Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (17)


Xem mục lục

5  Phật Không Xa Hơn Bàn Tay Mình

Chú thích của người biên tập : Sau đây là một bản văn chưa từng được dịch về con đường Dzogchen. Tác giả, đại thiền sư Mipham Rinpoche (1816-1914) của phái Nyingma, đã thử chỉ ra “thật tánh của tâm”.

Những Giáo Huấn Tinh Túy của Tâm ; 
Phật Không Xa Hơn Bàn Tay Mình

I. Con kính lễ Padmasambhava,
Và Lama vinh quang là sự lưu xuất của đại trí Văn Thù(1) (và giống như) tất cả chư Phật và những con của các ngài.
Cho những ai muốn học thiền định (của) việc nhận biết thâm nghĩa của tâm,
Tôi sẽ giải thích ngắn gọn, con đường bắt đầu của những giáo huấn cốt lõi.(2)
Ban đầu cần thiết phải nương dựa vào những giáo huấn tinh túy nhất của một Lama (có) kinh nghiệm chứng ngộ.
Nếu người ta không nhập vào kinh nghiệm mà những giáo huấn của Lama chỉ ra,
Bấy giờ mọi kiên trì và cố gắng trong thiền định đều giống như bắn tên trong bóng tối.
Vì lý do này hãy khước từ mọi cái thấy hiểu hư hỏng và giả tạo về thiền định.
Điểm (cốt lõi) là đặt để (tỉnh giác của mình) trong trạng thái không tạo tác, tự-an trụ ; khuôn mặt của trí huệ trần trụi vốn tách lìa với vỏ bọc của tâm thức (nghĩa là cái nó đồng hóa với).
Nhận biết (trí huệ này), người ta đạt đến điểm thiết yếu.
Nghĩa của “thường trụ từ vô thủy” là trạng thái tự nhiên, không do tạo tác này.(3)
Đã khai triển một tin chắc bên trong rằng mọi hình tướng xuất hiện là tinh túy của Pháp thân,(4) chớ từ bỏ (hiểu biết này).
(Buông lung) trong những giải thích lan man (về đạo, con đường) thì giống như đuổi theo một cầu vồng.
Khi những kinh nghiệm thiền định sanh khởi như (sản phẩm) của tỉnh giác về trạng thái không tạo tác vĩ đại, đó không do chú tâm bên ngoài, (mà) do hộ trì vô tác (không hoạt động).(5)
Kỳ diệu thay, (khi) người ta đạt được hiểu biết này.

II. Vào lúc tốt đẹp (đi đến) trạng thái chặng giữa,
(Người ta) duy trì trạng thái không dao động liên tục bằng nhớ lại trạng thái tự-an trụ của tự tâm.
Chỉ ở trong trạng thái này là đủ.
Tâm không do tạo tác không gì khác hơn là cái này.
(Nếu bị che ám) bởi những đám mây sanh khởi của tâm thức phân biệt tạo thành một phân cách giữa chủ thể và đối tượng thiền định,
Vào lúc đó (hãy nhớ) bản tánh của tâm vốn là không tạo tác từ vô thủy – tự tâm, trống rộng như bầu trời.
Thư giãn nghỉ ngơi, giải thoát sự trói buộc và xua tan bám chấp.
Cái hiểu biết tự-an trụ không phải là những tư tưởng lưu chuyển trong nhiều hướng khác nhau.
Nó là tánh Không trong sáng, rạng rỡ chẳng dính dáng gì với mọi bám níu tâm thức
(Trạng thái này) không thể diễn tả bằng thí dụ, biểu tượng hay lời nói.
Người ta tri giác trực tiếp cái tỉnh giác (tối hậu) qua trí huệ phân biệt.
Trạng thái của tánh giác vĩ đại trống không và không thiên chấp này thì không đã động, đang động và sẽ động.
(Nó là) khuôn mặt thật của người ta, không bị che ám bởi những vết dơ của những ý niệm bất chợt, những lang thang khúc khuỷu khác nhau.
Tội nghiệp thay !
Sẽ đạt được cái gì khi nắm bắt theo một ảo ảnh ?
Mục tiêu nào khi theo những giấc mộng biến dời ?
Lợi lạc nào trong việc nắm bắt hư không ?
Do những ý niệm khác nhau người ta xoay đầu vòng quanh.
Hãy bỏ qua một bên trò vô nghĩa lao nhọc này và thảnh thơi trong cảnh giới bổn nhiên.
Bầu trời đích thực là (biết) rằng sanh tử và niết bàn chỉ là một phô diễn huyễn hóa.
Dù có những phô diễn đa dạng, hãy nhìn chúng với một vị.
(Bằng cách) thiết thân với thiền định người ta có thể nhớ ngay tánh giác như bầu trời ;
Nó là cái tỉnh giác trần trụi, nguyên sơ, tự-an trụ sống động, tự do với mọi ý niệm.
(Tâm tự nhiên) thì không có biết hay không biết ; hạnh phúc hay buồn phiền.
An lạc sanh từ trạng thái hoàn toàn thư giãn này.
Vào lúc này dù đi hay đứng, ăn hay ngủ, người ta tương tục thân quen với trạng thái, và tất cả là con đường.
(Như thế) nghĩa của chánh niệm là tánh giác như hư không. (Và thậm chí) trong thời gian sau thiền định (chính thức) những ý niệm của người ta cũng giảm bớt tối đa.

III. Vào lúc tốt đẹp của trạng thái sau cùng,
Liên hệ đến bốn dịp (đi, đứng, ăn và ngủ),(6)
Những ấn tượng thói quen, từ chúng mọi ý niệm sanh khởi, và những khí nghiệp của tâm thức được chuyển hóa.
(Người ta) sở hữu khả năng nghỉ ngơi trở lại trong đô thành của trí huệ bất động, bẩm sinh.
Cái gọi là sanh tử(7) chỉ là sự tạo tác ý niệm.
Đại trí huệ thì thoát khỏi mọi sự tạo tác ý niệm.
Vào lúc đó bất cứ cái gì sanh khởi đều biểu lộ là hoàn toàn hoàn hảo (toàn thiện).
Trạng thái của đại tịnh quang là tương tục – ngày và đêm.
Nó xa lìa khỏi phác ý của sự nhớ và sự không nhớ,
Và khỏi sự chệch hướng khỏi địa vị của chính nó bởi sự nhớ niệm nền tảng căn bản phổ khắp.
Vào lúc này người ta không thành tựu bằng cố gắng.
Không trừ cái gì, những phẩm tính của những con đường và những địa : nhãn, lòng bi... là tự sanh khởi ;(8)
Tăng trưởng như cỏ chín mùa hè,
Tự do khỏi nắm hiểu và quan niệm ; thoát khỏi cầu mong và sợ hãi.
Nó là hạnh phúc không sanh, không diệt vĩ đại, bao la như bầu trời.
Đây là yoga vĩ đại (như) chim Garuda vui đùa trong bầu trời của Đại Toàn Thiện vô tư.
Kỳ diệu thay !
Đã nương vào những giáo huấn tinh túy nhất của một vị thầy,
Cách biểu lộ trí huệ tinh túy tâm này,
Là hoàn thành hai tích tập (công đức và trí huệ)(9) trong một cách bao la như đại dương.
Và rồi, không khó khăn (chứng ngộ) sẽ được đặt trong bàn tay mình.
Lạ lùng thay !
Nguyện cho tất cả chúng sanh nhờ giải thích này đến chỗ thấy được Văn Thù trẻ trung, ngài là hoạt động bi mẫn của tánh giác của mỗi chúng ta ; vị thầy tối thượng, và tinh túy kim cương (tịnh quang Đại Toàn Thiện).
Đã thấy cái này, trong chỉ đời này, nguyện chúng ta đạt giác ngộ hoàn hảo.
Tạo bởi Mipham Jamyang Dorje Rinpoche.(10)
Dịch bởi Khempo Palden Sherab, Khempo Tsewong Dongyal, Deborab Lockwood, Michael Katz.

CHÚ THÍCH CHƯƠNG NĂM

1. Manjushri (Văn Thù Sư Lợi) : Bồ tát của Trí Huệ. Theo tích chuyện Phật giáo, Văn Thù trong một kiếp trước là vua Amba, ngài đã nguyện trở thành một bồ tát cho sự lợi lạc của tất cả chúng sanh.

2. Giáo huấn cốt lõi : Giáo huấn “tâm” của lama. Giáo huấn tinh túy cô đọng dành cho thiền định được lama giới thiệu cho những đệ tử “tâm” của ngài.

3. Trạng thái không tạo tác : Tỉnh giác sanh khởi ngay khoảnh khắc của tri giác ; hiện diện thanh tịnh sanh khởi không có sự chỉnh trị, và không do những nguyên nhân tạo ra. Xem thêm Chu Kỳ Ngày và Đêm của Nam-khai Norbu.

4. Pháp thân (Dharmakaya) : Pháp (Dharma) nghĩa là toàn thể hiện hữu ; thân (kaya) là chiều kích, cõi giới của pháp. Nền tảng thiết yếu của hiện thể mà tinh túy của nó là sáng tỏ và quang minh và trong đó mọi hiện tượng được thấy là trống không, không có hiện hữu nội tại.

5. Kinh nghiệm thiền định sanh khởi bởi không-hoạt động : Thiền định của Dzogchen là không-ý niệm và chỉ thành tựu bởi sự nhận biết không cố gắng về bản tánh chân thật, vô điều kiện của mình. Hoạt động hay những cố gắng để thành tựu thiền định thì trái ngược với sự hiện diện thư giãn, buông xả của thực hành Dzogchen.

6. Đi, đứng, ăn, ngủ : Bốn hoạt động bao trùm tất cả cuộc sống trong đó một hành giả Dzogchen tiến hành việc duy trì tánh tỉnh giác.

7. Sanh tử : Hiện hữu theo từng vòng sanh, già, bệnh, chết và tái sanh. Bị điều động bởi tham, sân, si (vô minh), chúng sanh tiếp tục chuyển dời khắp sáu cõi sanh tử theo nghiệp của họ.

8. Những phẩm tính tự-sanh khởi : Như là một hậu quả tự nhiên của thiền định Dzogchen, những hành giả cao cấp khai triển những phẩm tính siêu việt như đại trí huệ, đại bi, các nhãn...

9. Hai sự tích tập : Tích tập công đức qua những hành vi tốt và sự tích tập trí huệ qua tham thiền. Dù cả hai đều quan trọng trên con đường của Pháp, đức Phật nói rằng nếu người ta có thể duy trì trạng thái tham thiền (tích tập trí huệ) trong thời gian một con kiến bò từ đầu mũi lên trán, thì điều này lợi lạc hơn một đời người tích tập công đức qua hành động đạo đức và bố thí.

10. Mipham Rinpoche : Vị thầy và học giả nổi tiếng của Phật giáo Tây Tạng ở thế kỷ mười chín, nguyên là một học trò của Patrul Rinpoche Mipham, người đã viết những bình giảng gốc về Dzogchen và những kinh điển Phật giáo quan trọng khác.

Xem mục lục