Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 20
Bấy giờ, Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Ðã nói Bồ Tát ha ha tát ấy, những gì gọi là cú nghĩa Bồ Tát?
Phật bảo: Thiện Hiện! Vô cú nghĩa là cú nghĩa Bồ Tát. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Bồ đề chẳng sanh, Tát đỏa chẳng có, cú nghĩa ở trong ấy lý bất khả đắc, nên vô cú nghĩa là cú nghĩa Bồ Tát.
Thiện Hiện! Ví như không trung thật không dấu chim, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như cảnh mộng thật vô sở hữu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như việc huyễn thật vô sở hữu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như ánh nắng thật vô sở hữu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như bóng sáng, vang, tượng, biến hóa thật vô sở hữu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa chơn như thật vô sở hữu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa pháp giới thật vô sở hữu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa pháp tánh thật vô sở hữu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa tánh chẳng hư dối, tánh chẳng biến khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế thật vô sở hữu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu
Thiện Hiện! Ví như sắc cho đến cú nghĩa thức thật vô sở hữu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như huyễn sĩ, cú nghĩa nhãn xứ cho đến cú nghĩa ý xứ thật vô sở hữu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như huyễn sĩ, cú nghĩa sắc xứ cho đến cú nghĩa pháp xứ thật vô sở hữu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như huyễn sĩ , cú nghĩa nhãn giới cho đến cú nghĩa ý giới thật vô sở hữu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như huyễn sĩ, cú nghĩa sắc giới cho đến cú nghĩa pháp giới thật vô sở hữu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như huyễn sĩ, cú nghĩa nhãn thức giới cho đến cú nghĩa ý thức giới thật vô sở hữu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như huyễn sĩ, cú nghĩa nhãn xúc cho đến cú nghĩa ý xúc thật vô sở hữu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như huyễn sĩ, cú nghĩa nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến cú nghĩa ý xúc làm duyên sanh ra các thọ thật vô sở hữu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như huyễn sĩ, cú nghĩa địa giới cho đến cú nghĩa thức giới thật vô sở hữu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như huyễn sĩ, cú nghĩa vô minh cho đến cú nghĩa lão tử thật vô sở hữu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như huyễn sĩ hành cú nghĩa nội không cho đến cú nghