Chương 10
Ngã &Vô Ngã
Tận Gốc Bám Chấp Và Sân Hận
Những câu sau nói :
Và cắt bỏ căn bản tâm thức bám chấp vào bản ngã ;
Hay bất cứ một ngã nào khác .
Chúng ta phải chặt đứt sự tin tưởng vào sự hiện hữu bản ngã hay bất cứ một bản ngã nào khác . Chính đây là mấu chốt quan trọng cho sự khởi đầu về cái nhìn thẩm thấu của tánh không . Như tôi đã từng nói : Nguyên nhân của tất cả mọi loại thuốc độc tâm thức và những vấn đề do chúng tạo ra đều nằm trong sự nắm bắt ngã hay một bản ngã nào khác . Như Chandrakirti nói trong Đi Vào Trung Đạo :
Nhìn những loại thuốc độc của tâm thức ;
Và những lỗi lầm do nó mà chúng ta tạo ra .
Tất cả đều phát sinh từ cái nhìn phù du về tất cả hiện tượng ,
Và bản ngã là đối tượng của quan kiến này .
Thế nên ;
Hành giả phải bắt đầu bằng cách khước từ bản ngã .
Mọi lầm lẫm không gì khác hơn là : Tin thật sự có một bản ngã thực sự hiện hữu và tồn tại miên viễn . Giờ đây , chúng ta thử xem xét quá trình bám chấp và tâm hận hình thành và phát triển như thế nào .
Trường hợp bám chấp :
Chúng ta tập trung vào điều gì đó như vui vẻ chẳng hạn . Thế rồi bắt đầu mong muốn sở hữu và giử chặc không bao giờ muốn bị mất đi .
Đối với tâm sân hận :
Quả là một sự việc không được vui mà chúng ta muốn được giải thoát khỏi nó ngay tức khắc .
Như vậy , khi đã cảm nhận sự bám chấp hay tâm sân hận . Chúng ta gán cho chúng một vài tính chất tốt hay xấu vào đối tượng . Nhưng không bao giờ để ý đến vai trò nhận định của chính mình . Từ sự kiện này , thật sự quá khó để thay đổi vai trò .
Chẳng hạn , nếu một sự việc hay có một người có vẻ xấu với chúng ta hiện giờ nhưng lại tốt vào ngày mai . Điều này quả thật khó tin . Không thể từ phản ứng đầu tiên đã bám chấp hay sân hận . Ngay lập tức lại có thể tin vào phản ứng về tính chất nội tại của đối tượng lại có thể hiện hữu và độc lập về một sự việc khác .
Một tính chất tự trị thật sự không thể thay đổi . Nếu một sự việc tốt đẹp tự nó mãi tốt đẹp không bao giờ thay đổi . Nếu một sự việc xấu tự nó vẫn luôn như thế . Chính vì vậy chúng ta thường có khuynh hướng nhìn những sự việc . Đó là những gì tạo thành cảm nhận và bám chấp về những gì đã từng xem như là tốt , xấu và sân hận . Hơn nữa , nếu tin vào đối tượng bám chấp . Cho dù nội tại tốt hay bản chất về đối tượng của tâm sân hận hoàn toàn xấu . Chúng ta vẫn thêm vào tư tưởng rằng : Sự việc này rất tốt . Tuy nó sẽ làm phiền « tôi » .Điều này qủa thật tệ hại . Vì như thế tình cảm của bản ngã sẽ cực kỳ mạnh và nó có thể lợi dụng những gì chúng ta đã tin là tốt đẹp hay tạo thành đau khổ với những việc có vẻ xấu với mình .
Không những chúng ta tin vào đối tượng của sự bám chấp hay tâm sân hận là thật có và nó chứa đựng bản chất tốt hay xấu . Hơn nữa , chúng ta lại tin rằng : Bản ngã - Sự cảm nhận về bám chấp hay sân hận và có thể làm chúng tận hưởng hạnh phúc hay khổ não cũng có sự hiện thực nào đó ; đi kèm theo sự phân biệt giữa bản ngã và đối tượng . Từ đó cho chúng ta cảm nhận bám chấp vào chính mình và tất cả những gì yêu thích được xem như là đồng minh . Đương nhiên sẽ sân hận với những gì được cho là xa lạ hay đi ngược lại với quyền lợi của chính mình .
Để giảm thiểu sự bám chấp và tâm sân hận . Chúng ta có thể thiên về những khía cạnh khó chịu của đối tượng . Về lòng ham muốn và về những tính chất tích cực của đối tượng đối với tâm sân hận . Hay nghĩ đến những thiệt hại của tâm sân hận khi nhận ra chúng làm mình bị tổn thương từ tinh thần đến vật chất . Từ đó phát sinh tâm trạng muốn vun trồng lòng kiên nhẫn và sự khoan dung .
Đây là dạng kỹ thuật có thể sử dụng để giảm thiểu sự bám chấp và tâm sân hận . Nhưng dù vậy , nếu suy nghĩ cho kỹ . Khuynh hướng bám chấp và sân hận không gì khác hơn là xác tín đối tượng thực sự hiện hữu như chúng ta đã thấy . Nhất là tin chắc rằng thật sự có một bản ngã biết thưởng thức và tận hưởng hạnh phúc hay đau khổ . Chính lòng xác tín mạnh mẻ vào những hiện tượng là hiện thực nên bản ngã mới khởi động và phản ứng để phát sinh bám chấp và sân hận .
Tính chất bản ngã
Dù sao , nếu bạn xem xét thật sâu sắc về những đối tượng đã tạo cho bạn sự bám chấp và sân hận . Chúng ta sẽ nhận ra chúng không có thật theo chiều hướng ban đầu chúng ta ngộ nhận nó là thật sự hiện hữu và tồn tại theo thời gian . Tương tự , nếu quan sát một cách tường tận người được xem như đang tận hưởng hạnh phúc hay đau khổ . Chúng ta không hề nhận ra và tìm thấy những đối tượng này không hề có một bản ngã đích thực .
Khi hai thành phần này - Đối tượng và bản ngã cũng không thật bền vững và không bao giờ thật có . Ngay lúc ấy chúng ta không còn lý do nào để bám chấp hay phát khởi tâm sân hận . Những sự việc trước đây đối với chúng ta nó có một nền tảng khá bền vững và rất ổn định bắt đầu tan rã . Vì nó thật sự không bền vững và hoàn toàn hư ảo . Chúng ta nên dành thời gian để nghiền ngẫm về điều này và nhìn thẳng vào những gì đã xuất hiện trong tâm thức để cảm nhận tâm bám chấp và những gì được gọi là sân hận .
Điều thứ nhất được khám phá ở đây là : Ý nghĩa về sức mạnh của bản ngã . Với tư tưởng rằng : Tôi thực sự hiện hữu . Hơn nữa , chúng ta cho rằng : Cái Tôi này không lệ thuộc bất cứ điều gì những gì bên ngoài chính nó . Theo giáo lý truyền thống của giáo huấn đức Phật . Người ta nói đến : Bốn dấu ấn đánh dấu giáo huấn như sau :
1- Tất cả những gì hợp thành hiện tượng đều vô thường .
Như đã thấy những hiện tượng thì vô thường . Vì chúng lệ thuộc vào nguyên nhân và những tập họp . Như vậy những hiện tượng xuất hiện theo có điều kiện . Vì thế nó phải lệ thuộc vào nguyên nhân . Điều này có nghĩa chúng hoàn toàn vô thường .
2- Tất cả những gì méo mó đều đau khổ .
Nguyên nhân chính của những tập họp thuộc tính nó là vô minh . Có nghĩa : Bản chất của chúng là đau khổ do vô minh tạo thành . Vì thế , tất cả những gì phát sinh từ vô minh đều được gọi là sự méo mó phát xuất từ nguồn gốc đau khổ .
3- Tất cả hiện tượng đều trống và vắng bặt ngã .
Tất cả những hiện tượng đều trống rỗng và vắng bặt bản ngã . Tất cả những gì méo mó chính là sự đau khổ . Tuy thế , vẫn có thể thật giải thoát mọi thứ gọi là đau khổ . Vì lý do đơn giản : Đau khổ chẳng qua vì chúng ta vô minh . Như vậy : Sự vô minh là nguồn gốc của đau khổ . Nền tảng của nó là nhận định sai lầm về những sự việc : Chúng ta xem như thật những sự việc không phải thật . Thật sự , tất cả những hiện tượng đều trống không và vắng bặt ngã . Nếu tuân theo giải thích tổng quát được tất cả những trường phái phật học chấp nhận như : Vắng bặt ngã . Chủ yếu dựa vào sự vắng bặt mọi tính cách đồng hóa những gì thuộc cá nhân một cách cụ thể - Những khái niệm về Ngã và cái của tôi . Nên chúng ta dán nhản vào những hiện tượng . Như vậy thật sự có thể loại trừ vô minh - Nguồn gốc của tất cả những loại thuốc độc của tâm thức .
4- Niết bàn mới thật sự yên bình .
Khi vô minh đã được loại trừ . Hòa bình sẽ được hình thành . Đó là : Hạnh phúc chân chính và không thể lay chuyển . Đây là những gì được gọi là : Khẳng định Niết bàn là Tâm thức thật sự nghỉ ngơi .
Tất cả trường phái Phật học đều chấp nhận khái niệm sự vắng bặt bản ngã . Tất cả đều đồng ý : Nguyên nhân đầu tiên của sự đau khổ và những loại thuốc độc của tâm thức được tìm thấy trong sự bám chấp mãnh liệt vào : Cái của tôi . Tóm tắt , mọi trường phái đều phủ định : Không hề hiện hữu một bản ngã hay bất cứ một cá nhân nào có thể tồn tại cách biệt và hoàn độc lập với những tập họp thuộc tính .
Nếu suy nghĩ sâu hơn có thể nhận ra : Về lâu dài có thể làm lung lay và giảm thiểu sự bám chấp vào một bản ngã nào đó - Một bản ngã được xem như hiện hữu độc lập và thoát khỏi những tập họp thuộc tính và điều khiển . Hiểu một cách đơn giản : Không có gì hơn một bản ngã tự trị có thể ngăn trở khuynh hướng mạnh mẻ tin vào sự hiện hữu của chính nó .
Khi sắp xếp lại những trường phái triết học của Ấn độ cổ và phân biệt những gì là Phật học và những gì không thuộc hệ thống minh triết của đức Phật . Chúng ta nhận ra : Ngoài nền tảng Minh triết của đức Phật . Những trường phái khác đều dựa vào sự hiện hữu của Bản ngã . Riêng Phật học và những trường phái phát xuất từ nền tảng Minh triết này ; đều từ khước sự hiện hữu của Bản ngã . Hơn nữa , trong những giáo huấn có nói : Nền tảng khẳng định hay từ khước quan kiến về bản ngã chính là : Sự khác biệt về quan kiến giữa những môn đồ của đức Phật và những người thuộc trường phái khác .
Ham muốn hay bám chấp
Lấy một thí dụ hàng ngày để phân tích dục vọng hay chỉ là bám chấp . Hãy giả định : Khi đi chợ . Chúng ta rơi vào sự việc muốn mua một món gì đó . Như thế điều xảy ra được diển tiến vào hai thời :
Thời thứ 1 : Mắt đặt lên một vật thể nào đó :
Chúng ta nhận ra vật này như điều gì đó được xem là tốt . Giai đoạn này sự bám chấp chưa xuất hiện . Nhưng điều chắc chắn : Chúng ta có cảm tưởng vật thể này có thật nhưng vắng bặt bám chấp .
Thời thứ 2 : Bắt đầu nghĩ đến vật thể .
Chúng ta tự nói : Ồ, thật đẹp ! ; đây là cái ta đang cần . Nó rất hợp với tôi . Ngay giây phút này nếu tâm thức bị vật thể thẩm thấu vào vật thể - Bị vật thể thu hút chẳng hạn .Đây chính là những gì người ta gọi là bám chấp .
Như thế , do dục vọng thúc đẩy . Sự bám chấp xuất hiện . Thế là chúng ta mua ngay lập tức . Khi nó đã thuộc về mình . Món đồ mới mua này hình như ngày càng thu hút hơn . Đây cũng cùng một món đồ bình thường như mọi vật thể khác . Nhưng giờ đây chúng ta lại xem nó như cái gì đó dính liền với cuộc sống chúng ta . Nó thuộc về ta . Hình như còn quí giá hơn và đáng thèm thuồng hơn . .
Thử nghĩ . Bạn đi vào một cửa tiệm và nhìn thấy một vật thể tuyệt diệu . Nhưng vì một lý do bất kỳ nào đó . Nói lại rơi xuống đất và bị vở vụn . Bạn hơi bị sửng sờ và thất vọng . Có thể bạn sẽ bắt đầu nổi giận . Ngược lại , nếu bạn mua và trả tiền trước khi nó bị vở . Bạn sẽ bị một cú sốc gần như trái tim đang tan nát . Vì khi đã xem vật thể thân thiện và dính liền với mình theo chiều hướng bản ngã . Chắc chắn tình cảm bám chấp sẽ trở thành mạnh mẻ hơn .
Nếu nghĩ về nó một cách thật sáng tỏ . Ban đầu , tâm thức bạn đánh giá những sự việc theo thuật ngữ tốt hay xấu . Nhưng khi tình cảm bản ngã xen vào . Sự bám chấp và tâm sân hận sẽ dấy lên . Khi cảm nhận sự bám chấp , tâm sân hận hay tính gây hấn dễ dàng đạt đến cường độ cào . Với dục vọng thì tâm sân hận xuất hiện . Khi bám vào tự ngã và quyền lợi của mình . Chúng ta cảm nhận trình độ tương ưng với tâm sân hận hay ác tâm với sự thu hút này . Lúc ấy chúng ta rơi vào sự đe dọa hay cảm thấy thật sự khó xử .
Tai hại phải chịu do sân hận
Những gì thật sự làm hại chúng ta chính là sự giận dữ . Mối nguy hại và hung bạo thật sự do chính cơn giận phải chịu với chính mình . Ngay giây phút chúng ta nổi giận , tâm thức dao động và rất khó chịu . Sự thiếu tiện nghi do giận dữ tạo ra đến độ hoàn toàn đồng hóa thành khía cạnh thể chất . Những đường nét trên khuôn mặt có cảm giác hung dữ và quá xấu xí . Hơi thở bị ảnh hưởng và rơi vào hỗn loạn . Mọi cách ăn nói bắt đầu thay đổi và chúng ta bắt đầu cất tiếng sủa dữ dội và bật ra những lời xúc phạm .
Điều này là sự hung bạ thật sự . Đây chính là những gì từ sự giận dữ bắt chúng ta phải chịu . Như thế , ngay cả khi đau khổ. Chúng ta tiếp tục truyền sự hung bạo sang người khác và làm ảnh hưởng đến họ . Tác giả của tất cả những điều xấu này chính là do tâm sân hận của mình . So với tâm sân hận . Dục vọng hình như là sự việc thật dễ chịu , nhẹ nhàng và gần như thân thiện . Nhưng dù vậy , chính dục vọng sẽ đưa chúng ta đến sự giận dữ và thù hận .
Đương nhiên những vấn đề do dục vọng và tâm gây hấn tạo ra . Không chỉ gói gọn trong phạm vi tâm linh . Những cảm xúc này sẽ tạo thành đủ loại khó khăn thuộc phạm vi cá nhân hay xã hội . Cho dù chúng ta sống ở một làng nhỏ hay tỉnh lớn . Cho dù chúng ta sống ở Á châu hay Tây phương . Cho dù chúng ta giàu sang hay nghèo hèn cũng không gì thay đổi cả .
Nếu so sánh một người không ngừng bị bám chấp và hận thù đang làm họ quay cuồng với một người khác ít bị dục vọng và tâm gây hấn lôi kéo . Chắc chắn bạn sẽ nhận ra bất cứ cảm xúc nào tác động . Họ vẫn thấy hạnh phúc và thư giản hơn người kia . Điều này hoàn toàn chắc chắn . Có nghĩa : Những người tự dâng mình làm mồi cho những cảm xúc thù hận và những sự bám chấp khủng khiếp sẽ không bao giờ cảm thấy bình an và hạnh phúc trong tầm tay .
Ở đây , chúng ta thấy hệ quả xuất hiện trong mái ấm gia đình . Nếu người này thư giản . Gia đình sẽ thanh thản hơn và khi chúng ta quan sát sẽ nhận ra sự bất đồng và những chuyện gây gỗ giảm thiểu rất nhiều . Nhưng với một cá nhân giận dữ , tham lam và gây hấn . Tức thì sẽ ảnh hưởng đến những thành viên khác trong gia đình và những vấn đề gân hấn và rối loại xảy ra bất tận . Chúng ta có thể nhận ra điều này từ chính mình khi sống trọn vẹn trong xã hội .
Hãy suy nghĩ một cách thận trọng . Bạn sẽ thấy , quả thật không thể nào thỏa mãn tất cả mọi dục vọng . Không thể nào thỏa mãn những tình cảm thuộc về bám chấp và hận thù . Vì chúng thì vô tận . Thí dụ về giận dữ . Khi giận dữ , chúng ta không thể hủy diệt tất cả những sự việc và tất cả những người làm mình nổi giận . Nếu một con sâu làm mình nổi cáu . Chúng ta có thể đạp để tự cảm thấy tốt hơn và cảm nhận một tình cảm nhỏ về chiến thắng . Nhưng còn vô số sự việc làm chúng ta nổi cáu và giận dữ và chúng ta không thể hủy diệt nguyên cả thế giới ! . Thật ra , không ai trong lịch sử vũ trụ đã chưa từng chiến thắng xoa dịu mọi xung động khởi sinh từ sự bám chấp và sân hận sẵn có trong tâm thức .
Thật sự chúng ta không thể nhận ra hạnh phúc khi còn bám chấp và tâm sân hận vô chừng lấn át . Thuật ngữ hạnh phúc không chỉ bao trùm những nhận định về niềm vui hay sự sảng khoái hay hài lòng . Vì khi hoàn toàn hài lòng , chúng ta có thể thư giản và cảm thấy dễ chịu . Nếu còn trong sự bất thỏa nguyện , hạnh phúc sẽ tự lướt qua . Như vậy , bám chấp cũng như tâm sân hận đều ngăn chận chúng ta tìm thấy lại sự hài lòng .
Chúng càng chiếm vị trí quan trọng trong cuộc sống càng khó làm chúng ta vừa lòng với chính mình . Như vậy có thể nhận ra trong phạm vi cá nhân . Sự bám chấp và tâm sân hận mới phái sinh những điều xấu . Và nếu quan sát thêm về những điều khác . Chúng ta sẽ nhận ra chính cũng dục vọng và tâm sân hận là nguồn gốc của xung đột và gây gổ .Như thế , điều mấu chốt là : Nên một mặt phân biệt con người thuộc tính bám chấp và lòng sân hận thuộc về mặt khác .
Như đã thấy . Những loại thuốc độc của tâm thức làm tâm thức dao động và rơi vào sự đau khổ . Điều này làm thể chất chúng ta yếu đi và phát sinh bệnh hoạn . Tất cả đã được minh chứng một cách rõ ràng . Tôi thường nêu ra những vấn đề tâm lý và tìm ra những kết quả đã thể hiện ở nhiều người thường xuyên dùng những từ : Tôi hay Của tôi trong những cuộc đối thoại . Họ chỉ nghĩ đến chính mình và như thế càng có nguy cơ bị bệnh tim hơn những người khác . Đây là một khám phá mới được những nhà y học hiện đại phát hiện .
Khi đã bị dục vọng và hận thù lôi kéo . Nó thực sự gặm nhấm tâm thức bạn . Thử nghĩ : Một tối nào đó bạn về nhà sau công việc . Khi về đến nhà , bạn thư giản . Bạn thực sự thể hiện giây phút nghỉ ngơi trong ngày . Ngay giây phút này , sức khoẻ và tâm thức của bạn có thể tự phục hồi . Nhưng khi bạn thoải mái nghỉ ngơi ở nhà không một ai có thể quấy rầy .Nếu tâm thức bị dao động , bạn không thể nghỉ ngơi và thư giản . Bạn sẽ quay đi quay lại suốt đêm trằn trọc trên giường . Trầm trọng hơn , bạn sẽ nhờ vào thuốc an thần . Và nếu thất vọng tràn ngập , bạn chọn theo những thái độ tự hủy diệt như quay về rượu , thuốc là hay ma túy . Cho dù cho bạn có ý thức về sự độc hại của chúng . Có nghĩa : Khi tâm thức đã bị tâm bám chấp và hận thù dằn vật . Nó có thể biến cuộc sống bạn thành địa ngục .
Có câu chuyện tôi thường kể thường như nửa pha trò nửa nghiêm túc : Giả sử bạn có người hàng xóm . Cho dù với lý do này hay lý do nọ không thương bạn và không ngừng cố gây gổ hay lợi dụng . Nếu bạn để hắn tra tấn đến độ rơi vào hận thù và rơi vào ác tâm . Những cảm xúc này sẽ không bao giờ làm cho hắn đau . Ngược lại , chúng có một hệ quả tức thời ngay chính tâm thức và thể xác bạn . Chúng sẽ lấy mất mọi bình yên của tâm thức và sau đó bạn không thể suy nghĩ về gì được nữa .
Bạn sẽ ăn mất ngon . Ngay cả nếu còn thèm ăn . Những thức ăn sẽ không còn hương vị . Chúng ta sẽ mất ngủ . Nếu một người bạn đến thăm cũng không thể làm bạn thay đổi trạng thái này . Tất cả những gì bạn suy nghĩ là : Tại sao hắn lại làm phiền mình ? . Những điều này sẽ vang đến tai những người bạn khác . Họ sửng sờ khi nghe cá tính chúng ta thay đổi và nhận ra giờ đây giờ đây bạn đã trở thành khó chịu . Thế rồi lần lượt người này đến người khác . Những người khách sẽ ngưng đến thăm chúng ta và sau đó không còn một ai đến viếng thăm bạn nữa . Cuối cùng , bạn chỉ phiền muộn một mình . Bạn không còn khả năng thưởng thức những bông hoa từ khu vườn của mình . Bạn bị bế tắc ngay nơi mình sống .Nhưng vấn đề này không gì khác hơn là do chính bạn . Vì bản thân bạn chứa đầy sự giận dữ , thù hận , thất vọng và trầm uất . Như thế có nghĩa bạn sẽ già đi trước tuổi với mái tóc bạc phai .
Nếu thật sự như những gì xảy ra như người láng giềng của bạn sẽ lên tận mây xanh. Chính xác đây là những gì hắn muốn : Làm phiền chúng ta ! . Hãy xem chúng ta đơn độc , buồn chán và trầm uất như thế nào và giờ đây chính hắn sẽ vỗ tay tự tán thưởng và sẽ nói : Tôi đã thành công ! . Đây là tất cả những gì tôi mong đợi .
Nếu với những điều gì xảy ra . Chúng ta vẫn thanh thản , yên lặng , ăn ngon , ngủ tốt và tiếp tục đến thăm tất cả những người bạn thân thiết nhất của mình trong trạng thái an bình và thưởng thức tất cả những thú vui lành mạnh trong cuộc sống . Đương nhiên hắn sẽ cáu tiết về điều này . Như thế , không chỉ chúng ta vẫn giữ được sức khoẻ tốt . Và còn nhiều hơn nữa , những gì mong muốn làm phiền bạn sẽ ngược lại những gì hắn mong đợi .
Điều duy nhất trong cơn giận chúng ta có thể thực hiện là : Nhận ra tâm thức mình và không bao giờ để nó có thể tiếp tay kẻ thù làm phiền mình . Hơn nữa , phải thấu suốt : Nếu có nổi giận cũng hoàn toàn vô hiệu quả . Về điều này , tôi cũng có một thí dụ khá khôi hài : Hãy nghĩ đến trạng thái khi bạn nổi giận với một chiếc gậy trên tay . Cơn giận bạn khiến bạn muốn đánh bất cứ một ai . Thế là bạn bắt đầu đánh tứ tung không phân biệt . Không những thế , những cú đánh của bạn khắp nơi và cũng có nguy cơ tự đánh mạnh vào chân mình . Thế nên , hãy hoàn toàn yên lặng . Tiếp theo là với một nụ cười tươi mát . Cuối cùng nhắm thật chính xác , bạn có thể chắc chắn đánh vào mục tiêu không sai một ly ! . Nhưng giờ đây mục tiêu để bạn nổi giận là gì ?
.
Bám chấp và lòng sân hận liên đới ở tầm vóc cao
Sự bám chấp và ác tâm chỉ có hệ quả duy nhất là có hại . Một vài người nghĩ rằng : Dù vậy , nhưng sức mạnh của những cảm xúc phát sinh từ dục vọng và sân hận sẽ mang cho cuộc sống những sự kích thích đầy hương vị . Có nghĩa họ nghĩ rằng : Nếu không có chúng . Cuộc sống sẽ trở nên buồn tẻ , vô vị và cuộc đời này không còn sức sống . Đôi khi chúng ta cũng có khuynh hướng ngưỡng mộ những người tràn đầy dục vọng và tâm gây hấn . Mọi người đều nghĩ : Đây là những người mạnh mẻ và có đầy khả năng tuyệt vời . Một chuyên gia bảo vệ người thân và dám đương đầu với kẻ thù của chính mình và nhân loại . . .Nhưng nếu suy nghĩ gần hơn . Chúng ta sẽ thấy những lời sau đây của Nagarjuna lại hoàn toàn xác thực :
Nếu có thể cảm nhận một vài vui thú khi gãi đúng vào chỗ ngứa ,
Nhưng sẽ dễ chịu hơn nếu không bị ngứa chút nào .
Tương tự ,
Nếu chỉ sống với những ham muốn thế tục ;
Điều này chỉ có thể tạo ra một vài vui thú ,
Nhưng khi đã tự do khỏi dục vọng ;
Tất nhiên sẽ phát sinh nguồn một vui thú lớn hơn .
Điều này hoàn toàn thật sự . Nhất là không cần thiết phải dính liền điều này vào tôn giáo . Cuộc sống cứ như thế mà trôi đi . Thế thôi . Những loại thuốc độc của tâm thức . Đặc biệt là sự bám chấp và tâm sân hận sẽ làm hỏng cuộc đời mình . Vì chúng sẽ làm chúng ta rối bời và tự mạo nhận là người phải gánh chịu trách nhiệm cho vô số vấn đề không thuộc về sự an bình của tâm thức .
Trong xã hội tân tiến , chấp nhận sự thiếu văn hóa là thiệt thòi và chúng ta phải làm điều gì đó thật tốt để cải thiện . Nhất là phải tạo ra một nền giáo dục được xem là hoàn toàn vững chắc cho con cái . Mọi người nhận ra điều chủ yếu dành riêng cho con cái chúng ta là :Chúng phải đi học . Hiện này , ở một nước tiên tiến . Những người thất học cảm thấy mình đã bỏ rơi mọi viễn ảnh thuộc về tương lai . Sự thật , quả rất khó khăn để tự sinh tồn khi chúng ta mù chữ hay thiếu văn hóa .
Thiếu văn hóa là nguyên nhân chính của sự nghèo khó . Vì thế , chúng ta đầu tư rất nhiều nỗ lực và hao tốn rất nhiều tài nguyên vào nền tảng giáo dục . Ngược lại , cho dù sự bám chấp và tâm sân hận đã tạo ra rất nhiều vấn đề trong cuộc sống . Nhưng chúng ta chưa bao giờ làm điều gì để tranh đấu lại chúng . Tại sao chúng ta không thử làm chúng từ từ giảm thiểu tương tự như : Nên tìm đủ mọi cách để loại trừ sự vô minh bằng nền tảng giáo dục . Thay vì chỉ lấp đầy những tri thức dùng để trang bị ? . Tôi nghĩ điều này đáng được chúng ta nghiền ngẫm từng giờ từng phút .
Chắc chắn , chúng ta có thể nói : Dục vọng như sân hận là những khuynh hướng tự nhiên - Những thiên hướng sẵn có của con người . Tương tự với vô minh . Chúng ta không sinh ra với sự đầy đủ sự trang bị về nền tảng học vấn . Có nghĩa : Không có bất cứ sự khác biệt nào giữa hai vấn đề . Và những sinh vật khác không thể tiến hóa nhanh bằng con người từ hàng triệu triệu năm về trước .
Cuối cùng , vô minh được xem như là một khuyết điểm . Vì thế , chúng ta bị bắt buộc phải trau dồi học vấn theo chiều hướng : Mang lại một cuộc sống đầy phức tạp và phải suy nghĩ nhiều hơn . Như vậy , có phải chăng : Khuyết điểm của vô minh lại là một loại ân sủng dùng để con người tiến hóa ? . Nếu thế , việc loại trừ vô minh là vô cùng cần thiết . Nhưng phải vắng bặt nền tảng giáo dục chỉ dùng để trang bị và lấp đầy vào khoảng khuyết tật của vô minh .
Tương tự , vô minh cũng có thể tạo ra một số lớn những vấn đề trong cuộc sống . Bám chấp và tâm sân hận chính là hai trạng thái khác của tâm thức tiêu cực . Đồng thời dẫn đến một đau khổ không bờ bến . Thế nên , bổn phận của chúng ta trong xã hội là đi tìm những phương tiện để chuyển hóa chúng . Những gì tôi vừa nói không có nghĩa theo những thuật ngữ riêng biệt dành cho tôn giáo hay tâm linh . Sự thật , những gì được nói ở đây là : Một vấn đề trọng đại có liên quan đến toàn thể xã hội và cuộc sống của con người .
Kiên nhẫn và khoan dung
Khi giận ai đó . Có nghĩa vấn đề phát xuất từ hành động xấu của người khác nhắm thẳng vào bạn . Trong tình huống này , bạn cần có nhận định thật sáng tỏ giữa những hành động họ phạm phải và người nào có trách nhiệm về những tác nhân gây xáo trộn . Điều này đã phát họa một đường nét để phát triển lòng kiên nhẫn và tính khoan dung . Ít ra , lòng kiên nhẫn sẵn có những đức tính tốt nhất trợ giúp chúng ta tự bảo vệ khỏi những cơn giận dữ hay cảm nhận ai đã làm phương hại mình .
Điều quan trọng là : Không nên diễn dịch tâm kiên nhẫn như sự kiện cần phải đơn giản hóa để chấp nhận một cách thụ động bất cứ ai đã đối xử sai trái chúng ta . Rất cần thiết để hiểu rõ điều này . Như tôi đã nói . Nhiều người trong chúng ta thường tin rằng : Những ai có một số lượng lớn về bám chấp hay tâm gấy hấn thì rất mạnh và có khả năng to lớn . Vì bảo vệ được vị trí cần thiết của chính họ .
Cũng có thể bạn đã tin tưởng một cách sai lầm là : Tự do thoát khỏi sự bám chấp và giận dữ . Đó là sự vun trồng lòng từ và thực hành tâm kiên nhẫn . Đơn giản phải biết khoan dung những người đã đối xử chúng ta một cách tệ hại bằng lời nói hay thể chất . Dứt khoát chúng ta không thể chấp nhận những đối xử tệ hại của bất cứ một ai . Chúng ta kiên quyết đương đầu và quyết định phải chấm dứt vấn đề này . Đồng thời , không cảm nhận bất cứ sự giận dữ hay ác tâm nào đối với những ai tạo thành tác nhân .
Có rất nhiều lý do chính đáng để phát sinh lòng từ với những ai làm hại chúng ta . Hãy suy nghĩ một cách tường tận . Khi phạm vào lỗi lầm và quá ân hận . Chúng ta xin lỗi và phân biệt giữa lỗi và con người chúng ta lúc đã phạm . Như vậy , khi người khác làm phiền mình . Chúng ta không thể phân biệt ai là tác giả của hành động đó . Có nghĩa : Chúng ta thường dùng hành động tiêu cực làm lý do nổi giận . Thay vào đó , có lẻ chúng ta nên thực hiện một cách chính xác hơn như : Có thể xem đó là sự sai lầm và đã tự mình làm xấu mình .
Nên hiểu : Nạn nhân của những cảm xúc quấy nhiễu là do dục vọng hay hận thù . Vì thế , ai cũng có thể rơi vào sai lầm . Chúng ta phải đánh thức và cảm nhận lòng từ . Với những gì đã trải nghiệm . Chúng ta đã từng cực kỳ đau khổ khi những tình cảm xung động đầy bám chấp và ác tâm dấy lên . Nếu nhận ra những gì người này đang trải nghiệm . Chúng ta sẽ cảm nhận được lòng từ với họ . Đây chính là lòng kiên nhẫn và khoan dung thật sự . Đồng thời , nếu những hành động này bị cho là bất công hay vô lý . Chúng ta vẫn nên thử hành động để đi đến kết thúc vấn đề .
Vắng bặt bản ngã cá nhân :
Tánh không của Tôi và cái của tôi
Trong giáo huấn đức Phật . Đối trị bám chấp và tâm sân hận chúng ta không chỉ hài lòng với sự nhận ra những khuyết điểm và thỉnh thoảng tránh né nó . Trở lại nguồn gốc chính :Sự nắm bắt ý nghĩa về Tôi và cái của Tôi . Sự nắm bắt hay bám chấp này có thể nhận thấy trong nhiều hình thức . Nhưng ở đây chính yếu là : Sự kiện bám dính vào nhận định về một cái Ngã rõ nét có thể tự trị , hiện hữu độc lập với những tập họp thuộc tâm vật lý tính và chắc chắn kiểm soát chúng được . Hình như tương tự với bản ngã và gia nhập này được gọi là : Sự nắm bắt ngã .
Như vậy , khi bắt đầu thiết lập sự không hiện hữu về nguyên lý tự trị ; để có thể có thể đặt nền tảng về sự nắm bắt ngã . Quay trở lại và nghiền ngẫm thật sâu sắc về nó chúng ta sẽ dần dần quen thuộc . Ở giai đoạn nào đó . Cho dù nhận định về một bản ngã tiếp tục hiện diện dai dẳng trong tâm thức do thói quen lâu ngày . Chúng ta vẫn có thể nhận ra : Từ đỉnh đầu đến bàn chân . Dù bằng bất cứ phương cách nào . Vẫn không thể tìm thấy bất cứ dấu vết nào thuộc về bản ngã và cái của Tôi .
Nếu thật sự hiện hữu một bản ngã tự trị ở đầu và những tập họp thuộc tính . Chúng ta sẽ có khả tìm ra nó đâu đó trong thân thể hoặc trong tâm thức và những trạng thái rõ biết đa dạng dù thô thiển hay vi tế . Sự thật rất khó tìm ra được . Khi đã nhận ra , sự thật đi ngược lại với bề ngoài . Không hề hiện hữu bất cứ một thứ nào được gọi là bản ngã hoàn toàn độc lập . Vì thế , sự nắm bắt bản ngã chỉ là cái gì đó gọi là thoáng chốc và không gì được xem là đáng kể .
Giữa những trường phái triết học Phật giáo . Trường phái Vaibhashika và trường phái Sautrantika đã nhắc đến sự vắng bặt ngã duy nhất liên quan đến vấn đề thuộc về cá nhân :Tánh không của Tôi và cái của Tôi . Chúng không làm lan rộng sự bất hiện hữu của bản ngã trong mọi hiện tượng . Như tôi đã nói : Quan kiến về sự bất hiện hữu của bản ngã từng cá nhân . Chắc chắn sẽ cho phép làm giảm dần sự nắm bắt về chiều hướng về Tôi và cái của Tôi .
Như thế giảm sự bám chấp và tâm sân hận dính liền với chiều hướng thuộc bản ngã . Điều này sẽ dấy lên khi chúng ta xem những sự việc như : Tôi và cái của Tôi và thấy chúng như lì đó là tốt hay xấu . Ngược lại , điều này không làm dấy lên sự bám chấp và tâm sân hận khi đã nhận ra những vật thể tự chính nó và sự bám chấp và tâm sân hận hoàn toàn vắng bặt lý lịch riêng .
Vắng bặt ngã của hiện tượng :
Quan kiến thuộc : Duy thức học
Những quan kiến cao nhất của trường phái triết học thuộc hệ thống Duy thức và Trung đạo không riêng chỉ nói về : Sự vắng bặt ngã cá nhân . Chúng còn lan rộng đến sự vắng bặt ngã của tất cả mọi hiện tượng . Hệ thống này thiết lập : Ngay cả những hiện tượng chúng ta trải nghiệm như : Những tập họp thuộc tính của tâm vật lý không bền vững và có thật như được cho là hiện hữu và tồn tại miên viễn . Vì tất cả phải nương vào quá trình qua nhiều giai đoạn với những trình độ kế tục .
Sự tiếp cận thuộc trường phái Duy thức dùng để phân tích những hiện tượng hàng ngày bao quanh chúng ta chẳng hạn : Những tập họp thuộc tính của tâm vật lý . Nếu từ từ chia chẻ thành những hợp chất nhỏ cho đến khi đạt đến phân tử nhỏ nhất . Có thể chứng minh :Không thể tìm thấy bất cứ điều gì hiện thực cho dù mong manh . Từ căn bản này thúc đẩy chúng ta phải đặt lại vấn đề về đức tin thông thường : Tất cả đều hiện thực , có tính bền vững và đầy đủ thực thể tính .
Nói cách khác , chúng ta nên bắt đầu đặt lại nhận định về : Những đối tượng và những biến cố bên ngoài sẵn có sự hiện thực nội tại , độc lập thoát khỏi những sự phóng chiếu chủ quan . Quá trình này cho phép đi đến kết luận : Những hiện tượng đều cùng bản chất hay cùng một thực thể . Có nghĩa : Tất cả đều do tâm thức nhận định và dán nhản vào chúng .
Khi đã đạp đổ giả thuyết về : Những sự việc sẵn có những tính chất nội tại có thể định rõ chúng tốt hay xấu . Tất cả sự định sẵn này độc lập thoát khỏi những sự phóng chiếu của tâm thức . Chắc chắn quan kiến này cho phép chúng ta chiến thắng sự bám chấp và tâm sân hận . Nhưng một vấn đề nữa sẽ được đặt ra : Nếu những hiện tượng không có bất cứ hiện thực nội tại và không tự tồn tại . Như thế chúng sẽ tồn tại theo cách nào ? . Câu trả lời duy nhất là : Sự xuất hiện của hiện tượng được tạo thành từ những khuynh hướng thông thường nằm sẵn trong ý thức . Điều này có thể làm chúng ta hơi khó hiểu . Vì thế hệ thống đã liệt kê bốn dạng khuynh hướng thông thường :
1- Phát sinh từ : Lời nói .
2- Phát sinh từ : Dạng thức tương đồng .
3- Phát sinh từ : Lòng xác tín vào bản ngã .
4- Phát sinh từ : Những mối quan hệ hiện hữu có điều kiện .
Bây giờ thử đặt những gì có thể liên quan đến nhận định : Một đóa hoa đang ngay trước mặt bạn . Sau khi phân tích sâu sắc thực thể của đóa hoa . Bạn không thể tìm thấy một chút gì có tính chất nội tại . Như vậy có thể tự hỏi : Thế thì những gì có thể gọi là thực sự hiện hữu ? . Theo giải thích , khi nhận định về đóa hoa . Ngay khi đó đóa hoa được tâm thức phóng chiếu những khuynh hướng thông thường nằm trong ý thức căn bản thuộc tri thức tổng quát .
Như đã thấy : Những đóa hoa thuộc quá khứ sẽ đồng hóa với đóa hoa thuộc hiện tai . Sau khi ngưng bặt sự nhận định . Chúng trở thành khuynh hướng thông thường sẵn có trong ý thức căn bản thuộc tri thức tổng quát . Đến khi những điều kiện hội tụ xuất hiện đầy đủ . Những khuynh hướng này được kích hoạt và biểu lộ một phần dưới hình thức tâm thức đã nhận định trong hiện tại .
Đối tượng được nhận định và tâm thức nhận định chỉ là một và cùng một tính chất . Cả hai xuất phát từ cùng một nguyên nhân hay hạt mầm trong liên tục tính . Vì những khía cạnh chủ quan của sự nhận định . Nên cả hai đều xuất phát từ cùng tinh túy . Có thể nói : Chúng có cùng một lý lịch . Điều này minh họa cho chúng ta nhận ra : Làm thế nào nhận định có thể phát sinh sự tỉnh thức về khuynh hướng thông thường đồng tính.
Căn bản để có một danh tự chúng ta có thể gán cho nó tên . Đó là dấu ấn thuộc Khuynh hướng thông thường phát sinh từ lời nói . Điều này có đôi chút đôi chút phức tạp . Vì căn bản định danh được xem như sự hiện hữu có đặc trưng riêng biệt . Nhưng sự định danh này đã có căn bản ngay cả khi nó hiện hữu . Ngược lại với những gì chúng ta mường tượng và tin đóa hoa xuất hiện là : Khuynh hướng thông thường của sự xác tín vào bản ngã . Cũng như : Khuynh hướng thông thường về những mối quan hệ hiện hữu có điều kiện .
Nhưng dù thế nào đi nữa . Nó vẫn là khuynh hướng thông thường của lòng xác tín vào bản ngã . Người ta đã giải thích như thế cho đến độ : Ngay cả một nhận thức đơn giản vẫn quy thành nhiều dấu vết dính liền với những dạng thức đa dạng thuộc khuynh hướng thông thường .
Chẳng hạn , sự kiện đóa hoa xuất hiện đồng tính với khuynh hướng thông thường . Nhưng sau khi đã định danh : Đây là đóa hoa cũng là dựa vào khuynh hướng thông thường phát sinh từ lời nói . Cảm tưởng về một đóa hoa với sự hỗ trợ dùng để áp đặt vào nhản hiệu đóa hoa . Nhưng chính nó đã hiện hữu từ dấu ấn nghiệp lực thuộc sự xác tín vào bản ngã . Sự thực , cảm nhận này hoàn toàn sai lầm . Vì nó là những gì bị khước từ . Nói một cách khác :Những gì cố chứng minh cho chúng ta thấu suốt về đóa hoa lại hoàn toàn vô nghĩa .
Nếu từ khước sự hiện hữu những vật thể thuộc bên ngoài . Chúng ta phải cung cấp một giải thích khác về những hiện tượng thuộc Luân hồi hay Niết bàn . Như thế , theo giải thích do trường phái Duy Thức đề nghị : Những bề ngoài là những khía cạnh thuộc ý thức dấy lên do sự vận hành của những khuynh hướng thông thường . Giải thích một cách chi tiết về quá trình thì quá phức tạp . Nhưng điểm mấu chốt là những gì thuộc bề ngoài chỉ là tâm thức tự nhận định về mình và những gì thuộc nhận thức .
Vì thế trường phái này giải thích sự vắng bặt bản ngã của những hiện tượng . Đây là một giải thích nhiều hữu hiệu . Vì khi chúng ta nhận ra : Những đối tượng gợi lên sự bám chấp hay tâm sân hận .không hề hiện hữu độc lập với nhận thức . Sự bám chấp và tâm sân hận từ đó giảm thiểu một cách đáng kể . Nhưng dù vậy , những môn đồ của Duy Thức học lại chủ trương sự hiện thực của sự hiện hữu ; dùng để phân biệt những đối tượng bên ngoài vắng bặt hiện hữu của tâm thức nhận định từ bên trong . Theo họ : Đối với nội tại hiện hữu phát sinh tự chính nó .
Vắng bặt bản ngã những hiện tượng :
Quan kiến trung đạo.
Nếu phân tích những sự việc sâu sắc hơn . Theo những bản văn của Trung đạo : Không cần thiết chia những hiện tượng biết được bên ngoài hay bên trong . Vì khi những đối tượng bên ngoài được nhận định : Thực sự tâm thức nhận định hoàn toàn vắng bặt hiện hữu nội tại . Và sự bám chấp và tâm sân hận chính là những trạng thái thuộc tâm thức đã chứng minh : Mọi trạng thái tâm thức đều vắng bặt hiện thực .
Vì vậy , khi thiền định về sự vắng bặt bản ngã cá nhân . Người ta giảm thiểu sự bám chấp vào cái Tôi . Nên thiền định về sự vắng bặt bản ngã của những hiện tượng và hiểu rằng : Không có bất cứ hiện tượng nào được nhận thức thật sự hiện hữu . Từ đây chúng ta bắt đầu thấy rõ bản chất huyển ảo của chúng . Thế nên , tất cả những nhận định bền vững và tưởng chừng cố định do những hiện tượng mang lại theo cách thông thường sẽ tự sụp đổ . Cũng như nhận định : Những gì tốt thì sẽ tồn tại mãi mãi và những gì xấu sẽ giữ nguyên như thế . Chính vì vậy , khi thành tựu sự vắng bặt bản ngã sẽ chặt đứt ngay gốc rễ của sự bám chấp vào bản ngã .