Trước tiên, để đạt đến một kết luận quyết định về cái thấy hay tri kiến, điểm then chốt thiêng liêng là phải đi đến một cái hiểu quyết định qua sự tham thiền bốn chủ đề – không hiện hữu (med-pa), nhất thể (chig-pu), châu biến đồng nhất (khyal-wa) và hiện diện tự nhiên (lhun-drup) – và phải chứng ngộ chúng đúng như chúng là.
Tiến trình đạt đến một kết luận quyết định về sự không hiện hữu của những sự vật thì gồm hai phần : đạt đến một kết luận quyết định về tự ngã của cá nhân và một kết luận quyết định về tự tánh của những hiện tượng.
Trước hết, chúng ta hãy xác định “tự ngã của cá nhân”. Từ ngữ này ám chỉ cảm tưởng có một cái ta hiện hữu, hoặc trong khi thức, trong những trạng thái mộng, trong trạng thái trung ấm – trạng thái trung gian giữa chết và tái sanh – hay trong đời tới. Theo liền cảm tưởng đầu tiên này, có một cái thức tiềm ẩn bên dưới xem cảm tưởng này là một cái tôi và nó được gọi là “thức tiếp theo” hay “suy nghĩ diễn dịch lan man”. Khi nó trở nên rõ ràng hơn, cảm tưởng về một cái ta này thành vững chắc và cứng đặc. Bằng cách nỗ lực định vị nguồn gốc từ đó cái gọi là “ta” này sanh khởi, bạn sẽ đến kết luận rằng nó chẳng có nguồn gốc đích thật nào như vậy cả.
Trong khi tìm chỗ ở của tự ngã trong khoảng tạm thời [giữa phát sanh và diệt dứt], bạn cần tham cứu theo cách sau đây để xác định xem đối với cái gọi là tôi này có một nơi chốn và một tác nhân nào ở đó như những thực thể có thể được nhận dạng một cách cá biệt và những tính chất xác định được hay không.
Cái đầu được gọi là “đầu” ; nó không phải là cái tôi. Tương tự, da đầu được gọi là “da” ; nó không phải là cái tôi. Xương chỉ được xem là “xương”, nó không phải là cái tôi. Cũng thế, mắt chỉ là mắt, không phải là cái tôi. Mũi chỉ là mũi, đâu phải là cái tôi. Lưỡi chỉ là lưỡi không phải là cái tôi. Răng chỉ là răng, không phải là cái tôi. Óc cũng không phải là cái tôi. Cũng như những bắp thịt, máu, mạch máu, dây thần kinh, gân… được nói đến chỉ bởi những cái tiên riêng của chúng, chúng không gọi là “tôi”. Từ điều này bạn có thể hiểu biết.
Hơn nữa, hai cánh tay chỉ là cánh tay, không phải là cái tôi. Hai vai cũng không phải là cái tôi, phần trước cánh tay cũng vậy, hay những ngón tay cũng vậy. Xương sống, xương sườn, ngực, phổi, trái tim, ruột gan… không phải là cái tôi.
Cái được đặt tên là “tôi” này không phải là chân. Cái tên “đùi”, không phải là từ ngữ “tôi”, nó được áp dụng cho đùi. Tương tự, hông không phải là tôi. Ống quyển, mu bàn chân hay những ngón chân không phải là tôi. Tất cả những thứ khác nơi thân thể, chúng chỉ có tên gọi riêng, nhưng chúng không thể được chỉ định là “tôi”. Thậm chí tâm thức, chỉ được định danh bởi sự đặt tên ấy, không thể được chỉ định là “tôi”. Bởi thế, bạn có thể xác định cái không là sự không có bất kỳ nơi chốn hay tác nhân nào dù trong khoảnh khắc thời gian.
Tương tự, chúng ta cần đi đến một quyết định về sự siêu việt không thể cầm nắm của mọi nơi đến cuối cùng và của mọi tác nhân đi tới đó. Thực vậy, như người yếu mắt, có sự xuất hiện của cái gì hiện hữu nơi chẳng có gì hiện hữu. Nói đến tất cả những định danh này thì chỉ như diễn tả sừng thỏ.
Thứ hai, để đạt đến một kết luận quyết định về sự không có của tự tánh của những hiện tượng, bạn phải tìm kiếm căn cứ của sự đặt tên, bỏ đi những quan niệm của bạn về sự có vẻ thường còn của những thực thể vật chất, những khuyết điểm ẩn kín của lợi và hại và phá sụp hang động hư giả của hy vọng và sợ hãi.
Trước hết, nếu bạn tìm kiếm những đối vật tối hậu đã được gán tên, bạn sẽ tìm thấy tổ hợp ấy không là gì ngoài sự gán tên cho cái không hiện hữu và chỉ là tư tưởng ý niệm. Sở dĩ như vậy vì không thể nào xác định bất kỳ một hiện tượng nào là tự tồn tại như là một căn cứ cho sự gán tên. Chẳng hạn, “cái đầu” là sự gán tên cho cái gì, và tại sao ? Có phải sự gán tên như vậy được áp dụng bởi vì cái đầu tạo thành giai đoạn thứ nhất của sự lớn lên của thân thể, hay vì nó tròn, hay vì nó xuất hiện trên đỉnh của thân ? Thực ra, đầu không phải là giai đoạn thứ nhất trong sự lớn lên của thân thể ; từ “đầu” không để chỉ cái này tròn, và khi bạn khảo sát những quan niệm “cao hơn” và “thấp hơn”, bạn sẽ thấy không có những cái tuyệt đối cao hơn hay thấp hơn trong không gian. Tương tự, tóc trên đầu không phải là đầu. Da chỉ là da chứ không phải được định danh là “đầu”. Xương, não, mắt, tai, mũi, lưỡi không phải là đầu.
Bạn có thể nói rằng nếu chúng ta để riêng những thứ này ra thì chúng không phải là đầu, nhưng khối tập hợp chúng thì gọi là “đầu”. Nhưng nếu bạn cắt cái đầu ra, nghiền thành bột và rồi chỉ đám bột này cho người nào trên đời này, không có ai sẽ nói đó là cái đầu. Thậm chí nếu những hạt ấy được kết hợp lại với nước, khối này không phải là đầu. Thế nên, bạn cần hiểu rằng cái gọi là đầu này không là gì cả ngoài một biểu lộ ngôn ngữ, và cái căn cứ cho sự biểu lộ ngôn ngữ ấy là không hiện hữu khách quan.
Chúng ta hãy lấy một trường hợp tương tự là mắt. Danh từ mắt không để chỉ những quả cầu song đôi. Màng bọc bên ngoài không phải là mắt. Chất dịch, dây thần kinh, mạch máu và máu không phải là mắt. Nếu bạn phân tích những thành phần này một cách riêng rẽ, bạn sẽ xác định rằng không có cái nào trong đó là mắt. Mắt cũng không phải là những hạt của khối tập hợp của chúng cũng không phải là khối kết hợp với nước. Cái thấy những hình ảnh chỉ là một trạng thái của thức, chứ không phải là hai mắt, bằng cớ là trong giấc mộng và trung ấm người ta có thấy bằng hai mắt đâu.
Tương tự về tai, ống nghe không phải là tai. Da không phải là tai. Xương sụn, dây thần kinh, mạch máu, máu và nước dịch có tên riêng của chúng, nên chúng không phải là tai. Bột có từ sự nghiền tán chúng không phải là tai. Khối kết hợp những bột đó với nước không phải là tai. Nếu bạn nghĩ rằng từ ngữ “tai” để chỉ cái gì nghe âm thanh, thì hãy quan sát cái gì nghe trong giấc mộng, trong khi thức và trong trung ấm. Đó là cái tâm bình thường, nghĩa là cái thức nó phi thời gian và hiện diện một cách nguyên sơ, chứ không phải là tai.
Tương tự như vậy với mũi và lưỡi, hay bất cứ bộ phận nào của thân. Khi khảo sát căn cứ của những danh từ “thân thể” và “khối cơ thể”, bạn có thể thấy rằng xương sống và những xương sườn không được gọi là thân thể. Tim, phổi, gan, hoành cách mô, ruột… được nói đến bởi tên riêng của chúng, nhưng vẫn có cái trống không, trong đó cái căn cứ cho những sự đặt tên “thân thể” là trống không, vì nó không hiện hữu một cách khách quan.
Nếu bạn tìm kiếm một căn cứ cho sự định danh “trái núi” trong thế giới bên ngoài, bạn sẽ thấy rằng đất không phải là một trái núi ; cỏ và cây không phải là núi ; đá, vách đá hay nước không phải là núi. Nếu bạn tìm kiếm căn cứ của cái được định danh là “nhà”, bạn sẽ thấy đất, đá, gỗ không phải là cái nhà. Những bức tường được gọi là tường, chúng không được gọi là nhà. Như vậy, không có ở đâu cả, ngoài hay trong, có thể thấy được là một cái nhà có hiện hữu.
Bạn có thể tìm kiếm những căn cứ cho những định danh như “con người”, “ngựa”, “chó” v.v… Dù những mắt, tai, mũi, lưỡi, thịt, máu, xương, gân… và thức tham dự có những tên riêng của chúng, không có căn cứ nào cho những định danh “con người”, “ngựa”, “chó”… hiện hữu một cách khách quan. Tất cả đều được chứng minh bởi một sự thật này.
Hơn nữa, những tên gọi và những chức năng có thể thay đổi, chẳng hạn khi một con dao được làm thành một cái dùi và tên của nó thay đổi, hay khi một cái dùi được làm thành một cây kim, và những sự đặt tên trước đều biến thành không có thật.
Dựa trên lời dạy của đức thầy của tôi, Bậc Từ Bi Vô Thượng cao cả và thiêng liêng (Đức Quán Thế Âm), đã nói cho tôi trong một giấc mộng, tôi đã thấu hiểu hai đề mục về cái ngã của cá nhân và sự tìm kiếm căn cứ cho những đặt tên như vậy.
Orgyan Tsokyey Dorje
Việt dịch NGUYỄN AN CƯ - NXB Thiện Tri Thức
Tính cách đa dạng của tôn giáoKhi chưa nhìn thấy giá trị của những truyền thống tôn giáo khác, thật khó cho ta kính trọng các tôn giáo ấy. Tuy nhiên, sự
Năm giới là quyền lợi của mỗi con ngườiMục đích chính yếu của pháp luật là bảo vệ quyền lợi của mỗi con người. Sự trừng phạt của pháp luật là trừng
Hiền Thủ Bồ tát nói kệ đáp rằng:Thưa Ngài! Pháp thường vậyPháp Vương pháp duy nhấtTất cả chư Như LaiMột đạo mà giải thoát.Thân của tất cả PhậtChỉ là một Pháp thânMột
PHẬT TỔ Thích Ca Mâu Ni Văn Phật THÁNH TƯỢNG 33 VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG 1. Tổ Ma-Ha-Ca-Diếp (Mahakasyapa tôn giả) 2. Tổ A-Nan (Ananda tôn giả) 3. Tổ Thương-Na-Hòa-Tu (Sanakavasa tôn giả) 4. Tổ Ưu-Bá-Cúc-Đa (Upagupta
Sự hình thành Kinh Pháp HoaPHÁP HỘI TRÊN ĐỈNH LINH THỨU Ðến đây, chúng ta đã thảo luận về lịch sử phát triển của Phật Giáo ở Ấn Ðộ trong những thế
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt