Cuối tuần, rãnh rỗi, tôi đi một vòng quanh phố chợ, tìm mua bình hoa đẹp đẹp về thay bình hoa cũ nơi mộ Mẹ. Trên đường về, nắng chiều quá tuyệt, để tận hưởng, tôi ghé vào quán nước, gọi ly lipton chanh rồi ngồi lặng im nhìn ra đường. Qua khung cửa mở rộng, cảnh vật bên ngoài y như một tấm gương sống động,như một màn ảnh đang diễn cảnh chiều nhộn nhịp: trên nền nắng vàng, cây lá trước sân quán khẻ rung rinh mỗi khi có gió lướt qua, và hoa nắng trên sân thi nhau múa,đẹp và sinh động không thể tả ; ngoài đường thì sự chuyển động mạnh mẽ hơn, xe cộ nối đuôi nhau liên tục không dứt, chiều dần buông,người ta hối hả về nhà .
Con đường này có độ dài vài cây số thôi, trước đây chỉ là một tỉnh lộ nhỏ heo hút đìu hiu, rất ít xe và người qua lại vì cư dân thưa thớt, đồng ruộng thênh thang; nhưng lại có rất nhiều chùa, lớn có, nhỏ có, gần mười ngôi chùa trong phạm vi vài km, vì thế có người gọi đây là “Vùng Đất Phật”, họ nói có lẽ vì vậy mà giá đất ở đây cao hơn những vùng ngoại ô khác. Và rồi dần dần người ta tụ hội về đây xây nhà ở lấp kín ruộng đồng, rồi mở cửa hàng mua bán tấp nập, xe cộ dập dìu…
Tiếng nhạc nho nhỏ êm êm,tiếng động cơ xe ầm ì rền rĩ, thỉnh thoảng tiếng còi xe chát chúa đinh tai…Tôi ngồi đó, lặng nhìn và nghe, và cảm nhận tất cả,trong một lúc, tôi như tan chảy trong cái đẹp vô cùng sinh động ấy. Và với tôi, đó là sống với thực tại hiện tiền, sống với cuộc sống sinh động ngay tại đây và bây giờ…
Hai phụ nữ trạc tuổi tôi bước vào quán,họ ngồi bàn kế bên. Tôi vẫn lắng nghe những Bài Không Tên của nhạc sĩ Vũ Thành An, những bài hát mà tôi thích xưa giờ. Tuy nhiên, giọng nói nghẹn ngào của người phụ nữ bàn bên vẫn xen vào, loáng thoáng những từ “Cô đơn, lẻ loi, không ai hiểu mình, tìm một tri kỷ tri âm…” khiến tôi không còn muốn nghe nhạc nữa, ý nghĩ khởi lên: Bạn đau khổ kia ơi, hãy lắng tai nghe người ca sĩ đang hát “Hãy cố vương vai mà đứng. Tô son lên môi lạnh lùng. Hãy cố yêu người mà sống. Lâu dần rồi đời cũng qua…” Hãy cảm âm, sâu sắc, để thấy rằng cảm nhận cô đơn là sai lầm. Âm thanh luôn luôn vang vọng bên ngoài, trái tim không phút giây nào ngừng nói bằng những nhịp đập bên trong. Chỉ cần dừng lại những đòi hỏi, mong cầu, tìm kiếm…thì khi tri nhận những âm thanh liên tục không ngừng nghỉ từ trong ra ngoài, chính sự tri và cảm âm đó là bạn Tri Âm không lúc nào rời khỏi mình.
Tôi ra về mà lòng còn vương vấn nỗi buồn cô đơn của một người…không quen biết, nhưng lại thông cảm , thật sâu xa! Trước đây, tôi cũng vậy, sự bất như ý với cuộc sống hiện tại luôn đưa tôi vào trạng thái cô đơn khiến tôi mãi miết kiếm tìm một “tri âm” để đồng cảm, để sẻ chia. Phải, một tâm thức đầy ắp những nỗi niềm thì luôn muốn tìm chỗ để trút ra, nhưng …than ôi !!! tôi nhớ có lần đọc ở đâu đó câu : “Tất cả các hạnh phúc đều giống nhau; nhưng trong mỗi nỗi đau khổ đều có một bộ mặt riêng”. Đúng vậy, hoàn cảnh sống, vật chất bên ngoài đã không ai giống ai rồi, huống hồ gì cái tâm thức bên trong cực kỳ phức tạp, vi tế. Làm sao có Tri Âm khi cái tâm còn hạn hẹp lại chất chứa quá nhiều phiền não, không có một chỗ trống nào để “thông”, để “cảm”. Cho đến khi biết thế nào là NGHIỆP thì tôi không còn nghĩ đến hai từ Tri Âm nữa. Không mong cầu kiếm tìm gì thêm cho mình mà chỉ xả ra, buông ra hết tất cả…
“Tri Âm” , từ ngữ nói lên sự đồng cảm giữa hai con người có tâm thức tương hợp nhau, hoàn toàn cảm thông nhau về mọi phương diện trong đời sống. Khi tâm thức không còn chất chứa những điều cần bày tỏ thì chỉ còn sự cảm thông. Không kiếm tìm mà Tri Âm luôn có đó…
Sáng nay tôi đem bình hoa mới về mộ Mẹ. Lau dọn nhà mồ xong, tôi ngồi nhìn nấm mộ, nhớ Mẹ thiết tha. Nhớ lời dạy: “Sống trên đời, người với người phải cố mà thông cảm để thương nhau, nếu không thương được thì thôi, đừng có ghét”. Mãi đến bây giờ, tôi mới ngộ ra, qua lời Mẹ dạy: cái sự thông cảm để mà thương nhau đó là tình thương rộng và sâu vô bờ bến, và chỉ cần có sự thông cảm nhau thôi, tức thì có Tri Âm !!!
NKP
Sống: mây qua đỉnh - Chết: trăng trôi. - Vô Môn ;LUNSFORD P. YANDELL (Nói về Zen Master Suzuki)Có lẽ câu ngạn ngữ "Khi nào học trò sẵn lòng, thầy sẽ xuất
Bố là người nghiêm túc nhất và cũng là người cô độc nhất trên thế giới này. Gánh nặng trên vai bố, liệu tất cả những người làm con chúng ta đều
THỰC HÀNH DUY THỨC1 Mục tiêu chiến lược Duy thức, như tất cả các con đường khác của Phật giáo, nhằm đến mục tiêu chiến lược là thấy được “hai vô ngã: nhân
Những vị Tây Tạng những người tu bổn tôn, cũng phải quán bổn tôn là vô tự tánh, bổn tôn chỉ là như cái cầu vồng thôi. Thấy đó nhưng mà nắm
“Những Nguyên lí của Chân lí chỉ có Bảy; kẻ nào biết được những Nguyên lí này là đã hiểu và nắm được chiếc Chìa khóa Mầu nhiệm mà trước khi chạm
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt