Tin Tức (680)


LÀM SAO HÀNG PHỤC VỌNG TÂM

620

_Rồi, bây giờ mình bàn tiếp cái chuyện hồi hôm, chuyện hồi hôm mình bàn xong chưa? Chưa xong!

Chuyện ông sư cõng cô gái qua suối, mà ông kia trách móc ông này, theo thầy, cái ông trách móc, và cả ông không nhớ có cõng đó; ông nào cũng kẹt vô tướng hết. Thành ra kẹt vào tướng là chủ đề của ngày hôm nay, Trong kinh dạy: “Làm sao hàng phục, làm sao an trụ tâm”, chuyện có cô gái hay không có cô gái gì cũng là vọng tâm hết, mình phải làm sao?

Bởi vì đó là chuyện của cả một đời của mình đó, cả cuộc đời của mình toàn là những vọng tâm, rồi những vọng tâm đó tạo ra cuộc đời sanh tử; cho nên, tất cả mọi pháp môn, nên nhớ tất cả mọi pháp môn, là để hàng phục vọng tâm.
Thì hàng phục vọng tâm này có cao, có thấp; người cao thì sẽ hàng phục kiểu cao, người thấp thì hàng phục kiểu thấp; nhưng mà bắt buộc là phải hàng phục.

Vậy thì bây giờ, thầy nói hai ông cõng, hay không cõng gì đó, hai ông đều dính hết à.

Bây giờ vị nào nói trước đi! Làm sao hàng phục vọng tâm?
Đây là chuyện của mỗi con người, mình nói là mình nói chung chung, như vị này, ông niệm Phật chẳng hạn, là ông cũng hàng phục còn nếu tâm ông thanh tịnh ông đâu có cần niệm Phật.

_Thưa thầy, thấy vọng tâm mà không sanh tâm.
_Thấy vọng tâm mà không sanh tâm, thôi bây giờ mình đừng dùng chữ vọng tâm nó nặng quá, mình dùng chữ ý tưởng của mình thôi, làm sao để hàng phục ý tưởng của mình?
_Thấy vọng tâm mà không sanh tâm, rồi.
_Bây giờ ông Sơn này nói coi! Cái đầu đề ngày hôm qua mình đọc trong kinh Kim Cương: “Làm sao hàng phục vọng tâm, làm sao an trụ tâm”. Một ngày mình có tư tưởng nó tùm lum hết, bây giờ làm sao hàng phục nó, bởi vì những ý tưởng, tư tưởng đó, nó buộc mình vô trong sanh tử, sanh tử là do những ý tưởng mà ra.
_Thưa thầy phải thực tập thiền.
_Thực tập thiền, rồi.
_ Dạ mình luôn ý thức là là…là làm sao không lập lại từ của mấy vị trước, không thầy la à, con nhớ cái câu thành ngữ người Pháp “…..” (Hạnh phúc là bây giờ hoặc không bao giờ cả), là nói rằng mình không sống trong phút giây hiện tại, như thầy nói, như cái tên facebook của nhóm là Tại Đây Và Bây Giờ; mình ý thức như vậy và mình luôn tỉnh giác trong mỗi khoảnh khắc như vậy.
_Nhưng mà tại đây và bây giờ nó khởi lên ý tưởng thì sao?
_Thì mình phải tỉnh giác, mình quán nó.
_Vậy mình làm sao? làm việc như Sơn vô chỗ làm, mà mình không có khởi ý tưởng gì, cứ ngay tại đây và bây giờ…
_Dạ không, khi con làm việc ở đó, thì con cũng ý thức là con đang làm việc, mà mình luôn ý thức vào công việc của mình, chớ mình không có vọng tưởng tùm lum hết. Bởi vì đôi lúc con tơ tưởng về chuyện này chuyện kia, con không tập trung được ạ, thì chính nhờ hành thiền mà mình tập trung vào công việc mà mình không có…
_Rồi người nào làm việc nhiều, yêu cầu trả lời tiếp ý của Sơn!
_Nên nhớ, đối với Phật giáo là anh tập trung vô công việc của anh; đó cũng là một vọng tưởng; bởi vì nó có ý tưởng trong đó.

Đây là cái máy gì đây? Đây là cái máy thở, cái máy gì gì đó, nó vẫn có ý tưởng. Mà ý tưởng đó có chính là cái có mục đích, bởi vậy mà mình có chữ là nghề nghiệp đó. Ông làm nghề nào, thì nó thành cái nghiệp đó thôi, phải hông? Và bây giờ, đó nó là vấn đề mình cần phải giải quyết, chớ không phải kinh điển tụng xong rồi để cho êm xuôi, đi về là xong đâu.

Bây giờ vị nào nói, thầy không bắt buộc vị nào nói hết á.

_Thưa thầy, con nghĩ đã là người đang sống, không thể không có tư tưởng, chắc chắn là mình không thể không có tư tưởng được, chắc chắn là con tin.

Thứ hai, con cũng tin lời Phật dạy là tư tưởng đó, chính nó dựng lập cho cuộc đời sinh tử của mình. Thì cái cách mà con nghĩ là làm sao mà quản lý được tư tưởng đó thầy, đơn giản thứ nhất, là mình không nghĩ về quá khứ cũng như những dự tính tương lai, đó là một chuỗi các tư tưởng nối tiếp nhau…

Ví dụ, mình suy nghĩ ngày mai đi Vũng Tàu chơi, ở khách sạn nào, rồi mình làm gì ở bãi biển, mình chơi như thế nào, ngay đó thì một chuỗi các tư tưởng nó phát sanh theo.
Thì cái cách của con, thưa thầy, như con cũng lấy ý của anh Sơn, thì mình phải có thiền, cái thiền ở đây nó cũng xuất phát ra từ những căn bản thôi.

Đầu tiên thì mình thực tập những cái thiền, thí dụ như thời khóa thiền một tiếng trong ngày, như vậy để mình lắng cái tâm, tránh cái tâm mình nó xao động về quá khứ và tương lai, sau một ngày làm việc thì nó cũng là một cách.
Bên cạnh đó, con sẽ có một suy nghĩ là: mình nên quán sát tư tưởng của mình trong đời sống hằng ngày, hoạt động hằng ngày, cố gắng làm sao mình hiểu được bản chất thật của nó là: nó cũng có sanh, có diệt.

Như vậy, đã biết sanh diệt thì mình sẽ không có chấp vào đó, để mình không bị nó lôi cuốn mình đi, đó cũng là quá trình thực hiện hằng ngày trong cuộc sống, mà mình phải đối diện, hai mươi bốn tiếng. Bên cạnh một tiếng ngồi thiền như là thời khóa công phu; cái đó nó sẽ giúp cho mình từ từ, mình sẽ làm việc, nhưng mà mình không bị vướng mắc trong việc làm đó, mặc dù mình cũng phải làm, chắc chắn phải làm…

_Bố thí mà không trụ tướng phải không? Mình có làm chớ!
_Dạ chắc chắn mình phải làm, bởi vì mình phải còn làm ăn mưu sinh, nhưng mà mình không bám chấp vào nó, trong cả quá trình, con nghĩ nó phải trải qua một thời gian, từng bước, từng bước thưa thầy. Đầu tiên mình phải định cái tâm, định đây không phải hiểu là định gì cả, nó chỉ đơn giản là nhiếp cái tâm mình ngay hiện tại thôi, không nghĩ quá khứ, không nghĩ tương lai nhiều, từ từ nó sẽ dần dần quán sát được cuộc sống hằng ngày, các hoạt động của mình, hoạt động của người, và cái cảnh xung quanh, thì mình biết nó thường có, mà nó…mà nó từ từ, nó diệt thôi.

Như vậy cái buồn của mình nó cũng có, nhưng rồi nó cũng sẽ diệt, mình phải tin một điều như vậy; thứ hai, cái vui của mình nó có thì nó cũng sẽ diệt thôi, mình không bám vào cái vui mà bỏ cái buồn, đó là cái cách chọn lựa như vậy.

_Nhưng mà bây giờ, cái giải pháp rốt ráo, cái giải pháp quyết định là cái gì chớ, chớ còn mỗi ông theo dõi nhiều khi thầy, công việc thầy nhiều, thì tư tưởng thầy nhiều lắm; thì mình phải có cách giải quyết chớ.

_Thưa thầy theo con khi mình làm gì thì mình biết mình làm gì, khi mình khởi niệm mình biết mình khởi niệm, tư tưởng xấu, thì mình biết tư tưởng xấu, khi tư tưởng tốt, thì mình biết tư tưởng tốt, mình không có quan niệm là tốt hay xấu, thì mình vẫn biết tư tưởng đó. Cho nên, muốn đi vào thực hành, theo con như anh Sơn, muốn làm cho nó quen thì mình phải thiền hằng ngày, tức là trong cuộc sống mình áp dụng hằng ngày, như trong kinh nói là: “Khi mình đi mình biết đi, khi mình nằm mình biết nằm…”, mình cố gắng như vậy trong quá trình làm việc, thì mình làm đã rồi, tới khi mình về, mình ngủ thôi.

_Nên nhớ là tư tưởng mình nó có tính cách lập đi lập lại, mà sự lập đi lập lại, đó chính là vòng luân hồi, luân là vòng tròn, hồi là quay trở lại, quay trở lại như vòng tròn; cái tư tưởng của mình cũng quay trở lại, ngày hôm qua cũng chừng đó thôi, ngày hôm nay cũng chừng đó thôi.

Thành ra cái giải thoát rốt ráo, đây là của tất cả mọi tông phái Phật giáo, dầu niệm Phật, dầu cái gì gì, thì phải đạt tới cái nền tảng của tự tâm, nơi phát ra những tư tưởng, phải hông? Cái nền tảng của mình là nơi phát ra những tư tưởng, mình mà đạt tới nền tảng đó, nền tảng đó nó vốn không có tư tưởng, khi mình đạt tới cái nền tảng đó, thì những tư tưởng nó cũng sẽ Vô niệm; nó có niệm, nhưng mà nó Vô niệm.

Đó là cách giải quyết, cái nền tảng của những tư tưởng đó, mình đi sâu vào cho tới khi mà gọi là một bước ngoặc quyết định, trong Duy Thức nó gọi là “Chuyển y” đó, hay trong thiền nó gọi là “Ngộ”.
Một bước quyết định là mình phải thấy sự thật của nền tảng đó; và đơn giản một điều, khi mà thấy được nền tảng đó, cái nền tảng của tâm mình; cái đó nó thanh tịnh, đó là giải thoát. À, cho nên khi mà mình đạt đến cái đó, thì tất cả mọi tư tưởng đều là thiền định, tất cả mọi tư tưởng đều là thiền định, thiền định là tự nó thiền định, chớ không phải là mình dính dáng gì với nó; bởi vì nó vốn thanh tịnh mà, phải không?

Tất cả mọi ý tưởng của mình, đều là thiền định, bởi vì nó là thanh tịnh.

Nên trong Thiền tông có nói: “Cái cây gọi là ngọt thì rễ nó ngọt cho tới lá nó cũng ngọt, mà cây đắng thì rễ đắng lá nó cũng đắng”; nếu như mình đạt tới cái tâm thanh tịnh đó thật sự thì tất cả mọi thứ đều thanh tịnh. Và do đó mỗi một tướng đều là thiền định, chớ không phải mình thiền định về cái tướng riêng gì, mà mình dẹp các tướng khác, mỗi một tướng đều thanh tịnh, mỗi một tướng là thiền định, vì nó vốn thanh tịnh; cho nên, quan trọng là phải đạt đến cái đó; lời nói nó chỉ bắt đầu đúng, là khi mình đạt tới cái đó.

Thành ra, thầy nói trong kinh thánh hay nói vậy đó: “Rồi một ngày nào đó con sẽ có tiếng nói”, Có tiếng nói là khi nào mình đã đạt được Pháp, mình mới có thuyết Pháp, thuyết pháp cũng chưa thuyết pháp được đâu, thuyết pháp thì phải đạt đến một cấp rất cao.

Mình không đạt tới Pháp thì mọi sự mình cũng luân hồi, vậy thôi. À, dầu cho mình có tỉnh giác, tỉnh giác về một tư tưởng thì cũng không ăn nhằm gì tới nó hết, nó sẽ quay lại; rồi mình chánh niệm tỉnh giác tiếp, đó là cái vòng luân hồi của mỗi ý tưởng, làm sao phải đạt đến cái mà thầy hay nói; nền tảng, nền tảng của tư tưởng là cái gì, mình phải đạt đến đó.

