Bài Viết (701)


Những Khác Biệt Chính giữa Đại Toàn Thiện (Dzogchen) và Đại Ấn (Mahamudra)?

1,233

 

Câu hỏi: Xin thầy giải nghĩa những khác biệt chính giữa Đại toàn thiện (Dzogchen) và Đại Ấn (Mahamudra)?

Ringpoche: Có những khác biệt trong dòng truyền thừa và trong những phương tiện thiện xảo của hai loại tham thiền này. Nhưng nếu chúng ta nói chính xác chúng là gì, thì không có sự khác biệt: cả hai thực hành đều đưa đến nhận biết tâm y như nó là.

Dòng Đại toàn thiện, tiếng Sanskrit là mahasandhi có nghĩa là “sự trọn vẹn vĩ đại” hay “sự toàn thiện vĩ đại”, bắt đầu với vị thầy Garab Dorje, ngài truyền nó cho Trisina, rồi từ đó truyền từ thầy qua trò. Dòng Đại ấn, tiếng Sanskrit nghĩa là ‘biểu tượng vĩ đại” hay “ấn vĩ đại”, bắt đầu với Saraha, ngài truyền nó cho Nagarjuna, vị thầy này truyền nó cho Shawari và vân vân. Dòng Đại toàn thiện đến Tây Tạng hòa hợp với dòng Nyingma, trong khi dòng Đại ấn hòa hợp với dòng Kagyu, với Marpa, Milarepa, Gampopa và vân vân.

Cả hai Đại toàn thiện và Đại ấn là những phương pháp để tham thiền về tâm. Trong sự cầu nguyện của dòng Đại ấn chúng ta nói “Tất cả tư tưởng là Pháp thân. Vị guru có thể chỉ ra bản tánh của tâm cho chúng ta; trong truyền thống Đại ấn, bấy giờ chúng ta tham thiền về cái ấy. Trong truyền thống Đại toàn thiện, chúng ta làm một sự phân biệt giữa tâm (TT. Sem) và tánh giác (TT. rigpa). Rigpa có hàm ý biết và nhận biết, thấu hiểu bản tánh chân thực; sem có hàm ý không nhận biết bản tánh chân thực. Thế nên kỹ thuật hay phương pháp của Đại toàn thiện là tách lìa sem khỏi rigpa, và biết sem không phải là thật tánh của tâm, bèn đến rigpa, tâm biết hay tâm nền tảng.

 

Trong Một cầu nguyện Đại Ấn của Karmapa thứ Ba, Rangjung Dorje, có một đoạn kệ:

Nó không hiện hữu, cho dù những bậc Chiến Thắng cũng không thấy nó.

              Nó không vô hiện hữu bởi vì nó là nền tảng của tất cả sanh tử và niết bàn.

              Đây không phải là một mâu thuẩn vì đây là nhất như của trung đạo.

              Nguyện chúng ta chứng ngộ thật tánh của tâm, nó thoát khỏi mọi giới hạn và cực đoan.

Tương tự, trong Một Cầu Nguyện Đại Toàn Thiện của Jigme Lingpa, có một đoạn kệ:

Nó không hiện hữu, cho dù những bậc Chiến Thắng cũng không thấy nó.

              Nó không vô hiện hữu bởi vì nó là nền tảng của tất cả sanh tử và niết bàn.

              Đây không phải là một mâu thuẩn vì đây là nhất như của trung đạo.

              Nguyện chúng ta chứng ngộ nền tảng của Đại Toàn Thiện.

Thế nên chúng ta thấy rằng có ít khác biệt giữa Đại Ấn và Đại Toàn Thiện.

 

Cần ghi nhận rằng Karmapa thứ Ba là thầy của vị thầy Nyingma vĩ đại là Longchenpa. Ngài cũng viết một trong những giáo pháp quý báu nhất của dòng Kagyu có tên Karma Nyingtig; một nyingtig là một thể loại giáo pháp Đại Toàn Thiện. Thế nên Karmapa thứ Ba không chỉ là một tác giả của những giáo pháp Đại Ấn mà còn của những giáo pháp Đại Toàn Thiện.

Khenpo Jamyang Dorje

1,233

Làm Phật sự như thế nào ?

Làm Phật sự là làm các công việc học Phật, hoằng dương Phật pháp, đối tượng chủ yếu là con người. Đọc kinh, nghe pháp, khóa tụng, giảng kinh, bố thí, giữ

715
KINH VUA CỦA ĐỊNH – KHENCHEN THRANGU RINPOCHE bình giảng

Chương thứ 20 có tựa là “Vua Đỉnh Dũng mãnh của Lá cờ Chiến thắng”. Trong chương này, lòng bi được thể hiện như là một phẩm tính tất yếu của một

491
TỪ SAI LẦM CỦA DESCARTES ĐẾN SỰ THẤU TRIỆT CỦA SARTRE

TỪ SAI LẦM CỦA DESCARTES ĐẾN SỰ THẤU TRIỆT CỦA SARTRENhà triết học thế kỷ 17, Descartes(xxix), người được xem là cha đẻ của triết học hiện đại, đã mắc phải một

446
Số Phận & Cuộc Đời của bạn - Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ XIV

"We are visitors on this planet. we are here for ninety or one hundred years at the very most. During that period, we must try to do something good, something useful, with

13,072
TU TẬP ĐÚNG - PHẨM TU TẬP ĐÚNG (1) – KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT

Ngài Xá Lợi Phất thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Thế nào đại Bồ Tát tu tập đúng Bát nhã ba la mật tương ứng với Bát nhã ba la mật?”Đức Phật nói:

1,187
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc