Bài Viết (701)


LỜI KHUYÊN CỦA NGÀI LONG THỌ

18,687

LỜI KHUYÊN CỦA NGÀI LONG THỌ

(Thư Gởi Cho Vua Gautamiputra)

(I) TỔNG QUÁT VỀ ĐỨC HẠNH

Lời khuyên chung cho tăng sĩ và cư sĩ

1/ Sáu Điều Ghi Nhớ: Sáu việc người Phật tử cần nhớ nghĩ: Phật, Pháp, Tăng, Thí (Bố Thí), Giới, Thiên (chư Thiên.)

2/ Sống Vững Chắc Trong Mười Giới: Luôn luôn thực hành mười hạnh thiện (Thập Thiện) bao gồm trong Thân, Ngữ và Ý. Khong uống rượu. Ưa th1ch một đời sống lành mạnh.

Biết rằng sự giàu sang không vững bền và không có tự tánh. Nên cúng dường và hiến tặng chư tăng, bà la môn, người nghèo và bạn hữu. Với đời sau, không có người thân nào bằng được sự bố thí.

Cần thực hành giới luật. Nó không hư họai, không sai lầm, không xen tạp, không nhiễm ô. Giới là nền tảng cho mọi đức hạnh, giống như đất nâng đỡ cho các lòai hữu tình và vô tình.

3/ Thực hành Sáu Ba La Mật: Làm phát trỉển những đức hạnh rốt ráo: bối thí, giữ giới, nhẫn nhục, thiền định và trí huệ để trở nên bậc chiến thắng vĩ đại vượt qua bờ bên kia của biển lớn sống chết.

Lời khuyên riêng cho cư sĩ

1/ Kính trọng Cha Mẹ:

Những người thờ phụng cha mẹ cùng giòng giống với những bậc Phạm Thiên và những bậc Thầy. Kính trọng cha mẹ sẽ tạo được tiếng thơm và sẽ thăng tiến đến những cảnh giới cao cả hơn.

2/ Trai giới trong những ngày đặc biệt:

Không sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu, ăn không đúng thời, ham thích giường ghế cao, ham thích ca hát, múa và hoa. Giữ tám đức hạnh nầy, là đức hạnh của các vị A La Hán, có thể bằng lời nguyện ban cho người khác hình dáng đáng ưa của chư thiên cõi dục.

3/ Trừ bỏ những lỗi lầm của tâm:

Coi là kẻ thù những tính chất sau đây của tâm: keo kiệt, xảo quyệt, dối trá, tham luyến của cải, lười biếng, kiêu mạn, ham muốn tình dục, thù ghét, kiêu căng về giai cấp, hình dáng, học vấn, tuồi trẻ và quyền lực.

4/ Chánh niệm:  

Chánh niệm là nguồn  gốc của bất tử, không chánh niệm là nguồn gốc của sanh tử. Do đó để phát triển đức hạnh, hãy tinh tấn ở trong chánh niệm. Những người lúc trước không có chánh niệm, nhưng vể sau có chánh niệm như Nanda, Agulimala, Ajatasatru và Udayana, cũng sáng rỡ như mắt trăng ra khỏi đám mây.

5/ Nhẫn nhục:

Không có sự sám hối tôi lỗi nào hơn đức nhẫn nhục, do đó đứng để cho lòng sân hận có dịp sinh khởi. Đức Phật dạy rằng bõ lòng sân hận sẽ đạt đến sự bực không thối chuyển.

"Tôi bị những người nầy lợi dụng, bị họ trói, bị họ đánh bại, họ giật lấy tài sản của tôi." Ôm giữ những tâm thù hận đó sẽ phát sanh những tranh chấp. Người không ôn giữ tâm thù hận ngủ một cách ngon lành.

6/ Chánh hạnh nơi thân, ngữ và ý:

Tâm ý giống như hình vẽ trên nước, trên đất hay trên đá. Những người nhiều nhiễm nên thực hành cách đầu tiên. Những người cầu đạo nên thự c hành theo cách sau cùng.

Đức Điều Ngự đã nói: Ba lọai lời nói là dịu dàng, chân thật và sai lầm giống như mật, hoa và đồ bẩn. Hãt từ bõ cái sau cùng.

Có bốn hạng người: đi từ ánh sáng đến ánh sáng hơn, đi từ bóng tối đến bóng tối hơn, đi từ ánh sáng đến bóng tối, đi từ bóng tối đến ánh sáng. Hãy là hạng người đầu tiên.

7/ Biết bản chất của những người cộng sư:

Nên hiều bàn chất con người giống như trái xoài: chưa chín nhưng có vẻ chín, chín nhưng có vẻ chưa chín, chưa chín và biểu lộ sự chưa chí, chín và biểu lộ sự chín.

8/ Từ bỏ sự tham muốn vợ của người khác:

(a) Kiểm sóat giác quan:

Không nhìn ngó vợ của người khác. Nếu đã thấy, hãy suy nghĩ tùy theo tuổi của họ: như mẹ, như em hay chị. Nếu ham muốn vẫn còn thì hãy thiền quán về bất tịnh.

Hãy giữ gìn tâm như giữ gìn sự học vấn, đứa con trai, kho tàng hay mạnh sống của mình. Hãy đem tâm ra khỏi sự ham muốn khoái lạc như rút lui khỏi con rắn độc, thuốc độ, vũ khí, kẻ thù hay lửa.

Đng Điều Ngự nói rằng: Tham muốn giông nhu trái kimbu, chúng là nguyên nhân của thống khổ. Những xích sắt nầy trói những kẻ mê muội trong ngục tù sống chết cho nên hãy từ bỏ.

Giữa người chiến thắng những ham muốn thoáng chốc và vô thường của giác quan và người chiến thắng quân địch ở chiến trướng, người trí biết rằng người trước là người chiến thắng vĩ đại hơn nhiếu.

Hãy xem thân thể của một cố gái trẻ không trang sức (và áo quần). Nó giống như một chiếc bình chứa những đồ bần phủ bằng một lớp da, thật khó lòng ưa thích với mùi hôi và những chất dơ bẩn thoát ra từ chín cửa.

Giống như người bịnh cùi hòan toàn nương tựa vào lửa có được chút niềm vui, bàm víu vào những ham muiốn sẽ không đem lại niềm vui.

(b) Nhỗ sạch những nguyên nhân của tham luyến:

Hãy khéo léo nhận thức đúng sự vật bằng trí tuệ cứu cánh. Đó là sự tu tập không gì sánh.

Người thuộc gia cấp cao, hình dáng xinh đẹp và có học thức nhưng không đươc tôn trọng nếu không có trí tuệ và đạo đức. Người có trí tuệ và đạo đức nhưng không có những điều kiện kia vẫn được tôn kính.

Tám tính chất của thế gian: được, mất, chê, khen, xưng tụng, chế diễu, khổ, sướng không đáng để trong tâm.

Không tạo tội lỗi dù vì lợi ích cho ba la môn, tăng sĩ, trời thần, khách, cha mẹ, con cái, hoàng hậu hoặc những người hầu vì không ai có thể chia xẻ kết quả địa ngục với ta.

Dù có những hành vi tội lỗi không kết thành quả tức thì, chúng sẽ kết thành quả sau khi chết.

Đức tin, giới luật, bố thí, học hỏi, biết tự hổ thẹn, biết hổ thẹn với người khác và trí tuệ là bảy tài sản toàn bích. Hãy xem những tài sản thông thường là không có giá trị.

Hãy từ bỏ sáu việc việc làm mất phẩm giá và dẫn đến tái sanh trong những cảnh giới xấu: hoang phí, lễ hội, lười biếng, chơi với bạn xấu, uống rượu, đi đêm (đi lang thang không mục đích.)

Bậc Thấy của trời và người nói rằng đức hài lòng là sự giàu có lớn lao nhất do đó hãy luôn luôn hài lòng. Hài lòng với sự không giàu có, người ta thực sự giàu có.

Như loài rồng chịu khổ theo số đầu chúng có, con người khổ theo số tài sản mình sở hữu. Tuy nhiên người ít ham muốn thì không như vậy.

Lời khuyên tăng sĩ và cư sĩ tu tập Pháp để sinh cõi Trời và giải thoát

1/ Tổng quát:

Coi thực phẩm như thuốc, không ghét, không tham. Ăn uống không vì sự cường tráng hay sắc đẹp mà chỉ để duy trì mạng sống.

Hãy chỉ ngủ một cách tỉnh táo giữa đầu đêm và cuối đêm thì thời gian ngủ vẫn không vô ích (cho sự tu tập.)

Thiền định đúng đắn Bốn Vô Lượng Tâm (Từ, Bi, Hỉ, Xả). Dù không đạt đến sự giác ngộ tối thương thì cũng sẽ đạt được sự phúc lạc của cảnh giới Phạm Thiên.

Từ bỏ những ham muốn, vui và khổ của cõi dục nhờ Bốn Thiền Định (Tứ Thiền), những cảnh giới Pham Thiên, Quang Âm Thiên, Biến Tịnh Thiên và Quảng Quả Thiên sẽ đạt đến.

Nên nhớ một lượng muối nhỏ có thể làm mặn một lượng nước nhỏ mà không thể làm mặn nước sông Hằng. Giống như vậy, một tội lỗi nhỏ sẽ không làm hỏng một cội công đức lớn.

Năm điều sau đây là những tên trộm cướp công đức: Dối trá, tâm tổn hại, hôn trầm, tham đắm và nghi ngờ.

2/ Pháp Giải thoát:

Siêng năng thực hành năm sức mạnh (năm lực): Đức tin, Tinh tấn, Chánh niệm, Thiền định và Trí Tuệ (Tín, Tấn, Niệm, Định, Huệ.) Đó là năm sức mạnh (trên con đường giải thóat).

"Những hành động do chính tôi tự tạo ra là nguyên nhần không thoát ra khỏi được già. bịnh, chết, chia ly." Lòng kiêu mạn sẽ ngăn cản sự khổi lên tư tưởng nầy, ngăn cản con đường tu sửa.

Hãy giữ Chính Kiến (cái thấy đúng) nếu muốn sinh vào những cảnh giới cao thượng và giải thoát. Ch o dù làm nhiều việc phước thiện nhưng với tà kiến thì cũng sẽ bị những hậu quả xấu xa.

Hãy nhận biết rằng thực sự con người vốn không có hạnh phúc, vô thường, không có tự ngãi và bất tịnh. Kẻ không có chánh niệm không thấy bốn điều này sẽ bị hủy họai.

Sắc không có tự ngã, tự ngã không có sắc, tự ngã không ở trong sắc, sắc không ở trong tự ngã. Bốn uẩn kia cũng đều rỗng không như vậy.

Uẩn không sanh ra từ một dịp may, từ thời gian, từ tự nhiên, từ nội tại, từ thượng đế, cũng không phải không nguyên nhân. Chúng sanh ra từ vô minh và khát ái.

Ba điều trói buộc và chướng ngại con đường đưa đến giải thóat: chấp cứng vào đạo đức và sự khổ hạnh, cái thấy sai lầm về tự ngã và lòng nghi ngờ.

VIệc giỏai thoát chỉ tùy thuộc vào bản thân, không có sự giúp đỡ nào của người khác làm được. Do đó hãy chiêm nghiệm thực hành bốn chân lý vi diệu bằng sự học hỏi, giữ giới và thiền định.

Luôn luôn điều phục mình trong giới luật tối thượng, trí huệ tối thượng và thiền định tối thượng. Trên một trăm năm mươi giới toàn bộ ở trong ba điều nầy.

Chánh niệm về thân là con đường độc nhất đưa đến giải thóat. Mấy chánh niệm, mọi đức hạnh sẽ bị hủy hoại, do đó hã cố gắng giữ vững.

3/ Rút tỉa lợi lạc:

Cuộc đời vô thường, đầy những bất trắc giống như bong bóng nước gặp gió, thờ ra mà còn có thể thở vào, sau giấc ngủ mà có thể trở dậy được có thể nói là những điều kỳ diệu.

Nên biết rằng thân thể không có một chút bản chất nội tại nào nầy rối cuộc rồi sẽ hủy hoại và bíến mất, tất cả mọi yếu tố thành sẽ phân tán hết, để trở thành tro bụi, khô đi hoặc phân hủy thành những thứ hôi thối, dơ bẩn.

Trái đất, núi Tu Di và đại dương còn bị thiêu rụi khi bảy mắt trời xuất hiện vào thời hoại kiềp, huống chi con người.

Vì mọi sự đều vô thường, không có tự ngã, không có chỗ nương tựa, không kẻ bảo vệ, không nơi an trú, hãy khởi tâm vượt thoát ra khỏi sanh tử.

Hãy làm cho cuộc đời mình có được lợi lạc bằng việc tu tập Thánh đạo vì đuợc sanh làm thân người còn khó hơn việc con rùa chui vào một lỗ trên mảnh trôi bình bồng giữa đại dương.

Được sinh làm thân người mà còn phạm tội lỗi thì còn ngu si hơn mửa vào bình vàng nạm trân bảo.

Bậc Đại Trí nói rằng nương tựa vào bạn đạo sẽ giúp thành tựu Thánh quả. Có rất nhiều người được đến an vui nhờ nương vào đấng Điều Ngự.

(II) KHỞI TÂM KINH SỢ SANH TỬ

Hãy sợ hãi sanh tử, nó là nguồn gốc của những khổ đau như cầy không được, già, bịnh, chết v.v...

Không có sự bền vững trong sinh tử, trong đó cha có thể trở thành con, mẹ trở thành vợ, kẻ thù trở thành bạn, hay ngược lại.

Sữa mà một người đã uống còn nhiều hơn nước trong bốn biển lớn. Người đi theo con đường thế tục sẽ phải tiếp tục uống.

Xương của một người nếu chất thành một đống sẽ bằng hay cao hơn núi Tu Di; và số lượng những người mẹ của một người còn nhiều hơn số hạt bụi của cả trái đất.

Dù cho có sinh làm vua cõi Trời như Trời Đế Thích rồi cũng sẽ bị đọa xuống nhân gian vò nghiệp lực thuở trước. Dù đã có lúc đã là một vị chú tể trong vũ trụ, cũng có lúc sẽ trở thành người tôi tớ cho những người tôi tớ trong luân hồi.

Trãi qua sự hưởng thụ thú vui vuối ve thân thể, ngực vú của những trinh nữ cõi trời, rồi cũng sẽ trãi qua sự xúc chạm khủng khiếp của những hình cụ làm tan nát những bộ phận của cơ thể trong địa ngục.

Trên đỉnh núi Tu Di, nơi bàn chân chạm vào mặt đất với cảm giác dễ chịu và khóai thích, hãy nghĩ đến sự khổ khi bước đi trên than đỏ, trên những thân xác đã thối rữa.

Đã có lần dạo chơi trong những khu vượn đẹp đẽ, chơi đùa vui vẻ với những trinh nữ hầu hạ ở cõi trời, rồi cũng có lấn chân, tay, tai, mũi bị cắt đứt bởi những chiếc lá sắc như lưỡi gươm trong vười địa ngục. Đã có lấn vào trong sông Mandakini đấy sen vàng đẹp đẽ của tiên nữ, rồi cũng có lúc sẽ vào sông Vaitarani muối nóng.

Đã có lúc hưởng được hạnh phúc của các vị Trời cõi dục hay sự bình lặng của cọi Phạm Thiên, sự tương tục của nghiệp lại sẽ làm nhân cho lửa địa ngục A Tỳ. Đã có lúc đạt đến trạng thái của ánh sáng mắt trời, mặt trăng, soi tỏa khắp thế gian bắng ánh sáng của thân thể, rối lại trở lại trong bóng tối dày đặc không thể thấy ngay cả bàn tay của chính mình.

Do đó hãy thắp sáng ngọn đèn ba nhóm giới hạnh. Ngược lại, sẽ phải đi vào trong bóng tối dày đặc không có ánh sáng mặt trời hay mặt trăng nào có thể xuyên vào.

Những chúng sanh phạm tội sẽ không ngừng chịu khổ trong những địa ngục: Samjiva, Kalasutra, Pratapana, Samghata, Raurava, Avici v.v...

Ở đó có kẻ bịp ép như ép dấu mè, có kẻ bị nghiền thành bột, có kẻ bị xẽ bằng cưa, có kẻ bị bữa bằng rìu.

Có những kẻ bị rót đồng sôi vào miệng, lại có những kẻ bị thương có ngạnh nung đỏ đâm vào.

Có những kẻ bị đám chó nanh sắt hung dữ vậy cắn; có những kẻ bị đám quạ móng vuối dữ tợn, mõ nhọn bằng sắt nhào xuống mổ; có những kẻ dùng làm thức ăn cho đám giòi bọ, ruồi nhặng và ong, đau đớn kêu la khi chúng rút rỉa tạo thành những vết thương lớn.

Có những kẻ bị đốt cháy trong những đống lửa; những kẻ khác nấu trong những chiếc vạc sắt.

Nghe những sự khổ không cùng của địa ngục, những kẻ tội lỗi cứng đầu không chút rùng động, nhưng có biết đâu rằng chỉ khòanh khắc của một hơi thở cũng sẽ đưa họ vào địa ngục. Hãy nghĩ đến, nhìn xem những hình ảnh địa ngục, đọc, nhớ, nghe về chúng để khởi tâm sợ hãi.

Giống như chấm dứt lòng tham ái chắc chắn sẽ đem lại hạnh phúc cao cả nhất, sự đau khổ trong địa ngục A Tỳ là sự đau khổ nhất trong mọi sự đau khổ. Dù mỗi ngày bị đâm ba trăm ngọn giáo trong thế gian nầy cũng chi đau khổ bằng một phần nhỏ trong địa ngục.

Sự đau khổ trong địa ngục có thể kéo dài hăng trăm triệu năm khi mà sức mạnh của nghiệp xấu chưa hết.

Do đó hãy cố gắng khéo léo không tạo những lỗi lầm dù nhỏ như hạt bụi, hạt giống sinh ra những hậu quả xấu xa, qua thân, miệng và ý.

Những người không giữ đức hạnh sẽ là nguyên nhân sinh vào những nơi chốn chịu nhiều sự thống khổ dữ tợn như ăn thịt nhau, bị giết, trói, hành hạ v.v...

Loại quỉ đói bị khổ đau liên tục không dừng, không giảm do không giờ được thỏa mãn điều ham muốn. Chúng phải chịu đựng sự sợ hãi, đói, khát, lạnh, nóng và mệt ngất.

Có những kẻ quá đói mà không thể ăn dù một miếng đồ ăn thừa và dơ bẩn vì chúng có cái miệng nhỏ như lỗ kim mà bụng thì lớn như trái núi.

Có những kẻ thân thể trần truồng với chỉ da và xương như phần ngọn của cây thốt nốt khô. Có những kẻ vào ban đêm, từ miệng phóng ra những ngọn lửa, cố nuốt những thức ăn là cát cháy đỏ lọt vào trong miệng.

Có những kẻ đối với những thức ăn dơ nhớp như máu, mủ, phân... cũng không thể kiếm được, chúng đánh đánh vào mặt nhau, ăn mủ từ những bứu cổ sinh ra từ cổ củ chính mình.

Với những kẻ đó, mặt trăng cũng gây nóng như trong nắng hạ, mặt trời cũng gây lạnh của mùa đông. Khi nhìn lên cây, họ thấy cây không có trái, khi nhìn những giòng sông, họ thấy nước sông khô cạn.

Chị sự khổ đau không dứt nhưng bị những nghiệp do những hành vi xấu trói chặc, có những kẻ không chết được cho dù năm ngàn hay mười ngàn năm.

Đức Phật dạy: "Dù những sự chịu khổ của càc loài quỷ đói khác nhau, chúng chỉ là một, nguyên nhân là keo kiệt, bỏn xẻn và đê tiện."

Lại nữa, những vui thú ở những cõi trời to lón bao nhiêu thì sự đau khổ của cái chết và sự chuyển thân lại càng lớn lao. Do đó những bậc trượng phu không nên mong muốn sinh vào cõi trời vì nó cũng sẽ có ngày chấm dứt.

Khi sắp hết phước cõi trời, tướng mạo trở nên xấu xí, không muốn ngồi yên, hoa trang sức tàn héo, áo quần dơ dáy, mổ hôi xuất ra, những điều chưa từng xảy ra đối với họ. Đó là năm triệu chứng báo hiệu cái chết ở cõi trời.

Nếu không còn phước khi chuyển thân từ cõi trời, họ có thể sẽ tái sinh trong lòai thú, quỷ đói hay vào địa ngục.

Còn trong thế giới bán thiên, tâm trí các vị a tu la, vì nghiệp lực ngăn che, luôn luôn đau khổ vì lòng ganh tị tự nhiên đối với các vị trời.

Do đó sanh là là bất hạnh, dù sanh vào cõi trời, loài người hay địa ngục, quỷ đói hoặc thú vật. Do đó quán xét rằng sanh là điều không lành mạnh.

(III) QUÁN SÁT TÍNH CHẤT CHÂN THIỆN CỦA NIẾT BÀN VÀ TU TẬP ĐỂ ĐẠT ĐẾN NIẾT BÀN

(1) Lời Khuyên Tổng Quát:

Như dập tắt ngọn lửa cháy trên áo quần hay trên đầu, hãy nỗ lực để chấm dứt sự tái sanh bằng những tu tập từ bỏ. Không có hướng đến nào tốt đẹp hơn hướng đến nầy.

Hãy bằng Giới Định Huệ đạt đến Niết Bàn an nhiên thanh tịnh, không tuổi tác, không già chết, không cạn kiệt, không tùy thuộc đất, nước, gió, lửa, mặt trời, mặt trăng.

Thực hành bảy chi giác ngộ (bảy phần bồ đề): 1/ Trạch pháp (phân biệt chánh tà thật giả 2/ Tinh tiến 3/ Hỷ (vui trong pháp)4/ Khinh an (thân tam nhẹ nhàng) 5/ Niệm (nghĩ nhớ trong sạch) 6/ Định 7/ Xả (không bị nhiễm ô do bên trong và bên ngoài) là con đường tích tập công đức đưa đến Niết Bàn.

Không có định thì không có huệ và ngược lại. Người có hai đức tính nầy sẽ biến đại dương sanh tử thành một vốc nước nhỏ như nước đọng trong vũng chân bò.

Đức Phật dạy từ vô minh sanh ra hành (họat động của ý chí, tạo nghiệp), từ hành sanh ra thức (tâm thức, kết sinh thưc), thức sanh danh sắc (tâm, sinh lý của một chúng sanh), rối tiếp tục sanh lục nhập (sáu giác quan), xúc (sự giao tiếp), thọ (cảm giác thích, ghét), ái (ham muốn), thủ (bám giữ), hữu (hiện hữu), sinh (sinh ra), lão tử (già chết). Khi có sinh thì những khổ đau dồn dập kéo theo: lo buồn, bệnh, già, cầu không được, chết... Nế7 chấm dứt sanh mọi khổ đau sẽ dừng lại.

Chân lỳ về Duyên Sanh là kho tàng sâu xa quí báu của đấng Điều Ngự. Kẻ nhìn thấy đúng đắn chân lý nầy là thấy được Phật tối thắng, bậc Chánh Biến Tri.

Để có được đời sống an vui, hãy thực hành con đường Bát Chánh: Chánh Kiến (thấy đúng), Chánh Tư (suy nghĩ đúng), Chánh Ngữ (lời nói chân chánh), Chánh Nghiệp (không trái giới luật), Chánh Mạng (nghề nghiệp chân chính), Chánh Tinh Tấn (cố gắng làm việc lành, bỏ việc ác), Chánh Niệm (nhớ nghĩ chân chánh về thân, thọ, tâm, pháp), Chánh Định (không bị lôi kéo vào tà thiền).

Sanh là khổ, tham ái là nguồn gốc của khổ, con đường thoát khổ là con đường Bát Chánh. Hãy luôn luôn quán sát và thực hành Bốn Chân Lý Cao Cả (Tứ Diệu Đế.) Dù sống giữa sự giàu sang sung túc, nhở hiểu biết về Bốn Chân Lý, cũng sẽ vướt qua được những sự nhiễm ô.

Người hiẩu rõ và thể nghiệm được Chân lý không phải là những người từ trên trời xuống hoặc từ trong đất vọt ra. Trước kia họ cũng là những người bị nhiễm ô ràng buộc.

Cũng cần nói thêm rằng đức Thế Tôn đã nói rằng tâm là gốc của mọi đức hạnh do đó hãy điều phục tâm.

Những lời khuyên trên đây dù còn có thể khó thực hành đối với những vị tăng sống đơn độc. Tuy nhiện hãy cố gắng để làm cho cuộc sống có ý nghĩa bằng những tu tập đã đề cập.

(2) Khuyên Phát Nguyện Đại Thừa:

Vui theo công đức của tất cả chúng sanh và hồi hướng tất cả công đức của thân miếng ý với mục đích đạt đến quả Phật, và điều phục được thân và tâm. Nhờ cống đức đó sẽ được tái sanh vô số lần trong cõi trời và người.

Hãy sinh ra như Bồ Tát Quán Thế Âm, bằng đức hạnh, cứu giúp những kẻ khốn khổ, phá tan những sự khổ về bịnh, già, tham và sân. Hãy như đức A Di Đà an tru vô lượng kiếp để cứu giúp chúng sanh.

Từ trí tuệ, giới hạnh và bố thí, chiến thắng dục lạc cõi trời và cõi người, đạt được quyền năng tối thượng, dập tắt nỗi sợ hãi và sự chết của vô số chúng sanh, danh tiếng được lan truyền khắp cõi trời và cõi người. Bây giờ hãy đạt đến cảnh giới không sợ, không già, an tịnh, chỉ là danh và siêu xuất.

(Hết)

18,687

Con Đường Dẫn Đến Niềm Vui - Yongey Mingyur Rinpoche

Ở mỗi phút giây, chúng ta có thể lựa chọn bị cuốn theo dòng niệm tưởng củng cố sự nhận thức rằng chúng ta là yếu đuối và giới hạn, hoặc chúng ta có thể

19,895
Vấn Đáp Cơ Bản về Sự Buông Bỏ, Bất Bạo Động và Lòng Bi Mẫn

Alexander Berzin, Singapore 10 tháng Tám, 1988Trích đoạn đã được duyệt lại từBerzin, Alexander and Chodron, Thubten.Glimpse of Reality.Singapore: Amitabha Buddhist Centre, 1999.Hỏi: Sự buông bỏ (detachment) có nghĩa là gì?Đáp: Chữ

1,285
THIỀN SƯ PHILIP KAPLEAU - BA TRỤ THIỀN

Những Bức thư Ngộ của Yaeko Iwasaki gửi Lão sư Đại Vân và những Lời bình của Ông (tiếp theo).📩 CHỨNG ĐẠT TÂM KHÔNG THỐI LUI của PHỔ HIỀN,27 tháng 12Lão sư

845
CỐT LÕI CỦA BẢN NGÃ - Eckhart Tolle

CỐT LÕI CỦA BẢN NGÃHầu hết mọi người thường sai lầm khi tự đồng nhất họ một cách hoàn toàn với cái tiếng nói vang vang ở trong đầu họ (xxxvi) -

602
Tìm Hiểu Giáo Nghĩa Của Tịnh Độ Chân Tông Nhật Bản - Cư sĩ. Định Huệ (dịch)

Hệ thống giáo nghĩa Chân Tông được kiến lập qua tác phẩm chủ yếu của ngài Thân Loan (1173-1262) là Giáo Hành Tín Chứng (Đại Chánh Tạng tập 83). Các trứ tác

876
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,336
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,755
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,666
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,437
Chùa Việt
Sách Đọc