Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (37)


Xem mục lục

II.A.2.a6- Tiềm tu (tiềm tàng ẩn tu).

Mới có thể, gội tâm nuôi đức, vùi tích giấu danh, chứa tinh thần sẵn (24), phải dứt hẳn cảnh ồn ào.

 Hai câu trên là với trong tâm thì tẩy trọc, ngoài thân danh thì phải ẩn hối (25). Hai câu dưới là nội tâm phải uẩn súc, ngoại cảnh phải chỉ tuyệt.

 Hễ là người muốn rửa sạch nơi tâm, vun bồi cội đức thì ắt phải ẩn tích mai danh, chứa sạch lóng thần mà, phi dứt hẳn cái cảnh huyên náo thì chẳng thể được.

 Gội sạch tâm thì, liền trừ được vọng hoặc tập nhiễm; nuôi lớn đức thì, cái đạo thể tự cao; tinh thần chứa thì sáu căn điềm tịnh; dứt huyên náo thì, tư lự vặng lặng, tinh thần an ninh; ẩn danh tích thì, người nhân gian và thần khuất mặt (26) chẳng thể xét thấy được. Chừng đó, hoặc trú bên suối nước, hoặc ở dưới rừng cây, để trưởng dưỡng Thánh thai (27) là nghĩa đâu gọi thế chăng?

 : Rửa, nuôi, chứa và học tập, là cái nhân bên trong, tu là phần tự lực; vùi, giấu, dứt, bặt, là cái duyên bên ngoài, tức là phần trợ lực.

 Song, cái thể tánh chân như, vốn vẫn trống sạch, mà bị vô lượng phiền não trần cấu bấm nhuộm, nếu nay chẳng mượn cái duyên ngoài xông ướp lẫn nhau với cái nhân trong, để mỗi mỗi đào thải cho triệt để thì, không do đâu thanh tịnh được, hầu khôi phục lại cái thể sáng suốt của chân như xưa.

 Nên Khởi Tín Luận nói “Do vì dẹp bỏ phiền não, nên hành giả cần phải xa lìa cái cảnh reo ồn, thường ở chỗ vắng lặng, để tu tập các hạnh đầu đà…”

 Tổ Qui Sơn nói “Mặc dầu đã nhứt niệm đốn ngộ được cái chân lý của tự tánh rồi, nhưng, hãy còn có những tập khí (chủng tử) của bao đời từ vô thỉ kiếp, chưa có thể chóng liền trong sạch ngay với nhứt niệm đốn ngộ ấy, nên cần phải dạy ngươi dẹp bỏ cho sạch hết những cái thức lưu lộ nơi nghiệp (thân ba, khẩu bốn, ý ba) hiện tiền, đấy tức là tu vậy, chớ phi có cái pháp gì riêng khác, hòng dạy ngươi để thú hướng tu hành đâu?”

 Cốt là, từ nghe mà hiểu vào lý, nghe và lý đã tiến đến chỗ thâm diệu thì, cái tâm nó tự tròn sáng, chẳng còn lẩn quẩn ở nơi địa vị mê hoặc (kiến hoặc, tư hoặc…) của chúng sanh trong tam giới.

 Lấy cốt yếu mà nói “Thì chỗ lý thực tế chẳng bợn một mảy bụi (sự chướng) mà, trong môn vạn hạnh (sự tu) không bỏ một pháp”.

 Nếu thế, tỷ như chỉ cầm một mũi đao xông ngay vào trận tuyến (28) thì, cái phân biệt là Thánh (bốn Thánh) là phàm (sáu phàm) đều sạch tất thể chân lộ ra, lý sự phi hai, tức như như Phật đấy.

 Chứa tinh thần (29) sẵn cái linh minh tột bực của tâm gọi là tinh; với linh minh mà khó xét lường được gọi là thần.

 Tâm thể càng yên tịnh mà, hành tướng càng quảng thì (phổ biến) cùng với cái thái hư (30) hợp đức; tinh thần chứa mà, tâm rất sáng suốt, vắng lặng mà thường tỏ soi.

 Nên Tổ Vĩnh Gia nói “Phát khiển cái tinh thần xưa cho trong sạch thì phong nghi (thái độ) nó vẫn cao thượng. Tâm thần trong, vọng lự sạch, nghiên cứu đến mức ngỏ mà còn nghiền ngẫm nữa”. Đấy cũng gọi thế chăng?

 Dứt hẳn cảnh ồn ào là với trong thì chứa cái trí chân không của Bát -nhã, để lóng tinh thần; với ngoài thì lánh cái trò hay đẹp của sắc thanh, để sạch sáu căn. Được thế, là do nạp thụ lời nói ngay mà mới có thể được như thế.

 Hối tích cũng như ẩn tích, là vùi giấu tông tích. ẩn danh ẩn tàng. Hiêu: chỗ huyên náo. Điềm: đạm bạc vô vi điềm tịnh.

Xem mục lục