Bài Viết (701)


Thiền Sư HƯ VÂN (1840 - 1959) - BIẾN SỰ Ở VÂN MÔN

450

Mùa xuân , năm Tân Mão(1951), trong lúc mở Giới đàn, tứ chúng vân tập, lúc này Tăng trong chùa có hơn 120 vị.

Thứ bảy, ngày 24/2/1951 ÂL bỗng có hơn trăm người đến bao vây chùa, cấm không cho ai vào.Đầu tiên, họ bắt hòa thượng Hư Vân nhốt trong Phương Trượng, cắt vài người canh gác rồi đem Tăng chúng nhốt vào các nơi như Thiền Đường, Pháp Đường, và tiến hành khám xét toàn chùa. Họ lục soát rất kỹ, từ mái ngói đến nền gạch, các Tôn tượng Phật, Tổ cho đến pháp khí, Kinh Tạng… họ đều lật kiếm tỉ mỉ. Họ huy động hết toàn bộ thuộc hạ có đến cả trăm người, xúm nhau lục lọi trong chùa Vân Môn ngót hai ngày trời mà không thu được gì. Thế là họ bắt Giám viện Minh Không và các sư trong Ban chức sự như: Duy Tâm, Ngộ Huệ, Chân Không, Duy Chương… giải đi. Họ còn quơ hết sổ sách, sổ bộ, thư từ qua lại cùng các pháp ngữ, văn tự, kinh điển… (chú giải cả trăm năm của Hòa thượng Hư Vân), dồn vào bao chở đi hết, sau khi đã gán cho Ngài một mớ tội lỗi lớn… vì họ nghĩ là Hòa thượng đang cất giấu nhiều của cải kếch xù, hẳn Ngài phải có nhiều tiền mới xây được chùa (đây chính là mục đích chính kiếm tìm của họ).

Mấy ngày sau đó, họ bắt thêm 26 vị Tăng nữa, dùng đủ cực hình tra tấn tàn độc, buộc chư Tăng phải khai chỗ Hòa thượng giấu vàng. Nhưng tất cả chư Tăng đều nói không biết nên họ tiếp tục tra khảo, đánh đập…

Sư Diệu Vân bị họ đánh chết.

Sư Ngộ Vân bị đánh gãy chân, sư Thế Trí… bị đánh gãy tay. Ngoài ra còn có một số Tăng bị mất tích. Họ tra tấn, lục soát ngót mười ngày mà không tìm ra được gì, thế là họ trút hết thịnh nộ vào Hòa Thượng Hư Vân.

Thứ sáu, ngày 1/3/1951 ÂL, họ bắt Sư nhốt vào thất kín, truyền đóng hết các của cái và cửa sổ lại, bỏ đói Ngài, và cấm không cho ra ngoài đi đại tiểu tiện dù ngày đêm, chỉ cho để một ngọn đèn lù mù, giống như cảnh địa ngục.

Hai ngày sau (tức chủ nhật mồng 3/3/1951 ÂL), hơn 10 người lực lưỡng kéo vào thất, ép buộc Sư phải giao nộp vàng, bạc, súng ống cho chúng.Sư bảo là không có. Họ bèn thẳng tay đánh đập, ban đầu thì dùng gậy, sau dùng côn sắt, họ quất tới tấp vào đầu, cỗ, khắp thân thể Sư. Vừa đánh vừa nạt nộ tra hỏi. Tiếng dùi cùi và cây sắt bổ xuống nghe rầm rầm. Sư lỗ đầu, chảy máu,gãy xương sườn… nhưng Ngài cứ nhắm mắt, ngậm miệng làm thinh giống như nhập định. Hôm ấy, bọn chúng lôi Sư xuống đất tra khảo, đánh đập dã man tới bốn lần. Đến khi thấy tình trạng Sư quá nguy kịch, chỉ còn chờ chết, chúng mới kéo nhau đi. Đợi đêm xuống, vị Tăng thị giả lẻn vào thất, đỡ Sư lên giường.

Thứ ba, ngày mồng 5 , nghe tin Sư vẫn chưa chết, chúng bèn xông vào thất, thấy Sư vẫn ngồi nhập định như cũ, chúng càng căm tức, tiếp tục dùng gậy gộc, côn sắt đánh đập và lôi Sư xuống đất. Cả chục tên mang giày đinh, leo lên người Sư mặc sức giày xéo, giẫm đạp… Tai, mắt, mũi, miệng Sư đều xuất huyết. Sư nằm dài trên đất, không nhúc nhích. Chắc mẫm là Sư đã chết, chúng bèn bỏ đi. Đêm xuống, vị Tăng thị giả lại đỡ Sư lên giường, Sư ngồi ngay ngắn như cũ.

Sáng chủ nhật, mồng 10/3 ÂL, Sư từ từ nằm xuống theo thế Cát tường (giống như tượng Phật nhập Niết-bàn). Trải qua một ngày một đêm,không thấy động tĩnh, thầy thị giả bèn lấy đèn cầy đưa trước mũi Sư, thấy ánh lửa không dao động, nghi là Sư đã viên tịch, nhưng thấy cơ thể Sư còn ấm, nhan sắc vẫn tươi tốt như thường nên hai vị thị giả đứng bên canh chừng.

Đến sáng sớm thứ hai, 11/3 năm Tân Mão (tức 16/4/1951 Dương lịch), nghe Sư cất tiếng rên nho nhỏ, thị giả vội đỡ Sư ngồi dậy rồi trình Ngài rõ thời gian đã qua.Sư nói:

-Ta có cảm tưởng như mới vài phút thôi.

Rồi Sư chậm rãi nói với thị giả Pháp Vân:

-Thần thức Thầy đi lên cung trời Đao Lợi nghe pháp. Thật là cảnh giới thiền định sâu xa, khổ vui đều xả! Thuở xưa, lúc ngày Hám Sơn (Tử Bá) thọ hình cũng thấy cảnh giới tương tự thế này,những ai chưa chứng ngộ không thể diễn tả hay nói thay được…

Im lặng một chút Sư nói tiếp:

-Con mau cầm bút ghi lại lời ta, chớ kinh suất nói cho người biết, e họ sẽ không tin và sẽ hủy báng.

Xong, Sư thong thả kể:

-Ta nằm mộng thấy mình đến Nội viện của cung trời Đâu Suất, nhìn rất trang nghiêm tráng lệ, thế gian tuyệt chẳng có nơi nào sánh được. Lúc này Bồ Tát Di Lặc đang ngồi trên tòa thuyết pháp.Thính chúng rất đông, trong số đó có hơn mười người ta tường quen biết như : Hòa thượng Chí Thiện chùa Hải Hội tỉnh Giang Tây, Sư Dung Kính ở núi Thiên Thai, Ngài Hằng Chí Công ở Kỳ Sơn, Hòa Thượng Bảo Ngộ ở Cung Bách Tuế, Hòa Thượng Thánh Tâm ở Bảo Hoa Sơn,Luật Sư Độc Thể, Hòa thượng Quán Tâm ở chùa Kim Sơn và Tôn giả Tử Bá (Hám Sơn) v.v…. ta cung kính chắp tay vái chào, các vị ấy chỉ ta ngồi tòa trống thứ ba, hang đầu bên phía Đông, sát bên tôn giả A Nan(lúc này đang làm Duy na). Bồ tát Di Lặc đang giảng về “Duy Tâm Thức Định”. Ta chưa nghe hết thì Bồ-Tát chỉ vào ta bảo: “Hãy trở về đi!” Ta thưa: “Đệ tử nghiệp chướng sâu nặng, chẳng muốn quay về”. Bồ-tát bảo: “Ông nghiệp duyên chưa hết, hãy về đi, ngày sau sẽ lên đây lại”. Rồi Ngài đọc bài kệ:

Thức trí nào phân
Sóng nước đồng thể
Chớ lầm bình bồn
Vàng đâu dày mỏng
Tánh lượng ba ba
Sừng ốc dây thừng
Ngờ là bóng cung
Bệnh, cần trừ mê
Nhà mộng, thân phàm
Huyễn – không chỗ chấp
Biết huyễn tức ly
Ly huyễn tức giác
Đại giác sáng tròn
Soi khắp sum la
Không hoa, thánh phàm
Thiện ác an lạc
Bi nguyện độ sinh
Cảnh mộng này tạo
Kiếp nghiệp đương đầu
Cảnh giác, giác khắp
Thuyền từ biển khổ
Chớ sinh thối bước
Bùn nhơ sen trổ
Phật đà đoan tọa.

Đoạn sau còn rất nhiều nhưng ta chẳng nhớ hết. Ngài còn khai thị riêng nhưng ta không thể nói ra.

Vài ngày sau, những người từng hành hung Sư đến, cũng cảm thấy là Ngài quá lạ lùng, trong lòng họ bắt đầu dao động và lo lắng nên cứ xì xầm với nhau.

Một tên có vẻ là thủ lĩnh, chất vấn các vị Tăng:

-Này, lão già đó vì sao đánh mãi mà vẫn không chết vậy?

Chư Tăng đáp:

Hòa thượng vì chúng sanh mà chịu khổ, do không muốn các ông bị nạn nên Ngài cam chịu bị đánh đập mà không chết. Sau này, các ông sẽ hiểu…

Nghe nói vậy họ rất sợ, từ đó không còn dám ra tay tàn độc với Hòa thượng nữa.Nhưng chuyện đã bị lộ và đồn lan khắp nơi. Mưu ác chưa đạt, vàng bạc chưa lấy được, thêm bị tiếng xấu đồn vang, do vậy, họ càng khẩn trương bao vây chùa, gấp rút lùng sục tra xét. Đối với tăng sĩ, họ cấm không cho trò chuyện, ra vào. Việc ăn uống cũng bị hạn chế, giám sát. Tình trạng này kéo dài hơn một tháng. Lúc này, các vết thương trên mình Sư đều làm độc, bệnh tình Ngài mỗi ngày một nặng, mắt không còn thấy, tai chẳng nghe rõ. Các đệ tử lo xãy ra chuyện bất trắc nên nài nỉ xin Sư thuật sơ chuyện bình sinh của Ngài, thế là bản thảo Niên Phổ Tự Thuật của Sư được ghi ra kể từ giây phút đó.

Khoảng tháng tư âm lịch, biến cố tại Vân Môn dần dần đồn tới Thiều Châu. Trước tiên, Tăng chúng ở chùa Đại Giám, Khúc Giang báo tin cho chư đệ tử của Sư tại Bắc Kinh và các bạn đồng môn nơi hải ngoại, thế là họ liên lạc nhau, khẩn trương tìm cách cứu viện. Chính quyền Bắc Kinh đánh điện xuống yêu cầu chính phủ địa phương phải thẩm tra nghiêm xét việc này. Nhờ vậy bọn người dữ bao vây chùa mới chịu nới lõng vòng vây, nhưng lương thực,y vật… đều bị chúng cướp mang đi hết.Sư từ khi bị trọng thương về sau, chẳng thể ăn cơm cháo, mỗi ngày chỉ uống nước trong.Biết chùa đã hết lương thực, Sư bảo chúng Tăng rằng:

-Lão đây nghiệp nặng, làm lụy đến các vị. Việc đã đến nước này, các vị hãy chia ra đi ở các nơi khác để bảo toàn tánh mạng.

Nhưng Tăng chúng chẳng ai chịu bỏ Sư ra đi.Họ hợp nhau ra sau núi đốn củi, tùy sức mình mà lao động và gánh hàng ra chợ bán, lấy tiền mua gạo đem về nấu cháo cho cả chùa cùng ăn, sớm hôm vẫn giữ đúng thời khóa tụng niệm toạ thiền.

Khoảng thượng tuần tháng 5, chính phủ Bắc Kinh phái một số chuyên viên đến Quảng Đông, hợp cùng nhân viên chính phủ tỉnh Quảng Đông.Ngày 22 tháng 5 phái đoàn đến huyện Nhũ Nguyên.Ngày 23 (tức 28/6/1951 dương lịch), họ tới chùa Vân Môn để điều tra sự thật,mang theo nhân viên kỹ thuật, máy ghi âm, máy chụp hình… Trước hết họ an ủi, hỏi thăm pháp thể Sư có được khinh an không?

Lúc này, Sư đang nằm trên giường bệnh, tai điếc mắt mờ, không hề biết chính phủ Trung ương Bắc Kinh và Quảng Đông cử người đến điều tra, nhìn thấy cảnh sát địa phương, Sư càng không muốn nói.

Phái đoàn hỏi:-“ Sư có bị ngược đãi không? Tài vật có bị mất mát gì không? Sư đều đáp: “Không”. Mãi đến sau này khi các quan giải thích rõ về thân phận địa vị mình, Sư mới lên tiếng:-“ Mời các vị cứ điều tra sự thật rồi về kinh đô báo cáo”. Các quan an ủi nhiều lần, rồi truyền lệnh cho Ty hữu trách địa phương phải điều tra minh bạch. Việc trước nhất là họ phóng thích các vị Tăng đang bị giam.

Tính ra, chùa Vân Môn bị nạn gần ba tháng (từ ngày 24 tháng 2 đến ngày 23 tháng 5) mới được giải vây, thoát khổ.

Trong thời gian này, tình hình phức tạp lắc léo khó mà biết hết được.

Từ mùa thu đến sang đông, sau khi bị trọng thương, bệnh nặng; Sư phải nghỉ ngơi dưỡng bệnh.Tăng chúng khoảng trăm người cũng chỉ đốn củi, trồng trọt cùng làm các nghề thủ công sinh sống qua ngày. 110 thôn làng ở vùng phụ cận nghe tin Vân Môn đã được giải vây, đều kéo đến vấn an Hòa thượng. Các đệ tử của Sư ở kinh đô,trong và ngoài nước cũng lo tìm đủ cách để đưa Sư rời khỏi Vân Môn. Lúc này có nhiều thư và điện tín gởi đến Ty hữu trách địa phương, ân cần khuyến khích an ủi Sư. Biến sự xãy ra ở Vân Môn đến đây xem như chấm dứt.

Trích "Hư Vân Niên Phổ"
Dịch giả: Kiến Châu - Như Thủy - Hạnh Đoan

450

Thật Tướng Của Năm Uẩn - Dilgo Khyentse Rinpoche (c. 1910 – 28 September 1991)

Patrul Rinpoche:- Sắc"Sắc là vô sanh, bổn lai không, như bầu trời ;Tinh túy của cái Không-Giác này là Quán Thế Âm –Không có cái gì khác ngoài Vua Thiêng Liêng của

1,155
GIẢI NGHI VỀ NHÂN QUẢ - HT. Thích Thanh Từ

GIẢI NGHI VỀ NHÂN QUẢ HT. Thích Thanh TừHôm nay là buổi đầu tiên gặp tất cả quí vị, trước hết tôi chúc mừng Tăng Ni cũng như Phật tử được khỏe

18,870
Điều phục tâm (Trong CÁNH CỬA MÃN NGUYỆN) - Lama Thubten Zopa Rinpoche

ĐIỀU PHỤC TÂMNếu bạn lơ là trong việc bảo vệ tâm Bạn không thể đóng cửa đau khổ và cũng không thể mở cửa hạnh phúc Đừng làm những điều phi đạo

21,424
HOA THIỀN - J. Krishnamurti, Ẩn Hạc chuyễn ngữ

FOREWORDMan, in order to escape his conflicts, has invented many forms of meditation. These have been based on desire, will and the urge for achievement, and imply conflict and a struggle to

1,223
Tìm Sự Quân Bình Giữa Lý Tưởng La Hán Và Bồ Tát - Ajahn Amaro

Tìm Sự Quân Bình Giữa Lý Tưởng La Hán Và Bồ Tát Ajahn AmaroTrần Đức Phi Bằng dịch  Một trong những câu chuyện chúng ta cần lưu tâm nhiều hơn nữa trong nội

20,469
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,568
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc