CHỦ ĐỀ VII. ÁP DỤNG TỨC THỜI
Chủ đề chánh thứ bảy của Hiện quán Trang nghiêm luận nói về áp dụng thứ tư gọi là áp dụng tức thời. Trong chương trước chúng ta đã thấy rằng những cá nhân khả năng kém có thể tiến bộ theo thứ lớp qua bố thí, trì giới, kham nhẫn… để đến chứng ngộ. Tuy nhiên, nếu chúng ta có thể thực hành trong một lối hoàn toàn không ô nhiễm, thực hành cái được gọi là sáu ba la mật không ô nhiễm, bấy giờ trong một khoảnh khắc, chúng ta có thể chứng ngộ tất cả chúng. Một khi chúng đã được điều phục dần dần bởi người rất cao cấp, bấy giờ trong một khoảnh khắc, chúng đều hiện tiền.
Một thí dụ của chứng ngộ tức thời là một bánh xe quay nước. Bạn có một bánh xe rất lớn với những cái xô nước móc quanh. Bằng cử chỉ động một bánh xe, tất cả phần của bánh xe được chuyển động và nước được kéo. Điều này chỉ cho thấy một phần bị đẩy thì mọi cái khác cũng chuyển động và hoàn thành công việc. Thế nên bằng cách vận hành một phần của cái thiện, tất cả mọi ba la mật và những phẩm tính thiện khác sẽ được biểu lộ, và sẽ được phát triển và tiến bộ.
Chúng ta có thể hiểu cái xảy ra trong hai sự tích tập. Khi người ta đạt đến trạng thái sáng tỏ của hành động, bấy giờ khi người ta chỉ làm một hành động công đức, người ta làm một điều gì gom góp sự tích tập công đức, bấy giờ qua năng lực của việc ấy, có rất nhiều công đức khác tự động cùng đến. Đặc biệt khi người ta khai triển sự thấu hiểu, sẽ có rất nhiều trí huệ khác đột khởi đồng thời. Khi chúng ta mở tỉnh giác của chúng ta và hòa nhập Bát nhã ba la mật đa vào tâm, bấy giờ chúng ta chạm đến dây thần kinh trung ương của hiện hữu chúng ta bởi vì Bát nhã ba la mật làm việc nơi gốc rễ sâu nhất của mọi vấn đề. Gốc rễ của mọi rắc rối là vô minh, và vô minh gây ra những nhiễm ô, cũng như những che ám khác nhau đối với hiểu biết, như giả lập một đối tượng, cảm giác có một chủ thể, sự làm cứng đặc thực tại và niềm tin vào thực tại bề ngoài. Bằng cách làm việc với Bát nhã ba la mật, hãy nhổ gốc rễ mọi rắc rối này. Khi nhổ gốc rễ của những rắc rối ấy, bấy giờ nhiều phẩm tính của trí huệ sẽ khởi lên. Như vậy khi làm việc với Bát nhã ba la mật để loại bỏ năm chướng ngại này, chúng ta sẽ tự động biểu lộ năm trí huệ bởi những khả năng sắc bén chúng ta có thể làm việc trên vô minh của chúng ta và nhiều trí huệ sẽ tự động đột khởi. Nếu chúng ta chuyên tâm vào công đức thì chỉ cần làm một cái, một trào vọt kinh khủng của công đức sẽ xảy ra. Mọi cái ấy xảy ra đồng thời. Tất cả sẽ hiện tiền một cách rất tự nhiên trong một hành động.
A. SỰ TÍCH TẬP CÔNG ĐỨC
Điểm then chốt thứ nhất được tập trung vào sự sản sanh tức thời của công đức, nghĩa là làm sao một công đức sản sanh nhiều công đức một cách đồng thời. Điểm thứ hai là như thế nào trong sự tích tập trí huệ, sự khai triển của trí huệ có thể đem đến một khai mở nhiều loại trí huệ khác. Trong điểm thứ ba là sự sản sanh tức thời và đồng thời công đức và trí huệ. Chúng ta hiểu một hành động có thể thúc đẩy một cách rất rộng rãi cả hai sự tích tập. Chẳng hạn, nếu thực hành bố thí tốt, nó gồm chứa tất cả năm ba la mật kia. Thế nên, khi thực hành bố thí đúng đắn, nó được nâng cấp bởi trì giới, kham nhẫn vân vân.
B. SỰ TÍCH TẬP TRÍ HUỆ
Cùng lúc thực hành đồng thời sáu ba la mật hay thậm chí ba mươi sáu phần nhỏ, chúng ta cũng làm điều đó trong ánh sáng của trí huệ, nghĩa là chúng ta biết cái đang xảy ra thì vượt khỏi ba luân. Chúng ta biết rằng sự thực hành những ba la mật ấy xảy ra giống như một giấc mộng. Cái đang xảy ra không phải là cái gì có hiện hữu thật một cách rốt ráo.
C. SỰ ĐỒNG THỜI CỦA HAI TÍCH TẬP
Vì thế trong một hành động, như bố thí, được hoàn thiện trong sáu ba la mật và cùng lúc, sáu ba la mật hòa hợp với sự khai triển của công đức, và cùng lúc, trong cùng khoảnh khắc, người ta hoàn thiện trí huệ của mình, tích tập trí huệ qua loại thấu hiểu ấy. Chính tính đồng thời ấy mà hai sự tích tập là chủ đề then chốt thứ ba.
D. SỰ ĐỒNG THỜI CỦA NHỮNG SỰ VẬT LÀ THẾ NÀO VÀ CHÚNG XUẤT HIỆN THẾ NÀO
Qua trí huệ người ta hiểu sự thực hành hay cách sự vật biểu lộ như một giấc mộng là thế nào. Nhưng trong đời thường có một giai đoạn mộng rõ ràng và một trạng thái thức rõ ràng, và có một khác biệt nào đó giữa hai cái. Điều những bồ tát chứng ngộ là cách sự vật xuất hiện và cách sự vật thực sự hiện hữu thì không phải là hai cái tách biệt, thế nên họ kinh nghiệm trong một khoảnh khắc không có sự khác biệt nào giữa cách sự vật và những biểu lộ của thế giới tương đối giống như một giấc mộng, và cách sự vật thực sự là, nó là thật tánh. Nhưng những bồ tát không phân biệt giữa hai cái này. Họ thấy hai cái ấy hoàn toàn là một, nhưng đồng thời họ không mê lầm. Họ biết rằng thế giới tương đối biểu lộ như thế giới tương đối và cái tuyệt đối biểu lộ như cái tuyệt đối. Biết hai cái này là gì và biết chúng hoàn toàn không thể tách lìa là một điểm rất vi tế.
Điều này đưa chúng ta đến chỗ chấm dứt của chương thứ bảy. Chúng ta đã nhìn sự áp dụng theo thứ lớp và áp dụng tức thời.