Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (36)


Xem mục lục

Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 23

Tựa Hôị thứ bảy Phần Mạn Thù Thất Lợi
Quyển Thứ 574
Hôị thứ bảy Phần Mạn Thù Thất Lợi thứ 1

Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm

Ðường, Sa Môn Huyền Tắc chế tác tại chùa Tây Minh

Nghe rằng:

Tức nơi tướng không ngó thấy, vượt lên chơn như xem ra lộng lẫy; tức nơi nghĩ không biết, thành chủng trí ghi nhớ thầm. Hai món trần vả rơi rụng, bấy giờ theo thấy mà nhẹ nặng; năm thứ mù sắp vẹt trong, lại bởi nghi phải tụ tán.

Vậy nên:

Vội thuyết minh Không Ðạo, ông Cấp Cô vừa làm xong chốn Ðạo tràng để nghỉ ngơi; đến việc chọn lọc chúng đương cơ, Ngài Diệu Cát Tường thăng lên trọng trách đối diện. Chợt không kẻ hầu gần chiêm ngưỡng, bỗng chẳng nghe được lời là lãnh ngộ. Ðã bặt tu đến cực tu, cũng tuyệt học mới là tới học.

Thế là khu biệt rõ ràng, Bồ đề thời muôn giòng; dứt hỗn mờ kia, thời Niết bàn nhất tướng. Nhất tướng nên chẳng thấy sanh tử, muôn giòng thời không chẳng Phật Pháp. Chẳng hoại giả danh phiền phức, mà khai phát thật tướng lặng không. Chánh thuyết minh pháp Như Lai không có, huống pháp Bồ tát. Pháp Bồ tát không có, huống pháp Nhị thừa. Pháp Nhị thừa không có, huống pháp phàm phu. Pháp hãy chẳng có, đâu có Bồ đề. Hãy không Bồ đề, làm sao khá tới. Hãy không tới được, đâu có chứng đắc. Hãy không chứng đắc, đâu có kẻ chứng?

Vậy nên:

Cái có ở đây là có đặc biệt, cái không ở đây cũng là cái không thông suốt; thấu đạt được đấy thời rộng xa, mà ngăn trở đấy là hạn cuộc. Vỡ vạc bình thản mà không nhác lười, hăng hái sốt sắng chưa là tinh tiến. Khi nóng phiền não với hơi mát mây từ chia hoa, đem rừng gươm đọ sắc ngọc hào, đều có chỗ sở trường riêng biệt. Làm sao thay đổi được ư?

Xem kìa: Mượn đường ngôn ngữ cho được tiện bề, ngưỡng mong chơn tông mà là ngưng nghỉ. Châu ngọc chuyển rung rang rảnh lạnh lùng, làm phấn khởi ý Thánh ta chẳng gì hơn nơi đây vậy, nên để tỏ rõ Thể Pháp Vương chẳng cùng phải lắm vậy. Nhưng xét nghĩa kia vậy là mở then chốt u huyền của Bí tạng, suy gẫm đàm thuyết kia bao hàm vết khác biệt của Mật ngữ. Lời gọn mà ý chỉ kín, tức cựu Văn Thù Bát nhã vậy. Mặc dù là song pho thành bộ, mà những lời cảnh sách đủ rõ ràng; ngõ hầu bảy chúng có sở qui, rõ vậy không xa.

Thích Trí Nghiêm phụng dịch

Quyển Thứ 574

Hội Thứ Sáu

Phẩm Mạn Thù Thất Lợi Thứ 1

Tôi nghe như vầy:

Một thuở, Ðức Thế Tôn trụ vườn Cấp Cô Ðộc, rừng Thệ Ða, ở thành Thất La Phiệt, cùng đồng chúng Bí sô trăm ngàn người đều A la hán, duy A Nan Ðà còn ở bậc học, Xá Lợi Tử thảy mà làm thượng thủ. Lại cùng đồng chúng Bồ tát Ma ha tát đều bậc chẳng quay lui, giáp mũ công đức mà tự trang nghiêm: Từ Thị Bồ tát, Diệu Kiết Tường Bồ tát, Vô Ngại Biện Bồ tát, Bất Xả Thiện Ách Bồ tát mà làm thượng thủ.

Mạn Thù Thất Lợi Ðồng Tử Bồ tát khi ấy tướng sáng hiện, từ trụ xứ ra đến chỗ Như Lai mà đứng ở ngoài. Cụ thọ Xá Lợi Tử, Ðại Ca Ða Diễn Na, Ðại Ca Diếp Ba, Ðại Thái Thục Thị, Mãn Từ Tử, Chấp Ðại Tạng, tất cả đại Thanh văn Tăng như thế cũng ở lúc ấy đều từ trụ xứ đến chỗ Như Lai mà đứng ở ngoài.

Bấy giờ, Thế Tôn biết các đại chúng đều đến nhóm rồi, từ trụ xứ ra trải tòa như thường, ngồi kết tréo mu chân, bảo Xá Lợi Tử rằng: Cớ gì ngươi nay với lúc sáng sớm này đứng ở ngoài cửa?

Khi ấy, Xá Lợi Tử thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Mạn Thù Thất Lợi Ðồng Tử Bồ tát đến trước trụ đây, chúng tôi đến sau.

Bấy giờ, Thế Tôn biết mà cố hỏi Mạn Thù Thất Lợi rằng: Thiện nam tử! Ngươi thật đi trước đến trụ chỗ đây, vì muốn xem lễ gần gũi Phật ư?

Mạn Thù Thất Lợi trước thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Như vậy. Bạch Thiện Thệ! Như vậy. Vì cớ sao? Vì tôi đối Như Lai xem lễ gần gũi thường không nhàm đủ, vì muốn lợi vui các hữu tình vậy, nên thật đến đây trước.

Bạch Thế Tôn! Tôi nay đi đến chỗ này gần gũi lễ kính xem Như Lai ấy, chuyên vì lợi vui tất cả hữu tình, chẳng vì chứng được Phật Bồ đề vậy. Chẳng vì ưa xem thân Như Lai vậy. Chẳng vì rối động chơn pháp giới vậy. Chẳng vì phân biệt tánh các pháp vậy. Cũng chẳng vì các thứ việc khác vậy. Tôi xem Như Lai tức tướng chơn như không động không tác, không chỗ phân biệt, không phân biệt khác. Chẳng tức phương xứ, chẳng lìa phương xứ, chẳng có chẳng không, chẳng thường chẳng đoạn, chẳng tức ba đời, chẳng lìa ba đời, không sanh không diệt, không đi không lại, không nhiễm chẳng nhiễm, không hai chẳng hai, tuyệt đường tâm ngôn. Nếu đem tướng đẳng chơn như đây xem nơi Như Lai, gọi chơn thấy Phật, cũng gọi lễ kính gần gũi Như Lai, thật đối hữu tình vì lợi vui vậy.

Phật bảo Mạn Thù Thất Lợi Ðồng Tử: Ngươi làm xem này vì thấy cái gì?

Mạn Thù Thất Lợi thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Tôi làm xem này đều không thấy gì, đối tướng các pháp cũng không chỗ lấy.

Phật nói: Hay thay, hay thay! Ðồng tử. Ngươi được như thế xem nơi Như Lai, đối tất cả pháp tâm không chỗ lấy, cũng không chẳng lấy, chẳng nhóm chẳng tan.

Khi đó, Xá Lợi Tử bảo Mạn Thù Thất Lợi rằng: Ngài năng gần gũi lễ kính xem nơi Như Lai được như thế rất là hiếm có! Mặc dù thường thương xót tất cả hữu tình mà đối hữu tình trọn vô sở đắc. Tuy năng hóa đạo tất cả hữu tình khiến tới Niết bàn mà không sở chấp. Dù vì lợi vui các hữu tình nên mang áo giáp lớn, đội mũ trụ lớn mà với trong ấy chẳng khởi phương tiện chứa nhóm tan hoại.

Khi ấy, Mạn Thù Thất Lợi thưa Xá Lợi Tử rằng: Như vậy, như vậy. Như Tôn giả đã nói. Tôi vì lợi vui các hữu tình nên mang giáp đội mũ lớn khiến chúng tới Niết bàn, thật đối hữu tình và cõi Niết bàn sở hóa sở chứng không đắc không chấp.

Lại, Xá Lợi Tử! Chẳng phải tôi thật muốn lợi vui hữu tình mang đội giáp mũ lớn. Sở dĩ vì sao? Vì các giới hữu tình không thêm không bớt.

Giả sử ở trong một cõi Phật đây có chư Phật như số cát Căng già, mỗi mỗi đều trụ bấy nhiêu đại kiếp, ngày đêm thường thuyết bấy nhiêu pháp môn. Mỗi mỗi pháp môn đều năng độ thoát bấy nhiêu các loại hữu tình cõi Phật thảy đều khiến vào Vô dư Niết bàn. Như cõi Phật đây có việc như thế, các thế giới mười phương diện đều như cát Căng già thảy cũng lại như thế, dù có bấy nhiêu chư Phật Thế Tôn qua bấy nhiêu thời, thuyết bấy nhiêu pháp, độ bấy nhiêu các loại hữu tình đều cho chứng vào Vô dư Niết bàn mà cõi hữu tình cũng không thêm bớt. Vì cớ sao? Vì các hữu tình tự tánh ly vậy, không ngằn mé vậy, nên chẳng thể thêm bớt.

Xá Lợi Tử nói: Mạn Thù Thất Lợi! Nếu các hữu tình tự tánh lìa vậy, không ngằn mé vậy, không thêm bớt ấy, duyên nào Bồ tát cầu Ðại Bồ đề muốn vì hữu tình thường thuyết diệu pháp?

Mạn Thù Thất Lợi nói: Xá Lợi Tử! Tôi nói hữu tình trọn bất khả đắc, đâu có Bồ tát cầu Ðại Bồ đề muốn vì hữu tình thường thuyết diệu pháp. Vì cớ sao? Xá Lợi Tử! Các pháp rốt ráo bất khả đắc vậy.

Phật bảo Mạn Thù Thất Lợi Ðồng Tử: Nếu các hữu tình trọn bất khả đắc, làm sao thi thiết giới các hữu tình?

Mạn Thù Thất Lợi thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Giới hữu tình ấy chỉ giả thi thiết.

Mạn Thù Thất Lợi! Nếu có hỏi ngươi cõi hữu tình ấy vì có bao nhiêu, ngươi được hỏi kia phải đáp làm sao? Bạch Thế Tôn! Tôi phải khởi đáp như vầy: Như số Phật pháp, cõi kia cũng thế.

Mạn Thù Thất Lợi! Nếu lại hỏi ngươi cõi hữu tình ấy lượng nó ra sao, ngươi được hỏi kia lại đáp làm sao? Bạch Thế Tôn! Tôi phải làm đáp như vầy: Lượng cõi hữu tình như cảnh giới chư Phật.

Mạn Thù Thất Lợi! Nếu có hỏi rằng cõi các hữu tình vì thuộc ở đâu, ngươi được hỏi kia lại đáp ra sao? Bạch Thế Tôn! Tôi phải làm đáp như vầy: Chỗ thuộc cõi kia như Phật khó nghĩ.

Mạn Thù Thất Lợi! Nếu có hỏi rằng cõi hữu tình ấy vì trụ chỗ nào, ngươi được hỏi kia lại đáp cách nào? Bạch Thế Tôn! Tôi phải làm đáp như vầy: Nếu pháp lìa ngằn nhiễm là chỗ nên trụ, tức pháp cõi hữu tình chỗ nên trụ.

Mạn Thù Thất Lợi! Ngươi tu Bát nhã Ba la mật đa vì trụ chỗ nào? Bạch Thế Tôn! Tôi tu Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm đều không chỗ trụ.

Mạn Thù Thất Lợi! Không chỗ trụ ấy làm sao năng tu được Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm? Bạch Thế Tôn! Tôi do không chỗ trụ nên năng tu Bát nhã Ba la mật đa.

Mạn Thù Thất Lợi! Ngươi tu Bát nhã Ba la mật đa với thiện với ác nào thêm nào bớt? Bạch Thế Tôn! Tôi tu Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm đối thiện đối ác không thêm không bớt.

Bạch Thế Tôn! Tôi tu Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm tất cả pháp cũng không thêm bớt.

Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật đa ra hiện thế gian chẳng vì thêm bớt tất cả pháp vậy.

Bạch Thế Tôn! Tu học Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm chẳng vì vứt bỏ pháp dị sanh thảy, chẳng vì nhiếp thọ tất cả Phật pháp. Sở dĩ vì sao? Vì Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm chẳng vì bỏ pháp được pháp nên khởi.

Bạch Thế Tôn! Tu học Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm chẳng vì chán lìa tội lỗi sanh tử, chẳng vì ưa muốn công đức Niết bàn. Sở dĩ vì sao? Vì kẻ tu pháp đây chẳng thấy sanh tử huống có chán lìa, chẳng thấy Niết bàn huống có ưa muốn.

Bạch Thế Tôn! Tu học Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm chẳng thấy các pháp có kém có hơn, có mất có được, nên bỏ nên lấy.

Bạch Thế Tôn! Tu học Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm chẳng đắc các pháp nên thêm nên bớt. Sở dĩ vì sao? Vì chẳng phải chơn pháp giới có thêm có bớt.

Bạch Thế Tôn! Nếu kẻ năng tu được như thế, gọi chơn tu học Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu tu Bát nhã Ba la mật đa, đối tất cả pháp chẳng thêm chẳng bớt, gọi chơn tu học Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm.

Nếu tu Bát nhã Ba la mật đa, đối tất cả pháp chẳng sanh chẳng diệt, gọi chơn tu học Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm.

Nếu tu Bát nhã Ba la mật đa, đối tất cả pháp chẳng thấy thêm bớt, gọi chơn tu học Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm.

Nếu tu Bát nhã Ba la mật đa, đối tất cả pháp chẳng thấy sanh diệt, gọi chơn tu học Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu tu Bát nhã Ba la mật đa, đối tất cả pháp không điều suy gẫm hoặc nhiều hoặc ít đều không mong muốn, năng sở mong muốn và kẻ mong muốn đều chẳng lấy đắm, gọi chơn tu học Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm.

Nếu tu Bát nhã Ba la mật đa chẳng thấy các pháp có tốt có xấu, có cao có thấp gọi chơn tu học Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Các thiện nam tử nếu tu Bát nhã Ba la mật đa, đối trong các pháp chẳng đắc hơn kém, nghĩa là đều chẳng thấy đây hơn đây kém là chơn Bát nhã Ba la mật đa. Sở dĩ vì sao? Vì chơn như, pháp giới, pháp tánh, thật tế không hơn không kém, nếu tu như thế gọi chơn tu học Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm.

Phật bảo Mạn Thù Thất Lợi Ðồng Tử: Diệu pháp chư Phật đâu cũng chẳng hơn?

Mạn Thù Thất Lợi thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Diệu pháp chư Phật chẳng thể lấy nên cũng chẳng thể nói là hơn là kém. Như Lai đâu chẳng chứng các pháp không?

Thế Tôn đáp rằng: Ðồng tử! Như vậy.

Mạn Thù Thất Lợi lại thưa Phật rằng: Trong các pháp không có nào có hơn kém?

Thế Tôn khen rằng: Hay thay, hay thay! Như vậy, như vậy. Như người đã nói. Mạn Thù Thất Lợi! Phật pháp đâu chẳng là vô thượng ư?

Bạch Thế Tôn! Như vậy. Tất cả Phật pháp tuy thật vô thượng, mà với trong ấy không pháp khá được, nên chẳng thể nói Phật pháp vô thượng.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Các thiện nam tử nếu tu Bát nhã Ba la mật đa chẳng muốn trụ trì tất cả Phật pháp, chẳng muốn điều phục pháp dị sanh thảy. Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm đối pháp chư Phật, pháp dị sanh thảy chẳng muốn tăng trưởng và điều phục vậy, đối tất cả pháp không phân biệt vậy. Nếu tu như thế gọi chơn tu học Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Các thiện nam tử nếu tu Bát nhã Ba la mật đa chẳng thấy các pháp có khá suy gẫm khá phân biệt được.

Mạn Thù Thất Lợi! Ngươi đối Phật pháp đâu chẳng suy gẫm? Bạch Thế Tôn! Chẳng suy gẫm vậy. Nếu tôi thấy có Phật pháp chơn thật, phải nên suy gẫm, nhưng tôi chẳng thấy.

Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật đa chẳng vì phân biệt các pháp nên khởi. Nghĩa là chẳng phân biệt đây pháp dị sanh, đây pháp Thanh văn, đây pháp Ðộc Giác, đây pháp Bồ tát, đây pháp Như Lai.

Các thiện nam tử tinh siêng tu học Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm đối trong các pháp đều không sở đắc, cũng không chỗ nói. Nghĩa là chẳng nói có pháp tánh dị sanh, cũng chẳng nói có pháp tánh Thanh văn cho đến Như Lai. Sở dĩ vì sao? Vì các pháp tánh đây đều rốt ráo không, chẳng thể thấy vậy. Nếu tu như thế, gọi chơn tu học Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Các thiện nam tử siêng tu Bát nhã Ba la mật đa chẳng khởi nghĩ này: Ðây là cõi dục, đây là cõi Sắc, đây là cõi Vô sắc, đây là cõi Diệt. Sở dĩ vì sao? Vì Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm chẳng thấy có pháp này khá diệt ấy. Nếu tu như thế gọi chơn tu học Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu tu Bát nhã Ba la mật đa đối tất cả pháp chẳng làm ân oán. Vì cớ sao? Vì Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm chẳng vì trụ trì tất cả Phật pháp, chẳng vì vứt bỏ pháp dị sanh thảy.

Sở dĩ vì sao? Các thiện nam tử siêng tu Bát nhã Ba la mật đa đối trong Phật pháp chẳng muốn chứng được, chẳng muốn diệt hoại pháp dị sanh thảy, vì thấu suốt tánh tất cả pháp bình đẳng vậy. Nếu tu như thế gọi chơn tu học Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm.

Bấy giờ, Thế Tôn liền bèn khen rằng: Mạn Thù Thất Lợi! Hay thay, hay thay! Ngươi nay mới năng thuyết được pháp sâu thẳm cho chúng các Bồ tát Ma ha tát làm Chơn pháp ấn, cũng cho Thanh văn và Ðộc Giác thảy những kẻ tăng thượng mạn làm Ðại pháp ấn, khiến cho như thật biết pháp trước đã thông suốt chẳng phải chơn rốt ráo.

Mạn Thù Thất Lợi! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân nghe thâm pháp này tâm chẳng lặn chìm, cũng chẳng kinh sợ. Phải biết người này chẳng những ở chỗ một Phật cho đến ngàn Phật trồng các căn lành, mà định ở vô lượng vô biên chỗ Phật trồng các căn lành mới năng được nghe Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm đây, tâm chẳng lặn chìm cũng chẳng kinh sợ.

Bấy giờ, Mạn Thù Thất Lợi Ðồng Tử chấp tay cung kính lại thưa Phật rằng: Tôi muốn nói lại Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, cúi xin cho phép!

Phật bảo Mạn Thù Thất Lợi Ðồng Tử: Ngươi muốn nói nữa, tùy ý ngươi nói.

