Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (30)


Xem mục lục

A.- Mở Ðề: 

Một câu nan giải nhất của nhân loại: 

"Vũ trụ từ đâu mà có"? 

Từ xưa đến nay câu hỏi này đã làm cho bao nhiêu đầu óc phải vô cùng bối rối, thắc mắc, và có khi đến cuồng loạn. Bao nhiêu mực đã chảy, bao nhiêu giấy đã chất chồng, bao nhiêu bọt mép đã khô cạn để thuyết minh về vấn đề trên. Nhưng cuối cùng nhân loại vẫn chưa thấy được thỏa mãn. 

Về phía các triết gia, người thì cho vũ trụ do nước tạo thành, người thì cho do không khí, người cho do hơi nóng, người cho do tứ đại ...tạo thành. 

Về phía các tôn giáo, thì hầu hết đều tin vũ trụ do một Tạo vật chủ dựng nên. Tạo vật chủ ấy tùy theo các tôn giáo mà có tên khác nhau: hoặc Brahma, hoặc Ngọc Hoàng thượng đế, hoặc Chúa trời, hoặc Jéhovah ...vậy vấn đề này, do Phật trả lời như thế nào? 

B.-Chánh Ðề: 

I.- Ðặt Vấn đề Tiên Quyết. 

Phật giáo, khác với các tôn giáo khác, không tin có Tạo vật chủ. Ðối với Phật giáo, thì vũ trụ vạn hữu sanh ra, không nhờ một đấng nào, hay một phép nào ở ngoài nó cả, mà chỉ do tự kỷ nhân quả tiếp nối mà thành. Cái quả bây giờ là do cá nhân ở trước, các cái nhân ở trước là do cái quả ở trước nữa; cứ như thế đi ngược trở lên mãi, nhân này quả nọ, không bao giờ cùng. Như thế, đối với Phật giáo; vũ trụ là vô thỉ (không có cái ban đầu). Mà đã vô thỉ thì làm sao có cái duyên nhân đầu tiên? 

Sở dĩ người đời tin phải có một sự bắt đầu, là vì với sự nhận xét có giới hạn của mình, thấy vật gì cũng có cái bắt đầu cả. Thí dụ: cái bàn, trước khi chưa có thợ mộc đóng thì nó không có; hay con gà, sanh ra là do mẹ nó...tương đối mà nói, thì cái bàn hay con gà có một sự sanh thành; nhưng nếu chúng ta đừng cắt xén thời gian và không gian ra từng khoảng một như thế, thì chúng ta thấy rằng trước cái bàn không phải là không có gì hết mà phải có gỗ, trước gỗ là cây, trước cây là hạt...Con gà cũng như thế, trước con gà, có con gà mẹ; trước con gà mẹ là mẹ, thì nó là con, do một con gà mẹ khác sinh ra... 

Nguyên nhân thứ hai làm cho người đời tin có một sự bắt đầu của vũ trụ vạn hữu là ý niệm sai lầm về quan niệm "có và không ".với con mắt trần nông cạn và hẹp hòi, khi chúng ta thấy một khoảng trồng thì gọi là không; khi thấy một vật có màu sắc; hình dáng, trọng lượng...thì gọi là có. Và cũng do sự quan sát hẹp hòi, nông cạn, chúng ta thường có quan niệm rằng: "cái không" có trước "cái có". Thí dụ: một khoảng đất kia, thường ngày chúng ta đi ngang qua nó, nhận thấy trên ấy không có nhà cửa gì cả, ta gọi là đất trống. Bặt đi một dạo đọ 6 tháng, ta không đi ngang qua dó nữa. Bbây giờ có việc đi qua đó lại, ta thấy một tòa nhà đồ sộ cất lên, ta tự bảo khoảng đất ấy hết trống rồi. Trước là không có bây giờ là có. Ta phóng đại ý nghĩ ấy ra và cho rằng: "cái không" có trước "cái có", hay "cái có" bao giờ cũng đến sau "cái không". Và chúng ta dẫn ra suy luận ấy đi xa hơn để kết luận rằng "cái không": mà thành cái có được, tất nhiên phải có một cái khác tạo ra.  

Nhưng chúng ta đã suy luận sai, và cái sai lầm ấy bắt đầu từ quan niệm sai lầm ấy về "có" và "không".  

Trước tiên, chúng ta quên rằng: khoảng đất kia không phải là trống không, hoàn toàn không có gì cả, mà trống ở đây có nghĩa là không có nhà. Và cái "có" sau này là có nhà, chứ không phải là hoàn toàn có, vì một ngày kia nó cũng sẽ tan rã, và trở thành không. 

Cái "có" và "không" ở đây là " có", "không" tương đối. "Có" là một cái gì, "không" cũng là một cái gì. Còn nói một cách tuyệt đối, thì trong vũ trụ này chưa bao giờ có một cái không hoàn toàn không cả. Cũng như cái có mà ta thường thấy chung quanh ta cũng không phải hoàn toàn, vĩnh viễn có. "Có, không" đều tương đối, nghĩa là dựa vào nhau mà thành. Hoặc trong một chỗ này có thì chỗ khác không, hoặc đắp đổi nhau trong thời gian có trước rồi không sau, hay không trước rồi có sau. Khi ấy lấy riêng ra từng pháp mà xét, thì thấy tuần tự có thành, trụ, hoại, không, nhưng xét toàn thể thì phút giây này cũng đồng thởi có thành, có trụ, có hoại, có không cả. 

Như thế, để kết luận: không phải cải không xuất hiện trước là có."Không và có" đều có một lần. Và vì thế, cho nên không thể có nguyên nhân đầu tiên của cái có. 

Trong hiện tượng giới ta thấy có sanh diệt, cóthể có, chúng ta cho là vô thường. Nhưng nếu xét toàn thể vũ trụ, đứng về thật tại giới, thì chẳng có sanh diệt mà vạn hữu là thường trụ.  

Như trên đã nói, không có nguyên nhân đầu tiên. Và do đó, ta sẽ đặt sai vấn đề, nếu ta hỏi: "nguyên nhân đầu tiên là gì"? và ta lại càng đi xa hơn nữa trong sự sai lầm, khi hỏi: "Ai sáng tạo ra vũ trụ vạn hữu"?.  

Phải đặt câu hỏi này mới đúng: " Thật thể của cái có và cái không tương đối (tức là vũ trụ vạn hữu) là như thế nào? hay thật tại của vũ trụ như thế nào?". 

Ðó là câu hỏi thứ nhất, nhắm mục đích tìm hiểu thật thể, thật tánh, thật tướng, hay nói theo danh từ triết học, nhắm mục đích tìm hiểu thật tại của vũ trụ vạn hữu. 

Câu hỏi thứ hai là: "Phát nguyện từ thật tại, vũ trụ vạn hữu đã hình thành và biến chuyển bởi nguyên nhân gì, và như thế nào?". 

Ðây là hai câu hỏi chính, sau đó, chúng ta có thể thêm vào những câu hỏi phụ như: "Vũ trụ rộng hay hẹp, có cùng hay không cùng?"... 

Trả lời câu hỏi thứ nhất đạo Phật có Thật tướng luận; trả lời câu hỏi thứ hai; đạo Phật có Duyên khởi luận; trả lời câu hỏi thứ ba: Phật dạy: Vũ trụ hay thế giới là vô lượng vô biên vô cùng vô tận. 

Dưới đây, chúng ta lần lượt trình bày những vấn đề trên. 

II.- Thật Tướng Luận 

Thật tướng luận là lý thuyết giải bàyvê thật thểcủa vũ trụ. Thật thể hay thật tướng của vũ trụ, đạo Phật thường gọi là chơn như. Chơn như nghĩa là chơn thật, không giả dối. Như là luôn luôn như thế, không biến đổi, không sanh diệt, không còn mất, vô thỉ vô chung. Vậy chơn như là một thật thể không biến đổi, không sanh diệt, không còn mất, vô thỉ vô chung, sáng suốt, có đủ tất cả những diệu dụng đức tánh. 

Ðể chỉ chơn như nhiều khi Phật giáo, tùy theo mỗi trường hợp, cũng gọi bằng những danh từ như: Chơn tâm, Viên giác, Thắng nghĩa, Phật tánh, Giác tánh, Pháp tánh, Như như, Nhứt như... 

Thật ra thì khó mà kể cho hết những danh từ chỉ cho Chơn như. Nhưng dù có kể hết, thì cũng chỉ là kể danh từ, chứ không thể nhận thấy được Chơn như, chỉ có những vị giác ngộ mới trực nhận, mới thể nhập, hay thể chứng mà thôi. 

Ngôn ngữ, văn tự chỉ có thể diễn tả được hiện tượng giới; còn khi muốn trình bày về thực tại, thì trở thành bất lực. Và càng bám vào, càng y như cái nhất thiết vào văn tự, ngôn ngữ lại càng đi xa thật thể, chân như. Một triết gia Pháp, ông Bergson đã nói rất đúng rằng: ngôn ngữ, danh tựđã cắt xén Sự Sống (thật tại) ra thành manh mún. Thật thế, mỗi tên gọi, mỗi chữ đều có một phạm vi, một nội dung nhất định của nó. Dòng một cái có hạn lượng để đo lường, dò xét một cái không hạn lượng, vượt ra ngoài không gian và thời gian, thì chắc chắn là phải sai lầm. 

Cho nên thái độ đúng đắn nhất, để trực nhận thật thể chân như là im lặng, lìa xa văn tự, ngôn ngữ. Ðó là thái độ mà đức Phật đã áp dụng lần đầu tiên sau khi chứng đạo dưới cây Bồ đề. 

Nhưng nếu không nói gì cả thì làm sau cứu độ được chúng sinh, làm sao đưa nhân loại đến bờ giác. Cuối cùng đức Phật phải nói. Nhưng khi nói đến cái khó nói nhất là "Thật tại" hay "Chơn như", thì đức Phật không thể dùng một lối như thông thường được. Do đó, mà chúng ta thấy trong kinh điển Phật giáo, có những cách nói mới nghe thì rất vô lý, gàn dở như: cũng có, cũng không, không phải không, không phải có, không phải đồng, không phải khác, cũng đồng cũng khác, không phải một,không phải nhiều, không phải nhớp, không phải sạch, vân vân và vân vân... 

Nhưng, mặc dù đã nói như thế rồi, đức Phật vẫn sợ người đời chấp vào những câu nói ấy mà cho là thật, nên Ngài lại rào đón thêm nữa: "Chân lý như mặt trăng, giáo lý ta dạy như ngón tay để chỉ mặt trăng cho các người thấy. Ðừng nhận lầm ngón tay ta là mặt trăng" . Hay: "Những điều ta biết như lá trong rừng, và cái ta nói như nắm lá trong tay này". Hay: "Y theo kinh điển giải nghĩa thì oan cho tam thế chư Phật, nhưng lìa kinh ra một chữ thì lại đồng với ma thuyết ". Hay: "Suốt đời, Như lai chưa nói một câu nào". 

Tóm lại, mục đích của Thật tướng luận là muốn cho chúng ta nhận chân rằng: Thật tại, hay Chơn như không thể dùng ngôn ngữ văn tự mà thấy được; trái lại, phảờiiii bỏ tất cả danh tướng mà trực nhận. Nhưng để có một ý niệmthô thiển về Chân như, hãy tự bảo rằng: "Chân như là cái gì trái hẳn với hiện tượng giới". Hay: "Hiện tượng giới là mặt trái của Chơn như". 

Nhưng, khi nói đến hai chữ "mặt trái" đừng liên tưởng rằng có một "bề mặt" như bao nhiêu bề mặt ta thường thấy trong hiện tượng giới.  

Xem mục lục