Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (17)


Xem mục lục
Chương 5

Chiến Thắng Nguồn Gốc Sự Khổ

Tứ diệu đế

Đến nay chúng ta có thể rút ra hai nhận xét về những gì mình đã thấy :
 
- Có sự bất đồng giữa nhận định và thực tại về những hiện tượng tự nhiên trống không hiện hữu nội tại . Nhưng lại xuất hiện độc lập theo luật nhân quả .
- Có một bản ngã hay một tính cách cá nhân . Khiến cho chúng ta lầm lẫn là dòng rõ biết trong sự thực hiện trải nghiệm khoái lạc và đau đớn .
 
Hai nhận xét trên đưa đến sự tiếp cận giáo huấn của đức Phật về tứ diệu đế :
 
Bản ngã được ta xem như dòng ý thức có chức năng : Cảm nhận những cảm giác . Chức năng này tự động được kèm tự theo cảm xúc chán ghét , không vui hay ham muốn về những hiện tượng ham thích hay không thích . Vì thế chúng ta chỉ cần biết : Phải loại trừ chúng để phát sinh một hạnh phúc trường cửu . Như vậy tứ diệu dùng để trình bày cho chúng ta nhận rõ hạnh phúc là điều chắc chắn và hoàn toàn có thể đạt đến .
- Sự thật về đau khổ là muốn nói về : Tất cả mọi cảm xúc đau đớn hay đau khổ không mong muốn , phát sinh từ những nguyên nhân và điều kiện và lệ thuộc vào sự xuất hiện của chúng . Như vậy từ đâu những nguyên nhân làm cho những điều kiện này xuất hiện ? .
- Những cảm xúc hợp thành cái mà người ta gọi là : Nguồn gốc đau khổ . Nguồn gốc này phát sinh từ hai khía cạnh :
 
1- Nghiệp lực .
Nghiệp lực là : Hành động phát sinh từ tư tưởng

2-Những chất độc tâm thức tiêu cực ; hay những cảm xúc quấy nhiễu .
Những cảm xúc quấy nhiễu là :
Những trạng thái tâm thức chuyển động làm phát sinh những hành động ; đè nặng và ngăn chận không chúng ta không thể nhận ra sự nghĩ ngơi của tâm thức .
 
 
- Khi đã loại trừ hoàn toàn những dạng thức đau khổ . Đó chính là : Sự ngưng bặt đau khổ .Từ đó chúng ta sẽ tìm thấy hạnh phúc thật sự và lâu dài .
- Hạnh phúc chân chính và lâu dài phát sinh từ việc : Loại trừ tất cả những gì cần được trừ diệt . Nhưng điều này không thể đến tự chính nó . Nó chỉ có thể xảy ra nếu chúng ta cắt đứt những nguyên nhân và những điều kiện thích hợp . Nói cách khác : Phải tự mình quyết tâm nỗ lực. Nhưng nó cũng có thể đạt đến mà không cần sự nỗ lực khi chúng ta đã vững vàng sống trong con đường của sự thật .
Đây là bài giải thích về tứ diệu đế và tứ diệu đế được xem là nguồn gốc tương thuộc dính liền với luật nhân quả . Vì thế , nếu chúng ta mong muốn đạt đến hạnh phúc phải xác định những nguyên nhân nào phát sinh cảm xúc . Có nghĩa : Nếu muốn tránh đau khổ cần nhận ra nguyên nhân của đau khổ để loại trừ . Khi nói đau khổ là kết quả từ nguồn gốc của nguyên nhân nào đó . Điều này muốn nói : Nguồn gốc này trùm phủ tất cả hiện tượng bằng sự tương thuộc với những điều kiện làm quả chín muồi . Hay tất cả đều là kết quả từ nguyên nhân và điều kiện kết thành . Như vậy : Sự thật về nguồn gốc đau khổ sở hửu hai khía cạnh :
 
1- Nghiệp lực .
2- Những cảm xúc quấy nhiễu .
 
Thuật ngữ Nghiệp lực hay Hành động muốn nói đến : Những hành động đã xong với động cơ riêng biệt . Một khi bản ngã được thuần hóa vào một dảy rõ biết . Ngay lúc ấy sẽ phát sinh những nhận định và những ý kiến . Đó là nền tảng dùng để chuẩn bị cho những động cơ khác biệt . Từ đó sinh khởi những nguyên nhân và điều kiện riêng mình . Và những hành động thành tựu dựa trên căn bản của dự ý riêng sẽ tạo ra những điều kiện mới tham gia vào quá trình chung của luật nhân quả .
Điều cần hiểu ở đây là : Mọi hành động khởi phát với một vài động cơ ảnh hưởng từ quá trình của luật nhân quả một cách riêng biệt . Những dự ý đa dạng sẽ phát sinh nhiều dạng thức kết quả . Vì sự vận động ngấm ngầm của một hành động hợp thành từ chính nguyên nhân của nó . Và những hành động phát sinh đau khổ bị những thuốc độc tâm thức điều khiển .
 
Ba dạng thức đau khổ
 
Sự đau khổ mà chúng ta đã nói trong khung cảnh sự thật về đau khổ . Không bị giới hạn trong những cảm giác đau đớn . Và những cảm giác đau đớn được gọi là : Đau khổ biểu lộ hay đau khổ của đau khổ . Những cảm giác khoái lạc thông thường của chúng ta không thuần khiết là hạnh phúc . Sự thực chính nó cũng thuộc về cảm xúc đau khổ . Vì từ ngay bản chất của chúng đã chứa chất sự thay đổi . Nhưng từ đâu xuất phát hai dạng thức đau khổ này ? . Tất cả là hệ quả của nghiệp lực và những cảm xúc quấy nhiễu chi phối và điều khiển . Sự lệ thuộc nghiệp lực và những cảm xúc quấy nhiễu được diển dịch bằng những gì mà người ta gọi là : Sự đau khổ hiện hữu khắp nơi do điều kiện hóa .
Những dạng thức khác biệt của đau khổ . Tất cả đều là sản phẩm của những hành động luân hồi thông thường . Cho dù là tích cực hay tiêu cực . Hay nói : Trong khi vượt qua một sự kiện . Trong đó cũng có những hành động không biến chất không dây dưa đến sự hiện hữu của luân hồi . Nhưng chúng lại thể hiện ở một phạm trù khác . Nếu chỉ giới hạn vào những hành động luân hồi thông thường . Chúng có thể trong ba dạng thức :
 
1- Không xứng đáng .
2- Xứng đáng .
 3- Những gì được gọi là : Không thể chuyển hóa .
 
Ba dạng hành động này có thể vận hành như những nguyên nhân , điều kiện tạo thành nội dung được xác định bởi những động cơ riêng biệt ám chỉ tính cách thể hiện của chúng . Động lực này hợp thành nguồn gốc đau khổ bao gồm ba loại thuốc độc của  tâm thức gọi là :
 
1- Sự bám chấp .
 2- Tâm sân hận .
 3- Vô minh .
 
Cả ba loại đều có nguồn gốc từ cái đầu tiên trong một chuỗi mười hai mắc xích tương thuộc( Thập nhị nhân duyên ) . Đó là vô minh vì tự xem thường bản chất của thực tại . Căn bản này được cộng thêm việc xem thường sự vận hành của những nguyên nhân và những hệ quả gọi là : Vô minh tự đánh lừa về luật nhân quả . Chính nó đẩy chúng ta tiếp tục tích lũy những hành động không xứng đáng để phải gánh chịu đau khổ . Cuối cùng tái sinh vào thế giới thấp hơn và hình thức đau khổ này sẽ đưa đến trình độ thô bạo và những hình thức kinh hãi nhất .
Hơn nữa , cũng có thể từ sự nhận lãnh về luật nhân quả khi chúng ta hiện hữu dưới quyền của vô minh nền tảng tự xem thường bản chất thật sự . Chúng ta có thể tích lũy những hành động xứng đáng hay không thể tự chuyển hóa và tự kết thúc bằng sự tái sinh và hiện hữu vào những thế giới cao hơn . Nhưng dù những hành động này mang đến những điều kiện tuyệt vời những thế giới cao cấp . Nhưng chúng luôn thể hiện lãnh vực đau khổ của sự thay đổi liên tục riêng biệt trong những điều kiện hóa .
 
Vô minh xem thường bản chất thực tại
 
Cuối cùng , tất cả điều này đều dẫn tới vô minh hay ảo tưởng . Vô minh nền tảng tự xem thường bản chất thực tại . Bản chất thực tại thật sự - Như thế tính là những gì đã gọi trước đây là Sự thật tuyệt đối . Sau đó , chúng ta phân biệt hai trình độ thực tại như :
 
1- Phương cách những sự việc xuất hiện .
2- Mô hình hiện hữu thật sự .
 
Ở đây , chúng ta không nói đến bề ngoài những sự việc mà nói về : Mô hình hiện hữu theo quan điểm của bản chất tối thượng hay tuyệt đối . Như vậy , thế nào là bản chất thật sự những sự việc trong khi chúng trống không sự hiện hữu nội tại ? . Nhất là không phải vì thế mà chúng xuất hiện trước chúng ta hay khi chúng ta nhận định về chúng .
Tất cả , xảy ra từ những trải nghiệm bên trong đến những hiện tượng của thế giới bên ngoài . Hình như hiện hữu đối với chúng ta một cách tự trị và tự chính nó . Từ đó tâm thức nhận lấy bề ngoài làm nhân tố thật sự . Khi gán cho chúng một dạng thức hiện hữu tuyệt đối . Đó là những gì chúng ta gọi là: Vô minh tự xem thường bản chất thực tại .
Như đã thấy , khi bám chấp vào tin tưởng sai lầm vì cho rằng hiện tượng thật sự hiện hữu .Tất cả những điều này sẽ hợp thành nguồn gốc nền tảng thuốc độc tâm thức . Đó là :Trạng thái tâm thức lạc lối - Phương cách tâm thức nhận định những sự việc không tương ưng với thực tại . Dù vậy , vấn đề không chỉ đơn giản giới hạn đơn do không nhận ra mô hình thật sự của những sự việc . Vì cho dù thật sự chúng thật sự trống không bản chất nội tại . Nhưng tâm thức thông thường vẫn nhận định ngược lại như chúng chúng đã sẵn có thực tại để hiện hữu . Như vậy , những gì muốn nói ở đây là : Sự nhận định của chúng ta về thực tại hoàn toàn bị biến dạng và sai lầm .
Sự tương phản giữa tâm thức phát sinh những nhận định từ sai lầm bám vào những sự việc như : Chúng có thực tại riêng biệt với một tâm thức nhận định vắng bặt thực tại nội tại do không nghi ngờ bản chất của nó và cho là thật sự . Hai mô hình nhận định này hoàn toàn đối kháng nhau . Và hiện tại , chúng ta đang có khuynh hướng thiên về nhận định sai về sự việc và nhận chúng làm thật vì đã lập thành thói quen .
Điều này hình như thật tự nhiên và gần với bản năng . Nên khi nhìn thấy sự việc gì đó chúng ta tự động nghĩ : Quả thật chính là nó , điều này hiện hữu thật sự . Nhưng tất cả chỉ là sự phỏng đoán của riêng mình . Nên khi càng tư duy về bản chất thật sự của những sự việc .Chắc chắn sự phỏng đoán này càng ít hiển hiện . Nhất là sự kiểm tra của chúng ta càng chăm chú . Đương nhiên những nhận định sai lầm sẽ càng giảm thiểu .
Phản ứng của tâm thức gần như tức thời nói với chúng ta : Chắc chắn là thật . Điều này có thể tốt hay xấu cho tôi . Vì chính như thế mà nó vận hành . Chúng ta tự hài lòng và xem những sự việc như thật và tin vào bề ngoài của nó . Nếu nhận định này đúng . Tại sao đến khi xem xét rõ ràng những sự việc . Thực tại của chúng sẽ hiện ra rõ ràng kết quả lại không như chúng ta nghĩ ? . Những nhận định về những sự việc của chúng ta được xem như thật và thật sự hiện hữu nội tại vậy chỉ dựa trên thói quen . Nhưng khi mang ra xem xét và thử thách , nó không thể đứng vững . Đó chỉ là những gì gần như sự giả vờ và không bao giờ là lòng xác tín thật sự và sâu sắc .
Tâm thức nhận định về sự vắng bặt thực tại nội tại của những hiện tượng lúc nào cũng đối kháng với phương cách những sự việc xuất hiện . Ngược lại , những ai xem chúng như thật sẽ cảm thấy hoàn toàn tương hợp với mô hình xuất hiện của chúng . Khi đã nhận định về sự vắng bặt thực tại hình như đối kháng với bề ngoài của hiện tượng sau khi xem xét xem : Nó có tương ưng với bản chất thật sự những sự việc . Chắc chắn chúng ta sẽ đi đến lòng xác tín bền vững . Hai cách nhận định về sự việc gần như bất đồng sâu sắc với nhau về hai dạng đối trị :
 
1- Đặt nền tảng trên lý luận hửu hiệu ;
và có thể từ từ xác minh khi biết tư duy về nó .

2- Đặt nền tảng dựa theo tam độc .
 
Bây giờ chúng ta nghiêng về những loại thuốc độc tâm thức hay cảm xúc quấy nhiễu có thể phân biệt trong hai phạm trù trực tiếp :
 
1-Những loại thuốc độc tâm thức đi đôi với những cái nhìn biến dạng ;
 2-Những loại thuốc độc tâm thức ; Không kết hợp với cái nhìn hay sự tin tưởng .


Chẳng hạn :

A-Giận dữ hay tham vọng thuộc thành phần những thuốc độc tâm thức không nằm trong những quan kiến biến dạng .
B-Quan kiến của tập họp tạm thời như : Những quan kiến đối cực và những quan kiến sai lầm thuộc về những loại thuốc độc tâm thức dính liền với những quan kiến biến dạng :
 
1-Năm quan kiến quấy nhiễu hay sai lầm :
Quan kiến tập họp tạm thời xem ngũ uẩn như : Tôi và của tôi .

2-Quan kiến những đối cực : Thuyết bất diệt và thuyết hư không .

3-Những quan kiến sai lầm :
Quan kiến đạo đức cao cấp ; và quan kiến tự tôn giáo điều .
 
Người ta cũng định danh tổng quát là : Sự thông tuệ lầm lẫn . Vì chúng có quyền lực ban cho những sự việc có bề ngoài thực tại . Sự phân biệt hai dạng thuốc độc tâm thức này dính liền với : Những quan kiến biến dạng và những gì không thể hiện riêng biệt về lòng xác tín tự nhiên phản chiếu với những đối trị tương ưng . Chẳng hạn như :
 
1-Đối trị với giận dữ : Thiền định về tình thương dịu dàng .
 2-Đối trị với dục vọng : Thiền định về những gì gớm ghiết .
 
Hai dạng thức thiền định này mang tính chất đối trị . Vì chúng đặt nền tảng từ trạng thái tâm thức ngược với những cảm xúc quấy nhiễu có liên quan . Từ sự kiện này , chúng hợp thành những gì được gọi là : Những đối trị cản trở . Như khi thiền định về tình thương như là sự đối trị với giận dữ . Có nghĩa : Ức chế sự giận dữ bằng tình thương . Đây là phương cách : Đối kháng với cảm xúc , nhưng không giống như : Hoàn toàn đối trị loại trừ cảm xúc .
Đó là những phương cách tranh đấu chống lại và loại trừ cảm xúc . Trong trường hợp trước .Tình thương sẽ làm suy yếu một vài điểm nào đó của sự giận dữ và hợp thành đối trị cản trở . Nhưng thật ra sự giận dữ bắt nguồn từ vô minh và bám chấp vào hiện hữu nội tại . Điều này trở lại với - Sự thông tuệ lầm lẫn .
Đối trị là : Những gì ứng dụng để thanh toán sự biến đổi giữa sự thông tuệ và minh triết .Đây là minh triết nhằm vào thực hiện sự vắng bặt ngã . Nếu tình thương và lòng trìu mến là : Ước nguyện mọi người đều hạnh phúc . Nếu lòng từ là : Hoài bảo mọi người được tự do khỏi đau khổ . Như thế sẽ không dựa vào sự thành tựu vắng bặt ngã . Vì thế , tình thương , lòng trìu mến và lòng từ ; không thể dùng để triệt tiêu những loại thuốc độc tâm thức thể hiện bằng những quan kiến biến dạng .
 
Tiềm năng không giới hạn của tâm thức
 
Song song lại có chiều hướng lãnh hội khác . Tình thương , lòng từ và sự thành tựu về vắng bặt ngã chính là : Những tính chất của tâm thức . Chiều hướng này đặt nặng vào vấn đề thuộc về tâm thức . Nhưng hoàn toàn khác biệt với những môn điền kinh thuộc về sức mạnh thể chất hay sự khéo léo của thân vật lý . Tương tự , nếu nghĩ đến hơi nóng của nước sôi , người ta sẽ tìm thấy sự đối diện với hiện tượng tùy thuộc vào những thành phần vật chất thô thiển . Nhưng phẩm chất tâm thức không dựa vào một thực thể vật lý thô thiển . Đây là sự khác biệt quan trọng nhất . Những phẩm chất dính liền với vật chất như : Hơi nước nóng , sức mạnh thể chất hay sự khéo léo của chúng ta không thể phát triển đến vô tận . Vì chúng bị ràng buộc vào những giới hạn từ sự hỗ trợ của thể chất .
Ví dụ : Khi rút nồi nước ra khỏi lửa , nó sẽ nguội dần , hơi nóng biến mất và không còn gia tăng . Trong khi những phẩm chất dựa trên sự rõ biết có thể phát triển đến vô tận . Sự hỗ trợ được dựa vào sẽ không bị tiêu dần vì nó không có khởi đầu và kết thúc . Như vậy , nếu cương quyết vun trồng vài đức tính của tâm thức . Tất cả quán tính tiêu cực sẽ mất đi và những phẩm chất tốt tiếp tục tự phát triển .
Sự thực hành chắc chắn sẽ mang lại một vài trải nghiệm tích cực . Nhưng không thể có sự ổn định phát triển theo thuộc tính . Chúng chỉ kéo dài như người ngưng luyện tập hay hơi nóng ngưng sôi . Nhưng một khi đã có chút ổn định nào đó như là sự thành tựu . Những phẩm chất tự rèn luyện để học hỏi sẽ trở thành những tính chất tự nhiên của tâm thức không mảy may cố gắng và tự phát triển bản đến tận cùng bản chất . Có nghĩa : Đạt đến điểm cao của thuộc tính và trở thành đức tính hoàn hảo tự biểu lộ từ đây không chút cố gắng .
Thân chúng ta sẽ già đi và suy tàn . Mặc cho những loại kem chống nhăn , những viên thuốc . Thậm chí những phương cách làm trẻ bằng đủ mọi dạng thức . Những vết nhăn vẫn tràn ngập mặt và tóc chúng ta trắng đi . Thậm chí với sự nỗ lực như thế nào để cố duy trì . Thân này cũng phải già lão trong sự bất lực của chúng ta . Vì thế , nói về sự rõ biết . Vài trạng thái tâm thức chúng ta đã trở thành quá quen thuộc với thời gian cộng với tuổi tác và đi vào bệnh viện .
Chẳng hạn , nếu luôn sống trong sự vui vẻ và yên lặng . Chúng ta vẫn trôi qua như thế đến khi lớn tuổi . Cuối cùng những phẩm chất của thân vật lý vẫn biến mất mặc những nỗ lực để bảo tồn . Nhưng những phẩm chất của tâm thức chúng ta đã vun trồng đến khi trở thành thuộc tính sẽ kéo dài đi thật lâu và mãi tồn tại trong tâm thức . Vì thế mới cho rằng : Sự phát triển về phẩm chất của tâm thức mãi kéo dài không thể giới hạn .
 
Có thể giải thoát khỏi Vô minh 
và Thuốc độc của tâm thức
 
Sự rõ biết được định nghĩa như : Sự trong sáng đơn giản và hiểu biết . Tuyệt đối không có có khuyết điểm và điểm yếu . Khi những tư tưởng tản mạn xâm chiếm tâm thức ; hình như đến từ sự bám chấp hay sân hận với những đối tượng được xem là tốt hay xấu với chúng ta . Do đó , phía sau những tư tưởng này vẫn có một tâm thức tin rằng : Những đối tượng cũng có thể có thật khi chúng xuất hiện trong tâm thức . Điều này hoàn toàn sai lầm .
Dù vậy , sự kiện bám cứng vào những sự việc như chúng có thật . Không thuộc về tính chất nội tại của tâm thức . Vì nếu như thế , chúng ta không thể tự do thoát khỏi sự bám chấp , sân hận và vô minh . Sư thật không phải như vậy . Tính túy của tâm thức chính là : Chức năng nhận định và rõ biết . Không bao giờ bị những khuyết điểm làm ô nhiễm . Như có nói : Bản chất tâm thức là ánh sáng sáng tỏ . Như vậy cho phép chúng ta có thể nói về hai vấn đề :
 
1-Bản chất tâm thức là : Ánh sáng sáng tỏ .

2-Những khuyết điểm chỉ là tạm thời .
 
Tạm thời ở đây không có nghĩa : Những khuyết điểm không hề hiện diện trước đó và xuất hiện bất ngờ . Điều này có nghĩa : Sự đối trị mãnh liệt sẽ cho phép loại trừ chúng tuyệt đối và không làm hoen ố trình độ nền tảng của chức năng hiểu biết và rõ biết . Điểm mấu chốt ở đây là : Thật sự có thể phá tan vô minh nền tảng và sẽ kết thúc tâm thức mờ tối  . Như thế , khi đã đoạn tuyệt được nguyên nhân cũng như nguồn gốc . Đồng thời sẽ kết thúc hậu quả đau khổ .
Nói cách khác , ứng dụng sự đối trị một cách mãnh liệt sẽ cho phép loại trừ vô minh nền tảng . Có nghĩa : Có thể loại trừ đau khổ không mong muốn từ nguyên nhân . Có thể nói trên nền tảng : Đây là minh triết thực hiện sự vắng bặt bản ngã . Từ đó hợp thành cách đối trị dũng mãnh với vô minh . Vì nó là nguyên nhân của nghiệp lực , của những loại thuốc độc tâm thức và tất cả những gì do chúng phát sinh .
Theo chiếu hướng nào đó , chúng ta sẽ bớt lo lắng những hậu quả của sự việc nếu đã sẵn có sức mạnh dũng mãnh để hủy diệt nguyên nhân gốc . Vì những hậu quả lúc nào cũng lệ thuộc vào nguyên nhân . Nên sự đối trị mãnh liiệt sẽ đưa đến sự kết thúc vô minh . Vì thế có thể gọi điều này là : Chân lý của sự ngưng đau khổ .
Nói chung , chân lý ngưng bặt đau khổ nằm trong dòng rõ biết của chúng ta . Nói chính xác hơn : Tất cả dựa vào phẩm chất giải thoát tuyệt vời phát sinh từ sự triệt tiêu những loại thuốc độc tâm thức và cảm xúc quấy nhiễu . Thật ra , chúng ta không hề muốn đau khổ và muốn sử dụng sự đối trị để tự thanh toán khỏi nguyên nhân đau khổ . Thế nên , sự giải thoát là một phẩm chất tuyệt diệu . Đây là một dấu hiệu tốt và không thể là những gì người ta gọi là : Cảm giác khoái lạc . Nói chính xác hơn nên gọi nó là : Niềm hạnh phúc thật sự và lâu dài ( nội hỉ ) .
 
Những phẩm chất giải thoát và thành tựu
 
Như đã đề cập trước : Phẩm chất ngưng đau khổ và con đường dẫn đến hạnh phúc hợp được gọi là Pháp Bảo . Từng giai đoạn một , từ từ thanh toán những gì còn mơ hồ trong sự ứng dụng những đối trị ngày càng dũng mãnh . Trước tiên chúng ta tấn công vào những gì thô thiển hay hiển hiện nhất . Vào giai đoạn đầu , sẽ điều khiển những gì có thể đối trị những khuyết điểm của tâm thức đến khi chúng không còn xuất hiện . Sau đó sẽ tấn công vào những khuynh hướng ngấm ngầm của những loại thuốc độc tâm thức để loại trừ hoàn toàn những cái gọi là nhân tố của đau khổ .
Chúng ta từ từ phát triển những phẩm chất thuộc về trạng thái tự do thoát khỏi những lớp mù sương . Có nghĩa : Xử dụng những thao tác trên con đường ngày càng cao hơn . Cho đến khi có được tất cả những phẩm chất phát sinh hoàn toàn vượt qua những loại thuốc độc tâm thức và tất cả những gì cần phải loại trừ . Điều này có nghĩa : Từ giai đoạn thực hành sẽ đi đến giai đoạn không còn gì để học . Giai đoạn : Tất cả những gì cần tháo gở đã được loại trừ và đã hoàn thành một trong những hình thức đa dạng của Tỉnh Thức - Không cần bất cứ thực tập nào .
 
Theo Đại thừa :
 
Khi đã hoàn toàn giải thoát . Không riêng chỉ những cảm xúc quấy nhiễu . Chúng ta phải thoát khỏi những nhận thức mơ hồ tế nhị ( Tri thức mù sương ) và những khuynh hướng thuộc những cảm xúc quấy nhiễu còn lưu lại ; để làm thức  tính chất được gọi là Phật tính .
Đến giai đoạn này , chúng ta sẽ tháo gở những còn mơ hồ bắt đầu bằng những thứ gì được gọi là thô thiển hay hiển hiện nhất . Có nghĩa : Chúng ta sẽ thực hành tiệm tiến từ sự giải thoát nho nhỏ những mơ hồ đến sự giải thoát lớn hơn . Nhất là trong giây phút cập nhật về sự thật của con đường đưa đến sự kết thúc những khuyết điểm riêng biệt . Lúc ấy chúng ta sẽ trở thành thành viên thuộc cộng đồng Đạo tràng của những người thực hành Pháp . 
Để tóm lược , đây là Tăng bảo được hợp thành từ những người hành pháp hay Bảo vật của chư Phật đã vượt qua tập huấn . Tất cả đều đến từ Pháp có nghĩa : Hai khía cạnh ngưng khổ và con đường . Khi nói đến Tăng bảo và Phật bảo dùng để phân biệt hai khía cạnh : Ngưng khổ và con đường . Khi nói đến Tăng bảo và Phật bảo đó là : Sự phân biệt không đặt nền tảng trên tính rực rở của bên ngoài , sự cao cả của vương vị hay sự thanh lịch của kiểu tóc Tăng bảo hay Phật bảo . Tất cả định nghĩa về những phẩm chất không biến dạng đang thể hiện trong tâm thức . Như vậy , Pháp bảo là điểu quan trọng nhất trong cả ba . Vì Pháp bảo đã từng hiện diện và Tăng bảo vận hành để có thể làm phát sinh một đạo tràng dùng để vượt qua sự tập huấn .
Nếu thật sự nghiền ngẫm về điều này . Chúng ta có thể hiểu : Phật bảo đơn giản không chỉ nói đến một nhân vật lịch sử vĩ đại .
Có thể điều này được định nghĩa đúng theo những thuật ngữ nói về phẩm chất : Phẩm chất giải thoát khỏi những gì cần loại trừ và những phẩm chất đặc biệt của sự thành tựu . Đây là sự lãnh hội mấu chốt nhất . Vì nó cho phép nhìn Pháp bảo là điều quan trọng nhất trong Tam bảo . Từ Pháp , Tăng già mới được phát sinh cho đến khi sự tập huấn kết thúc và sự thanh tựu hoàn toàn trở thành Tăng bảo vượt ngoài tập huấn . Hay nói cách khác là : Dùng để hình thành Phật bảo .
Nếu cần phải giải thích đức Phật duy nhất rực rở từ bề ngoài . Chúng ta sẽ thấy ngài có chỗ gồ cao trên đỉnh đầu gọi là nhục kế lên mà chúng ta không có . Hơn nữa , Đức phật Shakyamuni chỉ là một tu sĩ bình thường như Nagarjuna , Aryadeva hay tất cả những môn đồ của ngài . Như vậy đối với chúng ta không có gì khác biệt đáng kể . Nhất là so với đa số những Lama hiện thời có một vóc dáng rất đẹp mã .
Tôi thường pha trò khi kể câu chuyện mới đây ở Tây tạng : Nhiều người đánh giá một Lama hay một Tulku bằng số ngựa và những người phục dịch theo sau ngài . Khi một Lama đến và đi với một đoàn tùy tùng dài . Mọi người nghĩ rằng ngài phải là một đạo sư hay một tái sinh quan trọng cần phải dâng hương , tặng mọi lễ vật và quây quần quanh ngài .
Nhưng nếu một người hành hương bình thường xuất hiện . Nhất là có ai đó thật sự thông thái và thành tựu như Dza Patrul Rinpoché . Nhưng điều tốt nhất là : Ngài chỉ được nhận một chút bột lúa mạch nướng . Ngoài điều này , không một ai chú ý đến ngài cả . Ngược lại , nếu một vật nào đó mất mát sau khi ngài rời khỏi . Mọi người đều thốt lên : Ồ ! . . . Chính người hành hương này đã lấy trộm ! . Điều này hoàn toàn đúng vì nhìn hắn có vẻ quá mờ ám ! .
 
