9. TRỞ LẠI CỘI NGUỒN
Ngay từ đầu có mảy bụi nào đâu [mà làm mờ tánh Thanh Tịnh vốn có]. Giờ đây nhìn cuộc sống thế gian đầy vơi mà an trụ trong tịch nhiên bất động. [Đầy và vơi] không phải bóng ma cũng không là ảo ảnh [mà chỉ là hóa hiện của Cội Nguồn], thế thì tại sao phải gắng sức làm chi?(11) Nước biếc núi xanh. Một mình lặng ngắm sự vật biến đổi không ngừng.
Tụng:
Phản bản hoàn nguyên dĩ phí công
Tịnh như trực hạ nhược manh lung
Am trung bất kiến am tiền vật
Thủy tự mang mang hoa tự hồng.
Tạm dịch:
Cội nguồn trở lại rõ phí công
Từ đây nghe thấy tựa như không (12)
Trong am không thấy chi đàng trước (13)
Nước vẫn mênh mang, hoa vẫn hồng.
---------------------------------------------
(11) Đạo Nguyên, người đã giải quyết được nghịch lý này sau nhiều năm nỗ lực phi thường, cuối cùng đã thâm ngộ, hỏi: “Nếu như kinh nói, Bản tánh của chúng ta là Bồ đề, tại sao chư Phật phải nỗ lực mới đạt được giác ngộ viên mãn?”
(12) Ý ở đây ám chỉ rằng những người đã giác ngộ viên mãn, không còn bị những đối tượng của các giác quan bắt giữ mà tự thấm nhập một cách không tự thức vào những gì họ thấy và nghe, và thấy ấy là không thấy và nghe ấy là không nghe.
(13) Vì cùng đến với ngộ là sự nhận ra rằng: Mình bao hàm cả vũ trụ và mọi vật trong ấy, thì còn ham muốn gì nữa.
9. TRỞ LẠI CỘI NGUỒN