Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (17)


Xem mục lục

 

Lời tựa

          « Ngài có thể cho chúng tôi biết về số mạng ngoại hạng của ngài ? ». Một nhà báo hỏi đức Dalai Lama, nhân dịp ngài đến Lérab Ling ngày 17 tháng 9 năm 2000 vào buổi sáng. Đức ngài quay về nhà báo và đáp : « Tất cả mọi người đều có một số mạng ngoại hạng. Những biến cố đều gây cho chúng ta niềm vui và nổi buồn theo những giây phút. Nhưng những thăng trầm này là thành phần của cuộc sống cho mỗi người. Tôi nghĩ rằng điều quan trọng nhất trong cuộc sống là thực hiện điều gì đó có lợi cho người khác. Những gì chúng ta cần thiết trên hết là phát triển thái độ nhân từ. Chính nó thật sự mang ý nghĩa cho cuộc sống. Sự việc đựợc nhận biết như Dalai Lama cho phép tôi có những cơ hội đa dạng thực hiện một chút điều tốt quanh mình. Vì đây là con đường tôi thử theo đuổi hết lòng khi có thể » .

           Với những lời này, đức Dalai Lama tóm lược thông điệp lòng từ và lòng nhân ái từ đó thế giới đã nhận ra ngài đã đóng một vai trò quan trọng suốt cuộc viếng thăm ở Languedoc - Rousillon vào tháng 9 năm 2000 miền Nam nước Pháp. Đây là lần thứ mười bảy đức ngài đến Pháp. Năm trước chuyến viếng thăm của ngài đã cho thấy ba biến cố rất khác biệt. Chứng tỏ một cách hiển nhiên sự phát triển rộng của hành động nhân ái ngài trên thế giới.

            Lần đầu tiên, vào năm 1999 phát hành tác phẩm Minh Triết Xưa - Thế Giới Tân Tiến. Đức Dalai Lama đã cô đọng 60 năm học hỏi và thực hành Phật học với một quan kiến không tôn giáo. Nhưng dù vậy,  vẫn chứa đựng thuần bản chất tâm linh dành cho những cá nhân đến xã hội và đặt nền tảng trên tập huấn tâm thức. Ngài gọi đây là một cách mạng tâm linh và đạo đức : « Vấn đề này hoàn toàn tái định hướng về sự bận rộn của chúng ta. Một sự bình thường quá chật hẹp đặt trên chính mình. Giờ đây quay trở về cộng đồng rộng rải hơn đối với mọi chúng sinh mà chúng ta đều liên quan ». Minh Triết Xưa - Thế Giới Tân Tiến là kim chỉ nam bỏ túi dành cho sự trường tồn của nhân loại. Nó cần được dịch một cách nghiêm túc và sáng tạo và là một chương trình đào tạo và giáo dục cụ thể .

            Biến cố thứ hai xảy ra vào tháng 3 năm 2002. Khi đức ngài có mặt với một nhóm khoa học về thần kinh học, tâm lý gia, triết gia và những hành giả Phật học trong hội thảo hàng năm lần thứ XII tổ chức ở Dharamashala Ấn độ, bởi học viện Tâm Thức Và Cuộc Sống. Những cuộc gặp gở cách mạng họp thành sự hợp tác sâu sắc và quan trọng nhất chưa từng xảy ra giữa Phật học và khoa học. Sự gặp gở vào năm 2000 nói về những cảm xúc có hại và dẫn đến một số vấn đề được khởi xướng những tác động và những ứng dụng của giáo huấn thiền định. Vấn đề này có một tầm vóc đáng kể.

            Những trải nghiệm dẫn đến năm tiếp ở Madison bang Wisconsin Hoa kỳ. Với những hành giả Phật học Tây tạng đầy trải nghiệm. Nghiên cứu về tác dụng những thực hành thiền định với những chức năng thuộc não bộ đã lôi kéo sự chú ý không chỉ giới báo chí thế giới mà ngay cả những công bố khoa học nổi tiến. Nhiều người bắt bắt đầu công nhận rộng rãi hơn về giá trị của kỹ thuật thiền định và lòng từ và phát sinh những tiếng dội rộng lớn .

            Xung động từ cuộc hội thảo quyết định năm 2000 đã được theo đuổi. Vì vào năm 2005, đức Dalai Lama lên tiếng với Hội đồng Khoa học não bộ ở Washington. Năm tiếp theo phát hành quyển Tất Cả Vũ Trụ Trong Một Nguyên Tử: Khoa Học Và Phật Học - Một Lời Mời Giao Lưu. Trong đó ngài diễn tả cuộc gặp gở giữa khoa học và tâm linh học như thông điệp của « Tiềm năng đáng kể hỗ trợ để có thể mang lại cho nhân loại những thách thức đang chờ đợi ».

            Cuối cùng, sau khi đến Ba lan, Đức, Na Uy,  Đan mạch và Thụy điển vào mùa hè năm 2000, Đức Dalai Lama đến Hoa kỳ trong chuyến công du hải ngoại cuối cùng trước cuộc lưu lại ở Pháp vào tháng chín . Ngài tham gia đại lễ hội Folklife - Văn Hóa Tây Tạng Ngoài Xứ Tuyết ở Washington, ngày 2 tháng 7. Trước khán đài với mười lăm ngàn người tụ họp ở National Mall, ngài dành một giờ cho một bài biện hộ cho những giá trị đạo đức, những phẩm chất nhân loại nền tảng và sự quan tâm đến người khác: « Tôi nghĩ; trong thời đại chúng ta thật cần thiết phải  khuyến khích những giá trị nhân loại nền tảng. Không có nó, sự phát triển vật chất sẽ hoàn toàn bị lãng quên. Những vấn đề nhân loại phải đối diện sẽ gia tăng » .

            Nhưng điều in sâu trong tâm thức phần đông cử tọa là những lời không thỏa mãn về những thiệt hại đã tạo ra cho môi trường; bởi những quốc gia giàu có nhất và những quốc gia bắt chước lối sống Hoa kỳ - Mô hình giàu có và xã hội tiêu thụ. Ngài cảnh báo nguy cơ thế giới về lâu dài với những bất đồng kinh tế và xã hội ở trình độ đương thời. Ngài nói rất rõ ràng về những người nghèo ở Washington . Giữa những tiếng hoan hô vang dội như thủy triều , ngài tuyên bố: « Chúng ta ở đây. Ngay thủ đô. Tại nơi đây, một quốc gia giàu nhất thế giới. Vẫn còn có trong vài tầng lớp xã hội. Nhiều người sống trong hoàn cảnh cực kỳ nghèo khó. Thật bất công và trong thực tế có nghĩa không đúng đắn.... Điều thật cần thiết là phải lắp hố sâu giữa những người giàu và người nghèo » .   

          Một công thức cách mạng dành cho một thế giới lành mạnh và hòa bình hơn . Một sự hợp tác mới lạ giữa khoa học và tâm linh . Một mối lo âu sâu sắc biểu lộ rõ ràng cho nhân loại và hành tinh. Đây là những thí dụ biểu hiện trực tiếp với thế giới theo lòng từ đức Dalai Lama trong bối cảnh ngài đi đến Pháp vào năm 2000 . 

 

Khung Cảnh Những Giáo Huấn

            Vào năm 1991, đức Dalai Lama giảng một đề tài tiếp nối những giáo huấn thường xuyên được giới thiệu ở Pháp; để tư vấn liên minh những trung tâm Phật học Tây tạng. Vào năm 2000 những trung tâm miền Vịnh sư tử gần Montpellier, miền Nam nước Pháp đón tiếp ngài. Ở Lérab Ling, chủ yếu trung tâm quốc tế Rigpa do Sogyal Rinpoché thành lập hân hạnh được tổ chức những giáo huấn của đức ngài; được Kyabjé Dilgo Khyentsé Rinpoché chọn và ban phước .

            Vào năm 1991 dành riêng cho Kyabjé Dodroupchen Rinpoché, Lérab Ling từ năm 1992 là nơi tổ chức những thất hè Rigpa. Từ ngày này, nhiều đạo sư nổi tiếng về phật học Tây tạng đã giảng dạy và những thất được tổ chức dều đặn. Tên nguyên thủy vị trí bằng tiếng Occitan ( Ngôn ngữ miền nam nước Pháp ) là: Thung Lũng Cội Nguồn. Những cánh đồng, dòng nước và những dốc rừng nằm trên bờ cao nguyên bao la Larzac thuộc công viên thiên nhiên vùng Grandes Causses.

            Vào tháng 9 năm 2000. Những tu sĩ tu viện Namgyal do Khamtrul Rinpoché và tu viện trưởng Jahdo Rinpoché điều khiển ở Lérab Ling. Sự thực hành tăng tốc nhóm trong suốt hai tuần. Thực hành nhóm ( Droupchen ) Vajrakilaya theo sự thể hiện Terma ở Lérab Ling - Tái sinh trước đây của Sogyal Rinpoché. Sự xuất hiện của đức ngài được dự tính ngài có thể chủ tọa ngày cuối Droupchen đến đỉnh cao và ban cho ngày hôm sau sự trao truyền quyền năng tương ưng cho thực hành.

            Đồng thời với hiện diện Kyabjé Trulshik Rinpoché. Đức ngài đón nhận sự trao truyền tác phẩm quan trọng của Đại đạo sư Dzogchen Longchen Rabjam ( 1308- 1364 ): Ba Bản Văn Của Sự Tiện Nghi Thoải Mái. Trong bối cảnh này, đức Dalai Lama quyết định giải thích và bình giảng một trong những văn bản của bộ ba , Đi Tìm Sự Tiện Nghi Thoải Mái Trong Thiền Định Đại Toàn Thiện, tiếng Tây tạng là: Samten Ngalso .

            Những giáo huấn Dzogchen hay Đại Toàn Thiện quí báu giữ gìn giữa truyền thống cổ xưa  hay Nyingma của Phật học Tây tạng phát xuất vào thế kỷ VIII hay IX. Thời đại Phật học được đại Đạo sư Guru Padmashambhava du nhập vào Tây tạng, vua Trisongdétsen và tu viện trưởng uyên bác Shantarakshita. Những nguồn gốc Dzogchen phát xuất từ đức Phật nguyên thủy Samantabhadra. Một gia tài sống động minh triết được trao truyền từ thầy đến trò trong một dòng không gián đoạn đến ngày nay. Người ta định nghiã Dzogchen như: Trạng thái nền tảng - Trạng thái Tỉnh thức đầy đủ là tinh túy trung tâm của tất cả chư Phật và tất cả con đường tâm linh. Dzogchen được xem như đỉnh cao của tất cả mọi giáo huấn. Thực hành cũng được xem cực kỳ sáng tỏ, hửu hiệu và thích nghi đáng nể đối với thế giới tân tiến và những nhu cầu hiện đại. Đức ngài chia xẻ những giáo huấn thành hai phần :

1- Thứ nhất :
Ngài ban lời giới thiệu những nguyên lý - chìa khóa của giáo huấn đức Phật .


2-
Thứ hai :

               Giải thích làm thế nào có thể nhận giáo huấn tận cốt lõi và thực hành.

Ngài bắt đầu bằng cách giải thích văn bản-gốc của tác phẩm: 

Tìm Thấy Sự Tiện Nghi Thoải Mái Trong Thiền Định Đại Toàn Thiện.

            Song song ngài ban cho sự truyền khẩu về tính trọn vẹn của văn bản gốc. Khi chọn lựa giảng dạy trên một văn bản của Longchenpa, đức ngài xâm nhập vào trái tim của dòng Nyingma cổ xưa và từ những giáo huấn của Dzogchen: Người Thông Suốt Mọi Việc ( omniscient ). Longchen Rabjam là một trong những Đại đạo sư toàn thiện và cũng một trong những nhà bác học Tây tạng.

            Ông đã gộp lại và tổng hợp tất cả những truyền thống Dzogchen Tây tạng. Đặt những nền tảng cho cuộc học hỏi và thực hành Dzogchen trong những văn bản ngoại hạng như: Bảy Kho Tàng, Bộ Ba Tiện Nghi Thoải Mái, Bộ Ba Tự Do Tự Nhiên và Ba Tinh Túy Bên Trong. Đại đạo sư dzogchen Patrul Rinpoché ( 1808- 1887 ), đức ngài thường tham khảo trong những giáo huấn đã nói trong văn bản của mình :

Chính vì thế ; Vị thầy thông suốt mọi sự thể hiện trong những tác phẩm tối ưu .
Trong bộ ghi đầy đủ những giáo huấn những Chiến Thắng ,
Chưa hề có bất cứ nhà hiền triết Ấn độ và Tây tạng nào ;
Đã để lại một gia tài cho thế giới như thế .

            Nyoshul Khenpo ( 1932-1999 ) nắm trọn quyền lực trên Longchenpa và những tác phẩm những học trò xem như chính Longchenpa bằng xương bằng thịt viết về ông :

 Như một vị Phật nguyên thủy thứ hai Samantabhadra. Longchenpa xuất hiện trên thế giới và ngân vang tiếng gầm sư tử ba phạm trù Dzogchen khi truyền trao những giáo huấn . . . Không tách rời những lời của Chiến Thắng, những tác phẩm của ông hợp thành một tư liệu gốc bí mật. Chỉ cần đọc cũng đủ dấy lên sự thành tựu tâm thức minh triết - Bản chất thật sự của hiện thực . 

             Longchenpa soạn Bộ Ba Tiện Nghi Thoải Mái trong ẩn thất Orgyen Dzong ở Gangri Thökar miền nam Lhassa, trung tâm Tây tạng. Nơi ông giảng và soạn một số lớn tác phẩm. Trong đó có Bảy Kho Tàng. Chính ông sắp xếp lại những văn bản thành: Bên ngoài, bên trong và bí mật và đặt Bộ Ba trong những giải thích tổng thể phạm trù bí mật.

             Ông nói : Mục tiêu để chứng tỏ làm thế nào con đường và quả của Dzogchen là: Luôn hài hòa với những thừa khác và có thể lồng chúng vào tất cả thừa. Thậm chí những thừa này không gì khác hơn những con đường sơ khởi thông tuệ dẫn đến Dzogpachenpo .

 

               Nyoshul Khenpo họp những tác phẩm của Longchenpa về Dzogchen thành ba nhóm :

1- 

Những tác phẩm đại diện sự tiếp cận uyên bác và toàn bộ của nhà bác học. Chủ yếu là : Bảy Kho Tàng Và Bộ Ba Tự Do Tự Nhiên. Nhóm này cũng chứa đựng những bình luận như cái nhìn tổng thể về Tantra Quốc Vương Sáng Tạo Vạn Năng hình thành nhánh những văn bản liên quan đến Phạm Trù Tâm Thứ . Những văn bản tương ưng với Phạm Trù Không Gian theo mô hình uyên bác. Toàn bộ bao gồm văn bản ngắn gọi là Sự Lan Rộng Bao La Của Không Gian kèm theo lời bình luận.

           2- Nhóm tương ưng với tiếp cận sâu sắc Kusuli có nghĩa: Sự tiếp cận trực tiếp của hành giả Yoga Dzogchen. Nhóm này được hợp thành ba chu kỳ Yangtik do Longchenpa thể hiện: Giọt Chủ Yếu Bí Mật Nhất Của Trái Tim Đạo Sư ( Lama Yangtik ), Giọt Chủ Yếu Bí Mật Nhất Của Dakini ( Khandro Yangtik ) và Giọt Chủ Yếu Bí Mật Và Sâu Sắc Nhất ( Zabmo Yangtik ). Những giáo huấn này tương ưng với phong cách sống cực kỳ trần trụi của hành giả Yoga hay người ẩn cư.

             3- Bao gồm những giáo huấn hợp thành chỗ dựa của sự tiếp cận toàn bộ nhà bác học như sự tiếp cận sâu sắc của những hành giả Yoga. Đây là những giáo huấn của Longchenpa trên con đường tiệm tiến hay Lamrim. Nổi tiếng nhất là Bộ Ba Tiện Nghi Thoải Mái bao gồm: Đi Tìm Sự Tiện Nghi Thoải Mái Trong Bản Chất Tâm Thức ( Semnyi Ngalso ), Đi Tìm Tiện Nghi Thoải Mái Qua Thiền Định ( Samten Ngalso ), Đi Tìm Tiện Nghi Thoải Mái Qua Sự Thành Tựu Cá Tính Huyển Ảo Những Hiện Tượng ( Gyuma Ngalso ).

               Longchenpa giải thích sự tiếp nối này trong Bộ Ba Tiện Nghi Và Thoải Mái:

              Khi chúng ta dấn thân vào con đường. Điều quan trọng: Thiết lập ngay từ đầu căn bản tốt về Pháp. Vì thế mười ba chương trong Đi Tìm Tiện Nghi Thoải Mái Trong Bản Chất Tâm Thức. Cống hiến giải thích soạn thảo những nền tảng quan kiến chuyển hóa hai đối cực. Bắt đầu bằng việc khó khăn khi đi tìm tự do và tài nguyên. Chúng giải thích khía cạnh của những giai đoạn của con đường và quả .

              Khi đã hiểu căn bản. Chúng ta có thể dấn thân vào con đường thiền định và bốn chương Đi Tìm Tiện Nghi Thoải Mái Qua Thiền Định; cống hiến sự giải thích tiệm tiến những nơi chốn thích hợp cho thiền định. Những phẩm chất cần có cho thực hành, những kỹ thuật ứng dụng và những dạng thức tập trung có thể có được .

            Trong khi thực hành con đường. Điều quan trọng là: Đón nhận những thực hành không bám chấp và không chạy theo những hiện tượng. Như thế, chúng ta sẽ tìm ra như sự hỗ trợ trình bày sáng sủa và chi tiết những giai đoạn hành động trong tám chương trong Đi Tìm Tiện Nghi Và Thoải Mái Qua Sự Thành Tựu Cá Tính Huyển Ảo Những Hiện Tượng. Những chương này, thể hiện cặn kẻ và thật chính xác làm thế nào nhận ra những hiện tượng và sống với chúng như tám ẩn dụ của huyển ảo.

            Khi ngài giảng về Dzogchen ở Tây phương. Đức Dalai Lama thường nhắc lại những tác phẩm của Longchenpa. Những giáo huấn ngài đã giảng ở San José bang California vào năm 1989 dựa trên nhánh của Kho Tàng Quí Báu Dharmadatu. Khi ngài đến tu viện Dzogchen miền Nam Ấn độ vào tháng 12 năm 2000 do lời mời của đức Dzogchen Rinpoché VII. Hai văn bản ngài đã trao truyền và ngài đã giảng không gì khác hơn là: Đi Tìm Tiện Nghi Thoải Mái Trong Bản Chất Tâm Thức và Đi Tìm Tiện Nghi Thoải Mái Qua Thiền Định .

 

Sự Diễn Tiến Của Giáo Huấn

               Năm ngày giáo huấn của  Đức Dalai lama gọi là : Con Đường Tỉnh Thức, xảy ra ở Lérab Ling vị trí đặt tên Lérab Gar. Để giảng dạy, người ta đã dựng chiếc lều khổng lồ bao quanh những lều khác để làm dịch vụ ăn uống, trung tâm thông tin và nơi phát hành sách, triển lãm về lịch sử Rigpa, báo chí và nhiều dịch vụ khác. Có trên mười ngàn người đến nghe giáo huấn. 70 % đến từ Pháp và từ 21 quốc gia khác nhau. Trong số đó có một trăm Lama và Guéshé đến từ tu viện Namgyal, Gomang và Gyutö. Hai trăm nữ và nam tu sĩ Tây phương và khoảng một trăm người bạn của đức ngài và của Tây tạng. Đồng thời mời khoảng hai ngàn người ở những khu làng kế cận đến tham dự vào ngày giáo huấn. Trong bài diễn văn chào mừng, Sogyal Rinpoché giao lưu với đức ngài đại diện tình cảm của cử tọa:

            Ở đây nước Pháp, chúng tôi biết bạn cảm thấy như tại nhà và được bao quanh bởi bạn bè. Nước Pháp là một quốc gia mà Giáo pháp và thông điệp chửa bệnh đã được tiếp xúc sâu đậm. Nên đã mở rộng đôi tay với Tây tạng và những người Tây tạng. Nhiều người đến từ khắp nơi họp lại đây. Vì hiểu ngài là một trong những đại bác học và học giả Phật học thời nay. Họ nhận ra đón nhận những giáo huấn từ ngài là một cơ hội duy nhất. Chúng tôi vui mừng những giáo huấn này đã xảy ra vào năm nay là năm sinh nhật thứ 60 ngày tại chức của ngài. Hơn thế nữa, năm của thiên niên kỷ mới . Như để nhắc nhở tầm quan trọng của ngài đối với thế giới, với nhân loại và tương lai .

           Để bắt đầu, đức ngài xin lỗi quần chúng về sự đến trễ do điều kiện thời tiết bất bình thường: « Chúng ta bắt đầu hơi trễ vào ngày đầu giáo huấn. Vì đủ mọi phiền phức do thời tiết gây ra ». Ngài tuyên bố: « Bạn hình như có vài vấn đề . Tôi hình như có vẻ được đặt ở chỗ tốt. Nhưng trời không nóng lắm trên diễn đàn thế này » .

            Thật ra, một cơn bảo tàn khốc đã đến nam duyên hải nước Pháp từ chiều ngày hôm trước. Tạo những trận lụt và tàn phá nghiêm trọng ở Montpellier. Một cơn mưa lớn đã đánh bạt và một cơn gió dữ dội đánh ngã những chiếc lều nhỏ. Lều chính bị ngập và biến phần lớn khu đất thành vũng bùn. Nhưng khán giả vẫn quả quyết đến tận nơi giáo huấn bắt đầu được một giờ trễ hơn dự tính.

          Ngài nhận xét sơ khởi về những giáo huấn. Và nói về mục tiêu chung của những tôn giáo khác biệt. Điều quan trọng là: Bảo đảm truyền thống tôn giáo. Nhưng vẫn học hỏi thông điệp của tín ngưỡng khác. Như thế , chúng ta sẽ đạt được hạnh phúc. Sau đó, ngài nói về sự lâu dài của việc chuyển hóa cá nhân. Sự thông tuệ và lý trí con người. Cũng như tầm quan trọng của lòng nhân và tình thương.

          Thỉnh thoảng, trong suốt quá trình giáo huấn. Ngài giới thiệu một nhận xét cá nhân và kể lại một giai thoại. Nhưng vẫn giới thiệu khéo léo những nguyên lý nền tảng về giáo huấn đức Phật cho tất cả cử tọa thấu suốt. Như thế, ngài giải thích về: Tứ diệu đế, tính tương thuộc, những sự thật tương đối và tuyệt đối, tánh không,  bản chất rõ biết, tính liên tục của tâm thức và vật chất, những cảm xúc quấy nhiễu và tỉnh thức. Tất cả đã hình thành phần đầu quyển sách: Những Nguyên Lý - Chìa Khóa Giáo Huấn Của Đức Phật.

         Ngày thứ ba, đức ngài bắt đầu bình luận tác phẩm của Longchen Rabjam tựa là: Đi Tìm Tiện Nghi Thoải Mái Trong Thiền Định Đại Toàn Thiện. Giáo huấn này hợp thành phần hai của quyển sách. Khởi đầu nói đến những trường phái Phật học Tây tạng, trước khi nhắc lại những nhà đại bác học và những vị thầy thành tựu truyền thống Nnyingma. Sau đó, ngài giới thiệu những gì Đại Toàn Thiện nhất quán đối với những thừa khác. Sau đó giải thích sự khác biệt giữa tâm thức bình thường và sự hiện diện thuần khiết của Rigpa theo chủ đề của Dalai Lama V.

 

           Văn bản Longchenpa chia thành ba phần:

1- Nơi thuận tiện phát triển thiền định .

2- Người thực hành hay hành giả .

3- Giáo Pháp thực hành .

 

            Đức Ngài bình luận chi tiết hai phần đầu. Nhân tiện, ngài nói về sự từ khước, phương cách theo đuổi vị thầy tâm linh bằng cách: Vượt qua và chuyển hóa những cảm xúc tiêu cực, sự tập trung  rõ biết, những quan kiến khác biệt về vô ngã, giận dữ và tâm kiên nhẫn, về vô thường và cái chết. Sau đó ngài tiếp đến phần thứ ba gồm có thực hành chủ yếu và bốn dạng khai tâm:

(1) Sự từ khước .

(2) Lòng từ và Bồ đề tâm .

(3) Quan kiến thuần khiết .

(4) Guru yoga .

            Ngày hôm sau. Về sơ khởi bồ đề tâm, đức Dalai Lama ban giáo huấn về lòng từ và Bồ đề tâm. Tất cả đặc biệt sôi động. Với tư cách cá nhân ngài nói về giá trị và lợi ích của Bồ đề tâm và đã bật khóc trong vài phút. Sau đó ngài nói về thệ nguyện Bồ tát đạo. Nhân buổi lễ thật đẹp đặt nền tảng trên Những Giai Đoạn Bồ Tát Đạo của Asanga. Suốt một loạt những câu hỏi và đáp giữa thầy và trò là thành phần của buổi lễ. Đức Dalai Lama; đột nhiên thể hiện nét khôi hài nhẹ nhàng khi ứng khẩu những lời đáp cho cử tọa. Một lối châm biếm nhẹ nhàng thể hiện một chút sự thật .

          Trong buổi lễ thệ nguyện Bồ tát đạo, cái bàn và ngai vị của đức Dalai Lama kết đầy hoa huệ trắng và vàng. Sau khi tuyên bố thệ nguyện, đức Dalai Lama đứng dậy và cầm những cành hoa ném về mọi hướng để cúng dường những chư Phật và Bồ tát. Cầu xin mỗi người hiện diện tự sẽ đảm bảo thệ nguyện. Không còn ngu xuẩn như thông thường và mong mõi mãnh liệt đạt đến trạng thái Phật vì lợi ích của mình và tha nhân. Buổi chiều cùng ngày, trước ánh sáng giáo huấn hai sơ khởi cuối: 

1- Quan kiến thuần khiết .

2- Guru yoga .

             Đức ngài tuyên bố trao truyền quyền năng của Padmashambhava và Tám hóa thân, Sadhana tâm thức. Kết hợp tất cả những tinh túy bí mật nhất. Rút ra từ những quan kiến thuần khiết của Đức Đại Dalai Lama V ( 1617- 1682 ); ngài ban ở Paris vào năm 1982 và ở San José năm 1989. Những giáo huấn Dzogchen và Rigpa theo lời yêu cầu. Nhân dịp, đức ngài nói về đức Dalai Lama V và những quan kiến thuần khiết: Đánh Dấu Bí Mật. Như đã liệt kê trong trao truyền quyền năng. Tám Hóa thân của Guru Rinpoché hay Pema Tötreng là:

1- Vidyadhara Padmakara ; Sinh từ hoa sen .
2- Padmashambhava ; Tỳ kheo .
3- Loden Choksé ; Nhà bác học .
4- Padma Gyalpo ; Người tuyệt vời .
5- Nyima Özer ; Hành giả Yoga .
6- Shakya Sengué ; Lãnh chúa tỉnh thức .
7- Sengué Dradok ; Người phẫn nộ .
8- Dorjé Drolo ; Sự nhân cách hóa Trí Huệ Điên .

            Vào năm 2004, ở Dharamsala. Đức ngài giải thích tầm quan trọng biết to lớn vô hạn khi gợi nhớ và cầu nguyện Guru Rinpoché. Ngài nói về sự gợi hứng độc nhất đức Dalai Lama thứ V rút ra từ Guru Padmashambhava:

         Guru quí báu Padmashambhava - Lopön Rinpoché. Ngài không chỉ sẵn có những phẩm chất chân thật. Một đại hướng dẫn viên tâm linh đầy hiểu biết với lòng từ và khả năng bất tận. Ngài cũng là một đại đạo sư sẵn quyền năng tuyệt diệu. Phần đông những đại hình tướng tâm linh hay thế tục của lịch sử Tây tạng đều nằm dưới sự bảo vệ từ bi của đại đạo sư Padmashambhava và đã nhận ân sủng của ngài  .

          Như đức Dalai Lama thứ V chẳng hạn, đã biểu lộ mối quan hệ hoàn toàn và duy nhất với Guru Rinpoché. Và hiển nhiên, đức Dalai Lama XII chính ngài cũng thỏa mãn việc chỉ có mối quan hệ duy nhất với vị thầy quí báu.

         Khi trao nghi lễ truyền quyền năng chấm dứt. Đức Dalai Lama dựa vào văn bản: Đi Tìm Tiện Nghi Thoải Mái Trong Thiền Định Đại toàn Thiện và bắt đầu thực hành chính của phần ba: Giáo pháp thực hành. Sau đó, ngài dạy về Đại Toàn Thiện - Ánh Sáng Sáng Tỏ Và Bản Chất Tối Ưu Của Tâm Thức.

           Để thực hiện, ngài trình bày hai sự thật cao cấp và định nghĩa Ánh Sáng Sáng Tỏ như đặc tính sâu sắc chung của Yogatantra cao cấp và Dzogchen. Sáng tỏ vị trí của thiền định phân tích như vị trí của quan kiến Con Đường Trung Đạo. Nhân thể đức Dalai Lama thuật lại những trích đoạn trong Bảy Kho Tàng của Longchen Rabjam. Đồng thời dựa vào chỉ thị của đức Dodroupchen III - Jigmé Tenpé Nyima ( 1865- 1926 ). Những văn bản ông thường biểu lộ sự thán phục sâu xa và thuật lại chúng không ngừng khi ngài giảng về Dzogchen.

          Dodrouchen Jigmé Tenpé Nyima, có những vị thầy là những nhân vật được xem là khá huyền thoại như Patrul Rinpoché và Jamyang Khyentsé Wangpo. Đó là những vị thầy nổi tiếng nhất của truyền thống Nyingma đầu thế kỷ XX. Khi trình bày sự lãnh hội tương hợp hiện hữu giữa Yogatantra cao cấp và Dzogchen. Đức Dalai Lama viết: « Đọc Dodroupchen là để khẳng định ấn tượng và xác minh trực giác của tôi có nền tảng » .

          Buổi sáng ngày cuối của giáo huấn. Kyabjé Trulshik hướng dẫn mọi người hiện diện vào nghi lễ trường thọ cho đức ngài. Vấn đề này đặc biệt có ý nghĩa. Vì Kyabjé Trulshik Rinpoché đều thực hiện mỗi năm một lần nhập thất cho sự trường thọ của đức ngài ở Népal trong hang Maratika. Nơi Padmashambhava đạt đến giai đoạn Vidyadhara bất tử.

          Người ta sử dụng nghi lễ gọi là Chiếc Bình Cam Lồ Bất Tử Tuyệt Diệu gồm những văn bản do Trulshik Rinpoché tập họp. Bao gồm những trích đoạn thực hành trường thọ gọi là Ánh Sáng Bất Tử ( Thể hiện Terma của truyền thống những Terma miền Bắc ). Ghép vào một phần những quan kiến thuần khiết của Lhatsün Namkha Jigmé ( Hóa thân có được trong mộng do Mingling Terchen Gyurmé Dorjé . Mặt khác, những thị hiện của đức Đại Dalai Lama V gọi là: Sangwa Gyachen.

           Chính Đức Ngài đã chọn cho và được những tu sĩ Namgyal thực hiện lần đầu tiên ở Tây phương. Với sự chuẩn bị thật chu đáo, nghiêm túc và chính xác như ở Dharamshala. Hai khía cạnh đặc biệt được nhận ra: Chiều sâu quan hệ và lòng thành kính hỗ tương. Kết hợp Trulshik Rinpoché với đức ngài và không khí trọn vẹn đầy đủ tỏa ra từ sự hiện diện kết hợp đức ngài với Trulshik Rinpoché, những tu sĩ Namgyal, những người thân cận của đức ngài ở Dharamshala, những người ủng hộ cho Tây tạng và toàn thể cử tọa . . . Nghi lễ trường thọ thực hiện ở Tây phương độc nhất nhân dịp sinh nhật lần thứ 60 ngày tại chức của đức ngài với tầm quan trọng của nghi thức.

             Sau khi biết được vài người vừa mới đến. Đức ngài tóm lược đến nơi đến chốn những giáo huấn vừa cho: Đề cập đến những chủ đề như: Hạnh phúc, đau khổ, sự thấu suốt tính tương thuộc, lòng nhân ái,  tình thương, tinh túy tôn giáo, quan kiến giáo huấn đức Phật, hạnh kiểm liên quan, sự thận trọng trên con đường tâm linh và nhu cầu bảo tồn sự chân chính.

              Đức Dalai Lama tiếp tục khai triển giáo huấn về Dzogchen: Làm sáng tỏ về minh triết Rigpa. Trình bày bản chất tâm thức, quan kiến Dzogchen, tinh túy, bản chất và lòng từ. Cũng như nhiều điểm mốc của thực hành Dzogchen. Ngài đọc vài trích đoạn rút từ những tác phẩm của Dodroupchen Jigmé Tenpé Nyima. Một đoạn những văn bản của Tulkou Tsullo hay Tsultrim Zangpo ( 1884-1957 ) - Môn đồ của Dodroupchen và Tretön Sogyal Lérab Lingpa.

             Sau đó, ngài giảng cho những giáo sư chủ nhiệm ở Lérab Ling làm thế nào cụ thể hóa vào thực hành tính không thiên vị của tiếp cận Rimé. Đức Dalai Lama nói đến Tulkou Tsullo: Theo trải nghiệm tôi, khi đọc một bản văn do Đại đạo sư Nyingma không biết thuật ngữ những truyền thống khác. Điều này tạo cho tôi sự lầm lẫn. Nếu tôi đọc một Lama thuần Guéloug chỉ biết truyền thống Guéloug duy nhất. Điều này không thể giúp tôi phát triển sự lãnh hội tốt về những truyền thống khác.

           Dù vậy, như tôi đã nói trước đây: Vẫn hiện hữu vài đạo sư đáng kể như Dodroupchen Jigmé Tenpé Nyima. Nhất là môn đồ của ông - Tsullo đã được đào tạo từ Nyingma nhưng cũng nắm vững truyền thống Guéloug. Nắm vững cách Lama Tsongkhapa trình bày những sự việc và thuật ngữ sử dụng. Tsullo thường thực hiện những tiếp cận trong những văn bản của mình.

         Một tác giả khác đã nắm vững những truyền thống khác biệt. Tôi vừa nhận một tác phẫm của Nyengön Tulkou Soungrap vừa gởi từ Tạy tạng. Vị Lama trong truyền thống Guéloug. Đồng thời cũng nhận những giáo huấn của Tertön Sogyal Rinpoché và của những Lama Nyingma khác. Nhờ vào trải nghiệm chân chính. Ông đã được sự tôn kính sâu sắc và sự gưỡng mộ chân thành về truyền thống Dzogchen. Trong tác phẩm. Ông đã thực hiện những so sánh và điều này giúp những sự kiện được sáng tỏ hơn.

          Thử nghĩ những người đã nắm những giáo huấn Nyingma, Dzogchen. Đặc biệt là Trekchö nghiên cứu dạng giải thích về Tỷ giảo. Nếu giải thích về tánh không hay ánh sáng sáng tỏ trong những tác phẩm của Lama Tsongkhapa. Họ có thể thực hiện quan hệ giữa hai tiếp cận và đặt chúng vào sự tương quan.

         Khi những thực tập sinh có tầm nhìn đầy đủ hơn. Nếu nhận những giáo huấn từ một nhà uyên bác Guéloug. Họ sẽ có những yếu tố cần thiết để thấu suốt. Sau đó, họ cũng có thể nhận ra nhiều giải thích hơn về chủ đề chẳng hạn như: Tính Bất Phân Ly Giữa Luân Hồi Và Niết Bàn  từ Lama Guéloug hay Lama Sakya. Dù những Lama này có thể không biết tất cả những truyền thống.

          Nhưng ít ra thực tập sinh sẽ có được một vài căn bản. Như vậy, sự hiểu biết của thực tập sinh có thể trưởng thành nhờ vào những vị thầy khác nhau. Theo tôi, đây là cách phát sinh của những hành giả chân chính Rimé.

         Đức ngài kết thúc những giáo huấn dựa vào sự truyền khẩu phần còn lại của thực hành chủ yếu về: Đi Tìm Tiện Nghi Thoải Mái Trong Thiền Định Đại Toàn Thiện và đến những thực hành cuối cùng văn bản. Suốt năm ngày, đức Dalai Lama ban cho cảm tưởng được vận hành bằng sự gợi hứng riêng biệt và không dành bất cứ thời gian nào đế giải đáp thắc mắc.

         Sau đó ngài kết luận: « Để tóm lược, tôi nghĩ điểm quan trọng nhất là cố làm một người tốt. Đây là cách mang đến ý nghĩa cho cuộc sống hiện tại và tất cả những cuộc sống kế tiếp . . .  Dù vậy, như lời đức Phật nói: Chúng ta mới là người theo đuổi con đường. Tất cả đều trong lòng bàn tay  và cũng chính chúng ta là người hướng dẫn viên và là người bảo hộ cho riêng mình. Vậy hãy dấn thân vào thực hành tâm linh » .

        Để kết luận, Sogyal Rinpoché cám ơn mọi người và đề tặng biến cố trong tính toàn thể :« Do sự thật của những giáo huấn. Những hoài bảo và những hy vọng sâu sắc nhất của đức ngài dành cho dân tộc Tây tạng sẽ được thực hiện » . Mong rằng, họ tìm được tự do, những đau khổ vơi bớt và mong họ sớm trở về Tây tạng ». Sau đó, toàn thể cử tọa đức dậy và vỗ tay thật dài tán dương đức ngài.

         Khi đức Dalai Lama rời Lérab Ling. Một đoàn cảnh sát bảo vệ mặc đồng phục chạy thẳng hàng xếp trước ngài để có được một bức hình kỷ niệm. Thấy một cảnh sát có bộ râu giống Salvator Dali hay vua nước Phổ ( Prusse đã sát nhập vào nước Đức sau năm 1870). Đức ngài tiến đến và nhận một tia sáng láu lỉnh trong cặp mắt của ông.

        Sau đó, Đức Dalai Lama đến Lodéve, tỉnh kế cận. Tham dự cuộc gặp gở liên tôn giáo. Buổi đối thoại giữa các tôn giáo toàn thế giới trong vùng được toàn thể báo chí trong nước chú ý. Tại đây ngài nói về: Những Giá Trị Nhân Bản Là Trọng Tâm Của Tôn Giáo. Tiếp theo, ngài đến Montpellier. Một trong những trường Đại học Âu châu cổ xưa nhất ( Khoa y là trung tâm nghiên cứu y học Âu châu  xưa nhất ). Hiện là ngã tư công nghiệp cao và những kỹ thuật công nghệ thông tin.

         Trong buổi hội thảo. Ngài giảng về Tâm Thức Nghỉ Ngơi - Nguồn Hạnh Phúc với hơn năm ngàn người dự thính. Nhân dịp ra mắt quyển Sức Mạnh Của Phật Học - Jean Claude Carrière, tác phẩm dựa vào cuộc đối thoại với đức Dalai Lama ở Dharamshala. Đức ngài chứng minh: Mối Quan Hệ Kết Hợp An Bình Bên Ngoài Với An Bình Nội Tại. Ngài nhấn mạnh: Điều trọng yếu là: Phải phát triển Làm Chủ Những Cảm Xúc Và Nuôi Dưỡng phẩm chất thật sự của một con người .

         Cuối buổi hội thảo, đức ngài đi đến sảnh kế bên nơi hơn một ngàn người đang theo dõi buổi hội thảo được chiếu lại trên màn ảnh. Chân bước nhanh về sảnh và  tách rời đội ngủ bảo vệ. Ngài lên diễn đàn và chỉ trong hai phút. Ngài tóm tắt tinh túy bài thuyết trình. Một bầu không khí tràn ngập lòng biết ơn phủ trùm toàn sảnh. Công chúng thật sự cảm động. Vì đức Dalai Lama đích thân đến nói chuyện với họ. Khi ngài hướng về cửa ra. Người ta thấy ngài lao vào đám đông để bắt tay như đã quen với người nào đó đang hiện diện. Mỗi bước chân hướng về cửa, ngài càng đến gần họ hơn. Nếu những tràng vỗ tay thật nồng nàn ở sảnh đầu tiên. Ngay tại đây tất cả đã vượt quá giới hạn ngôn ngữ.

          Giáo huấn của đức ngài giảng từ ngày 20 đến 24 tháng 9 năm 2000 là: Con Đường Tỉnh Thức, được Mathieu Ricard dịch trực tiếp cho cử tọa bằng tiếng Pháp. Sau đó Ane Samten Palmo dịch sang tiếng Anh. Một bản tiếng Tây tạng về những giáo huấn được soạn lại ở Dharamsahla; dưới sự giám sát của Đức Guéshé Lhakdor - Thông dịch viên chính yếu những giáo huấn ở Pháp cho cử tọa nói tiếng Anh.

         Từ căn bản này, bản dịch tiếng Anh được Richard Barron ( Lama Chökyi Nyima ) và Adam Pearcy hiệu đính dựa vào băng thu lời đức ngài giảng. Để tác phẩm được đầy đủ hơn. Bản dịch bản văn của Longchenpa - Đi Tìm Tiện Nghi Thoải Mái Trong Thiền Định Đại Toàn Thiện; được thêm vào sau giáo huấn của đức Dalai Lama với sự ban phước của ngài.

          Bản dịch được Adam Pearcy thực hiện, dựa vào căn bản bản đầu tiên cùng dịch với Alan Wallace vào năm 2000. Bản tiếng Pháp trình bày ở đây được Phillipe Cornu dịch từ tiếng Tây tạng. Cuối cùng, Tulku Thondup Rinpoché, Ringu Tulkou Rinpoché, Guéshé Thoupten Jinpa và Guéshé Tashi Tsering; ân cần giúp làm sáng tỏ một vài điểm khó khăn về những tham khảo dược nêu trong những giáo huấn và trong bản văn. Chúng ta sẽ tìm thấy ở phụ chương được làm sáng tỏ lịch sử từ những giải thích của đức ngài và ý nghĩa của sự thực hành Kim Cương thừa như: Sự Trao Truyền Quyền Năng - Droupchen và Mendroup ở Lérab Ling .

            Tổng kết, những giáo huấn của đức Dalai Lama và sự viếng thăm miền Nam nước Pháp đã vượt qua mọi chờ đợi và vô số tiếng vang. Riêng về nước Pháp, cuộc viếng thăm này thể hiện sự đào sâu và sự quan tâm đã chín mùi về những giáo huấn Phật học. Tại đây hầu hết đều nhận thấy, đức Dalai Lama nhận được sự chú ý và ủng hộ nồng nhiệt nhất. Với sự tham gia đông đảo đã biểu lộ lòng tán thành bằng những tràng vỗ tay liên tục; và toàn thể mọi người đều đứng dậy sau bài thuyết trình dài. Với sự tụ họp lớn chưa từng thấy đối với giáo huấn Phật học của đức ngài tại Pháp. Những nguồn tin từ Lérab Gar lan rộng đến Hàn quốc và Tây tạng.

              Với tầm mức của Âu châu về phương diện quốc tế. Biến cố này có tác động làm nổi bật sự tôn kính lãnh vực Phật học. Và đã không ngừng lan rộng trong thế giới tân tiến. Tất cả nhân loại đều nhận ra nguồn minh triết rộng lớn không cần sự tuyên truyền. Vì những gì thể hiện chỉ phục vụ lợi ích cho nhân loại đạt đến hạnh phúc và tiếp cận bản chất nền tảng của chính họ. 

 

Xem mục lục