Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (21)


Xem mục lục

QUÁN SÁT NHỮNG CÁI NHÌN SAI LỆCH (Tà kiến-邪見)

 

我於過去世

為有為是無

世間常等見

皆依過去世

27.1

Cái Tôi từ muôn trùng quá khứ,

Vốn đã cho cái này "Có", cái kia "Không Có".

Những định kiến thế gian về "Thường Trụ" hay "Đoạn Diệt"...v.v...

Cũng đều vốn từ quá khứ muôn trùng...

 

我於未來世

為作為不作

有邊等諸見

皆依未來世

27.2

Cái Tôi trong vô tận vị lai,

Sẽ tác tạo cái này, không tạo tác cái kia.

Những định kiến về thế giới "Hữu Biên" hay "Vô Biên"...v.v...

Cũng sẽ tiếp tục trong vị lai vô tận...

 

過去世有我

是事不可得

過去世中我

不作今世我

27.3

Nếu: Trong quá khứ có cái Tôi,

Điều này không thể có được.

Vì: Trong quá khứ đã có cái Tôi,

Thì còn tác tạo ra thêm cái Tôi hiện nay làm gì.

 

若謂我即是

而身有異相

若當離於身

何處別有我

27.4 

Nếu cho rằng: Cái Tôi vốn bao giờ cũng thế,

Mà thân xác tôi có những biến đổi khác nhau.

Vậy giả sử: Bây giờ tôi không có thân xác,

Thì cái Tôi kia đang ở đâu?

 

離有無身我

是事為已成

若謂身即我

若都無有我

27.5

Rời khỏi những gì hiện có, thì cũng chẳng có cái Tôi và xác thân tôi.

Việc này thì hẳn nhiên rồi.

Nhưng nếu giả định: (a) Xác thân tôi cũng chính là cái Tôi,

Hoặc: (b) Cả thân xác tôi cũng chẳng phải là cái Tôi.

 

但身不為我

身相生滅故

云何當以受

而作於受者

27.6 (Đối với giả định (a), thì:)

Thân xác tôi không phải là tôi,

Vì xác thân tôi có khởi sinh và hoại diệt.

Làm sao mà một cái gì đang được tôi nhận thức (thân xác),

Lại có thể tác tạo ra chính cái nhận thức ra nó (cái Tôi)?

 

若離身有我

是事則不然

無受而有我

而實不可得

27.7 (Đối với giả định (b), thì:)

Nếu rời khỏi thân xác tôi, mà vẫn có cái Tôi,

Thì việc này không thỏa đáng.

Vì: Không có điều kiện thụ nhận (cảm giác, tri giác) mà vẫn có cái Tôi,

Điều này thực sự không thể có được.

 

今我不離受

亦不即是受

非無受非無

此即決定義

27.8

Tôi hiện giờ không thể tách lìa khỏi điều kiện thụ nhận,

Cũng chẳng phải chính là những điều kiện thụ nhận ấy.

Không phải là không điều kiện thụ nhận (vô tri giác), cũng chẳng phải là không có tôi,

Đây là ý nghĩa quyết định.

 

過去我不作

是事則不然

過去世中我

異今亦不然

27.9 (Tiếp tục ý nghĩa từ 3:)

Nếu: (c) Cái Tôi quá khứ không tác tạo ra cái Tôi hiện tại,

Điều này hẳn không thỏa đáng.

Nếu: (d) Cái Tôi quá khứ khác với cái Tôi hiện tại,

Điều này cũng không thỏa đáng.

 

10 

若謂有異者

離彼應有今

我住過去世

而今我自生

27.10 ( Giả định (d):)

Nếu cho rằng: Cái Tôi quá khứ và cái Tôi hiện tại là hai cái khác nhau,

Thì tách cái quá khứ ra, vẫn cứ có cái Tôi hiện tại:

Cái Tôi ở quá khứ thì vẫn ở quá khứ,

Cái Tôi hiện tại thì tự nó sinh ra nó.

 

11 

如是則斷滅

失於業果報

彼作而此受

有如是等過

27.11

Như thế thì rơi vào Đoạn Diệt luận:

Cuộc tồn sinh không còn ý nghĩa Tích lũy tạo tác (Nghiệp-業) và Kết quả tương ứng (Quả báo-果報),

Lập luận này dẫn đến những hệ luận sai lầm khác như:

Cái này tạo tác, cái kia phải hứng chịu...

 

12 

先無而今有

此中亦有過

我則是作法

亦為是無因

27.12 (Giả định (c):)

Trước đây thì không có nó, nay lại có cái Tôi này

Trong lập luận này cũng có những hệ luận lầm sai:

1. Cái Tôi tự tạo tác ra chính nó, cũng như:

2. Nó không có nguyên nhân tạo tác.

 

 

13 

如過去世中

有我無我見

若共若不共

是事皆不然

27.13

Như vậy, những định kiến cho rằng trong quá khứ:

Có Ngã hoặc không có Ngã,

Hoặc cả hai Ngã (quá khứ và hiện tại) cộng thông nhau, hoặc, không cộng thông nhau,

Tất cả lập luận này đều hiển nhiên không thỏa đáng.

 

14 

我於未來世

為作為不作

如是之見者

皆同過去世

27.14

Trong Vị Lai cũng thế, những định kiến cho rằng:

Ngã vị lai được tác tạo, hoặc không được tác tạo, từ hiện tại...

Những định kiến như thế,

Cũng giống như trường hợp ở quá khứ.

 

15 

若天即是人

則墮於常邊

天則為無生

常法不生故

27.15 

Nếu Trời (Thiên_cái Vô Hạn) cũng chính là Người (Nhân_cái hữu hạn),*

Thì hẳn rơi vào Thường Trụ luận và Vô Biên luận.

Bởi vì: Trời là cái gì không sinh khởi,

Cái gì thường trụ mãi mãi thì không khởi sinh.

______*"Trời-Thiên-天"_như là cái gì vô hạn và "Người-Nhân-人"_như là cái gì hữu hạn. Đây là hai khái niệm thâu tóm chung mà Nagarjuna sử dụng để chống lại những định kiến và quan niệm vốn có, trong số đó tiêu biểu như:

 _Quan niệm Vedanta (Phệ-Đàn-Đa) và Upanishad (Áo Nghĩa Thư): Quan niệm này xuất hiện rất sớm và dưới hình thức văn học nó được phổ cập, bén rễ sâu nhất trong xã hội Ấn độ cổ đại, cho đến cả ngày nay. Ở đây, "Brahman"-Trời được quan niệm như là một bản thể tuyệt đối, vô tính (nirgunïa), vô hình (niràkàra), vô sai biệt (nirvisùesïa), không thuộc tính (nirupàdhika). "Brahman"-Đại Ngã-Trời vừa là bản thể vừa là cứu cánh cho "Atman"-Tiểu Ngã-bản thể tương đối của con người_được cho là sinh ra từ Brahman.

 "Các ẩn sĩ, đã trọn vẹn đạt đến ý nghĩa của tri thức về Vedànta, họ đã tịnh hóa bản tính của mình bằng con đường khước từ, họ an trụ trong các thế giới Brahmà (Đại Ngã-Trời), tận cùng biên tế của thời gian, đồng nhất với bất tử, hoàn toàn giải thoát" (Munïdïaka-Upanishad)

 _Quan niệm của phái Mimamïsa (Pùramìmàmïsa) (Di Man Tác): Được coi như là kế thừa trực tiếp của tư tưởng Veda. Quan niệm này cho rằng: có vô số ngã cá biệt, và coi ngã như là một bản thể thường trụ (nitya), biến hành (sarvagata). Nó là sở y (asuraya) của thức và là một tri giả (jnõàtà), thọ giả (bhakta) và tác giả (karta). Ngoài tiểu ngã (jivàtman), còn có ngã tối cao (paramatman) hay Thượng đế-Trời. Phái này chú trọng đến những nghi thức tế tự thần linh, xem hành vi tế tự như là sự tích lũy Nghiệp để tạo phước báu đời sau.

 _Hệ phái Samïkhya (Số luận): là hệ phái cổ nhất trong các hệ phái tư tưởng của Ấn độ, xuất hiện hầu như cùng thời với Upanishad và phát triển song song tương tác với Upanishad. Từ ngữ “Sàmïkhya” cũng được đề cập đến trong Suvetasuvatara Upanishad, theo đó sự phân biệt (samïkhya) và tư duy (yoga) dẫn đến hiểu biết nguyên nhân (kàranïa). Hệ tư tưởng này như là kết quả một nỗ lực của người Ấn độ Cổ đại trong việc truy cầu "Chân Tri Thức" (ý nghĩa tổng quát của tên gọi "Samïkhya") của vạn hữu và giải thoát khỏi phiền não, đồng thời dùng phương pháp phân tích như "đếm số" (-"khya"), nên được Huyền Trang dịch là "Số Luận". Sự phân tích này dẫn đến hai khái niệm chính, hổ tương nhau:

 a. Tự tính (Prakrïti), cũng chính là vật chất tối sơ (pradhana), là căn bản của vạn hữu, bất biến.

 b. Thần ngã (purusïa): như là bản thể thường trụ của những thường trụ (nityo nityanamï), tâm thức của những tâm thức (cetanas cetananam).

 Trong nỗ lực đi tìm một căn nguyên của vạn hữu bởi nhu cầu tri thức của người cổ đại, có vẻ họ lúng túng trong việc thống nhất những khái niệm đa nguyên mà họ phân tích ra. Đồng thời hệ tư tưởng này cũng gặp nhiều mâu thuẫn phát sinh ra giữa hai nhu cầu: nhu cầu tri thức và nhu cầu giải thoát phiền não.

 _Hệ phái Yoga (Du già): Chuyên về tu tập và thực hành, đồng thời có quan hệ mật thiết với tư tưởng của Samikhya, nhưng đặc biệt trong việc hướng tới thần Ìsuvara, như là một cứu cánh tối thượng:

 "Hoặc do niệm tưởng đấng toàn thiện Ìsùvara mà đạt đến samàdhi. Isùvara là một purusïa tối thắng (Purusïa-visùesa), không bị xúc nhiễm bởi phiền não (klesùa), nghiệp (karman), quả dị thục (vipàka) hay dư nghiệp (àsùaya)" (Sutra 24 VÀ 123)

........

 Có một khoảng chênh lệch nhất định trong khái niệm về "Thần" trong hệ thống tư tưởng Ân đô với Đa Thần-Đa Nguyên Luận của Veda và "Thiên-天"-Trời trong hệ thống tư tưởng Trung hoa, với "Thiên Nhân đồng nhất-天人同一", tiêu biểu qua kinh Dịch với quẻ Kiền-Dương_như là một yếu tố trừu tượng, một tính chất phổ quát, hơn là một thực thể tuyệt đối độc lập với con người. Về điêm này, khái niệm "Brahmà (Đại Ngã-Trời)" của Ân độ Cổ đại gần với tư tưởng của Hy lạp Cổ đại hơn, với khái niệm "Idea" của Platon, như là một Thực tại Hoàn Hảo tồn tại thực sự chứ không phải chỉ là một ý tưởng.

 Bản dịch Hán văn với chữ "Thiên-天" (ngoài ra, không còn chữ nào khác nữa) ở đây, có thể gây ra không ít ngộ nhận, cần được hiểu khái niệm này theo cách người Ấn, với những quan niệm như trên. Chữ "Trời" trong tiếng Việt cũng vậy, nên hiểu với nghĩa "Cái Vô Hạn" (được chú thích thêm trong dấu ngoặc), có lẽ sẽ thuận với cấu trúc luận lý của Nagarjuna hơn.

 _______

 

16 

若天異於人

是即為無常

若天異人者

是則無相續

27.16

Mà nếu: Trời (Thiên_cái Vô Hạn) khác với Người (Nhân_cái hữu hạn),

Thì nhân sinh là một cái gì hữu hạn vô thường.

Trời (cái Vô Hạn) mà khác với Người (cái hữu hạn),

Thì hẳn cái nhân sinh hữu hạn không nối kết được với cái Vô cùng.

 

17 

若半天半人

則墮於二邊

常及於無常

是事則不然

27.17

Nếu cho rằng: Một nửa là Trời (vô hạn), một nửa là người (hữu hạn),

Thì hẳn phải rơi vào chỗ nhập nhòa lẫn lộn cả hai:

Vĩnh hằng Vô hạn cùng một duộc với Sinh diệt Vô thường.

Điều này hẳn nhiên không thỏa đáng.

 

18 

若常及無常

是二俱成者

如是則應成

非常非無常

27.18 

Nếu cho rằng: Có thể thành lập được tương quan giữa:

Cái Vĩnh hằng và cái Vô thường,

Thì cũng có thể thành lập được tương quan giữa:

Cái không vĩnh hằng và cái không vô thường.

 

19 

法若定有來

及定有去者

生死則無始

而實無此事

27.19

Nếu mọi tồn tại đêu có một cái đích nào đó để đến,

Và một cái đích để đi

Thì Sinh tử-Tử sinh vô tận.

Thực ra không có việc này.

 

20 

今若無有常

云何有無常

亦常亦無常

非常非無常

27.20

Nếu Hiện tại không có cái gì thường hằng,

Vậy thì làm sao tồn tại cái gì Vô thường?

Cũng như cái gì vừa Thường hằng vừa Vô thường?

Cái gì chẳng Thường hằng cũng chẳng Vô thường?

 

21 

若世間有邊

云何有後世

若世間無邊

云何有後世

27.21 

Nếu Thế gian có giới hạn,

Thì làm sao có đời sau?

Nếu Thế gian Vô hạn,

Thì làm sao có đời sau?

 

22 

五陰常相續

猶如燈火炎

以是故世間

不應邊無邊

27.22

Những điều kiện nhận thức nối tiếp nhau liên tục,

Cũng như lửa ngọn đèn cháy sáng liên tục,

Do đó cái Thế gian mà con người nhận thức,

Chẳng có gì tương ứng với "Hữu hạn" hay "Vô hạn".

 

23 

若先五陰壞

不因是五陰

更生後五陰

世間則有邊

27.23

Nếu điều kiện nhận thức có trước mất đi,

Mà không tạo tác điều kiện nhận thức sau.

Thì đối với điều kiện nhận thức có sau ấy:

Thế gian là "Hữu hạn".

 

24 

若先陰不壞

亦不因是陰

而生後五陰

世間則無邊

27.24

Nếu điều kiện nhận thức có trước không mất đi,

Cũng không tạo tác điều kiện nhận thức sau.

Thì đối với điều kiện nhận thức có sau ấy:

Thế gian là "Vô hạn".

 

25 

真法及說者

聽者難得故

如是則生死

非有邊無邊

27.25

Thực tại Chân thật thì khó nói đối với người nói,

Và khó nghe được đối với người nghe.

Vì thế nên chỉ có thể nói về Luân hồi Sinh tử, rằng:

Chẳng phải "Hữu hạn", cũng không phải "Vô hạn".

 

26 

若世半有邊

世間半無邊

是則亦有邊

亦無邊不然

27.26

Nếu cho rằng: một nửa là "Hữu hạn",

Còn nửa kia thì "Vô hạn",

Thì cả "một nửa Hữu hạn" và "một nửa Vô hạn",

Đều là không hiển nhiên thỏa đáng.

 

27 

彼受五陰者

云何一分破

一分而不破

是事則不然

27.27

Cùng một người với cùng điều kiện nhận thức (Ngũ Ấm-五陰),

Thì làm sao một nửa có thể hủy hoại,

Nửa kia thì bất khả hủy hoại?

Điều này hẳn nhiên không thỏa đáng.

 

28 

受亦復如是

云何一分破

一分而不破

是事亦不然

27.28

Đối tượng nhận thức được cũng như thế,

Làm sao có một phần bị hủy hoại,

Một phần không thể bị hủy hoại?

Điều này cũng hiển nhiên không thỏa đáng.

 

29 

若亦有無邊

是二得成者

非有非無邊

是則亦應成

27.29

Nếu (cả Điều Kiện nhận Thức và Đối tượng nhận thức) vừa Hữu hạn và vừa Vô hạn,

Tương quan của cả hai này được lập thành;

Thì tương quan nghịch đối của nó là phi-Hữu hạn phi Vô hạn,

Cũng tương ứng theo đó mà được thành lập.

 

30 

一切法空故

世間常等見

何處於何時

誰起是諸見

27.30

Căn để của tất cả mọi tồn tại đều là Không tính (空-Sunyata),

Thì mọi định kiến của thế gian như: "Hằng thường"-"Vô thường", "Hữu hạn"-"Vô hạn"…v.v...

Khởi sinh ra ở đâu? Khi nào?

"Ai" là người dấy nó lên?

 

KẾT THÚC:

 

瞿曇大聖主

憐愍說是法

悉斷一切見

我今稽首禮

Cồ Đàm, đấng Toàn Giác,

Đã lân mẫn xót thương thuyết giảng Phật Pháp,

Đoạn tận mọi định kiến Thế gian,

Nay tôi cúi đầu nhận lãnh.

Xem mục lục