Sự đặc trưng của Pháp
 
Nói chung , khi nói đến Tam bảo . Chúng ta thường gọi theo thứ tự : Phật , Pháp , Tăng . Điều này phản ảnh theo thứ tự lịch sử từ sự xuất hiện của đức Phật truyền bá giáo pháp . Đức Phật - Vị thầy của những giáo huấn xuất hiện sau khi đã đạt tỉnh thức , ngài quay bánh xe Pháp . Từ đó giáo Pháp xuất hiện từ sự trao truyền . Những đồ đệ của ngài ứng dụng và thực hành giáo huấn trong tâm thức về Pháp của sự thành tựu . Sau khi tiệm tiến trên con đường sự thật . Những con người siêu phàm  hay Arya - Tăng bảo xuất hiện . Vì thế được gọi là :Phật , Pháp và Tăng .
Khi nghe đến thuật ngữ : Pháp hay những giáo huấn của đức Phật . Người ta thường hiểu đó là : Niết bàn hay Sự Tỉnh thức . Thật ra , cũng có thể nói những gì thuộc về sự đặc trưng của giáo huấn đức Phật chính là Niết bàn . Có thể diễn tả như : Sự nghỉ ngơi phát sinh sau khi đã vượt qua những dày vò của tâm thức . Hay sự giải thoát tối thượng thoát khỏi những thú đam mê . Những kỹ thuật thực hành thuộc về ba giáo huấn cao cấp là :
 
1- Kỷ luật .
 2- Thiền định .
 3- Minh triết .
 
Cho phép chúng ta đạt đến sự giải thoát được gọi là : Lòng tử tế quyết định . Để đạt đến mục tiêu cuối cùng này . Chúng ta phải tìm cách sở hữu sự tái sinh thích hợp trong những định mệnh cao cấp của cuộc sống . Tuy thế , đây chỉ là một mục tiêu tạm thời . Một cách có được những điều kiện thuận tiện để đạt đến mục tiêu tối thượng - Lòng tử tế quyết định .
Vì sự thành tựu những định mệnh cao cấp chỉ là mục tiêu tạm thời trên con đường . Nên những phương pháp để đạt đến đều hiện diện trong những giáo huấn của đức Phật . Nhưng tôi không nghĩ : Những phương pháp mãnh liệt này là sự đặc trưng của nền tảng Phật học . Trước tiên , những mong muốn đạt đến những thế giới cao hơn cũng được tìm thấy trong giáo huấn của những tôn giáo khác .
Như lời khuyên : Cấm giết người . Trong giáo huấn Phật học , điều này thuộc về những giới cấm của mười hành động tiêu cực như : Cấm giết người , lấy những gì không phải của chúng ta , ngoại tình . . . Nhưng sự kiện cấm giết người không phải là một thực hành đặc biệt của Phật học . Người ta cũng tìm thấy vấn đề này trong một số lớn những tôn giáo khác . Nó cũng hiện diện ngay trong những bộ luật dân sự không liên quan đến tôn giáo và tâm linh .
Đừng quên rằng : Giáo huấn của đức Phật trước tiên là chuyên chú đến sự giải thoát đau khổ . Do đó , nếu quan sát những giới luật và tránh mười hành động tiêu cực . Chúng ta nhận ra đó là : Những mong muốn có được một lần tái sinh trong hoàn cảnh dễ dàng và thoải mái với mục tiêu đạt giải thoát khổ . Đây mới là mục đích chín trong thành phần của giáo huấn đức Phật. Vì thế tôi giữ vững sự xác tín là : Giáo huấn đức Phật chủ yếu là dính liền chủ đến Niết bàn .
Nhưng Niết bàn là gì ? . Niết bàn có nghĩa : Chuyển hóa đau đớn hay vượt ra ngoài những gì được gọi là đau khổ . Chủ yếu muốn nói : Chúng ta đã chuyển hóa những nguyên nhân đau khổ hay những thoát khỏi những loại thuốc độc trong tâm thức . Như đã thấy , tất cả những hiện tượng thật sự vắng bặt hiện hữu . Nhưng nếu mãi bám vào lòng tin cho nó là thật có . Đồng nghĩa chúng ta rơi vào vô minh . Đó là : Nguồn gốc của sự luân hồi và tiếp tục quay vòng trong chu kỳ hiện hữu giai đoạn .
Giải thoát hoàn toàn khỏi luân hồi được đặt trên những gì được gọi là : Niết bàn tự nhiên .Có nghĩa : Tất cả những hiện tượng đều tự nhiên trống không sự hiện hữu riêng biệt . Thật ra , tất cả đều đạt đến Niết bàn . Vì nó đồng thuận với bản chất thật sự của những sự việc gọi là : Niết bàn tự nhiên . Sự hiện diện của chúng ta trong chu kỳ luân hồi chỉ do những quan kiến lầm lẫn về bản chất thật sự của những sự việc . Nếu sáng tỏ những điều này , chúng ta có thể hoàn toàn giải thoát khỏi đau khổ .
Như thế , nhờ vào Niết bàn tự nhiên . Những dạng thức khác của Niết bàn có thể xuất hiện : Niết bàn thấp - Niết bàn thặng dư ( còn thân ngũ uẩn ) , Niết bàn không thặng dư ( Không còn thân ngũ uẩn ) và Niết bàn cao cấp - Niết bàn tỉnh lặng trong không tánh .Sau khi đã chuyển hóa sự hiện của hữu luân hồi và sự thụ động có giới hạn của Niết bàn thứ cấp . Như đã thấy , tất cả đều có thể loại trừ những loại thuốc độc của tâm thức sau khi ứng dụng những đối trị . Có nghĩa : Chúng ta có thể sử dụng những đối trị để loại trừ những khuynh hướng thông thường do những loại thuốc độc trong tâm thức để lại .
Đồng thời đạt đến Niết bàn thông thường được xem là : Đã chiến thắng bốn Mara hay những sức mạnh chế tạo những sự trở ngại . Chính nó là những loại thuốc độc của  tâm thức như : Ngũ uẩn , cái chết hay sự thèm muốn . . . Khi nói đến những gì đức Phật giảng , người ta thường sử dụng thuật ngữ tiếng Phạn Baghavan hay thuật ngữ của Tây tạng Chodendé dựa vào sự kiện : Đã chiến thắng ( Chom ) bốn Mara và sở hữu ( Den ) được sáu tài sản :
 
1- Quyền lực hoàn toàn làm chủ những gì mong muốn .
 2- Toàn thân xuất hiện những dấu hiệu tuyệt diệu .
 3- Sự giàu có hoàn toàn về những sự việc không lường như :
Môi trường xunh quanh . . .
 4- Sự nổi tiếng toàn diện .
 5- Minh triết hoàn toàn thấu suốt những sự việc như chúng là . . . ;
và về tất cả những gì hiện hữu .
 6- Tính cấp tốc toàn diện về việc :
Thực hiện những lợi ích của chúng sinh .
 
Điểm quan trọng nhất là : Chúng ta đã thắng bốn sức mạnh sáng tạo những sự trở ngại . Thật ra , đức Phật Bhagavan chiến thắng không chỉ những hình thức thô lỗ . Và ngài đã chiến thắng cả những sức mạnh sáng tạo những gì được xem là sự trở ngại . Nhất là sức mạnh của những loại thuốc độc trong tâm thức . Vì những loại thuốc độc này đã làm chúng ta rơi vào quyền lực của vị lãnh chúa bất diệt trong ba thời là : Tử thần .
Do đó , thay vì nhận ra những loại thuốc độc trong tâm thức chính là kẻ thù thật sự của chúng ta . Từ đó ứng dụng những sự đối trị và nhìn thấy thay vì chỉ đơn tuần thỏa mãn bản ngã . Có nghĩa : Phải làm chủ chúng theo những dấu ấn trong nền tảng giáo huấn của đức Phật . Những người thay vì nhìn những thuốc độc tâm thức như những kẻ thù .Nhưng lại đơn thuần thỏa mãn theo bản năng . Chắc chắn không thể được xem là một hành giả thật sự đang thực hành giáo huấn của đức Phật .
Trong tất cả các thừa thuộc giáo huấn của đức Phật : Những thừa đi xa dần nguồn gốc , những thừa thuộc về hệ thống Veda khổ hạnh và những thừa tối thượng dũng mãnh ứng dụng phương pháp chuyển hóa . Tất cả đều nên ứng dụng những sự đối trị với những loại thuốc độc trong tâm thức . Nhưng những phương cách đối trị thường được ứng dụng thì có sự khác biệt : Những loại cảm xúc cần đối kháng trực tiếp hay được chuyển hóa bằng những phương tiện thiện xảo ; giúp thành tựu vì lợi ích của chúng sinh . Hoặc giải thoát bằng cách : Nhận ra bản chất thực của chúng . Dù những sự tiếp cận có chút khác biệt . Nhưng tất cả đều giống nhau chỗ : Những gì được thấy đều là những loại thuốc độc trong  tâm thức . Có nghĩa : Cần phải vượt qua bằng sức mạnh của những phương pháp ứng dụng sự những đối trị.
Như đã nhận ra , trước hết giáo huấn đức Phật trước là : Phải sáng tỏ và rõ biết những loại thuốc độc của tâm thức chính là kẻ thù thật sự của chúng ta . Từ đó ứng dụng những đối trị để tự chiến thắng . Nếu cho rằng : Giáo huấn của đức Phật nhắm vào đạt đến Niết bàn . Chúng ta có thể tự hỏi : Những gì đã ngăn chận chúng ta đạt đến Niết bàn ? . Đó chính là những loại thuốc độc trong tâm thức .
Vì thế , chúng ta phải chiến thắng và kiểm soát chúng một cách toàn diện . Nhưng khi nói :Niết bàn là mục tiêu tối thượng . Không có nghĩa : Chỉ nhận ra những loại thuốc độc của tâm thức đã ngăn chận chúng ta đạt đến Niết bàn . Điều này còn có nghĩa : Chúng ta đã trở thành một trong những chuyên gia về cách vận hành của chúng và có thể ứng dụng sự lãnh hội mới về cách vận hành . Vấn đề cần lưu tâm là : Không nhượng bộ hay thỏa hiệp với những loại thuốc độc trong tâm thức với bất cứ giá nào .
 
 
Ba giai đoạn chiến thắng 
những loại thuốc độc trong tâm thức
 
Đại đạo sư Aryadeva , môn đồ chính của Nagarjuna đã giải thích trong Bốn trăm câu kệ của Trung đạo : Làm sao rèn luyện khi hiện diện trên con đường :
 
1- Khởi  đầu , Hãy tránh những gì không đức hạnh .
 
Mục tiêu đầu tiên phải đạt đến : Xác tín về lòng tử tế sẵn có . Điều này đã bị những vô minh thuộc về cảm xúc đã ngăn chận . Có nghĩa : Chúng ta không thể loại trừ những loại thuốc độc trong tâm thức ngay lập tức . Đơn giản nhất là ứng dụng chúng bằng những đối trị .Có rất nhiều kỹ thuật thực hành trong cuộc sống cần thiết để đạt đến sự giải thoát toàn diện .Trước tiên phải đảm bảo sự tái sinh tích cực có thể làm nền tảng cho sự thực hành để đi vào những vận mệnh cao cấp hơn .
Chúng ta nên khởi đầu bằng cách : Tránh vi phạm vào mười hành động tiêu cực . Sự không đức hạnh chỉ định về mười hành động tiêu cực hay không thuần khiết . Có nghĩa : Chúng ta phải tránh những hành động không xứng đáng . Điều này muốn nói : Kiêng dè mọi cư xử tiêu cực do thuốc độc trong tâm thức khởi phát để có thể tái sinh vào những cuộc sống tâm linh cao cấp trong cuộc sống .
 
2- Khoảng giữa , Đánh tan những quan niệm sai lầm về bản ngã .
 
Vào giai đoạn thứ hai : Gải sử chúng ta đạt được giải thoát khi ứng dụng những đối trị vào những loại thuốc độc trong tâm thức . Ngay vào lúc này , phải cần có một vài phương cách khéo léo ( phương tiện thiện xảo ) để quản lý . Đương nhiên , cũng có nhiều dạng thức khác biệt có thể ứng dụng sự đối trị riêng biệt cho từng cá nhân . Như đã thấy trước đây . Một vài sự đối trị dùng để tấn công mặt trước những cảm xúc . Có thể khống chế hay làm chúng tạm thời suy yếu . Nhưng điều này chưa cho phép triệt tiêu hoàn toàn những loại thuốc độc trong tâm thức .
Như vậy , nếu nhìn kỷ những gì được gọi là : Nền tảng những loại thuốc độc trong tâm thức và ứng dụng phương cách đối trị với nguyên nhân ngấm ngầm . Chúng ta sẽ nhận ra rằng :Chúng ta không cần phải loại trừ . Vì tất cả những loại thuốc độc của  tâm thức tự động được loại trừ . Cho dù thuộc dạng thô thiển hay vi tế . Do đó , nguồn gốc những loại thuốc độc trong tâm thức là : Tin tưởng sai lầm về sự hiện hữu thật sự của hiện tượng . Vì thế bản văn nói : Vào khoảng giữa , hãy đánh tan những quan kiến sai lầm về bản ngã . Nói cách khác : Chúng ta nên loại trừ sự bám chặt vào bản ngã khi thiền định về nền tảng minh triết thể hiện sự vắng bặt hoàn toàn bản ngã hay gọi là : Trạng thái Vô ngã .
 
                       3- Kết thúc , Chuyển hóa tất cả những quan niệm . 
  
