Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (30)


Xem mục lục

 

Nguyên văn chữ Hán

Như Thế Tôn ngôn:  
"Nhứt thế pháp vô ngã".  
Hà dẳng nhứt thế pháp ?  
Vân hà vi vô ngã ? 

Dịch nghĩa: 

Như lời đức Thế Tôn nói:  
"Tất cả Pháp không thật".  
Vậy, cái gì là "tất cả Pháp"?  
Và sao gọi là "không thật"? 

LƯỢC GIẢI 

Chữ "PHÁP" tức là tất cả sự vật từ tinh thần lẫn vật chất, nào Thánh Phàm chơn vọng, hữu tình vô tình, hữu hình vô hình, hữu vi vô vi, v.v...đều gọi là Pháp. 

Dịch đúng theo văn Tàu: "Phàm cái gì, tự nó có thể giữ được hình dáng hay khuôn khổ của nó, làm cho người, khi trông đến nó, biết đó là vật gì, thì gọi là "Pháp" (Nhậm trì tự tánh, quỷ sanh vật giải). 

Chữ "NGÃ" là Ta hay Tôi. Phàm nói "Ta" thì phải đủ hai điều kiện: 1. Tự tại hay tự chủ, 2. Có thể sắp đặt sai khiến mọi việc. Như thế mới được gọi "Ta". Nhưng chữ "vô ngã" ở đây, nên hiểu nghĩa là "không thật" thì rõ hơn. 

*** 

PHẦN THỨ NHẤT, NÓI 100 PHÁP 

Nguyên văn chữ Hán  
 

Nhứt thế pháp giả, lược hữu ngũ chủng:  
Nhứt giả Tâm pháp,  
Nhị giả Tâm sở hữu pháp,  
Tam giả Sắc pháp,  
Tứ giả Tâm bất tương ưng hành pháp,  
Ngũ giả Vô vi pháp.  
  

Dịch nghĩa 

Nói tất cả Pháp có năm món: 

1. Tâm pháp  
2. Tâm sở hữu pháp  
3. Sắc pháp  
4. Tâm bất tương ưng hành pháp  
5. Vô vi pháp 

LƯỢC GIẢI 

Chữ "TÂM" có nhiều nghĩa, nhưng tóm lại có 6 nghĩa: 

1. Tập khởi: Chứa nhóm và phát khởi. Nghĩa này thuộc về thức thứ Tám (Tàng thức). Vì thức này có công năng "chứa nhóm" chủng tử của các pháp, rồi "phát khởi" ra hiện hành. 

2. Tích tập: Chứa nhóm. Nghĩa này thuộc về bảy thức trước. Vì bảy thức trước có công năng "chứa nhóm" các pháp hiện hành để huân vào Tàng thức. 

Trái lại, Bảy thứ`c trước cũng có nghĩa "tập khởi" (chứa nhóm và phát khởi), vì bảy thức trước có công năng "chứa nhóm" các pháp hiện hành, để huân vào Tàng thức, "khởi thành" chủng tử. 

Thức thứ Tám cũng có nghĩa "tích tập" (chứa nhóm), vì thức thứ Tám có công năng "chứa nhóm" chủng tử của các pháp vậy. 

3. Duyên lự: Duyên cảnh, khởi phân biệt. Tám thức đều tự duyên cái cảnh tướng phần của mình, rồi khởi ra phân biệt (lự). 

4. Thức: Hiểu biết phân biệt. Cả tám thức đều có công dụng hiểu biết phân biệt. 

5. Ý:Sanh diệt tương tục không gián đoạn. Cả tám thức đều niệm niệm sanh diệt tương tục không gián đoạn. 

6. Tâm,Ý và Thức: Vì y theo đặc tánh của mỗi thức, thì thức thứ Tám về nghĩa"Tích tập" thù thắng, nên gọi là"Tâm"; thức thứ Bảy về nghĩa"sanh diệt tương tục" thù thắng, nên gọi là "Ý" và sáu thức trước về nghĩa phân biệt thù thắng nên goi là:Thức". 

Chữ "TÂM PHÁp": Pháp thuộc về Tâm. Vì 8 món Tâm này có công năng thù thắng hơn hết; cũng như ông Vua có oai quyền thế lực, thống trị thiên hạ, cho nên cũng gọi là "Tâm vương". 

*** 

NGƯỜI HỌC NÊN HỌC THUỘC LÒNG NHỮNG DANH TỪ SAU ĐÂY: 

I. Ba cảnh: a) Tánh cảnh, b) Độc ảnh cảnh, c) Đới chất cảnh.  
II. Ba lượng: a) Hiện lượng, b) Tỷ lượng, c) Phi lượng.  
III. Ba tánh: a) Thiện tánh, b) Ác tánh, c) Vô ký tánh.  
IV. Ba thọ: a) Khổ thọ, b) Lạc thọ, c) Xả thọ.  
V.Năm thọ: a) Khổ thọ, b) Lạc thọ, c) Ưu thọ, d) Hỷ thọ, đ) Xả thọ.  
VI. Tâm có bốn phần: a) Tướng phần, b) Kiến phần, c)Tự chứng phần, d) Chứng tự chứng phần. 

VII. 51 món Tâm sở, phân làm 6 vị: 

a) Biến hành, có 5  
b) Biệt cảnh, có 5  
c) Thiện, có 11  
d) Căn bổn phiền não, có 6  
e)Tuỳ phiền não, có 20  
g) Bất định, có 4  
a) Dục giới: 1. Ngũ thú tạp cư địa. 

2. Ly, sanh hỷ lạc địa.  
3. Định, sanh hỷ lạc địa. 

VIII. Ba giới b) Sắc giới: 4. Ly hỷ, diệu lạc địa.  
và chín địa 5. Xả niệm thanh tịnh địa 

6. Không vô biên xứ địa  
7. Thúc vô biên xứ địa  
c) Vô sắc giới: 8.Vô sở hữu xứ địa  
9.Phi tưởng phi phỉ tưởng xứ địa. 

Tư lượng vi: 

1. Thập trụ, 2. Thập hạnh,  
3. Thập hồi hướng. 

a) Hiền: Tứ gia hạnh vị: 

1. Noãn, 2. Đảnh, 3. Nhẫn, 

4. Thế đệ nhứt. 

IX. Bồ tát 1. Hoan hỷ địa, 2. Ly cấu địa, 

có hai 3. Phát quang địa, 4. Diệm huệ 

địa, 5. Nan thắng địa, 6. Hiện  

b) Thánh: tiền địa, 7. Viễnhành địa, 8. Bất  

động địa, 9. Thiện huệ địa, 

10. Pháp vân địa. 

X. Tám thức và các duyên: 

Nhãn thức, có 9 duyên: 1. Hư không, 2. Ánh sáng, 3. Căn, 4. Cảnh, 5. Tác ý, 6. Phân biệt y, 7. Nhiễm tịnh y, 8. Căn bản y, 9. Chủng tử. 

Nhĩ thức, có 8 duyên: Các duyên cũng đồng như Nhãn thức trên, chỉ trừ " ánh sáng". 

Ba thức: Tỹ, Thiệt và Thân, lại còn có 7 duyên: Các duyên đồng như Nhãn thức trên, chỉ bớt 2 duyên là Hư không và Ánh sáng. 

Ý thức,có 5 duyên: 1. Căn, 2. Cảnh, 3. Tác ý, 4. Căn bản y, 5. Chủng tử. 

Mạt na thức, có 3 duyên: 1. Căn cảnh, 2. Tác ý, 3. Chủng tử. 

A lại da thức, có 3 duyên: 1. Căn (Mạt na), 2. Cảnh (thân căn, khí giới và chủng tử), 3. Tác ý, 4. Chủng tử. 

Vì muốn dễ nhớ, nên Cổ nhơn có bài tụng như sau: 

Nhãn thức cửu duyên sanh 

Nhĩ thức duy tùng bát 

Tỹ, Thiệt, Thân tam,thất 

Hậu tam; ngũ, tam, tứ

Dịch nghĩa 

Nhãn thức đủ chín duyên 

Nhĩ thức chỉ còn tám 

Tỹ, Thiệt, Thân có bảy 

Sau ba; năm, ba bốn 

LƯỢC GIẢI 

Nhãn thức có đủ chín duyên; Nhĩ thức chỉ có 8 duyên; Tỹ, Thiệt và Thân ba thức này lại có 7 duyên; còn ba thức sau thì thức thứ 6 có 5 duyên, thức thứ 7 có 3 duyên và thức thứ 8 có 4 duyên. (Thức thứ 7 lấy kiến phần của A lại da thức làm cảnh; Thức thứ 8 lấy căn thân, khí giới và chủng tử làm cảnh).  

Xem mục lục