Bài Viết (701)


NHỮNG CHỮ VÀNG của Garab Dorje - Dza Patrul Rinpoche Bình Giảng

920

I_ Đưa Vào Trực Tiếp

Phần một xem xét điểm thiết yếu thứ nhất, cái thấy hiểu được tượng trưng bằng đạo sư Longchenpa, tương ứng với tuyên bố thứ nhất của Garab Dorje: "sự đưa vào trực tiếp". Giáo huấn trong Dzogchen thường bắt đầu với một sự đưa vào, một giới thiệu trực tiếp như vậy.

Sự đi vào hệ thống Kinh, con đường của từ bỏ, được đánh dấu bằng việc thọ những lời nguyện ngăn cấm cách cư xử tiêu cực, đặc biệt là những hành động làm hại và tổn thương với những người khác. Sự đi vào hệ thống Tantra, con đường của chuyển hóa, được đánh dấu bằng việc nhận quán đảnh. Tuy nhiên, sự đi vào Dzogchen là bằng cách đưa vào trực tiếp. Nhờ đưa vào trực tiếp người ta có thể hiểu được thật nghĩa của quán đảnh nhập môn, nó không chỉ là một loại lễ nghi. Thật ra quán đảnh nhập môn là một trao truyền. Trong hệ thống Tantra, quán đảnh bắt đầu ở cấp độ Kriya Tantra và dần dần trở nên tỉ mỉ hơn về mặt lễ nghi với những Tantra Cao Hơn. Trong những Tantra Anuttara, chúng ta tìm thấy phương pháp bốn quán đảnh. Do nhận quán đảnh cái bình, chúng ta được quyền thực hành sự quán tưởng bổn tôn; do nhận quán đảnh bí mật, chúng ta được quyền thực hành yoga về kinh mạch và những khí năng lực; và do nhận quán đảnh trí huệ, chúng ta được quyền thực hành tiến trình hoàn thiện. Trong quán đảnh thứ tư, sẽ không có lễ nghi nào, mà chỉ có một ít giải thích bằng lời; và vì lí do này nó được biết là quán đảnh lời nói. Trong hệ thống Nyingma, quán đảnh thứ tư này được thực hiện bởi đạo sư quán đảnh hay Vajracharya. Vị này tự đưa mình vào trạng thái tham thiền (trao truyền trực tiếp), sử dụng một số vật tương trưng (trao truyền tượng trưng), và rồi ban cho một giải thích trong vài lời (trao truyền bằng lời). Như thế, ba loại trao truyền này xảy ra đồng thời. Theo Anuttara Tantra, quán đảnh lời nói này cho chúng ta quyền thực hành Đại Ấn; nhưng như đã chỉ ra ở trên, trạng thái tối hậu vượt khỏi sự chuyển hóa trong Mahayoga Tantra và Anuyoga Tantra đại diện cho hệ thống Tantra, con đường của chuyển hóa. Trong tự thân Dzogchen không có quán đảnh nghi lễ chính thức nào được đòi hỏi để đi vào thực hành. Nhưng cái tiên quyết tuyệt đối cho sự thực hành Dzogchen là sự đưa vào trực tiếp Trạng Thái Bổn Nguyên.

Tác giả tiếp tục giải thích rộng phương pháp thực hành cái thấy hiểu. Chúng ta đã được trực tiếp đưa vào trạng thái tham thiền và rồi, qua thực hành thường xuyên, chúng ta sẽ đi vào một kinh nghiệm trực tiếp về trạng thái đó. Nhờ thế chúng ta sẽ tiếp tục khai triển một thấu hiểu đích thực về Rigpa, tánh Giác nội tại tức thời, nó là trí huệ tìm thấy trong trạng thái tham thiền.

II_Đi vào Kinh, Tantra và Dzogchen

Nói chung, trong hệ thống Kinh, cũng được biết là Tướng thừa (Lakshanayana), thừa của những đặc trưng nhất định, cái thấy hiểu được thiết lập do những trích dẫn từ thẩm quyền kinh điển và do phân tích luận lý (Skt. vicara), tức là qua lý tính và suy luận. Ở đây tác giả dùng từ ngữ lung-rig để chỉ điều này, khi lung nghĩa là "kinh điển" và rig (hay rig-pa) nghĩa là "lý tính". Trong hệ thống Kinh, thông thường rig-pa chỉ có nghĩa là "thông minh", những từ ngữ đó có một cách dùng rất đặc biệt trong Dzogchen. Thế nên, hai cách dùng trong Kinh và trong Dzogchen không nên lẫn lộn. Trong hệ thống Kinh, chúng ta nói đến ba nguồn hiểu biết vững chắc (Skt. pramana):

1. Hiểu biết vững chắc từ tri giác trực tiếp (Skt. pratyaksa – pramana),

2. Hiểu biết vững chắc từ lý tính hay suy luận (Skt. anumana - pramana),

3. Hiểu biết vững chắc từ kinh điển hay thẩm quyền đáng tin cậy (Skt. agama – pramana).

Ví dụ, chúng ta được đưa vào cái thấy hiểu khi đạo sư nói, "Mọi sự là Không (sunyata)", đó là cái thấy hiểu của trường phái Trung Đạo Madhyamika, hay "Mọi sự là tâm thức, là cái thấy hiểu của trường phái Duy Tâm Thức. Ngài cũng có thể trình bày nhiều chứng cứ luận lý ủng hộ cho những luận điểm này. Nếu người ta nghe những phát biểu như thế, học chúng trong lớp hay học chúng trong sách, chắc chắn người ta được đưa vào bản tánh của thực tại ở một mức độ nào đó, nhưng nó chỉ ở trên bình diện trí thức và hoàn toàn không phải là kinh nghiệm trực tiếp. Tuy nhiên, có những phương pháp khác để giới thiệu vào bản tánh của tâm thức một cách trực tiếp hơn.

Kế đó, trong hệ thống Tantra của Kim Cương thừa Mật Chú, chúng ta thấy bốn quán đảnh (đã nói ở trên). Trong quán đảnh trí huệ, chúng ta được đưa vào một trí huệ thí dụ, hay một trí huệ bằng cách thí dụ, trong hình thức một người nữ gọi là Yogini hay Dakini. Một cách tượng trưng, sự hiện diện của ngài là hình ảnh một người đàn bà trần truồng nhảy múa với một khăn choàng màu lục phủ trên vai. Bấy giờ, dựa trên kinh nghiệm thí dụ này, trong quán đảnh thứ tư chúng ta nhận từ đạo sư một giải thích ngắn về bản tánh của tâm thức. Theo cách này, chúng ta được đưa vào một hiểu biết thực sự, nó là thật nghĩa.

Như thế, là những hành giả chúng ta dấn thân vào hệ thống Sutra bằng phân tích lý tính và bằng thẩm quyền kinh điển, và chúng ta đi vào hệ thống Tantra qua quán đảnh. Nhưng những việc ấy biểu thị những phương pháp của Kinh và Tantra mà không phải của Dzogchen. Theo hệ thống của những hành giả cấp cao, Dòng những Thành Tựu giả, và ở đây nghĩa là những cá nhân thực hành Dzogchen, cách thức thích đáng là đưa trực tiếp hành giả vào trạng thái tham thiền bằng cách trước hết làm tan biến những hoạt động tâm thức của người ta. Nếu người ta quan sát tâm thức và tìm kiếm một tư tưởng khởi lên ở đâu, dừng lại ở đâu và rồi đi đâu, dù người ta có tìm kiếm và truy nguyên đến đâu, người ta cũng không tìm thấy gì cả. Chính sự "không thể tìm thấy" sự khởi sanh, dừng trụ và tan biến của những tư tưởng là sự vĩ đại nhất của mọi tìm kiếm. Những tư tưởng không khởi sanh ở đâu, không dừng trụ ở đâu, và không đi đâu. Chúng không khởi sanh từ trong thân, cũng không phải khởi sanh ngoài thân. Chúng thực sự không có gốc rễ hay nguồn gốc nào. Như những đám mây trong bầu trời, chúng chỉ khởi sanh để lại tan biến. Những tư tưởng khởi sanh từ trạng thái tánh Không và trở lại trong trạng thái tánh Không này. Tánh Không ấy biểu thị cái tiềm năng thanh tịnh. Chúng ta chỉ cần quán sát tâm thức chúng ta để khám phá cái ấy cho chúng ta. Và tánh Không này, trạng thái tánh Không này, thật ra là cái tinh túy nhất của tâm thức.

920

BẤT LUẬN LÀ AI, HỄ NIỆM PHẬT ĐỀU VÃNG SANH - PHÁP NHIÊN THƯỢNG NHÂN (Sơ Tổ Của Tông Tịnh Độ Nhật Bản)

Nguyên - Không này như một đứa trẻ không biết đen trắng, như một người ngu không biết thị phi; chỉ lo niệm Phật tin sẽ vãng sinh.⚜️ Như nhận một món

934
MILAREPA - RECHUNGPA

Cha già của con Milarepa, taĐôi khi ngủ và trong khi ngủ ta thiền địnhVà trong khi ngủ, nơi ngủ là thiền địnhTa sử dụng những giáo huấn chuyển sự hôn mê

550
Tất cả pháp đồng ý ở một điểm - Chogyam Trungpa

Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của phái KadamNguyên tác: Training the Mind and Cultivating Loving-Kindness by Chošgyam Trungpa Nhà xuất bản Shambhala, 1993Việt dịch: Trùng Hưng -Nhà xuất bản Thiện Tri

17,407
DUYÊN SANH VÀ TÁNH KHÔNG

DUYÊN SANH VÀ TÁNH KHÔNGNguyễn Thế Đăng  Nhiều người , do chỉ nhìn sơ lược bên ngoài, nói đạo Phật là “sắc sắc không không” một cách mơ hồ. Điều này dễ

20,298
Bốn Cấp Bậc của Yoga (Bốn Thứ Bậc Thiền Định Để Thấy Và Sống Trong Tự Tánh) - Karma Chagmé với bình giảng của Gyatrul Rinpoche - Việt dich: Thiện Tri Thức

Phù hợp với những kinh, những tantra và những lời dạy của những thành tựu giả, tôi sẽ giải thích tiến bộ như thế nào dọc theo những địa và những con

1,028
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc