Precious jewels are hidden in the stone.
Lotus grows from the mud.
After enlightenment, you will know that
the world of birth and death is the land of Bodhi.
MINH LUONG (circa 17th century)
NOTE: Is samsara truly nirvana? The Buddha sidestepped these philosophical sides and urged his followers to be pragmatic and master the mind. The Buddha once asked Rahula to let the mind be like a river which receives all things thrown into it and sweeps them all away. Furthermore, the Buddha asked Rahula to let the mind be like a fire which receives all things thrown into it and burns them all away. Nothing could be clung to in that river or fire. Sweeping away all things, burning away all things… What remains? The emptiness?
It’s very hard to have a mind like a river that sweeps away all things or to have a mind like a fire that burns away all things. That also means that your mind has not a trace of anything from the past, present, and future. Again and again, we cling to something we treasure, to the image we regard as beauty, or to the admiration we expect after a victory. Consciously or unconsciously, we cling to something most of the time.
Actually, many of us love to cling to something and love to stay in this samsara world. You once held a hand of a beautiful girlfriend decades ago, and now can still feel her trembling hand in your palm… Or, you just attended a concert yesterday, listened to your favorite music, and went home with joy. Then you meditate as usual and went to sleep comfortably and happily. Did you hear some nice melody hovering around you after the concert, either on the way home or while trying to sleep or even many days later? We are addicted to what we see, hear and perceive. It is very hard to break free from the samsara world.
In the MA 110 Sutra, the Buddha urged his disciples to skillfully watch their own mind: "Just like when a flame bursts at your head or your turban, you have to urgently find a way to save your head or turban. Similarly, a monk who wants to destroy the evil, unwholesome tendencies should quickly find any way possible to study heedfully, cultivate the right mindfulness and right knowledge, have great patience, and never fall back on the path.
--- ---
BỒ ĐỀ
Ngọc quí ẩn trong đá
Hoa sen mọc từ bùn
Nên biết chỗ sanh tử
Ngộ vốn thật Bồ-đề.
MINH LƯƠNG – Bản dịch HT Thanh Từ
GHI NHẬN: Có phải phiền não thực sự là Niết Bàn? Đức Phật đã tránh bàn khía cạnh triết học, và thúc giục môn đệ phải thực dụng làm chủ được tâm. Một lần, Đức Phật yêu cầu ngài Rahula hãy để tâm như một dòng sông đón nhận mọi thứ ném vào và cuốn trôi đi tất cả. Thêm nữa, Đức Phật bảo ngài Rahula hãy giữ tâm như ngọn lửa đón nhận mọi thứ ném vào và thiêu rụi tất cả. Không gi có thể được nắm giữ trong dòng sông hay ngọn lửa đó. Cuốn trôi đi tất cả, thiêu rụi hết tất cả... Cái gì còn lại? Tánh không?
Rất khó giữ tâm như dòng sông cuốn trôi mọi thứ, hay giữ tâm như ngọn lửa thiêu rụi mọi thứ. Cũng có nghĩa là tâm bạn không có chút mảy may nào từ quá khứ, hiện tại và vị lai. Cứ liên tục, chúng ta mải dính mắc vào những gì chúng ta trân quý, vào các hình ảnh chúng ta xem là đẹp, hay vào sự tán thưởng mà chúng ta mong đợi sau một chiến thắng. Một cách ý thức hay vô thức, chúng ta đều dính mắc vào những gì đó hầu hết thời gian.
Thực tế, nhiều người trong chúng ta yêu thích dính mắc vào điều gì đó, và yêu thích ở lại cõi luân hồi này. Bạn đã từng nắm tay một bạn gái xinh đẹp nhiều thập niên trứơc, và bây giờ vẫn còn cảm thấy bàn tay nàng run rẩy trong bàn tay của bạn khi kỷ niệm êm dịu trở lại… Hay, bạn mới dự một buổi hòa nhạc hôm qua, nghe các ca khúc bạn yêu thích, và về nhà với niềm vui. Rồi bạn ngồi thiền như thường lệ, và rồi ngủ một cách thỏai mái, hạnh phúc. Bạn có nghe một vài âm điệu dịu dàng vây quanh bạn sau buổi hòa nhạc, trên đường về nhà, khi hay trong khi dỗ giấc ngủ, hay ngay cả nhiều ngày sau đó? Chúng ta say nghiện vào những gì chúng ta thấy, nghe và nhận biết. Rất khó để giải thoát khỏi cõi ta bà này.
Trong Kinh Trung A Hàm MA 110, Đức Phật thúc giục môn đệ phải thiện xảo quán tâm: "Ví như bị lửa đốt cháy đầu, cháy áo, nhanh chóng tìm cầu phương tiện cứu đầu, cứu áo. Cũng vậy, Tỳ-kheo muốn diệt trừ pháp ác bất thiện này phải nhanh chóng tìm cầu phương tiện, học tập, tinh cần, chánh niệm, chánh trí, kham nhẫn, đừng để bị thoái chuyển." (Bản dịch của Thầy Tuệ Sỹ)