Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (37)


Xem mục lục

Luận Sáu

Chú Thích

1] Nhất cú, hoặc đệ nhất cú, hoặc tối sơ nhất cú, mạt hậu cú, là câu nói tối hậu hàm ẩn tất cả diệu lý Phật giáo, ai hiểu được là thoát ly tất cả nghiệp báo và chứng đạo tức thì. (D.G.)

[2] Thêm một câu chuyện khác: Một ông tăng hỏi Triệu Châu “Thế nào là Triệu Châu nhất cú ?” Châu đáp : "Lão tăng nửa câu cũng chẳng có”- “hòa thượng chẳng có là sao?” Sư đáp: “Lão tăng chẳng phải là một câu.” (Lão tăng bất thị nhất cú). D.G.

[3] Nguyên văn của Huyền Giác trong chứng đạo ca: "Nhất cú liễu nhiên siêu bách ức". Điển tích trong kinh Duy Ma. Coi giải thích trong Trúc Thiên giới thiệu Chứng đạo ca. Lá Bối 1970.

[4] Phó đại sĩ thuộc thế kỷ thứ sáu, pháp danh Thiện Huệ đại sĩ. Ông không thuộc ngành Thiền chánh thống. Đại sĩ có nghĩa là Bồ Tát. (D.G.)

[5] Im lặng như sấm sét: the silent thundering Vimalakirti. Nguyên văn là: mặc như lôi. (D.G.)

[6] Thanh Nguyên Hành Tư (-710) cao đệ của Huệ Năng, từ vị cao tăng này phát ra ngành Thiền Vân Môn Pháp Nhãn và ngành Tào Động của sư  Bổn Tịch trong câu chuyện. (D.G)

[7] Coi luận bảy “Thiền đường” đoạn XI về Hương Nghiêm

[8] Tứ cú (catushkotika) là: hữu (có), vô (không) ,diệc hữu diệc vô (cũng có cũng không), phi hữu phi vô (chẳng có chẳng không). Hoặc: hữu, vô, phi hữu phi vô, phi phi hữu, phi phi vô. Theo luận lý học ngày nay, đó là khẳng định, phủ định, chiết trung và hoài nghi. (DG )

[9] Dịch thoát lấy ý. Nguyên văn: “Tông môn thất tung bát hoành, sát hoạt lâm thời”. Tăng tiện vấn: “như hà thị sát?” Sư vấn: “Đông khứ Xuân lai”. Tăng vấn: “Đông khứ Xuân lai thời như hà?”. Sư vấn: Hoàng đảm trụ trượng, Đông Tây Nam Bắc, nhất nhiệm đả dã lý (D.G. )

[10] Kinh Đại Bát Niết Bàn. Quỷ la sát đọc cho Phật nghe hai câu kệ: “Chư hành vô thượng, thị sanh diệt pháp”. Phật xin nghe thêm hai câu chót, quỷ ra điều kiện nghe rồi phải hiến thân cho quỷ ăn thịt. Phật nhận lời. Quỷ đọc tiếp: “sinh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc”. Phật nghe xong từ cây cao rơi xuống miệng quỷ. Giai thoại này trong Phật giáo gọi là “Tuyết Sơn bán kệ” (D.G.)

[11] Nguyên văn lời đáp: “Định tiền bách thọ tử “ (D.G.)

[12] Tức là hỏi: Như hà thị Tổ Sư tây lai ý. (D.G.)

[13] Kim Cương: “Vô pháp khả thuyết thị danh thuyết pháp”. Kim Cương thuộc hệ thống Bát Nhã, và Bát Nhã, theo Bích Nham Lục, là cái phi lý như thế này:

Trong khi Tu bồ đề ngồi tịnh trong núi, nhập trong cánh giới “không tam muội” thì vua trời Đế Thích rắc hoa khen tặng. - Người khen tặng gì ta? - Ta khen tặng tôn giả khéo nói pháp Bát Nhã” – “Ta ở nơi Bát Nhã chưa hề nói một tiếng, vậy ông khen tặng gì ?”. Đế Thích đáp: “Tôn giả không nói. Đế tôi không nghe. Không nói không nghe là chân Bát Nhã” (D.G)

[14] Coi luận VII, thiền đường, mục VII tham thiền

[15] Tức tập khí hoặc dư tập, là những cảm nhiễm lâu đời, rất vi tế nên rất khó nhận ra (D.G)

[16] Thiền sư Hồng Ân cũng có một thí dụ tương tợ, nhưng bí hiểm hơn. Khi Ngưỡng Sơn hỏi về Phật tánh. Sư thí dụ như vầy: “Như ngôi nhà có sáu cửa nhốt khỉ đột. Ở ngoài có người hô to “khọt khọt”, khỉ đáp lại “khọt khọt”, cứ thế sáu cửa cùng hô cùng ứng. Ngưỡng Sơn hỏi lại: “Ví như lúc ấy khỉ ngủ thì sao?". Hồng Ân bước xuống một tay nắm Ngưỡng Sơn, vừa múa vừa nói: “Khỉ ơi khỉ ơi, ta với ngươi cùng đối mặt nhau đây” (D.G.) 

[17] Kinh Lăng Nghiêm, quyển 4: Phú Lâu Na hỏi Phật: “Nếu nói rằng tất cả căn trần thế giới đều là Như Lai Tạng thì cái thanh tịnh bổn nhiên sao hốt nhiên sinh ra núi sông vũ trụ.” (D G.)

[18] Bài kệ nầy không có trong nguyên bản Anh văn. (D.G.)

[19] Một pháp môn có thể coi như tâm lý học Phật giáo thạnh hành ở Trung Hoa từ đời Pháp sư Huyền Trang. Cũng gọi là Pháp Tướng Tông. Còn “bách pháp minh môn luận” là tác phẩm của bồ tát Thế Thân mà cũng là bộ luận căn bản của pháp môn ấy. (D.G.)

[20] Nguyên văn: “Lãnh noãn tắc khả tri hĩ, tác ma sanh thị tự tri để sự?” (D.G.)

[21] Nguyên văn: “hào ly hữu sai, thiên địa huyền cách”. Coi bài Tín Tâm Minh của tam tổ Tăng Xán

[22] Nguyên văn: “Như hà thị Tào nguyên nhất trích thủy”. Tào nguyên là Tào Khê. Đạo trường của Tổ Huệ Năng, mà cũng là uyên nguyên của Thiền học Trung Hoa. (D.G)

[23] Chúa mà hiểu được không còn là Chúa nữa. Người nói là Thiền sư Thiết Nhãn Đạo Quang.

[24] Chư tăng có lệ đến mua hè (mùa mưa Ấn Độ) không được đi đâu, phải cô lập trong tịnh xá để tích cực tu học. Đó là mùa an cư trong tiết hè, kéo dài ba tháng. và đến rằm tháng bảy là hết (hạ mạt). (D.G.) 

[25] “Thất tiền tao tội”. Tuyết Đậu là sư phụ Thảo Đường, tổ sư phái Thiền Thảo Đường ở nước ta thuộc đời nhà Lý. (D.G.)

[26] Nguyên văn của tứ hát là: hữu thời nhất hát như Kim Cương vương bửu kiếm, hữu thời nhất hát như cứ địa kim mao sư tử, hữu thời nhất hát như thám can ảnh thảo, hữu thời nhất hát bất tác nhất hát dụng.

- Cũng vậy, về cách đánh, Lâm Tế cũng phải phân biệt có tám cách gọi là “bát bổng”. Đó là: thưởng bổng, phạt bổng, đoạt bổng, ngu si bổng, hàng ma bổng, tảo tích bổng và vô tình bổng. Thưởng bổng đánh để thưởng người nói được một câu thân thiết khế hợp với đạo, còn vô tình bổng đánh lung tung, nói phải cũng đánh, nói trái cũng đánh, mở miệng cũng đánh, ngậm miệng cũng đánh. không nói năng thưa gởi gì hết cung đánh, đánh cho không còn gì hết. Đó là ngọn bổng Huỳnh Bá sử dụng mỗi khi Lâm Tế vào hỏi đạo vậy. (D.G.)

[27] Bổn lai diện mục: mặt mũi muôn đời, tức chân tướng của nội tâm, hoặc chân như tự tánh

[28] Đó là Hoa Nghiêm sự sự vô ngại pháp giới. (D.G ) 

[29] Nguyên văn: “Ngã kim sở giải như Khánh Hỷ kiến A Súc Phật quốc, nhất kiến cánh bất tài kiến”. Thiền có nhiều thuật ngữ diễn tả cái thấy chớp nhoáng ấy, như “đương cơ” (sự việc đang diễn ra) “đương xứ tức chân” (cái hiện giờ và cái tại đây là cái thật) “đương xứ nhất niệm” (pensée instantanée) ,“trực hạ thừa đương" (nhìn thẳng xuống là thấy ngay cái hiển thành hiện hữu). Ở đây ta cũng nên lưu ý đến cái chốc lát, hoặc niệm hoặc sát na, mà Tổng Trì gọi là “nước Phật Bất Động”, và Huệ Năng gọi là “sát na tam muội”. Đó là cảnh giới tuyệt đối, không gì đến không gì đi, lồng khung trong cảnh giới hiện tượng luôn luôn trôi chảy.

Tăng Xán gọi là "nhất niệm vạn niên, vạn niên nhất niệm" (giây phút = vĩnh cửu). Kinh điển Tiểu Thừa cũng nói: “Cũng như bánh xe lăn trên đường chỉ đụng mặt đường ở một điểm, cũng vậy, đời sống con người không dài hơn một niệm”. Thời gian (time) chốc lát (instant) và vĩnh cửu (eternity) là ba vấn đề nan giải của khoa học và triết học cũng như đạo giáo. Và chứng đạo là chứng vào cái chốc lát “bất động” ấy, trong ấy từ vô thỉ đến vô chung không có gì mất đi đâu hết. Một Phật tử Tây Phương nói: “Tất cả đều thường trụ trong sát na thường trụ” (Dr. Benoit : Tout est pour toujours dans l'éternité de l’instant) (D.G.)

[30] Phương pháp thường dùng là hét, đánh, mắng, nhướng lông mày, nháy tròng mắt, cười, ngáp, tằng hắng, cầm dùi, giơ phất trần, trỏ ngón tay, đánh trống, vạch vòng tròn giữa hư không. Phương pháp đặc biệt hơn là giết mèo, chém rắn, đập gương, đốt Phật, chửi Tổ..v.v... Tất cả đều có mục đích thân thiết vì đời mà biểu thị tông chỉ Thiền. (D.G.)

[31] Nguyên lý tối yếu.

[32] Coi Khánh Chư

[33] Lang Nha Giác Thiền sư có một nữ đệ tử theo học Thiền. Sư trao cho cô ba chữ “tùy tha khứ” (theo nó mà đi) để tham quán. Cô theo đó mà hành chuyên tâm đến đỗi một hôm lửa cháy nhà cô, cô cũng nói “tùy tha khứ”. Hôm khác, cô liệng đứa con xuống sông. người láng giềng kêu cô báo nguy, cô cũng nói “tùy tha khứ”. Ngày nọ, chồng cô chiên bánh, liệng miếng bột vô chảo dầu sôi kêu một tiếng xèo. Cô giựt mình như tỉnh cơn mê. Nhấc chảo dầu sôi đổ xuống đất, tay phủi, miệng cười vừa hét to: “tùy tha khứ”.Chồng cô tưởng cô điên, đâu ngờ cô vừa chứng đạo (D.G )

[34] Đạo Chích : nghề ăn trộm.

Xem mục lục