Cái nền tảng đó nó thanh tịnh, cho nên các tư tưởng đều thanh tịnh; nên nhớ, là tư tưởng của mình nó dễ bị ám ảnh, bởi cái gì mà càng dơ chừng nào thì mình càng dễ bị ám ảnh chừng đó, vì mình không thấy nó quí, phải không? Bởi vì mình không thấy nó quí, cho nên mình bị ám ảnh chớ có gì đâu; còn mình thấy nó thanh tịnh, thì mình không bị ám ảnh nữa, mình dòm tượng Phật mình có bị ám ảnh lắm đâu. Không còn cái tính chúng sanh trong mình luôn luôn ưa thấy, cái đó là bị ám ảnh lắm, phải không? Càng dơ thì nó ám ảnh mình càng nhiều.
Cho nên, mình phải đạt tới cái nền tảng của tất cả tư tưởng; dơ sạch gì, mọi tư tưởng nó đều thanh tịnh hết; bởi vì, nếu đạt được tới gốc vàng thì mọi sự đều là vàng, phải hông? Nó không còn ám ảnh mình nữa, thành ra, như Đại Toàn Thiện nói: “Tất cả những hình tướng đều là thiền định”, chớ không phải thiền định là lìa tướng đâu.

Nên nhớ là trong kinh Pháp Bảo Đàn nói: “Ngoài lìa tướng là thiền, trong không loạn là định”, nhưng mà khi anh đạt tới rồi, thì anh thấy mọi hình tướng đều là thiền định, mọi tư tưởng cũng là thiền định; không phải thiền định do mình làm mà nó vốn là thiền định, bởi vì nó vốn thanh tịnh, vậy thôi.

Đó, mỗi hình tướng đều là thiền định, mỗi tư tưởng đều là thiền định; bởi vì, cái gốc nó thanh tịnh, cho nên nó phải thanh tịnh; nó sản xuất từ cái gốc thanh tịnh, vậy thôi.

Thành ra nó vốn là thiền định, chớ thiền định không phải là mình bỏ cái tâm mình vô cái cảnh giới nào đó, mọi thứ khác mình bỏ hết, rồi mình quan niệm thiền định là gạt tất cả các tướng, gạt tất cả các tướng cũng không được, tư tưởng nó vốn thanh tịnh chẳng qua là mình không biết tới cái nguồn gốc của những tư tưởng, cái mà thầy hay nói là nền tảng mình không biết nó. Càng biết nó thì tư tưởng nó hết khuynh đảo mình, mình nên nhớ là một tư tưởng bậy khởi lên, mình lại đè ép bằng một tư tưởng bậy khác, và như vậy mình làm cho cái bậy đó càng mạnh thêm nữa. Mình nên nhớ, các đối trị của mình, khi mình thích cái gì đó thì mình muốn dẹp nó đi, mà muốn dẹp nó thì lại nhớ nó trước; ví dụ tôi đang còn mê chiếc xe gì đó lắm, mình muốn dẹp cái mê đó, nhưng trước khi dẹp nó, thì mình phải nghĩ tới chiếc xe trước!

Mình dẹp cái xe trước, thành ra cái ám ảnh nó càng ngày càng mạnh, do đó quan trọng nhất là cái thấy của mấy anh em đây, mình phải thấy mình giải quyết một lần dứt điểm, là mình phải thấy được cái nền tảng, từ đó mọi xấu tốt đều khởi sanh; mình thấy được cái đó rồi, cái gốc nó thanh tịnh, do đó mỗi tư tư tưởng đều là thiền định, mỗi hình tướng đều là thiền định; chớ không phải lìa tướng gì hết, có tướng đâu mà lìa, phải hông?

Khi mà anh thấy tất cả bằng vàng, thì anh có thấy cái gì riêng đâu mà anh lìa. Cái thấy đó nó sẽ khó, nhưng mà đó mới là giải quyết dứt điểm; thành ra làm sao trong đời mình, mình phải nguyện làm sao tới được nền tảng của những tư tưởng, chớ không phải là ở trên sóng mà vật lộn với sóng đâu, phải hông?

Như ngày hôm qua thầy nói, nền tảng của các sóng là gì? Nó chính là đại dương, mà đạt đến đại dương thì, dù sóng lớn sóng nhỏ gì, nó cũng là đại dương hết; còn bây giờ mình ở trên sóng, mình vật lộn với nó, vật một ngày thì chưa mệt; chớ vật vài ngày, nói thẳng ra thì mình cũng tơi tả.

Mà nên nhớ, cái không thiền định; không thiền định của tất cả mọi cái đều là thiền định, cái đó rất cao ở trong Phật giáo; nhưng mà mình phải biết nó, mình phải đạt tới nó lần đầu, sau đó mình cứ liên tục tiệm tu, tiệm tu; cho tới khi nào tất cả sóng đều là đại dương, khi tôi thấy anh là đại dương, tôi đâu có khởi thêm cái niệm nào nữa đâu; còn tôi nghĩ anh là một con người nào đó, thì nó lòng thòng, lòng thòng; bắt đầu nó sanh sự ra phải hông, như mình thấy tất cả là vàng tất cả là đại dương, mà dầu có khởi sinh cái gì thì cũng là đại dương thôi.

Thành ra cái quan trọng nhất là cái gốc đó đó, cái nền tảng đó đó, thí dụ như bây giờ chẳng lẽ là: tại sao mình thấy đức Quán Thế Âm mười bốn mặt đó, thập nhất diện đó; trong đó có một cái mặt rất là hung dữ, mà bên Tây Tạng có cả một trăm vị bổn tôn hiền hòa và hung nộ? Nó dữ như vậy, thì nó mới trị được những cái xấu ở đời này, con ma gì đó nó mới trị được.

À, nhưng mà cái hung dữ đó, có thật hung dữ không? Không! Hung dữ đó chỉ là biến hiện của lòng từ bi thôi; chớ ngài Quán Thế Âm sao gọi là hung dữ được? Có những khuôn mặt rất là dữ dội nhưng đó là biểu hiện của lòng từ bi, cho nên khi mà đạt tới cái nền tảng đó, cái nền tảng mà tâm từ bi đó; thì mọi biểu hiện của mình đều là tâm từ bi, mình không đạt tới cái đó thì mình có nghĩ ra cái gì thì coi chừng nó cũng lọt vào trong năm cái: tham, sân, si, kiêu mạng, đố kỵ thôi. Nhiều khi mình cứu người ta mà thiệt ra mình tham trong đó, nhiều khi mình giả bộ hiền từ với ai đó, chớ thiệt ra mình sân trong đó; mấy ông làm chánh trị là vậy đó, nhiều khi ghét thằng cha đó bắt tay ôm thắm thiết này nọ, nhưng khó tin lắm.

Thành ra đến khi tâm mình đạt tới cái nền tảng, cái nền tảng đó chính là bản tâm của mình; thì tất cả những lưu xuất từ nền tảng đó đều tốt hết, mình đạt tới cái nền tảng đó, tất cả những tư tưởng đó nó sẽ thành con ngoan của chúng ta hết; còn mình không đạt tới nền tảng đó, thì nó là những thằng hoang dại lắm, những thằng con hoang dại đó, nói thẳng ra là mình trị hết nổi, phải hông?

Làm sao trị hết được? không có cách gì mà trị hết nổi, thành ra việc tu hành, cái vấn đề làm sao hàng phục vọng tâm đó là cách duy nhất cho tất cả mọi tông phái Phật giáo; là anh phải đạt tới cái tâm thật sự là gì, thì anh sẽ thấy nó không còn vọng tâm nữa. Chẳng qua mình không nhận mình làm ông chủ, thì những thằng đó nó làm chủ mình, nó hành hạ mình kinh khủng lắm; còn bây giờ mình là ông chủ, luôn luôn là ông chủ, mình đạt tới cái nền tảng đó, thì tư tưởng như khách; mà khách tới, càng đông khách, thì càng vui thôi chớ có gì đâu, phải hông? Bởi vì, khách tới mình có mất cái nhà của mình đâu mà mình lo, gia tài mình để trong ngân hàng cũng còn đó, chớ khách tới nó có mất mác gì đâu; mà nhiều khi nó còn cho mình cái này cái nọ nữa. Càng nhiều khách, càng nhiều tư tưởng, càng nhiều vọng tâm; thì càng vui.

Cũng như bây giờ, biển mà mình làm như cái mặt hồ láng cón từ đầu bên này qua tới Philiphin, cả Thái Bình Dương nó thành cái mặt hồ láng cón, vậy thì còn gì là biển nữa? Không có sóng lấy gì là biển nữa, vấn đề là mình phải thấy nền tảng của tất cả các sóng đó là đại dương, thì vấn đề đó sẽ được giải quyết .

_Thưa thầy, cái này hấp dẫn, con thấy tu càng ngày nó càng vui ra; mình là dại dương thì sóng càng nhiều, thì càng thích thú.
_Nhưng mà phải thấy sóng là đại dương, chớ anh thấy sóng là sóng, thì anh càng mau chết nữa; anh lo sóng rồi, nhồi sóng, lo đóng tàu sắt, lo máy bao nhiêu mã lực, đóng tàu để nhồi sóng, nó lắc như điên rồi bảo táp nữa, chớ đâu có giỡn chơi.

_Con có ý kiến này, con thấy cái điều thầy nói nó khó tin á thầy.
_Thì bắt buộc mình tu hành để làm gì, để mình phải hàng phục là vậy đó, tất cả các con đường của Phật giáo, đi theo kiểu nào cũng là sai hết. Như vậy kinh Pháp Hoa mới dạy: khai là mở ra, thị là chỉ cho cái mà mình vốn có luôn luôn như vậy, còn mình ngộ là mình phải thấy cái đó, và nhập là mình phải qua các hạnh của mình. Bởi vì con người mình nó ngoan cố lắm, nó từ bao nhiêu kiếp rồi nó ngoan cố, tuy nói vậy, dù có thấy, nó vẫn chơi với bọn xấu hà, nó ngoan cố lắm.

Thành ra khai thị ngộ nhập, mình phải ngộ là mình phải thấy cái đó rõ ràng, và mình phải sống trong cái đó; cho đến độ mỗi lỗ chân lông của mình đều là cái đó hết á, y như gì đó, nhuộm vàng thì nhuộm cả cái mình, nhuộm cái đầu không, cái đầu nó vàng thì chưa đủ tin, phải hông? Nhuộm phải nhuộm cho hết, đó là nhập, thành ra tất cả con đường Phật giáo chỉ là: khai thị ngộ nhập thôi, bổn phận của mình làm sao ngộ cho ra được cái nền tảng của tất cả những tư tưởng là gì, nền tảng đó mới giải quyết sanh tử của mình; bởi vì thầy nói đó, tất cả sanh tử của mình đều là do những cái niệm vô minh nơi ý tưởng của mình thôi chớ gì; thích, ghét, thương, đủ thứ trò hết.
(Hết phần hàng phục vọng tâm, còn tiếp phần an trụ tâm ở bài sau)

620

TRI ÂM - Sưu Tầm từ: NKP

Cuối tuần, rãnh rỗi, tôi đi một vòng quanh phố chợ, tìm mua bình hoa đẹp đẹp về thay bình hoa cũ nơi mộ Mẹ. Trên đường về, nắng chiều quá tuyệt,

902
Vài suy nghĩ trong một chuyến về quê - Nguyên Hảo

Nói như Verner Z. Reed, mỗi thành phố đều có một cái hồn*. Điều này không ngoại lệ  đối với Saigon. Và trong cái hồn của Saigon đó, phải kể đến 2

1,492
PHÂN CÔNG XÃ HỘI - Quotes

Hãy luôn luôn phục vụ nhiều hơn và tốt hơn được hy vọng nơi bạn, bất kể bạn làm công việc gì._ Og Mandino🌺 Làm những hành vi tốt đẹp là công

913
NHƯ LAI TỨC LÀ NGHĨA NHƯ CỦA TẤT CẢ CÁC PHÁP

Bây giờ là mình tự nhiên một chút, thầy muốn nói về một câu kinh thôi, là câu kinh mà mình thường tụng đó, câu kinh ở trong kinh Kim Cương: “Như

553
THÁI ĐỘ ĐÚNG ĐẮN CỦA MỘT HÀNH GIẢ KIM CƯƠNG THỪA

THÁI ĐỘ ĐÚNG ĐẮN CỦA MỘT HÀNH GIẢ KIM CƯƠNG THỪATruyền thống Kim Cương thừa (Vajrayana) là một con đường nhanh chóng để đạt được giải thoát. Kim Cương (vajra) tượng trưng

14,749
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc