Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (17)


Xem mục lục
Chương 7
Đặc Trưng Độc Nhất 
Đại Toàn Thiện


Tiếp Nhận 
Tiện Nghi Và Thoải Mái 
Trong Thiền Định 
Đại toàn thiện
 
Bây giờ chúng ta đi vào bản văn của vị toàn giác Longchen Rabjam - Tìm Tiện Nghi Và Thoải Mái Trong Thiền Định Đại Toàn Thiện . Theo truyền thống , ở Tây tạng cho rằng ba hóa thân của Manjushri - Đức Phật minh triết : Longchen Rabjam , Sakya Pandita và Tsongkhapa . Vào đầu những thập niên 1960 , chỉ vài tu viện được tái thiết ở Ấn độ do Drakyap Ripoché . Ngài giao cho tôi đặt ba bức tượng những hóa thân Manjushri . Tôi cảm thấy điều này rất tuyệt hảo vì dưới mắt mọi người Longchen Rabjam , Sakya Pandita và Tsongkhapa là những nhà Đại học giả bác học của truyền thống Tây tạng .
Bản văn của chúng ta có tựa đề : Tìm Tiện Nghi Và Thoải Mái Trong Thiền Định Định Toàn Thiện . Trước tiên , quyển này được soạn bằng tiếng Phạn là : Mahasandhi Dhyana Vishranta Nama . Nhưng bản văn này không phải là bản văn nguyên thủy phát xuất từ Ấn độ và Longchen Rabjam dịch lại tiếng Tây tạng . Điều tác giả muốn nói là : Giáo huấn này bắt nguồn từ những Sutra , Tantra và những giáo huấn của các vị Đại đạo sư Ấn độ trong quá khứ.
Về tựa Tìm Tiện Nghi Và Thoải Mái Trong Thiền Định Đại Toàn Thiện có thể giải thích Đại toàn thiện hay Dzogpachenpo bằng nhiều cách . Một trong những cách là : Trình bày Dzogpachenpo theo thuật ngữ căn bản - Con Đường Và Quả . Nhưng phương cách tốt nhất để hiểu được Đại toàn thiện là : Nên tiếp cận theo quan điểm :
 
1- Tinh túy .
 2- Bản chất .
 3- Năng lượng của lòng từ .
 
Bản chất của ba tinh túy này là : Tính thuần khiết nguyên thủy và bản chất hiện diện hồn nhiên . Nói đơn giản hơn , người ta dựa vào sự kiện : Mọi hiện tượng của Luân hồi , Niết bàn và Con đường là bản chất của Rigpa - Sự hiện diện tỉnh thức không gì khác hơn chính là đức Phật nguyên thủy - Samantabhadra - Tâm Thức Nền Tảng Ánh Sáng Sáng Tỏ Sẵn Có .
 
Nhận minh triết nền tảng
làm con đường

Truyền thống Nyingma dạy một loạt chín thừa :

1 - Shravaka .
 2- Pratyeka-budha .
 3- Bồ tát thừa .

Ba tantra bên ngoài :
4 - Kriya .
 5- Upa .
 6- Yoga .

Ba tantra bên trong :
7 - Mahayoga .
 8 - Anuyoga .
 9 - Atiyoga .
 
Tám thừa đầu tiên bao gồm Anuyoga là những hệ thống dựa trên tâm thức bình thường : Lấy tâm thức bình thường làm con đường . Về thừa thứ chín - Atiyoga tương ưng với Dzogpachenpo lấy : Minh triết nền tảng làm con đường .
Có nhiều cách diển dịch thuật ngữ - Minh Triết Nền Tảng . Chẳng hạn chúng ta có thể hiểu là : Minh Triết Không Tỳ Vết Của Những Arya . Nhưng ở đây , khi nói : Lấy Minh Triết Nền Tảng Làm Con Đường . Có nghĩa muốn nói về Rigpa - Sự Hiện Diện Không Lay Chuyển Chính xác nó đã như trước đây . Và chính Rigpa không lay chuyển này lại là :Samantabhadra - Đức Phật Nguyên Thủy .
Ngay khi chúng ta sống trong vòng xoáy của Luân hồi . Căn bản này là : Bản chất nền tảng thật sự ; không bao giờ bị những sự bất thuần khiết tạm thời của tư tưởng tản mạn làm ô nhiễm . Những hiện tượng luân hồi hay những nguyên nhân như : Những luồng nghiệp lực và những sơ đồ của tư tưởng bình thường . Không có khả năng làm vấy bẩn hay làm bợn dơ tính thuần khiết Rigpa . Cho dù cho chúng ta có thể mong mõi đạt đến tỉnh thức bằng tâm thức bình thường . Nhưng nếu tư duy thật kỷ sẽ nhận thấy : Với trình độ thô thiển của rõ biết bình thường . Không thể kéo dài đến trạng thái Phật .
Duy chỉ hiện diện trong trình độ toàn giác - Tâm thức nền tảng Ánh Sáng Sáng Tỏ Sẵn Cóvà hiểu rằng : Những gì trong Dzogchen gọi là : Rigpa - Sự Hiện Diện Của Tỉnh Thức - Đức Phật Nguyên Thủy Samantabhadra . Không gì khác hơn là : Tâm Thức Nền Tảng Ánh Sáng Sáng Tỏ Sẵn Có . Nguyên thủy tự do vô thủy đến vô chung và là căn bản nồi bật của Luân Hồi Trọn Vẹn Và Niết Bàn . Đây là Minh Triết Nguyên Thủy Dzogpachenpodùng làm con đường . Vì thế , bản văn Tìm Tiện Nghi Và Thoải Mái Trong Thiền Định Đại Toàn Thiện bắt đầu bằng những từ :
 
Vinh danh đức Phật toàn thắng
Samantabhadra !
 
Khi nói : Tám thừa đầu tiên là những hệ thống dựa vào tâm thức bình thường - Thừa thứ bảy và thứ tám – Mahayoga và Anuyoga . Đó là sự tiếp cận dùng làm việc với Tâm Thức Nền Tảng Ánh Sáng Sáng Tỏ Sẵn Có . Cho dù chúng được xem như được thực hiện gián tiếp . Nhưng những kỹ thuật như : Yoga Hóa Thần trong gian đoạn phát triển hay Yoga về kinh mạch , hơi thở và tinh túy sẽ trợ giúp Ánh Sáng Sáng Tỏ biểu lộ .
Chẳng hạn , có thể tìm thấy trong Tantra Gushyasamaja - Thực hành trong truyền thống dịch thuật mới . Những giải thích về cách trợ giúp sự biểu lộ Tâm Thức Nền Tảng Ánh Sáng Sáng Tỏ Sẵn Có với kỹ thuật sử dụng chính yếu là : Hơi thở hay Prana . Tantra Kalachakra dạy riêng rẻ về phương cách : Làm thế nào có thể trợ giúp sự biểu lộ Minh Triết , đồng khơi dậy niềm Đại Nội Hỉ Không Lay Chuyển bằng cách : Tập trung vào những điểm sống động của kinh mạch , hơi thở và tinh túy .
Tương tự Tantra Charasamvara cũng thế . Có nghĩa , tất cả những Tantra cao cấp trong truyền thống dịch thuật mới đều theo cùng nguyên lý . Đây là những sự tiếp cận : Dùng Tâm Thức Nền Tảng Ánh Sáng Sáng Tỏ Sẵn Có làm con đường . Cùng lúc sử dụng những kỹ thuật dựa vào Tâm Thức Thô Thiển Bình Thường trợ giúp Tâm Thức Nền Tảng Ánh Sáng Sáng Tỏ Sẵn Có biểu lộ . Ngược lại , Dzogpachenpo duy chỉ sử dụng Tâm Thức Nền Tảng Ánh Sáng Sáng Tỏ đi đến Tỉnh Thức . Tuyệt đối không sử dụng Tâm Thức Bình Thường Thô Thiển hỗ trợ . Tâm thức bình thường thô thiển phụ thuộc chỉ có thể làm giảm thiểu ba quan kiến dần đi đến tỉnh thức  :
 
1- Bên ngoài .
 2- Tăng trưởng .
 3- Thành tựu .


Nếu giải thích theo thuật ngữ trong Guhyasamaja :
 
Ánh sáng sáng tỏ chỉ thật sự thành tựu . Sau khi chúng ta đã trải qua ba quan kiến về những giai đoạn tan biến và ba quan kiến của quá trình đảo ngược . Có nghĩa : Ngay vào lúc ba quan kiến không còn dấy lên nữa .
 
Như đạo sư Nagabodhi giải thích trong :

Phân Tích Về Hành Động :
Khi ba quan kiến chưa thuần hóa . Tuy chúng ta thực hành sâu sắc về tâm rộng lượng đến tận cùng - Cúng dường cả thân thể hay đầu óc , giử gìn kỷ luật hay bất cứ loại thực hành nào khác . Cũng không thể đạt đến Tỉnh Thức . Nhưng một khi ba quan kiến này được thuần hóa . Chắc chắn chúng ta sẽ đạt đến trạng thái Phật .
 
Thật ra , ngay giây phút những trạng thái thô thiển phụ thuộc của tâm thức ngưng bặt . Minh triết toàn giác chợt vùng dậy . Vì thế , trình độ rõ biết đơn lẻ sẽ biến mất và sự rõ biết về tổng thể hiện hữu cùng khắp sẽ xuất hiện . Có thể nói đó là : Tâm Thức Nền Tảng Ánh Sáng Sáng Tỏ Sẵn Có .
Nếu phần đông những con thường dựa vào sự đảo nghịch quá trình xuất hiện ba quan kiến .Riêng tính cách đặc trưng của Dzogchen là dựa vào Tâm Thức Nền Tảng Ánh Sáng Sáng Tỏ Sẵn Có . Đây là nét sâu sắc nhất của dòng Dzogchen . Đồng thời , giáo huấn của Dzogchen cực kỳ chính xác trong phương cách diễn đạt về Rigpa . Với những khía cạnh khác biệt trong sự thiết lập về sự phân biệt tế nhị .
Như thế , có nghĩa chúng đã đề cập đến : Rigpa chủ yếu , Rigpa căn bản , Rigpa Của Sự Hiện Diện Hồn Nhiên Xâm Nhập Toàn Khắp - Trạng Thái Của Sự Giải Thoát Tối Thượng  và của Rigpa Tỏa Sáng . Nhưng chúng ta nên phân biệt nền tảng của bản chất và ngoài bản chất căn bản . Rigpa Tỏa Sáng hiện diện từ những sự dấy lên ngoài căn bản . Nó không thể giống Rigpa chủ yếu . Điều này muốn nói : Tất cả những khía cạnh của Rrigpa đều như nhau trong tinh túy . Có nghĩa : Chúng không bao giờ bị những tư tưởng phụ thuộc làm ô nhiễm .
Phương pháp giúp biểu lộ Tâm Thức Nền Tảng Ánh Sáng Sáng Tỏ Sẵn Có là đạt đến Rigpa , chủ yếu qua Rigpa Tỏa Sáng . Đặt nền tảng trên sự kiện : Tất cả những trình độ rõ biết bao gồm trình độ thô thiển nhất của tâm thức lầm lẫn bình thường . Đều có sẵn một khía cạnh của Rigpa hay Ánh Sáng Sáng Tỏ xâm nhập . Điều này chỉ do một vị thầy đã trải nghiệm mới có thể hướng dẫn cho chúng ta .
Vị thầy này đã xác vào sự thành tín nơi chúng ta . Như thế khi những hoàn cảnh thích nghi hội đủ . Chúng ta sẽ nhận chính xác bản chất của Rigpa . Và có thể lấy Rigpa duy nhất làm nền tảng thực hành và sử dụng Rigpa tuyệt đối căn bản như con đường . Chính là những gì thấu hiểu chính là : Nhận Minh Triết Nguyên Thủy Làm Con Đường .
Vậy chúng ta không an trú vào trình độ thô thiển của tâm thức lầm lẫn bình thường . Vì đây không phải là phương pháp : Sử dụng tâm thức bình thường để giúp Tâm Thức Nền Tảng Ánh Sáng Sáng Tỏ Sẵn Có biểu lộ . Đúng hơn , chúng ta kêu gọi sự trải nghiệm trực tiếp về Tâm Thức Nền Tảng Ánh Sáng Sáng Tỏ Sẵn Có ; để sáng tỏ dần về sự trải nghiệmÁnh Sáng Sáng Tỏ Sẵn Có từ căn bản . Vì thế , tiếp cận này sâu sắc hơn những tiếp cận của Mahayoga và Anuyoga .
Dù là những Tantra thuộc truyền thống mới hay Mahayoga và Anuyoga thuộc truyền thống dịch thuật xưa . Phương pháp sử dụng giúp Tâm Thức Nền Tảng Ánh Sáng Sáng Tỏ Sẵn Có biểu lộ ; làm ngưng bặt những mô hình thông thường của tư tưởng . Vì khi trải nghiệm về tâm thức thông thường Sẵn Có Ánh Sáng Sáng Tỏ kéo dài . Chắc chắn tư tưởng bình thường vẫn giử ở trạng thái ngấm ngầm . Ngược lại , khi tư tưởng bình thường được khởi động . Tâm Thức Nền Tảng Ánh Sáng Sáng Tỏ Sẵn Có vẫn còn thiếp ngủ .
Nhưng trong Dzogchen ngay khi Rigpa Căn Bản ngủ thiếp vẫn nhận ra Rigpa Tỏa Sánggiữa những tư tưởng và cảm xúc động loạn . Chắc chắn , chúng ta sẽ đầy đủ trải nghiệm đầy đủ để nhận chân Rigpa Có phương tiện làm hé màn bí mật của  Rigpa ; về việc nó bị những tư tưởng bình thường quét sạch .
Tóm lại , nếu giữ được tâm thức tự do thoát khỏi mọi nắm bắt và không theo đuổi những đối tượng của tư tưởng . Chúng ta có thể lột trần Rigpa và để nó tự tìm ra sự ổn định của chính mình . Đây là những gì người ta muốn nói : Lấy Minh Triết Nền Tảng Rigpa làm con đường . Đây chính đây là nét sâu sắc nhất ở của Dzogchen .
 
Điểm mấu chốt và sâu sắc của Dzogpachenpo
 
Tóm tắt , không gian nền tảng hình thành ba hay bốn Kaya của trạng thái Phật - Tâm Thức Nền Tảng Ánh Sáng Sáng Tỏ Sẵn Có . Nếu những tiếp cận khác của Dzogchen không trợ giúp tâm thức bình thường mà chỉ trải nghiệm riêng về khía cạnh tỉnh thức của Tâm Thức Nền Tảng Ánh Sáng Sáng Tỏ Sẵn Có . Đó là sự đặc trưng ngoại hạng và duy nhất của Dzogchen .Đức Đại Dalai Lama thứ V nói trong Lời Của Những Vidhyadhara như sau :
 
 

Những khẳng định trống rỗng của những nhà bác học kiêu căng ,
Mong muốn tìm Tỉnh Thức ngoài chính mình ;
Thực hiện những nghi thức ở hướng tây để thành toán những quỷ dữ miền đông .
Khi nhìn thấy bí mật lớn nhằm giải thoát những uẩn ô nhiễm thành thân ánh sáng ;
Đó là nét độc nhất của truyền thống cổ xưa .

Kinh mạch , hơi thở và tinh túy của thân hiện hữu dưới hình thức thô thiển , vi tế và cực kỳ tế nhị . Sau khi thẩm thấu bằng thiền định ở trình độ vi tế nhất . Những điểm sống động , kinh mạch , hơi thở và tinh túy có thể kích thích hòa tan hoàn toàn thân vật lý thô thiển bằng xương bằng máu không để lại bất cứ dấu vết vật lý nào .
 
          Dưới đây không phải là câu chuyện cổ xưa . Cách đây gần hai năm , Đại Lama - Khenpo Achoung đã thành tựu ở tỉnh Nyarong miền Đông Tây tạng . Ông từng ở Lhassa ngay lúc còn rất trẻ và trải qua nhiều năm nghiên cứu ở tu viện Séra . Rất có thể ông đã nhận những giáo huấn về Vajrayogini của Triyang Rinpoché . Riêng về thực hành Dzogchen , ông bắt đầu từ lúc còn rất trẻ và đó là sự thực hành chủ yếu .
          Ông cũng là hành giả Vajrakilaya được xem như người giữ cửa những giáo huấn Vajrakilaya của Dudjom Rinpoché . Trong những thời gian đầu tiên những tai họa từ sự xâm chiếm của người Trung quốc đã ảnh hưởng đến Tây tạng . Hình như ông đã vượt qua phần sáng trong thời gian tụng đọc Mantra Mani .
           Ông mất tại nhà cách đây hai năm ở Nyarong . Trước khi chết , ông đắp chăn trong chiếc áo choàng và kỷ lưỡng dặn dò những môn đồ đừng chạm đến thân mình trước bảy ngày . Khi họ quay về chỉ còn lại chiếc áo choàng . Tất cả biến mất . Ngay cả tóc và móng . Điều này đã thật sự xảy ra . Một trong những thực tập sinh đến gặp tôi ở Ấn độ kể lại từng chi tiết . Nếu tôi không lần , điều này được một trong những người bạn đồng hành Pháp gọi là Nyarong Lama Drimé Özer cũng đã thuật lại .
          Như vậy đây không phải là câu chuyện xa xưa hay những ngụ ngôn . Vài người đã nhìn thấy tường tận . Nhưng điều này không phải là một sự việc thực hiện dễ dàng . Là vì : Để đạt đến trình độ như thế , đòi hỏi  một cuộc sống lúc nào cũng cố gắng miệt mài trong thực hành .Nhất là : Phải buông bỏ những bận tâm bình thường và những công việc thế tục . Nói như thế có nghĩa : Đừng nghĩ đạt đến Tỉnh Thức với thân cầu vòng của Đại toàn thiện là trò chơi trẻ con . Vìđiều này thể hiện cực kỳ khó khăn . Đức Dalai lạt ma thứ V tiếp :
 
Tôi không cố tìm sự giải thoát khi lợi dụng người khác .
Vì dùng những giải thích được cho là  sáng tỏ ;
Phát sinh từ cái thoáng nhìn những bản văn .
Như cố đổ vào từ chiếc bình trống vào chiếc bình khác.
Vì thế ;
Tôi tự tin và đã trải nghiệm thật sự .
Vì ứng dụng những giáo huấn trần trụi trực tiếp bằng tâm thức .
Điều này không phải là công việc của tâm thức hỗn loạn ;
Và từ tâm thức bận rộn những lo toan của thế tục .
Kết quả của dự ý cao cả , thuần khiết như trăng thu .
Mong mỏi những giáo huấn sâu sắc ;
Vẫn giữ lâu dài như giáo huấn đức Phật .
Cho lợi ích những chúng sinh giàu có , 
Như tôi lúc nào cũng an trú trong lòng xác tín .
 
Tôi chân thành biết ơn với niềm vui sâu sắc về những gì đức Đạt lai lạt ma thứ V đã thành tựu và tất cả những Đại đạo sư khắp nơi ở Tây tạng . Các ngài đã duy trì , bảo tồn và làm lan rộng không phân biệt những giáo huấn cho những truyền thống khác biệt ngoại hạng . Cho dù chúng ta có thể chưa sẵn sàng phục hồi lại lòng nhiệt huyết và cố gắng theo đuổi dấu chân các ngài để thực hiện mọi nỗ lực .
Trong văn bản này , đức Dalai Lama cũng đề cập về Tính thuần khiết nguyên thủy và sự toàn thiện hồn nhiên . Ông giải thích : Thuần khiết nguyên thủy có nghĩa : Chưa bao giờ bị những lỗi lầm làm hoen ố . Và sự Hồn nhiên toàn thiện là : Những phẩm chất của sự Tỉnh thức đã luôn hiện diện đầy đủ . Hình như có hai cách giải thích về Tính thuần khiết nguyên thủy đức Dalai Lama thứ V nói : Chưa bao giờ bị những lỗi lầm làm hoen ố .
 
 

1- Tương ưng với quan kiến của Trung đạo , sự thống nhất của Sutra và Tantra . Có nghĩa : Tự do thoát khỏi mọi phô diển của tám đối cực : Sinh - tử , thường trụ - không hiện hữu , đi - đến , đa dạng - đặc biệt .

2- Dựa vào Tính thuần khiết của Tâm thức nền tảng sẵn có ánh sáng sáng tỏ chưa bao giờ bị những tư tưởng thông thường phụ thuộc làm hoen ố .
 
Toàn thiện tự nhiên như văn bản nói dựa vào : Phẩm chất của sự Tỉnh thức luôn hiện diện đầy đủ . Điều này có nghĩa : Tiềm năng cần thiết cho sự thành tựu bốn Kaya được tìm thấy đầy đủ trong Tâm thức nền tảng sẵn có ánh sáng sáng tỏ . Tương tự khả năng nhận ra những đối tượng là thành phần nội tại của tâm thức bình thường Sáng và tỏ . Nói đơn giản :Đây chính là bản chất của nó . Vì Rigpa lúc nào cũng hiện diện khi bốn Kaya được đạt đến ; sau khi sự ngưng bặt những sơ đồ thông thường của luân hồi kết hợp với ba quan kiến . Đây là những gì được hiểu bằng thuật ngữ : Những phẩm chất Tỉnh thức luôn hiện diện đầy đủ .
Điều này có nghĩa : Bốn Kaya được biểu lộ khi hoàn toàn sau khi thực hiện được tiềm năng hiện diện . Nói cách khác : Chúng không được tạo tác . Nhưng không muốn nói :Chúng đã hiện diện trong tâm thức chúng ta ngay bây giờ . Vì chúng hợp thành từ những gì được gọi là : Những đức tính của không gian nền tảng . Đối kháng với : Những đức tính của quả .
Tiềm năng biểu lộ này của bốn Baya hoàn toàn hiện diện trong Phật tính hay Sugatagarbha . Tương ưng với những gì là đức tính của không gian nền tảng . Về đức tính của không gian nền tảng được hoàn thiện . Chúng sẽ trở thành những đức tính của quả . Như vậy : Những đức tính của Tỉnh thức luôn hiện diện một cách tự đầy đủ . Đức Đại đa lai lạt ma thứ V nối tiếp :
Tất cả những hiện tượng của Luân hồi và Niết bàn hoàn thiện trong thừa Toàn Thiện Tự Nhiên Hồn Nhiên , được gọi là Đại toàn thiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên chưa từng bị những tư tưởng và cảm xúc làm hoen ố và dấy bẩn . Điểm chủ yếu và sâu sắc của Đại toàn thiện là : Tính đặc trưng duy nhất chỉ tìm thấy trong truyền thống Madhyamaka của tánh không nội tại hay ngoại tại . Không thể tìm thấy trong Mahamudra hay trong bất cứ truyền thống nào khác .
Nó được thấy như : Thuật ngữ bí mật hình thành những phân biệt sáng tỏ . Hoàn toàn chính xác về sự thành tựu trực tiếp và trần trụi . Không hề lẫn lộn tâm thức bình thường với Rigpa . Nhưng không chỉ là điềm mấu chốt duy nhất của một đối cực sâu thẳm . Nếu hiểu một cách hoàn toàn đầy đủ . Nó không gì khác hơn là : Cái nhìn tuyệt đối của Tantra thuộc dòng dịch thuật mới .
Điều này muốn nói : Rigpa tương ưng với trạng thái sẵn có trong truyền thống Tantra thuộc dòng dịch thuật mới . Có nghĩa : Chúng ta có thể làm ngưng đọng tất cả những hơi thở nghiệp lực không thuần khiết - Bình thường thô thiển , vi tế và cực kỳ vi tế . Cũng như những trạng thái tâm thức dính liền với ba quan kiến .
Đức Đạt lai lạt ma thứ V trích dẫn Phiên bản ngắn của Tantra Kalachakra :
 
Thẩm thấu không gian , 
Vajra của không gian vắng bặt đối tượng ;
Và những đặc trưng vẫn giữ ở trung tâm thân
.

Và một trích đoạn trong Tantra Hevajra :

Minh triết tối thượng an trú trong thân ,
Bị tấm màn vô minh làm chìm trong bóng tối . 
Vài người chủ trương trạng thái Phật ;
Sẽ an trú ở đâu đó khác biệt thân vật lý .
Nhưng thật ra ;
Nó vẫn ở trong thân cho dù nó có thể tự phát sinh .

Tính không sẵn có trọn vẹn những thuộc tính tối thượng
 
Văn bản của đức Đạt lai lạt ma thứ V đề cập Tính không nội tại và Tính không nội tại phải được hiểu chính xác . Như tôi đã nói về nó : Khi nói những hiện tượng là trống không .Điều này không muốn nói : Trống không sự việc như một sự việc trống không sự việc khác .Nói đúng hơn : Những hiện tượng . Tự bản chất trống không mọi hiện hữu . Ngài Chandrakirti vinh quang trích dẫn những dòng này trong Sutra của ngọn núi ngọc :
 
Tính không không để những hiện tượng trống không ;
Nhưng trong những hiện tượng lại là tánh không .
 
Cũng như không nói : Một sự việc sẽ trống không sự việc khác . Nói đúng hơn : Từ sự kiện những sự việc thì trống không từ bản chất . Nói cách khác : Ở đây không phải là sự vắng bặt đối tượng vì sự phủ định . Vì đối tượng bị phủ định không thể tìm ra nền tảng . Nếu tư duy sâu sắc chúng ta có thể nhìn quan kiến chân chính của tánh không nội tại - Quan kiến Trung đạo dùng chung trong Sutra và Tantra là : Phương cách đối trị trực tiếp về những sự che mờ được nêu lên trong Thừa nền tảng như Đại thừa . Đây là sự thành tựu của tính Toàn giác . Và Tánh không được giải thích theo đoạn trích dẫn trong Tantra Kalachakra :
 
Ngũ uẩn khi chúng ta phân tích :
Chúng được xem như tánh không vắng bặt mọi thực thể , 
Nó trống rỗng như cây chuối hay cây mã đề .
Nhưng hình tướng tánh không không giống như tánh không ,
Vì trong nó hội tụ toàn thể những thuộc tính tối thượng .
 
Có nhiều cách khác biệt để giải thích đoạn đầu . Nhưng theo Khédroup Norsang Gyatso . Chúng dựa vào phương pháp dùng lý luận như : Không có một cái không đa dạng . Điều này dung để phân tích ngũ uẩn và nhận ra Tánh không chỉ đơn giản như sự phủ định sự hiện hữu miên viễn . Vì thế , Thiền định về điều này dùng để đối trị với nhận thức : Những sự việc như có thật . Từ đó có thể giúp chúng ta vượt qua sự nắm bắt hiện thực về hiện tượng .
Dù vậy , chỉ thiền định về Tánh không vẫn chưa thể đưa đến quả tối thượng toàn giác .Muốn được như thế phải vun trồng  “ Tánh không sẵn có tất cả những thuộc tính tối thượng ” . Theo những giáo huấn về Tantra Kalachakra có nghĩa : Tâm thức không riêng chỉ thiền định về tánh không mà tâm thức cần phải thấm nhuần “ Niềm nội hỉ không lay động ” .
Hơn nữa cần phải thiền định về “ Tánh không sẵn có những thuộc tính tối thượng ” . “ Tánh không vắng bặt những đặc trưng ” không thể đủ tự chính nó . Trong đó cần kết hợp Tánh không với những thuộc tính tối thượng và Tánh không không thuộc tính để đạt đến toàn giác .  Như thế , khi văn bản nói : “ Tánh không nội tại ” . Ngay cả cái nhìn chân chính của Tánh không nội tại vẫn chưa đủ tự chính nó để đạt đến toàn giác. Hãy nhìn lại kết luận của những gì đức Đạt lai lạt ma thứ V nói :
Điểm sâu sắc và chủ yếu của Đại toàn thiện . Tính đặc trưng độc nhất có thể tìm thấy trong truyền thống Trung đạo của Tánh không nội tại và ngoại tại , trong truyền thống Mahamudra hay trong bất cứ truyền thống nào khác được tìm thấy là : Thuật ngữ bí mật hình thành những phân biệt sáng tỏ chính xác về sự thành tựu trực tiếp và trần trụi . Không lẫm lẫn tâm thức bình thường với Rigpa .
 
Biểu dương Bản chất nguyên thủy
 
Trong Tìm Tiện Nghi Và Thoải Mái Trong Thiền Định Đại Toàn Thiện . Chúng ta có những câu thơ biểu dương :
 
Biểu dương bản chất nguyên thủy , 
Phạm vi thuần khiết như không gian .
Pháp tối thương không lay chuyển hoàn toàn tự do ,
Thoát khỏi những phô diễn của quan niệm .
Bản chất tâm thức sáng tỏ và rực rở , 
Tinh túy của Tỉnh thức .
Căn bản ;
Hoàn toàn vượt ngoài mọi chuyển hóa và mọi thay đổi ! .
 
“ Bản chất nguyên thủy ” là : Tâm thức nền tảng sẵn có ánh sáng sáng tỏ . Không phải là sự việc hoàn toàn mới mẻ . Thật ra nó là bản chất nguyên thủy của chúng ta . “ Phạm vi thuần khiết như không gian ” . Dựa vào một trong hai khía cạnh :
 
1- Tinh túy trống không .
 2- Căn bản nổi bật khỏi mọi hiện tượng Luân hồi và Niết bàn .
 
So không gian . Vì không gian là : Thành phần tinh túy nhất của tất cả và tất cả các thành phần khác được biểu lộ . Trước tiên không gian xuất hiện . Sau đó : Gió , lửa , nước và đất . Sau khi những thành phần được hoà tan , chúng thực hiện trong trật tự ngược lại : Đất , Nước , Lửa, Gió và cuối cùng không gian .
Như vậy , hình như đối với tôi tính đồng dạng bao hàm : Tương tự như không gian là nền tảng nổi bật của mọi thành phần khác . Ở đây chúng ta có căn bản của sự biểu lộ thoát khỏi mọi hiện tượng Luân hồi và Niết bàn . Gọi : “ Phạm vi của tính thuần khiết ” Vì nếu , những hiện tượng không thuần khiết có thể nâng cao . Nhưng tinh túy nó không bao giờ hoen ố bởi những gì được gọi là bất thuần khiết .
“ Không lay chuyển ” có nghĩa : Vượt ngoài sự thay đổi . Nhưng không tương ưng với sự thường trụ . Khi nói : Tâm thức nền tảng sẵn có Ánh Sáng Sáng Tỏ là nói : Không có sự hợp thành . Khi nói : “ Ánh Sáng Sáng Tỏ không hợp thành ” là muốn nói tương quan với lời của Dodroupchen Jigmé Tenpé Nyima và nhiều nhà uyên bác khác như : Không xảy ra điều gì mới mẻ . Vì tất cả đều là sự hội tụ tập họp những nguyên nhân và điều kiện .
Không hợp thành không có nghĩa : Thường trụ và bất động . Tuy nó không hình thành cái gì gọi là mới xuất hiện do nguyên nhân và điều kiện . Nhưng dù vậy , nó vẫn thường trụ theo liên tục tính . Thường trực hiện diện từ nguyên thủy . Hơn nữa , thuật ngữ thường trụdùng để diển tả những hoạt động Tỉnh thức của chư Phật . Vì chúng chứng tỏ cho thấy tính liên tục hằng hữu .
Thuật ngữ : Hoàn toàn tự do thoát khỏi mọi phô diễn của quan niệm . Điều này muốn nói :Trước tiên , điều kiện tự do thoát khỏi mọi phô diễn của quan niệm là : Chúng ta cần phảt tự thoát khỏi sự ràng buộc của quan niệm . Khi nói : Sự kết hợp hiện diện tỉnh thức và tánh không . Có nghĩa : Minh triết Rigpa hoàn toàn trống không tự bản chất .
Trống không tự bản chất vượt ra ngoài mọi phô diễn của quan niệm và những sự quy lỗi của tâm thức . Tất cả những diều này phải được loại trừ . Cũng có thể nói : Khi chúng ta thực hiện tâm thức nền tảng sẵn có Ánh Sáng Sáng Tỏ khi Rigpa căn bản được biểu lộ .Ngay lúc ấy , tất cả những sự phô diễn của quan niệm liên quan đến bề ngoài căn bản tự nhiên được yên ổn . Ánh Sáng Sáng tỏ này là bản chất thực của tâm thức . Tính chất của tinh túy thuấn khiết cho dù bất cứ sự hoen ố nào cũng không thể làm biến dạng .
Để tóm tắt , khi mọi phô diễn của quan niệm liên quan đến những sự biểu lộ căn bản được yên ổn . Căn bản biểu lộ này sẽ nổi bật và trở thành sự biểu lộ . Có nghĩa : Khi Alaya đãđược tịnh hóa đầy đủ . Sự lãnh hội về hai sự thật một cách tức thời . Trong đó trạng thái thiền định và trạng thái sau thiền định hoàn toàn hòa tan vào nhau .
Như những câu thơ đề cập . Đây là những gì được gọi là : Ánh sáng sáng tỏ là Bản chất của tâm thức . Nó cũng là : Bản chất nền tảng ngấm ngầm mọi trạng thái phụ thuộc của tâm thức . Gọi : Tinh Túy Của Tỉnh Thức . Vì thuật ngữ Tỉnh Thức muốn nói đến : Tâm Thức Nền Tảng Sẵn Có Ánh Sáng Sáng Tỏ . Là : Căn bản hoàn toàn vượt ra ngoài mọi chuyển hóa và mọi sự thay đổi .
 
Minh triết về : Sự hiện diện của tỉnh thức .
Được biết từ chính mình
 
Sau phần biểu dương , chúng ta sẽ đề cập đến bốn câu giải thích về : Những dự ý của tác giả và những lý do thúc đẩy ông viết văn bản này :
 
Để cho phép bạn thực hiện sự Minh triết tự hiện diện tỉnh thức ,
Sự tuyệt vời khó tin này ;
Chỉ là tâm thức minh triết của mọi Vinh Quang ,
Tôi đã hội tụ những tinh túy của Tantra ,
Của sự truyền khẩu và những giáo huấn chủ yếu .
Để cống hiến cho bạn ;
Sự giải thích riêng dành cho thực hành . 
Như thế ,
Hãy nghe thật kỹ ! .
 
Chúng ta thấy thuật ngữ : Minh Triết Của Sự Hiện Diện Tỉnh Thức Tự Biết trong các Sutra cũng như những Tantra khác . Hình như vẫn có vài tiểu dị về ý nghĩa trong những bản văn , Sutra và Tantra . Thuật ngữ này dùng để chỉ định Tâm Thức Tỉnh Thức của chư Phật .Minh triết trực tiếp phân biệt bản chất hiện thực được trình bày như : Sự tuyệt vời thần diệu không gì khác hơn là : Tâm Thức Minh Triết Của Mọi Vinh Quang .
Thuật ngữ : Minh triết Hiện Diện Tỉnh Thức Tự Biết . Nghĩa của nó ít khi thống nhất . Chuyên biệt trong những Tantra bên trong dựa vào Trạng thái tuyệt đối của Dzogpachenpo - Minh triết Của Tâm Thức Nền Tảng Ánh Sáng Sáng Tỏ Sẵn Có . Longchenpa giải thích: Để cho phép chúng ta thực hiện Minh Triết Hiện Diện Tỉnh Thức . Cần hội tụ tinh túy của các Tantra , những gì được truyền khẩu và những giáo huấn chủ yếu .
Có nghĩa ông đã gom lại tất cả những điểm cốt lỏi của Mahayoga , Anuyoga và Atiyoga . Ông nói rõ : Nó không được soạn đơn giản như một chương trình thuộc về lãnh vực lý thuyết . Đúng hơn , nên mang những điều này ra để ứng dụng . Trong những câu thơ , không chỉ đơn giản nói ra những lý do nào khiến ông biên soạn bản văn bản . Trong đó ông khuyến khích và thúc đẩy các thực tập sinh có khả năng cần nghiên cứu giáo huấn . Có thể nói , theo sự diễn dịch chung về Sutra và Tantra . Minh Triết Hiện Diện Tỉnh Thức Tự Biếtphải dựa vào Bát Nhã Ba La Mật - Sự Chuyển Hóa Toàn Thiện Minh Triết . Bà mẹ sinh raBốn Người Con Tối Ưu – Shravaka , Pratyekabuddha , các Bồ tát và chư Phật . Điều này đã được biểu dương trong Trang Sức Sự Thành Tựu Sáng Tỏ .
Để đạt đến sự thành tựu Shravaka hay Pratyekabudha . Chúng ta cần có : Cái nhìn thuộc Tánh không và nhận ra Minh Triết Hiện Diện Tỉnh Thức từ chính mình . Hãy ứng dụngTrạng Thái Giải Thoát để được tự do thoát khỏi gông cùm của những cảm xúc quấy nhiễu .Vì những cảm xúc quấy nhiễu chỉ là một nguồn khác của ảo tưởng và cho hiện tượng là thật . Sự đối trị trực tiếp với nhnữg ảo tưởng là : Làm dấy lên Tâm Thức Minh Triết Thực Hiện Tánh Không . Khi minh triết thành tựu trực tiếp về Tánh không đạt đến sự quyết định trọn vẹn . Tức thời sẽ trở thành sự đối trị tuyệt vời với mọi hình thức chấp ngã .
Đây là Trung đạo chân chính theo quan điểm cuả Sutra và Tantra . Nhưng tự nó chỉ có thể hội đủ khi trung hòa được những sự che mờ nhận thức tế nhị nhất . Theo quan điểm giáo huấn của Yogatantra cao cấp . Minh Triết Thành Tựu Tánh Không Sẵn Có những thuộc tính tối thượng . Chỉ những phương tiện thiện xảo và Sáu ba la mật do Bồ đề tâm vận động ; mới có thể đối trị với những che mờ nhận thức vi tế nhất .
Vì thế , muốn chiến thắng những sự che mờ những nhận thức vi tế . Những khuynh hướng thông thường chuyển nhượng ba quan kiến . Chúng ta cần thực hiện Tâm Thức Nền Tảng Ánh Sáng Sáng Tỏ Sẵn Có vượt ra ngoài ba quan kiến . Ánh Sáng Sáng Tỏ này có thể đối trị những hình tướng vi tế làm che mờ nhận thức ; để đạt đến Minh Triết Hiện Diện Khắp Nơi có thể biểu lộ Rigpa - Samantabhadra - Tâm Thức Nền Tảng Ánh Sáng Sáng Tỏ Sẵn Có . Hình như đây chính là sự giải thích được thấy trong mọi truyền thống của các Tantra củ hay mới . Longchenpa thường đeo đuổi :
 
Ngay đỉnh những ngọn núi ,
Trong những khu rừng thâm thẫm .
Ttrên những hoang đảo hay mọi nơi chốn cùng dạng .
Ở những nơi dễ chịu cho tâm thức và thích nghi theo mùa ,
Vun trồng Samadhi yên lặng ;
Ổn định và tập trung vào một điểm .
Áng sáng sáng tỏ, tự do mọi phô diển quan niệm.
Điều này xảy ra tự nhiên khi ba yếu tố hội tụ đầy đủ :
Nơi chốn lý tưởng , cá nhân lý tưởng và Pháp lý tưởng để thực hành .
 
Có nghĩa : Ba nhánh chủ yếu trong Tìm thấy tiện nghi và thoải mái trong thiền định Đại toàn thiện là :
 
1-    Địa điểm thực hành .
 2- Hành giả .
3- Pháp thực hành .

 

Xem mục lục