong Tay Bạn - Gyalwang Drukpa Xii

Nguồn/ Source: Good Life, Bad Life, The Choice Is Yours Không nằm ngoài quy luật vạn pháp vô thường, Đại đàn Quán đỉnh cũng đã sắp đến hồi kết thúc. Một mặt, điều

973
TỪ BI LÀ CỘI NGUỒN CỦA HẠNH PHÚC - Đức Đạt Lai Lạt Ma .Alexander Berzin sao chép và hiệu đính

Mục tiêu của đời sống là phấn đấu cho hạnh phúcChúng ta có mặt ở đây; chúng ta hiện hữu và có quyền tồn tại. Ngay cả những loài không phải là

18,630
Bhikkhu Basnagoda Rahula

Đối với đức Phật, việc hóa giải những bất hòa cũng quan trọng không kém việc xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp giữa những người sống chung

20,903
Bản Tánh của những Sự Vật (Hosshō, Pháp tánh) - Tác giả Shōbōgenzō, Thomas Cleary dịch

Bản Tánh của những Sự Vật (Hosshō, pháp tánh) - Tác giả Shōbōgenzō, Thomas Cleary dịchBản Tánh của những Sự Vật (Hosshō, pháp tánh)Bản tánh của những sự vật là một danh

15,972
Không Sát Sanh, Tôn Trọng Sự Sống - Thích Minh Châu

Không Sát Sanh, Tôn Trọng Sự Sống.Thích Minh Châu--- o0o ---Tham sống sợ chết, đó là sự thật của người đời. Thế nhưng tại sao lại giết hại, cắt đứt sự sống

16,464
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,287
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,718
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,628
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,396
Chùa Việt
Sách Đọc