Tâm Kinh nói tiếp:
Tôn giả Xá Lợi Phất, Bồ tát vì không thủ đắc, nên y theo
Bát nhã ba la mật đa, an trú nơi đó. Vì tâm Bồ tát không
chướng ngại, nên không khiếp sợ, vượt thoát mọi mê lầm,
cứu cánh niết bàn. Phật đà cả ba thời gian vì y theo Bát
nhã ba la mật đa nên được vô thượng bồ đề.
Trong Tâm Kinh, niết bàn được hiểu là thật tánh của tâm, là
trạng thái trong sáng tách lìa mọi phiền não ô nhiễm. Như đã
nói trước đây, vì tâm vốn trong sáng, vì tâm có Phật tánh, nên
chỉ cần tách lìa phiền não án ngữ sự trong sáng là giác ngộ tự
nhiên sẽ vén mở. Vì vậy tánh không của Tâm được gọi là nền
tảng của niết bàn, là bản tánh niết bàni. Khi biết áp dụng biện
pháp hóa giải phiền não, thanh tịnh hóa tâm thức, dần dần tâm
sẽ tách lìa khỏi mọi chướng ngại. Tánh không của tâm-không-
ô-nhiễm này chính là niết bàn chân thậtii, là giải thoát. Chỉ khi
nào trực chứng được thật tánh của tâm trong trạng thái toàn
hảo và thanh tịnh nhất mới gọi là giải thoát, là đạt niết bàn.
Ngài Long Thọ có giải thích trong Trung Quán Luận như sau:
tánh không vừa là phương tiện diệt trừ phiền não, vừa là thành
quả đạt đến khi phiền não tận diệt. Ngài viết:
Đoạn dứt tất cả
Nghiệp và phiền não
Thì được giải thoát.
Nghiệp và phiền não
Cùng với nhận thức
Đều phát sinh từ
Khái niệm phân biệtiii.
Khái niệm phân biệt
Dứt nhờ tánh không. (27)
Mọi sắc thái của đường tu giác ngộ - ví dụ như khả năng giác
ngộ sẵn có, con đường tu, hay thành quả giác ngộ - tất cả đều
không có tự tánh, và chính vì không có tự tánh, nên đều sẵn có
bản tánh niết bàn. Nhờ quán chiếu sâu xa bản tánh niết bàn
này, hành giả sẽ có khả năng làm tan biến loại khổ đau đến từ
hiểu biết sai lầm về sự vật, nói cách khác, đến từ vô-minh-căn-
bản. Chẳng những có thể xóa tan khổ đau, ngay cả tập khí của
vô minh chấp ngã và tất cả những mầm mống nghiệp thức gieo
lại từ những hành động vô minh trong quá khứ, đều có thể xóa
sạch. Nói cách khác, chúng ta có thể diệt sạch toàn bộ mọi vô
minh trong hiện tại, mầm mống vô minh của quá khứ, và
khuynh hướng tạo vô minh trong tương lai. Tâm Kinh nói tiếp,
vượt thoát vô minh một cách toàn diện như vậy rồi, sẽ không
còn khiếp sợ, sẽ đạt cứu cánh là vô trú niết bàn của Phật đà.
Phật đà cả ba thời gian vì y theo Bát nhã ba la mật đa nên
được vô thượng bồ đề.
Ở đây, trong câu “Phật đà cả ba thời gian”, chữ Phật đà dùng
để chỉ các vị Bồ tát địa vị cao nhất, trước khi đạt quả vị Phật.
Ðịa vị này được gọi là địa vị của Phật đà. Bồ tát ở địa vị này
khi nhập kim cương tam muội sẽ có được đầy đủ mọi tính đức
của Phật. Trú ở kim cương tam muội, y theo Bát nhã ba la mật
đa, Bồ tát tận cùng địa vị sẽ đạt đến giác ngộ cứu cánh của
Phật đà.
i Tứ Diệu Ðế: Khổ, Tập, Diệt, Ðạo. Tứ Diệu Ðế: Khổ, Tập, Diệt, Ðạo.
i Còn gọi là tánh tịnh niết bàn. Tạng: rang-zhin. nyang-dä. Anh ngữ:
natural nirvana.
ii Chân niết bàn, true nirvana.
iii Còn gọi là vọng niệm, hay niệm. Ngài Huyền tráng nói phân biệt
còn là vô ký dị thục tuệ (cái biết bẩm sinh hay bản năng) [trích Luận
Khởi Tín, Ht Trí Quang]. Tiếng Anh dùng chữ elaboration.