Câu thứ ba của Aryadeva : Để kết thúc , hãy chuyển hóa tất cả những quan niệm . Có nghĩa muốn nói : Không riêng chỉ thanh toán những loại thuốc độc trong tâm thức . Đồng thời cũng cần phải thanh toán cả những khuynh hướng làm chúng phát sinh . Muốn loại trừ những loại thuốc độc trong tâm thức . Chúng ta chỉ cần đạt đến sự xác định về lòng tử tế sẵn có . Đó chính là sự giải thoát . Tuy thế , vẫn không đủ để đạt đến trình độ tuyệt đối của lòng tử tế được xác định là lòng tử tế toàn diện và cùng khắp .
Để đạt đến sự cùng khắp , phải đánh tan những lớp che mờ làm cản trở sự hiểu biết về tất cả những gì có thể biết ( Tri thức mù sương ) . Vì thế ngài nói : Chuyển hóa mọi quan kiến . Điều này muốn nói : Chúng ta nên vun trồng quan kiến về tánh không . Song song với sự tích lũy bao la những công đức . Vì đó chính là phương cách đối trị những sự che mờ nhận thức . Nói cách khác : Chúng ta phải loại trừ mọi quan kiến bị biến dạng . Song song với những khuynh hướng thông thường trong cuộc sống . Cuối cùng , Aryadeva nói với chúng ta rằng : Những ai thực hành như thế là đã đạt đến nền tảng minh triết thật sự :
 
Người nào hiểu được điều này . Đó là người : 
Thật sự đã đạt đến nền tảng minh triết .

Tiểu và Đại thừa

Như vậy có hai dạng che mờ cần loại trừ :

1- Những sự che mờ của cảm xúc .
 2- Những sự che mờ do nhận thức .
 
Tiếp cận chỉ nhắm vào việc loại bỏ những sự che mờ của cảm xúc . Sau khi đã giải thoát nó và đạt đến sự giải thoát theo trình độ Arhat được gọi là Tiểu thừa . Trình độ này tương ưng với thừa của những Shravaka và Pratyekabudha hay tự mình thành Phật . Đây là sự tiếp cận cho riêng mình được gọi là con đường thuộc Tiểu Thừa . Sau đó có sự tiếp cận khác dựa vào cái thứ nhất nhưng đi xa hơn . Vì xử dụng kỹ thuật đối trị những sự che mờ do nhận thức ; bao gồm cả khuynh hướng thông thường của sự che mờ của cảm xúc lôi kéo . Đây là sự tiếp cận hướng đến trình độ tối thượng cùng khắp và trạng thái Phật . Sự tiếp cận này được gọi là Đại thừa hay Mahayana . Trong cả hai trường hợp , thuật ngữ thừa dùng để chỉ định phương tiện khi theo đuổi một con đường nào đó .
Khi nói về Đại hay Tiểu thừa . Người ta dựa vào sự quan trọng của những động cơ hay trình độ của cách hành xử ; cũng như sự lớn mạnh của kết qua có được . Thuật ngữ Tiểu thừa không sử dụng trong những giáo huấn cho là thuộc về Tiểu thừa . Nó chỉ xuất hiện trong những bản văn thuộc Bồ tát thừa . Vì trong đó có những sự khác biệt với Thừa nền tảng chẳng hạn như : Tính bao la của động lực , tính bao la của cách hành xử trong tâm rộng lượng và tính bao la của kết quả . Nếu mang ra so sánh với tầm vóc của Thừa nền tảng . Nó hình như có vẻ kém hơn nên được gọi là  tiểu thừa .
Dù vậy , thuật ngữ Tiểu thừa tuyệt đối không dùng theo nghĩa xấu . Hình như đôi khi có thể môn đồ thuộc Đại thừa tự xem là thấp kém . Vì thế , một số người có thể phê phán trường phái Theravada . Thật ra không phải như vậy . Vì Theravada được phát xuất từ Sthaviravada - Một trong những nhóm chính của mười tám trường phái phật học cổ xưa .Quả thật sẽ sai lầm lớn khi xem trường phái này  thấp kém . Vì nó chính là con đường được giảng dạy trong những bản văn của Bồ tát thừa . Và sự tiếp cận của Mahayana đặt nền tảng hoàn toàn trên những giáo huấn của Shravaka . Cho nên đây không phải là con đường khác biệt . Theo sự phân loại những thừa khác biệt . Người ta có phân biệt thành ba thừa :
 
1- Thừa của Shravaka .
 2- Thừa của Pratyekabuddha .
 3- Thừa Bồ tát .

Đơn giản hơn người ta chỉ nói về hai thừa :

1- Thừa nền tảng .
 2- Đại thừa .

Trong Đại thừa , người ta lại có sự phân biệt về :

1- Thừa nhân :
Làm phát sinh sự toàn thiện siêu nghiệm .

2- Thừa quả của Vajra :
Với những chân ngôn bí mật , còn được gọi là Kim cương thừa .
 
Ở Tây tạng , quê hương xứ Tuyết . Toàn thể những giáo huấn của đức Phật được chia như sau :
 
1- Thừa nền tảng .
 2- Đại thừa .
 3- Kim cương thừa .


Như đã nói trong bản văn gốc Tantra Guhyasamaja :

Bên ngoài , Ứng dụng kỷ luật những shravaka,
Bên trong ;  Vẫn thưởng thức bằng sự thực hành Guyasamaja .
 
Như hai câu kệ này chứng  minh . Theo truyền thống Nên thực hành kỷ luật Vinaya bằng những thái độ hành xử bên ngoài . Bên trong ứng dụng con đường Bồ tát đạo và bí mật thực hành Kim cương thừa . Như thế có nghĩa , chúng ta cùng lúc thực hành : Thừa nền tảng , Đại thừa và Kim cương thừa .
 
Ba loại minh triết
 
Khi đã hội tụ tất cả những trình độ giáo huấn . Đồng thời nên kết hợp con đường tri thức và con đường về sự thực hành . Như đã nói :
 
Tính uyên bác ; Không chứa trong tính thánh thiện ,
Tính thánh thiện ; Không chứa trong tính uyên bác .
 
Như vậy , trước tiên nên bắt đầu tu học để biết những sự đặc trưng của con đường mong muốn thực hành . Những vấn đề này dùng để  chuẩn bị sức bật của tiềm năng và có sự lãnh hội sáng tỏ và đầy đủ ; về tất cả những gì được giải thích . Điều này sẽ có sau khi học hỏi những bản văn khi nghe những giáo huấn từ vị thầy và lắng nghe giải thích của những bạn đồng hành về Pháp . Như thế , chúng ta sẽ phát triển sự minh triết phát sinh từ học tập . Sự hiểu biết và những gì được lãnh hội có thể sử dụng để tư duy về những gì đã học . Tsongkhapa nhấn mạnh về điều này như sau :
 
Thận trọng xem xét ngày lẫn đêm ,
Qua phương tiện về ý nghĩa bốn lý luận với những gì đã nghe .
Mọi sự nghi ngờ sẽ được san bằng bằng sự phân biện tường tận ,
Phát sinh từ sự nghiền ngẫm nào đó .
 
Khi đã tư duy lâu dài và sâu sắc những gì đã lắng nghe . Chúng ta bắt đầu thấu hiểu những điểm chính của giáo huấn và hoàn toàn chắc chắn về tính sống thực cũng như sự chính xác .Đây là lòng tin đặt nền tảng trên tư duy và sự lãnh hội cá nhân . Nhưng không liên quan đến lòng tin mù quáng hay sự hiểu biết lý thuyết đơn giản trong bản văn hay những giáo huấn . Đây là giai đoạn chúng ta nên tự vấn : Vâng , điều này hoàn toàn chính xác ! . Hoàn toàn chính xác vì đúng thật như thế ! . Đây là những gì được gọi là minh triết phát sinh từ sự nhận thức rõ biết .
Nếu đã có được minh triết duy nhất phát sinh từ sự học tập và thực hành . Chúng ta có thể có một vài lãnh hội nhưng không mấy ổn định . Chẳng hạn , nếu lần đầu tiên nghe một sự việc . Chắc chắn chúng ta bị mất hướng . Nhưng một khi minh triết từ sự học tập và thực hành trở thành minh triết phát sinh tự nhận thức rõ biết . Chúng ta sẽ có nhiều sự tự tin và xác tính . Vì đã tư duy về chính mình từ lâu dài .
Ngay cả khi nghe điều gì đó khác thường . Chúng ta có thể có khả năng tư biện về và chạm trán với nó bằng sự lãnh hội của chính mình . Chắc chắn sẽ không còn rơi vào sự lầm lẫn . Và không cần đặt lại vấn đề tất cả những gì đã nghe . Khi đã có được một vài lãnh hội về những điểm chính của giáo huấn . Nhất là nhờ vào sự nghiền ngẫm ( tư duy ) ý nghĩa .Tất cả những thông tin mới có thể được xem xét rõ ràng bằng chính sự lãnh hội . Từ đó , chúng ta có đủ khả năng phân tích tất cả những gì đã lắng nghe và tự mình quyết định về những gì có giá trị hay sai lầm . Có nghĩa chúng ta đã đầy đủ sự tự tin cần thiết để thực hiện . Đây là những gì được gọi là : Minh triết phát sinh từ sự nhận thức rõ biết .
Như thế , càng thiền định về những chủ đề tư duy và tính xác thực trở thành chắc chắn . Ngay lúc ấy sự lãnh hội của chúng ta ngày càng sáng tỏ hơn . Cuối cùng sẽ chuyển hóa thành lòng tin chắc chắn không lay chuyển . Đây là những gì được gọi là : Minh triết phát sinh từ thiền định . Tất cả điều này chứng tỏ tầm quan trọng của sự kết hợp của Học tập , tư duy và thiền định . Có nghĩa :
 
1- Trước tiên ,
Phải học tập những bản văn .
Vấn đề này thật sự là điểm chủ yếu .

2- Sau đó ,
Nên tư duy dài lâu về những gì đã học .

3- Cuối cùng ,
Thực hành đến độ : Sự lãnh hội thẩm thấu vào trải nghiệm .
 
Sự gần gủi này đến độ tác động thật sự vào nền tảng nhận thức của chúng ta . Đây là truyền thống thực hành từ trước đây ở Tây tạng .
 
Đào sâu những trình độ trải nghiệm
 
Đồng thời chúng ta có thể xem quá trình này qua những trình độ trải nghiệm ngày càng sâu sắc hơn . Trước tiên , phải tư duy thật lâu về những gì đã học hỏi . Sau đó phát sinh trong nhận thức một niềm tin bền vững về sự lãnh hội . Chính vào lúc ấy , chúng ta sẵn sàng chuyển hóa tâm thức . Nói cách khác , khi đã thành tựu trong thiền định . Chúng ta có thể có được những phẩm chất thành tựu đã nói trong những giáo huấn . Đây là những gì được gọi là : Làm chủ những trải nghiệm riêng mình .
Sau khi đã theo đuổi quá trình này và làm quen dần với sự lãnh hội . Đôi khi chỉ xảy ra trong giây phút thực hành đúng đắn . Chúng ta sẽ đi đến sự chuyển hóa tâm thức trong trải nghiệm thật sự như những gì trong bản văn đã đề cập . Dù vậy , nếu không ứng dụng một cách thản nhiên và ung dung ứng dụng thực hành . Những phẩm chất này sẽ tự tan biến .
Cuối cùng , nếu vẫn tiếp tục đi vào sự lãnh hội trong sự lập đi lập lại những thực hành .Nhất là luôn đào sâu nhận thức . Chúng ta sẽ đạt đến điểm có thể tự động chuyển hóa tâm thức trong những điều kiện thích hợp được hội đủ . Cho dù chúng thuận lợi hay bất thuận lợi . Có nghĩa : Chúng ta sẽ đạt đến giai đoạn tự thưởng thức những trải nghiệm không cố gắng .
 
Đánh tan những định kiến sai lầm
 
Quá trình này cũng có một khía cạnh khác xuất hiện . Đó là : Phương cách thanh toán những quan niệm sai lầm . Ban đầu , chúng ta tự thuyết phục mình một cách tuyệt đối rằng : Một sự việc thật sự không chính xác . Đó chỉ là ảo tưởng do chúng ta không biết nghi ngờ và nó chỉ xuất hiện trong một giây phút . Dù vậy , nếu những biểu hiện được mãi lập lại lập lại . Lòng xác tín của chúng ta tự suy yếu và sự nghi ngờ bắt đầu xuất hiện . Tất cả có ba dạng thức nghi ngờ :
 
1- Tâm nghi không chính xác .
Trường hợp đầu tiên . Cho dù khởi lập lại những gì đã tư duy về sự thật . Đối với chúng ta : Sự thật hình như không chính xác .
 
2- Tâm nghi không chắc chắn .
Cho dù rộng mở hơn . Chúng ta vẫn giữ sự mâu thuẫn và không chắc chắn về những gì được gọi là : Chính xác hay không chính xác
 
3- Tâm nghi chính xác .
 Chúng ta bắt đầu tin vào những hiện tượng là thật có .
 
Khi đã vượt ra ngoài tâm nghi . Chắc chắn sẽ đạt đến giai đoạn có được một vài sự lãnh hội qua kiểm tra và phân tích . Lúc này , chúng ta bắt đầu xác tín vào sự thật . Nhưng khi lòng tin chưa phát xuất từ sự nghiền ngẫm được đặt nền tảng căn bản lý luận chân chính .Không bao giờ nhận chân được về sự xuất hiện của hiện tượng .
Nếu biết ứng dụng lý luận một cách hợp lý . Cuối cùng chúng ta đi đến nhận thức có giá trị nhờ vào những gì được gọi là : Sự suy luận có giá trị . Sau khi đã quan sát sự việc bằng tất cả mọi góc cạnh và loại trừ tất cả những tư tưởng phê phán xen vào . Cuối cùng chúng ta đi đến kết luận tuyệt đối về hiện tượng xuất hiện .

          Đây là cơ hội duy nhất . Những gì tuyệt diệu nhất sẽ mang đến cho chúng ta lòng tin tuyệt đối vào giá trị của sự kết luận . Nếu tiếp tục thiền định trên căn bản của sự lãnh hội . Từ đó sẽ phát sinh sự trải nghiệm trong suốt không chút quan niệm . Đây chính là những gì chúng ta gọi là : Những nhận thức có giá trị trực tiếp . 

Xem mục lục