Mạn Thù Thất Lợi bèn thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Nếu kẻ tu Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm đối pháp chẳng được là khá trụ, cũng lại chẳng được là chẳng khá trụ, phải biết như vậy Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm chẳng trụ pháp duyên. Vì cớ sao? Vì tất cả pháp không sở duyên vậy.

Bạch Thế Tôn! Nếu kẻ năng tu như thế gọi chơn tu học Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, vì đối tất cả pháp chẳng lấy tướng vậy.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nên quánn Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thế chẳng hiện tiền quán tánh tướng các pháp. Nghĩa là đối Phật pháp hãy chẳng hiện quán, huống pháp Bồ tát. Ðối pháp Bồ tát hãy chẳng hiện quán, huống pháp Ðộc Giác. Ðối pháp Ðộc Giác hãy chẳng hiện quán, huống pháp Thanh văn. Ðối pháp Thanh văn hãy chẳng hiện quán, huống pháp dị sanh. Vì cớ sao? Vì tất cả pháp tánh tướng lìa vậy.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nương tu Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thế đối trong các pháp không sở phân biệt. Nghĩa là chẳng phân biệt pháp tánh đây khá nghĩ bàn, chẳng khá nghĩ bàn sai khác, phải biết chúng Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa đối trong các pháp trọn không phân biệt.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nương tu Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thế, trong tất cả pháp trọn chẳng thấy có đây là Phật pháp, đây chẳng Phật pháp, đây khá nghĩ bàn, đây chẳng khá nghĩ bàn, vì tất cả pháp tánh không sai khác vậy. Nếu các hữu tình năng tu Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thế quán tất cả pháp đều là Phật Pháp, vì thuận Bồ đề vậy, quán tất cả pháp đều chẳng thể nghĩ bàn, vì rốt ráo không vậy. Các hữu tình này đã từng gần gũi cúng dường cung kính nhiều trăm ngàn Phật trồng các căn lành, mới năng tu hành Bát nhã Ba la mật đa được như thế.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thế tâm chẳng lặn chìm, cũng chẳng kinh sợ, phải biết quá khứ đã từng gần gũi cúng dường cung kính nhiều trăm ngàn Phật, trồng các căn lành mới năng như thế.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nên quán Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thế, nếu năng siêng tu được thời đối các pháp chẳng thấy tạp nhiễm, chẳng thấy thanh tịnh, dù không thấy gì mà năng siêng tu Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, với tất cả thời tâm không chán mỏi.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu tu Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thế, đối các pháp dị sanh, Thanh văn, Ðộc Giác, Bồ tát, Phật không tưởng sai khác, vì rõ các pháp này rốt ráo không vậy. Nếu được như thế gọi chơn tu học Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm.

Phật hỏi Mạn Thù Thất Lợi Ðồng Tử: Ngươi đã gần gũi cúng dường được mấy Phật?

Mạn Thù Thất Lợi thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Tôi đã gần gũi cúng dường số Phật lượng đồng pháp tâm tâm sở của huyễn sĩ, vì tất cả pháp đều như huyễn vậy.

Mạn Thù Thất Lợi! Ngươi đối Phật pháp đâu chẳng cầu tới? Bạch Thế Tôn! Tôi nay chẳngthấy có pháp nào chẳng phải Phật pháp ấy, cầu tới chỗ nào?

Mạn Thù Thất Lợi! Ngươi đối Phật pháp đã trọn nên ư? Bạch Thế Tôn! Tôi nay đều chẳng thấy pháp khá gọi Phật pháp, trọn nên cái gì?

Mạn Thù Thất Lợi! Ngươi đâu chẳng đắc tánh vô trước ư? Bạch Thế Tôn! Tôi nay tức tánh vô trước, lẽ đâu tánh vô trước lại đắc được vô trước?

Mạn Thù Thất Lợi! Ngươi chẳng sẽ ngồi tòa Bồ đề ư? Bạch Thế Tôn! Chư Phật đối tòa Bồ đề hãy không nghĩa ngồi, huống tôi ngồi được. Vì cớ sao? Vì tất cả pháp đều dùng thật tế làm định lượng vậy. Ở trong thật tế, tòa và kẻ ngồi đều chẳng thể được.

Mạn Thù Thất Lợi! Nói thật tế ấy là thêm lời nào? Bạch Thế Tôn! Thật tế phải biết tức là thêm lời ngụy thân.

Mạn Thù Thất Lợi! Vì sao ngụy thân được gọi thật tế? Bạch Thế Tôn! Thật tế không đi không đến, chẳng chơn chẳng ngụy, tướng thân chẳng thân đều chẳng thể được. Ngụy thân cũng vậy, vậy nên ngụy thân tức là thật tế.

Khi ấy, Xá Lợi Tử bèn thưa Phật rằng: Nếu các Bồ tát nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thế, tâm chẳng lặn chìm, cũng chẳng kinh sợ, các Bồ tát này định tới Bồ đề chẳng còn quay lui.

Từ Thị Bồ tát lại thưa Phật rằng: Nếu các Bồ tát nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thế, tâm chẳng lặn chìm, cũng chẳng kinh sợ, các Bồ tát này đã gần Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Vì cớ sao? Vì các Bồ tát này hiện giác pháp tánh lìa tất cả phân biệt như đại Bồ đề vậy.

Mạn Thù Thất Lợi cũng thưa Phật rằng: Nếu các Bồ tát nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thế, tâm chẳng lặn chìm cũng chẳng kinh sợ, các Bồ tát này như Phật Thế Tôn kham nhận thế gian cúng dường cung kính. Vì cớ sao? Vì đối tất cả pháp giác thật tánh vậy.

Khi đó có người nữ tên Vô Duyên Lự chấp tay cung kính thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Nếu các hữu tình nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thế tâm chẳng lặn chìm cũng chẳng kinh sợ, các hữu tình này đối pháp dị sanh, hoặc pháp Thanh văn, hoặc pháp Ðộc Giác, hoặc pháp Bồ tát, hoặc pháp Như Lai đều chẳng duyên lự. Sở dĩ vì sao? Vì đạt tất cả pháp đều vô sở hữu, năng sở duyên lự trọn bất khả đắc.

Bấy giờ, Phật bảo Xá Lợi Tử thảy: Như vậy, như vậy. Như các ngươi đã nói. Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thế tâm chẳng lặn chìm cũng chẳng kinh sợ, các thiện nam tử thiện nữ nhân này phải biết đã trụ bậc chẳng quay lui, định tới Bồ đề chẳng còn quay lui.

Xá Lợi Tử thảy! Nếu các hữu tình nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thế, tâm chẳng lặn chìm cũng chẳng kinh sợ, vui mừng tin muốn lóng nghe, thọ trì đọc tụng, chuyển vì người nói, tâm không chán mỏi, các hữu tình này năng làm tất cả thí chủ chơn thật rộng lớn hơn hết, năng thí tất cả của cải vô thượng, đầy đủ bố thí Ba la mật đa.

Các hữu tình này tịnh giới viên mãn, đủ chơn tịnh giới, đủ thắng tịnh giới, công đức tịnh giới đều đã viên mãn, đầy đủ tịnh giới Ba la mật đa.

Các hữu tình này an nhẫn viên mãn, đủ chơn an nhẫn, đủ thắng an nhẫn, công đức an nhẫn đều đã viên mãn, đầy đủ an nhẫn Ba la mật đa.

Các hữu tình này tinh tiến viên mãn, đủ chơn tinh tiến, đủ thắng tinh tiến, công đức tinh tiến đều đã viên mãn, đầy đủ tinh tiến Ba la mật đa.

Các hữu tình này tĩnh lự viên mãn, đủ chơn tĩnh lự, đủ thắng tĩnh lự, công đức tĩnh lự đều đã viên mãn, đầy đủ tĩnh lự Ba la mật đa.

Các hữu tình này Bát nhã viên mãn, đủ chơn Bát nhã, đủ thắng Bát nhã, công đức Bát nhã đều đã viên mãn, đầy đủ Bát nhã Ba la mật đa.

Các hữu tình này trọn nên chơn thắng từ bi hỷ xả, cũng năng vì người tuyên nói khai chỉ Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm.

Phật bảo Mạn Thù Thất Lợi Ðồng Tử: Ngươi quán nghĩa nào muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề?

Mạn Thù Thất Lợi thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Tôi đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề hãy không tâm trụ, huống phải muốn chứng. Tôi đối Bồ đề không chí cầu tới. Sở dĩ vì sao? Vì Bồ đề tức tôi, tôi tức Bồ đề, cầu tới đâu nữa?

Phật nói: Hay thay, hay thay! Ðồng tử ngươi khéo nói được nghĩa xứ thẳm sâu. Ngươi ở Phật trước trồng nhiều căn lành, phát lâu đại nguyện, năng y vô đắc tu hành các thứ phạm hạnh thanh tịnh.

Mạn Thù Thất Lợi bèn thưa Phật rằng: Nếu kẻ đối các pháp có sở đắc nên y vô sở đắc tu tịnh phạm hạnh. Tôi đều chẳng thấy có pháp khả đắc và vô sở đắc, làm sao nói được năng y vô sở đắc tu tịnh phạm hạnh?

Phật bảo Mạn Thù Thất Lợi Ðồng Tử: Ngươi nay thấy Ta đức Thanh văn ư? Bạch Thế Tôn! Tôi thấy.

Phật nói: Ðồng tử! Ngươi thấy làm sao? Bạch Thế Tôn! Tôi thấy các Thanh văn chẳng dị sanh chẳng Thánh giả, chẳng hữu học chẳng vô học, chẳng khá thấy chẳng phải chẳng khá thấy, chẳng kiến giả chẳng phải chẳng kiến giả, chẳng nhiều chẳng ít, chẳng nhỏ chẳng lớn, chẳng đã điều phục, chẳng chưa điều phục. Tôi thấy như thế mà không tưởng thấy.

Khi đó, Xá Lợi Tử bèn hỏi kia rằng: Ðối Thanh văn thừa đã thấy như thế lại làm sao thấy Chánh đẳng giác thừa?

Ðại đức! Tôi nay chẳng thấy Bồ tát cũng lại chẳng thấy pháp các Bồ tát, chẳng thấy Bồ đề cũng lại chẳng thấy pháp tới Bồ đề, cũng chẳng thấy có hạnh tới Bồ đề, cũng chẳng thấy có pháp chứng Bồ đề, chẳng thấy có kẻ năng chứng Bồ đề. Tôi thấy Chánh đẳng giác thừa như thế, nghĩa là đối trong ấy đều không thấy chi cả.

Khi ấy Xá Lợi Tử lại hỏi kia rằng: Ngài đối Như Lai phải thấy làm sao?

Ðại đức! Thôi, thôi. Chớ đối Như Lai chúa lớn rồng voi mà dấy ngôn luận.

Mạn Thù Thất Lợi! Ðã nói Phật ấy là thêm lời nào?

Nay hỏi Ðại đức: Ðã nói ngã ấy lại thêm lời nào?

Xá Lợi Tử nói: Ngã ấy chỉ có giả lập danh tự, là thêm lời không.

Ðại đức phải biết: Thêm lời Phật tức thêm lời ngã. Ngã cùng với Phật đều rốt ráo không, chỉ tùy thế gian giả lập danh tự. Danh tự Bồ đề cũng là giả lập, chẳng thể tìm đây cầu Bồ đề thật. Tướng Bồ đề không, chẳng thể nêu chỉ ta. Vì cớ sao? Vì danh tự, Bồ đề hai đều không vậy. Danh tự không, nên lời nói cũng không, chẳng thể đem không nêu chỉ ra pháp không. Bồ đề không, nên Phật cũng là không, nên đã nói Phật là thêm lời cho không.

Lại nữa, Ðại đức! Ðã nói Phật ấy, không đến không đi, không sanh không diệt, không sở chứng đắc, không sở thành tựu, không danh không tướng, chẳng thể phân biệt, không ngôn không thuyết, chẳng thể nêu chỉ, duy trí vi diệu tự chứng biết bên trong. Nghĩa là các Như Lai giác biết tất cả pháp rốt ráo vắng không, chứng Ðại Bồ đề, tùy thuận thế gian giả lập danh tự, nên xưng là Phật, chẳng vì thật có; vì hoặc có hoặc không bất khả đắc vậy.

Lại nữa, Ðại đức! Như Lai sở chứng trí huệ vi diệu nói gọi Bồ đề, thành tựu Bồ đề nên gọi là Phật. Vì Bồ đề không, nên Phật cũng là không. Do đấy danh Phật là thêm lời cho không.

Khi ấy, Xá Lợi Tử bèn thưa Phật rằng: Mạn Thù Thất Lợi đã thuyết thâm pháp chẳng phải kẻ sơ học chỗ hiểu rõ được.

Bấy giờ, Mạn Thù Thất Lợi Ðồng Tử liền thưa Cụ thọ Xá Lợi Tử rằng: Tôi đã nói đó đâu những sơ học chẳng thể hiểu rõ, mà các A la hán thảy chỗ làm đã xong cũng chẳng thể biết được. Chẳng phải tôi nói ra có kẻ năng biết được.

Sở dĩ vì sao? Vì tướng Bồ đề chẳng phải năng thức sở thức, không thấy không nghe, không đắc không niệm, không sanh không diệt, chẳng thể nói chỉ, chẳng thể nghe thọ. Bồ đề như thế tánh tướng vắng không, các Ðại Bồ tát hãy chưa biết được, huống nào Nhị thừa chỗ biết rõ được. Tánh tướng Bồ đề hãy chẳng thể đắc, huống đâu có kẻ thật chứng Bồ đề.

Xá Lợi Tử nói: Mạn Thù Thất Lợi! Phật đối pháp giới đâu chẳng chứng ư?

Ðại đức! Chẳng phải vậy. Sở dĩ vì sao? Phật tức pháp giới, pháp giới tức Phật. Pháp giới chẳng lẽ lại chứng pháp giới.

Lại, Xá Lợi Tử! Tất cả pháp không, nói là pháp giới. Tức pháp giới đây nói là Bồ đề. Pháp giới Bồ đề đều lìa tánh tướng, do đây nên tất cả pháp không. Tất cả pháp không, Bồ đề, pháp giới, đều là cảnh giới Phật, không hai không riêng. Vì không hai không riêng nên chẳng thể biết rõ. Vì chẳng thể biết rõ thời không lời nói. Vì không lời nói nên chẳng thể thi thiết hữu vi vô vi, có chẳng có thảy.

Lại, Xá Lợi Tử! Tất cả pháp tánh cũng không hai không riêng. Vì không hai không riêng nên chẳng thể biết rõ. Vì chẳng thể biết rõ thời không lời nói. Vì không lời nói nên chẳng thể thi thiết. Sở dĩ vì sao? Vì bản tánh các pháp đều vô sở hữu, chẳng thể thi thiết ở đây ở kia, vật này vật nọ.

Lại Xá Lợi Tử! Nếu gây vô gián, phải biết tức gây chẳng thể nghĩ bàn, cũng gây thật tế. Vì cớ sao?

Xá Lợi Tử! Chẳng thể nghĩ bàn cùng năm vô gián đều tức thật tế, tánh không sai khác. Ðã không có kẻ năng gây thật tế, vậy nên vô gián chẳng thể nghĩ bàn, cũng chẳng thể gây. Do lý thú đây, kẻ gây vô gián chẳng đọa địa ngục, kẻ chẳng nghĩ bàn chẳng được sanh trời; kẻ gây vô gián cũng chẳng đêm dài chìm đắm sanh tử, kẻ chẳng nghĩ bàn cũng chẳng rốt ráo năng chứng Niết bàn. Vì cớ sao?

Xá Lợi Tử! Chẳng thể nghĩ bàn cùng năm vô gián đều trụ thật tế, tánh không sai khác, không sanh không diệt, không đến không đi, chẳng nhân chẳng quả, chẳng thiện chẳng ác, chẳng rước ác thú, chẳng cảm người trời, chẳng chứng Niết bàn, chẳng chìm sanh tử. Vì cớ sao? Vì chơn pháp giới chẳng thiện chẳng ác, chẳng cao chẳng thấp, không trước sau vậy.

Lại, Xá Lợi Tử! Bí sô phạm trọng chẳng đọa địa ngục, kẻ trì tịnh giới chẳng được sanh trời. Bí sô phạm trọng chẳng chìm sanh tử, kẻ trì tịnh giới chẳng chứng Niết bàn. Bí sô phạm trọng chẳng nên mắng chửi, kẻ trì tịnh giới chẳng nên khen ngợi. Bí sô phạm trọng chẳng nên khinh miệt, kẻ trì tịnh giới chẳng nên cung kính. Bí sô phạm trọng chẳng nên chống trái, kẻ trì tịnh giới chẳng nên hòa hợp. Bí sô phạm trọng chẳng nên xa lìa, kẻ trì tịnh giới chẳng nên gần kề. Bí sô phạm trọng chẳng nên tổn giảm, kẻ trì tịnh giới chẳng nên tăng ích. Bí sô phạm trọng chẳng chẳng ứng cúng, kẻ trì tịnh giới chẳng định ứng cúng. Bí sô phạm trọng lậu chẳng thêm lớn, kẻ trì tịnh giới lậu chẳng tổn giảm. Bí sô phạm trọng chẳng chẳng thanh tịnh, kẻ trì tịnh giới chẳng định thanh tịnh. Bí sô phạm trọng chẳng không tịnh tín, kẻ trì tịnh giới chẳng có tịnh tín, kẻ trì tịnh giới chẳng có tịnh tín. Bí sô phạm trọng chẳng chẳng nên thọ thanh tịnh tín thí, kẻ trì tịnh giới chẳng định nên thọ thanh tịnh tín thí. Vì cớ sao?

Xá Lợi Tử! Vì trong chơn pháp giới, hoặc trì hoặc phạm tánh ấy bình đẳng không sai khác vậy.

Lại, Xá Lợi Tử! Các loại dị sanh gọi kẻ hòa hợp, Bí sô hết lậu gọi chẳng hòa hợp.

Mạn Thù Thất Lợi! Ngài nương nghĩa nào làm thuyết như thế?

Ðại đức! Dị sanh cùng với sanh nhân hợp gọi kẻ hòa hợp. Các A la hán không nghĩa như thế gọi chẳng hòa hợp. Tôi nương nghĩa đây làm thuyết như thế.

Lại, Xá Lợi Tử! Các loại dị sanh gọi kẻ vượt sợ, Bí sô hêt lậu gọi chẳng vượt sợ.

Mạn Thù Thất Lợi! Ngài nương nghĩa nào làm thuyết như thế?

Ðại đức! Dị sanh đối pháp nên sợ chẳng sanh sợ hãi, gọi kẻ vượt sợ. Các A la hán biết pháp nên sợ thật vô sở hữu, không sợ nên vượt. Tôi nương nghĩa đây làm thuyết như thế.

Lại, Xá Lợi Tử! Các loại dị sanh được vô diệt nhẫn, chúng các Bồ tát được vô sanh nhẫn.

Mạn Thù Thất Lợi! Ngài nương nghĩa nào làm thuyết như thế?

Ðại đức! Dị sanh chẳng muốn tịch diệt, gọi được vô diệt nhẫn; chúng các Bồ tát chẳng thấy pháp sanh, gọi được vô sanh nhẫn. Tôi nương nghĩa đây làm thuyết như thế.

Lại, Xá Lợi Tử! Các loại dị sanh gọi kẻ điều phục, Bí sô hết lậu gọi chẳng điều phục.

Mạn Thù Thất Lợi! Ngài nương nghĩa nào làm thuyết như thế?

Ðại đức! Vì dị sanh chưa điều phục nên phải điều phục, gọi kẻ điều phục; các A la hán đã hết lậu gút chẳng còn phải điều phục, gọi chẳng điều phục. Tôi nương nghĩa đây làm thuyết như thế.

Lại, Xá Lợi Tử! Các loại dị sanh gọi kẻ tâm tăng thượng vượt khỏi hành, Bí sô hết lậu gọi tâm thấp kém chẳng vượt khỏi hành.

Mạn Thù Thất Lợi! Ngài nương nghĩa nào làm thuyết như thế?

Ðại đức! Tâm dị sanh cất cao, hành trái pháp giới gọi kẻ tâm tăng lên vượt khỏi hành; các A la hán tâm nhường thấp, hành thuận pháp giới, gọi tâm thấp kém, hành chẳng vượt khỏi. Tôi nương nghĩa đây làm thuyết như thế.

Khi ấy, Xá Lợi Tử khen Mạn Thù Thất Lợi rằng: Hay thay, hay thay! Khéo hay vì tôi giải nghĩa mật ngữ.

Mạn Thù Thất Lợi trả lời: Như vậy, như vậy. Ðại đức! Chẳng những tôi năng giải nghĩa mật ngữ, tôi cũng tức là chơn A la hán hết tất cả lậu. Vì cớ sao? Vì tôi đối Thanh văn Ðộc Giác ưa muốn hẳn đều chẳng khởi nên gọi hết lậu chơn A la hán.

Phật bảo Mạn Thù Thất Lợi Ðồng Tử: Vả có nhân duyên nên nói Bồ tát ngồi tòa Bồ đề, chẳng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề?

Mạn Thù Thất Lợi thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Cũng có nhân duyên nói được Bồ tát ngồi tòa Bồ đề chẳng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nghĩa là trong Bồ đề không có chút pháp khá gọi Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nhưng tánh chơn Bồ đề không phân biệt, chẳng phải ngồi khá được, chẳng ngồi bèn bỏ. Do nhân duyên đây khá nói Bồ tát ngồi tòa Bồ đề chẳng chứng Bồ đề, vì Bồ đề không có tướng chẳng thể chứng được vậy.

Mạn Thù Thất Lợi lại thưa Phật rằng: Vô thượng Bồ đề tức năm vô gián, năm vô gián kia tức Bồ đề đây. Sở dĩ vì sao? Vì Bồ đề vô gián đều giả thi thiết, tánh Bồ đề chẳng có chơn thật, chẳng thể chứng được, chẳng thể tu tập, chẳng thể hiện thấy. Năm vô gián kia cũng lại như thế.

Lại, tất cả pháp bản tánh rốt ráo chẳng thể hiện thấy.Với trong, không giác không kẻ giác, không thấy không kẻ thấy, không biết không kẻ biết, không phân biệt không kẻ phân biệt, bình đẳng lìa tướng gọi chơn Bồ đề. Tánh năm vô gián cũng lại như thế. Do đây Bồ đề chẳng thể chứng được. Kẻ nói khá chứng được, tu tập hiện thấy Ðại Bồ đề là tăng thượng mạn.

Phật bảo Mạn Thù Thất Lợi Ðồng Tử: Ngươi nay gọi Ta là Như Lai ư?

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy. Bạch Thiện Thệ! Chẳng phải vậy. Tôi chẳng gọi Phật là thật Như Lai. Sở dĩ vì sao? Bởi rằng Như Lai ấy dùng vi diệu trí chứng hội chơn như. Diệu trí, chơn như hai đều lìa tướng. Chơn như lìa tướng chẳng gọi chơn như; diệu trí cũng thế, chẳng gọi diệu trí. Ðã không diệu trí và không chơn như, vậy nên Như Lai cũng chẳng chơn thật.

Vì cớ sao? Vì chơn như diệu trí đều giả thi thiết, Như Lai cũng thế, chẳng phải hai chẳng hai. Vậy nên, diệu trí, chơn như, Như Lai chỉ có giả danh mà không một thật, nên chẳng gọi Phật là thật Như Lai.

Phật bảo Mạn Thù Thất Lợi Ðồng Tử: Ngươi chẳng nghi ngờ đối Như Lai ư?

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy. Bạch Thiện Thệ! Chẳng phải vậy. Vì cớ sao? Vì tôi quán Như Lai thật bất khả đắc, không sanh không diệt, nên không sở nghi.

Phật bảo Mạn Thù Thất Lợi Ðồng Tử: Như Lai đâu chẳng hiện ra thế gian?

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy. Bạch Thiện Thệ! Chẳng phải vậy. Nếu chơn pháp giới hiện ra thế gian, khá nói Như Lai hiện ra thế gian. Chơn pháp giới chẳng hiện ra thế gian, vậy nên Như Lai cũng chẳng hiện ra.

Mạn Thù Thất Lợi! Ngươi bảo chư Phật số cát Căng già vào Niết bàn chăng?

Bạch Thế Tôn! Ðâu chẳng thấy chư Phật Như Lai đồng một tướng cảnh giới chẳng nghĩ bàn.

Mạn Thù Thất Lợi! Như vậy, như vậy. Như người đã nói. Chư Phật Như Lai đồng một tướng cảnh giới chẳng nghĩ bàn.

Mạn Thù Thất Lợi lại thưa Phật rằng: Nay Phật Thế Tôn hiện trụ đời chăng? Phật nói: Như vậy.

Mạn Thù Thất Lợi bèn thưa Phật rằng: Nếu Phật Thế Tôn hiện trụ đời ấy, chư Phật Thế Tôn số cát Căng già cũng lẽ trụ đời. Vì cớ sao? Vì tất cả Như Lai đồng một tướng cảnh giới chẳng nghĩ bàn vậy. Tướng chẳng nghĩ bàn không sanh không diệt, làm sao chư Phật có vào Niết bàn? Vậy nên, Bạch Thế Tôn! Nếu vị lai sẽ có Phật ra đời, tất cả Như Lai đều sẽ ra đời. Nếu quá khứ Phật đã vào Niết bàn, tất cả Như Lai đều đã diệt độ. Nếu hiện tại Phật hiện chứng Bồ đề, tất cả Như Lai đều ưng hiện chứng.

Vì cớ sao? Vì trong chẳng nghĩ bàn có bao chư Phật khứ lai hiện tại không sai khác vậy. Nhưng các thế gian mê lầm chấp đắm các thứ hý luận bảo rằng Phật Thế Tôn có sanh, có diệt, có chứng Bồ đề.

Phật bảo Mạn Thù Thất Lợi Ðồng Tử: Pháp ngươi đã thuyết duy có Như Lai, Bồ tát chẳng lui, Ðại A la hán mới hiểu rõ được, kỳ dư chẳng ai biết nổi. Vì cớ sao? Chỉ Như Lai thảy nghe thâm pháp này như thật thấu rõ chẳng khen chẳng chê, biết tâm phi tâm bất khả đắc vậy. Sở dĩ vì sao? Vì tánh tất cả pháp thảy đều bình đẳng, tâm và phi tâm đều bất khả đắc. Do đấy đối pháp không khen không chê.

Mạn Thù Thất Lợi liền thưa Phật rằng: Ðối thâm pháp này ai sẽ khen chê?

Phật nói: Ðồng Tử! Ngu phu dị sanh kia như vậy tâm chẳng thật, tâm đống Phật, tâm tánh chẳng thể nghĩ bàn.

Mạn Thù Thất Lợi lại thưa Phật rằng: Ngu phu dị sanh tâm chẳng tâm tánh, đồng Phật tâm tánh chẳng nghĩ bàn ư?

Phật bảo Mạn Thù Thất Lợi: Ðồng Tử! Như vậy, như vậy. Như người đã nói. Vì cớ sao? Vì Phật, hữu tình, tâm và tất cả pháp thảy đều bình đẳng chẳng nghĩ bàn vậy.

Mạn Thù Thất Lợi lại thưa Phật rằng: Phật, hữu tình, tâm và tất cả pháp nếu đều bình đẳng chẳng thể nghĩ bàn, khiến các kẻ Thanh Hiền cầu Niết bàn siêng hành tinh tiến, đâu chẳng luống uổng? Sở dĩ vì sao? Vì tánh chẳng nghĩ bàn với tánh Niết bàn đã không sai khác, dùng cầu nữa chi! Nếu có nói rằng pháp dị sanh đây, pháp Thánh giả đây có tướng sai khác, phải biết người kia chưa từng gần kề bạn lành chơn tịnh, làm thuyết như thế khiến các hữu tình chấp hai pháp khác nhau, ngầm chìm sanh tử, chẳng được Niết bàn.

Phật bảo Mạn Thù Thất Lợi Ðồng Tử: Ngươi muốn Như Lai đối loại hữu tình rất là hơn chăng?

Bạch Thế Tôn! Nếu có hữu tình chơn thật, tôi muốn Như Lai đối kia rất hơn. Nhưng loại hữu tình thật bất khả đắc.

Phật bảo Mạn Thù Thất Lợi Ðồng Tử: Ngươi muốn Phật trọn nên pháp chẳng nghĩ bàn ư?

Bạch Thế Tôn! Nếu có pháp chẳng nghĩ bàn thật trọn nên được, tôi muốn Như Lai trọn nên pháp kia, nhưng không việc ấy.

Phật bảo Mạn Thù Thất Lợi Ðồng Tử: Ngươi muốn Như Lai thuyết pháp điều phục các chúng đệ tử chăng?

Bạch Thế Tôn! Nếu có thuyết pháp điều phục chơn như pháp giới, tôi muốn Như Lai thuyết pháp điều phục các chúng đệ tử. Nhưng Phật Thế Tôn hiện ra ở đời đối loại hữu tình trọn không ơn đức. Sở dĩ vì sao? Vì các loại hữu tình trụ chơn như pháp giới không tạp nhiễm. Ðối trong giới đây, dị sanh Thánh giả năng thuyết năng thọ đều bất khả đắc.

Phật bảo Mạn Thù Thất Lợi Ðồng Tử: Ngươi muốn Như Lai là chơn ruộng phước vô thượng của đời chăng?

Mạn Thù Thất Lợi thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Nếu các ruộng phước là thật có ấy, tôi cũng muốn Phật đối kia vô thượng. Nhưng các ruộng phước thật bất khả đắc. Vậy nên chư Phật đều chẳng ruộng phước, chẳng phải chẳng ruộng phước, vì phước chẳng phải phước và tất cả pháp, tánh bình đẳng vậy. Nhưng kẻ làm ra ruộng phước cho thế gian năng vô tận, nên thế gian chung nói kia gọi ruộng vô thượng. Chư Phật Thế Tôn chứng phước vô tận, vậy nên phải gọi vô thượng phước điền.

Lại kẻ làm ruộng phước thế gian không chuyển biến, nên đời chung gọi kia tên Vô thượng điền. Chư Phật Thế Tôn chứng phước không biến, vậy nên phải nói Vô thượng phước điền.

Lại kẻ làm ruộng phước thế gian dùng khó nghĩ, nên đời chung gọi kia tên Vô thượng điền. Chư Phật Thế Tôn chứng phước khó nghĩ, vậy nên phải nói Vô thượng phước điền. Chư Phật phước điền tuy thật vô thượng mà kẻ trồng phước không bớt không thêm.

Phật bảo Mạn Thù Thất Lợi Ðồng Tử: Ngươi nương nghĩa nào làm thuyết như thế?

Mạn Thù Thất Lợi thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Tướng ruộng phước của Phật chẳng thể nghĩ bàn. Nếu có kẻ đối trong mà trồng phước tức bèn năng rõ được pháp tánh bình đẳng, đạt tất cả pháp không bớt không thêm, nên Phật phước điền rất là vô thượng.

Bấy giờ, đại địa vì thần lực pháp lực Phật Thế Tôn sáu phản biến động. Khi đó trong chúng hội có chúng Ðại Bí sô mười sáu ức hết hẳn các lậu, tâm được giải thoát. Bảy trăm Bí sô ni, ba ngàn tại gia nam, bốn vạn tại gia nữ, sáu mươi trăm ức muôn ức số chúng trời cõi Dục xa trần lìa bẩn, sanh mắt tịnh pháp.

Khi ấy, A Nan Ðà liền từ tòa dậy, đảnh lễ chân Phật, lệch che vai tả, gối hữu chấm đất, chấp tay cung kính thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Nhân duyên nào nay đại địa đây sáu phản biến động.

Bấy giờ, Phật bảo A Nan Ðà rằng: Do Diệu Cát Tường thuyết tướng phước điền, Ta nay ấn chứng nên hiện điềm đây. Các Phật quá khứ cũng ở tại đây thuyết tướng phước điền khiến đại địa động, nên ở thời này hiện việc như thế.

Xem mục lục