Và hậu quả của việc này là ý tưởng của đạo đức Phật Giáo là nhân bản - đừng làm tổn hại người khác - dường như thường đi đến từ sự nhấn mạnh sơ khởi của sự thực hành Đại Thừa, nghĩ rằng chúng ta có thể bỏ qua những giai tầng khai tâm và những giai tầng giữa của con đường tiệm tiến lamrim. Những giai tầng khởi đầu, những giai tầng khai tâm: tránh những sự tái sanh tệ hại hơn. À, chúng ta thậm chí không tin tái sanh. Trình độ giữa: tránh tái sanh nói chung và luân hồi. À, chúng ta vẫn không tin tái sanh, cho nên không điều gì nói trên thật sự điểm trúng vào chúng ta như quan trọng; hãy tạm bỏ qua điều ấy. Và chúng ta hấp dẫn với giáo lý Đại Thừa bởi vì, trong nhiều cách, nó nghe có vẻ như rất giống với những truyền thống phương Tây chúng ta về từ ái và bi mẫn và kiên nhẫn và bố thí, làm từ thiện, và v.v… Nó nghe có vẻ rất, rất đáng yêu, và vì thế chúng ta hấp dẫn với giáo lý Đại Thừa, tạm bỏ qua hay giảm thiểu tối đa tầm quan trọng của những phạm vi khai tâm này - ở chỗ quý vị đang hành động để vượt thắng những cảm xúc phiền não, thái độ tiêu cực, v.v… bởi vì nó là tự tàn phá - và chỉ tiến tới việc cố gắng để giúp đở người khác. Đấy là một sai lầm. Mặc dù thật quan trọng để nhấn mạnh Đại Thừa, nó phải trên căn bản của những phạm vi của trình độ khai tâm và trình độ vừa.
Một lý do mạnh mẽ là tại sao nhiều người trong chúng ta đúng hơn là bỏ qua giáo huấn của phạm vi khai tâm là bởi vì chúng ta nghĩ rằng tái sanh không hiện hữu. Cuối cùng, sự nhấn mạnh ở đây là tránh những sự tái sanh tệ hại; do thế chúng ta quy y (đặt một phương hướng tích cực trong đời sống của chúng ta) và tuân theo luật nghiệp quả để tránh thái độ tiêu cực bởi vì nó sẽ đưa chúng ta đến những sự tái sanh tệ hại. Do vậy chúng ta bỏ qua giai đoạn khai tâm hay không nhấn mạnh nó bởi vì chúng ta không tin tưởng sự tái sanh. Một cách đặc biệt chúng ta chắc chắn không tin tưởng vào thế giới địa ngục và ngạ quỷ, và chư thiên và a tu la. Chúng ta nghĩ rằng chúng không thật sự tồn tại và những diễn tả trong kinh luận thật sự chỉ liên hệ đến những tình trạng tâm lý của con người. Điều ấy là một sự phán xét sai lầm về giáo lý và là một sự hiểu biết sai lạc lớn lao.
Tôi không muốn đi sâu vào chi tiết cụ thể ở đây, nhưng nếu chúng ta nghĩ về một tâm thức, sự tương tục tinh thần, một sự tương tục tinh thần, chúng ta hay bất cứ người nào khác có thể trải nghiệm thật xa hơn về hình ảnh - trong thực tế, toàn bộ quang cảnh - về hạnh phúc và bất hạnh, sung sướng và đau đớn, và không chỉ giới hạn trong hình ảnh được xác định bởi những thông số của thân thể và tâm thức chúng ta như một con người. Thú vật có thể nghe xa hơn. Một số chúng, có thể nghe tốt hơn. Và v.v… Thế nên tại sao không phải là những biên giới trong dạng thức của những gì chúng ta có thể trải nghiệm - trong hình thức của hạnh phúc, bất hạnh, vui sướng, đớn đau - cũng có thể được mở rộng và có hình thức vật lý thích đáng như căn bản của nó.
Cho nên mặc dù chúng ta có sự trình bày về nghiệp quả mà có thể là một phản ảnh nào đó [trong đời sống con người], những phần còn lại nào đó từ các kiếp sống trước trong 6 nẽo luân hồi này, thế nên chúng ta thấy những thứ tương tự về chúng; tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là chúng ta có thể thu hẹp sự thảo luận về những hình thức sống khác này mà chúng ta có thể đón nhận, và những người khác có thể đón nhận, một cách đơn giản đối với tình trạng tâm lý của con người. Do bởi không chấp nhận tái sanh và những thế giới sống khác, cho nên chúng ta thấu hiểu sai lạc nghiệp quả như được diễn tả đơn giản chỉ trong những hậu quả của các hành động của chúng ta sẽ xảy ra trong kiếp sống này; và như vậy đã làm ra rất nhiều rắc rối. Bởi vì có những tội ác lớn dường như thoát khỏi với nó - chúng không bao giờ bị bắt - và chúng ta có thể trải nghiệm tất cả những thứ khủng khiếp trong đời sống xảy ra cho chúng ta mà chúng ta vốn không bao giờ thật sự làm việc gì đó tiêu cực quá lắm. Cho nên nghiệp quả dường như không có ý nghĩa gì nếu chúng ta giới hạn sự thảo luận của chúng ta hay quan điểm của chúng ta chỉ trong kiếp sống này.