Hỏi : Hư không chẳng có biên giới, nên thế giới cũng vô biên. Thế-giới vô- biên, nên chúng sanh số lượng cũng vô-biên. Chúng sanh đã vô-biên, nên tâm hạnh chúng sanh cũng khác nhau vô tận. Chúng-sanh và thế giới đã không ranh-vức như vậy khó hiểu khó biết, nếu đoạn hết vô-minh, không còn tâm tưởng, làm sao có thể rõ thấu suốt hết, mà gọi là Nhứt-Thiết-Chủng- Trí?
🍀 Đáp : Tất cả cảnh-giới từ nào đến giờ vốn là một Chơn-tâm, lìa tất cả tưởng niệm. Do chúng sanh mê vọng thấy có cảnh-giới, cho nên tâm mới bị giới hạn. Bởi vọng động khởi ra tưởng niệm, chẳng xứng với pháp tánh vì vậy chẳng rõ suốt chơn-tâm.
Các đức Phật đã lìa tất cả vọng-tưởng phân-biệt, nên tâm các ngài khắp giáp tất cả. Vì tâm chơn-thật, cho nên tâm là thể tánh các pháp. Từ thể Chơn-thật này soi rõ tất cả pháp hư vọng, nó có năng lực sáng suốt vĩ-đại và diệu-dụng nhiệm-mầu, với vô lượng phương tiện khéo léo, tùy trình-độ chúng sanh đáng dùng pháp gì để độ thoát, liền khai thị các pháp-môn đó để làm lợi ích, thế nên gọi là Nhứt-Thiết-Chủng- Trí.
🍁 Lại hỏi : Nếu các đức Phật đã có đủ Diệu-dụng tự nhiên, luôn luôn ứng hiện khắp nơi khắp chốn làm lợi-ích chúng sanh, và nếu tất cả chúng sanh được thấy thân Phật, được thấy sức thần biến, hay được nghe lời thuyết giáo của Phật đều được lợi-ích, thì sao trong thế-gian có biết bao người chẳng được thấy Phật?
🍀 Đáp : Các đức Như-Lai thể pháp thân vốn bình đẳng, khắp giáp tất cả, song lại không có sự tác-ý. Nhưng nói rằng chư Phật ứng hiện một cách tự nhiên, là căn cứ nơi tâm chúng sanh mà có sự ứng hiện. Tâm chúng sanh như chiếc gương, nếu gương bị bụi che mờ, thì hình sắc không thể hiện ra.
Cũng vậy, tâm chúng sanh nếu cấu bợn, pháp thân Chư Phật không thể hiện ra.
“Mắt trong, dài, rộng như sen xanhTâm tịnh đã vượt các thiền định,Lâu chứa tịnh nghiệp lường không xiết,Dùng Tịch độ chúng, tận đảnh lễ.Đã thấy Đại thánh dùng thần biến,Khắp hiện
1 Dẫn luậnCó không ít nhà nghiên cứu về triết học ‘tánh không’ (§ènyatˆ) của Long Thọ (NŒgŒrjuna) thường đứng từ 2 góc độ để phân tích lý giải hệ thống triết
SỰ TÍCH CỦA ĐẠI SƯ VĨNH MINH DIÊN THỌ.Pháp nạn xảy ra vào năm thứ năm Đường Vũ Tông Hội xương, khiến Phật pháp chịu đựng sự phá hoại lớn lao, giáo
Những người hơi nhát gan nghĩ đời này là thậtCó thể trở thành những chiến sĩ bằng cách chứng hiểu đời này là hình tướng-tánh Không!Những người hơi nhát gan, bị lừa
Longchen Rabjam giải thích những tri kiến triết học của Đại Thừa chung cũng như của Đại Toàn Thiện và làm thế nào để thể nghiệm chúng trong chương mười của Shingta
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt