Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (37)


Xem mục lục

 

 

 8 TRÂU NGƯỜI ĐỀU QUÊN 

Mê tình tiêu tan, thánh ý cũng mất. Không còn mon men nơi có Phật [cảnh giới thấy mình là Phật] và bước lẹ qua nơi không Phật [cảnh giới thấy mình đã gột sạch vọng tình rằng mình không là Phật]. Dẫu ngàn mắt [của năm trăm Phật và Pháp sư] cũng không phân biệt được y có đặc điểm gì.(7) Giờ đây dù có trăm chim trải hoa quanh y, y cũng chỉ tự thẹn.(8) 

Tụng: 

            Tiên sách nhân ngưu tận thuộc không 

            Bích thiên liêu quách tín nan thông 

            Hồ lô diệm thượng tranh dung tuyết 

            Đáo thử phương năng hiệp tổ tông.   

 

Tạm dịch: 

            Trâu người thừng gậy thảy đều không

            Trời xanh bát ngát,(9) tin khó thông   

            Tuyết không thể sống trên lò lửa(10)

            Đến chốn này đây gặp tổ tông. 

---------------------------------------

 (7) Ẩn ý của đoạn này là chư Phật và chư Tổ có trí tuệ như gương có thể phân biệt được dễ dàng những người thường bị nhuộm màu vì nhiều ô nhiễm khác nhau. Nhưng một người đã tự mình gột sạch mọi ô nhiễm, kể cả những hình thức kiêu mạn vi tế nhất, đã trở thành trong sạch và tự nhiên đến độ Phật cũng không thể phân biệt người ấy thuộc loại nào. => 

-------------------------------------------------------

 (8) Đây là một ẩn dụ, một ngụ ngôn tập trung quanh sư Pháp Dung (H. Fayung, Nh. Hoyu), một Thiền sư Trung quốc đời Đường, sống ở núi  

=> Ngưu Đầu (H. Niu-t’ou, Nh. Gozu) được tán dương rộng rãi vì nhiệt tâm tọa thiền của sư nơi sơn am. Người ta nói rằng ngay cả chim cũng dâng hoa ca ngợi khi sư ngồi tu nơi am vắng. Truyện kể tiếp rằng khi sư đạt giác ngộ hoàn toàn do Tổ sư thứ tư, sư Đạo Tín, thì chim không còn dâng hoa nữa. Bởi vì khi giác ngộ viên mãn, sư không còn tỏa hơi hám gì nữa, ngay cả mùi đạo hạnh.

(9) Trời xanh bát ngát: chỉ Tâm thanh tịnh.

(10) Với giác ngộ viên mãn, tất cả những ý nghĩ mê hoặc, kể cả “ngộ” hay “mê” đều biến mất.  

 

8. TRÂU NGƯỜI ĐỀU QUÊN

 

 

Xem mục lục