Lúc bấy giờ đức Thế Tôn tự trải tòa sư tử rồi ngồi kiết già ngay thẳng nhiếp niệm nhập tất cả môn vương tam muội. Sau đó đức Phật an tường xuất định dùng thiên nhãn nhìn xem thế giới trọn thân mỉm cười, từ tướng thiên bức luân dưới lòng bàn chân phóng ra sáu trăm muôn ức quang minh. Từ mười ngón chân, hai mắt cá, hai bắp chân, hai gối, hai vế, eo, lưng, rún, bụng, hông, ngực, chữ vạn, vai, cánh tay, mười ngón tay, cổ, miệng, bốn mươi răng, mũi, mắt, tai, bạch hào, nhục kế, mỗi chỗ trên thân Phật phóng ra sáu trăm muôn ức quang minh. Từ những quang minh nầy phát ra quang minh lớn chiếu khắp Đại Thiên thế giới, rồi chiếu đến hằng sa thế giới của chư Phật ở mười phương, từ đây quang minh lại chiếu vượt qua hằng sa thế giới khắp mười phương. Nếu chúng sanh nào gặp được quang minh nầy thời quyết định được vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Tất cả lỗ lông chân khắp thân của Phật cũng đều mỉm cười phóng quang minh sa thế giới ở mười phương. Nếu chúng sanh nào gặp được quang minh nầy thời quyết định được vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Đức Thế Tôn lại phóng quang minh thường chiếu khắp cõi Đại Thiên suốt đến hằng sa thế giới ở mười phương. Nếu chúng sanh nào gặp được quang minh nầy thời quyết định được vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Đức Thế Tôn mỉm cười vui vẻ hiện tướng lưỡi rộng dài trùm khắp Đại Thiên thế giới, phóng ra vô lượng ngàn muôn ức quang minh. Mỗi quang minh nầy hóa thành hoa báu ngàn cánh màu hoàng kim. Trên hoa báu đều có Hóa Phật ngồi kiết già tuyên nói sáu phép ba la mật. Chúng sanh nào nghe được thời quyết định được vô thượng chánh đẳng chánh giác. Quang minh nầy cũng chiếu đến hằng sa thế giới ở mười phương và cũng hiện hoa báu Hóa Phật thuyết pháp như vậy.
Bấy giờ đức Phật vẫn ngồi trên tòa sư tử mà nhập sư tử du hí tam muội. Do thần lực của Phật, cả Đại Thiên thế giới đều chấn động sáu cách, làm cho mọi loài đều hòa vui.
BA CÕI LẦM MÊ TÂM TỊCH TỊCHMỘT ĐỜI SINH TỬ TÁNH THƯỜNG NHƯSỚM MAI THẤY NỤ HOA HỒNG NỞNHẸ GÓT TRẦN SA MỘNG TỈNH RỒI “ Cuộc đời là một chuỗi những bài
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Thân Loan thánh nhân hiển nhiên là một nhân vật phi thường mặc dù Ngài thường tự gọi mình là “gã đầu trọc ngu dốt” với giọng điệu khiêm tốn pha lẫn
CÁC KỲ KIẾT TẬP KINH ĐIỂN THEO PHẬT GIÁO THERAVADAHòa thượng Rewata Dhamma - Đăng Nguyên dịch[kinh_dien_duoc_viet_tren_la-content] Những lời dạy chân thực của Đức Phật Gotama được lưu giữ và truyền lại
Biết lắng nghe sự thật, biết quan tâm khám phá chính mình, và ưa thiền định, và ưa vui thiền định, người đó tôi gọi là một chiến sĩ.Có nhiều trường hợp
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt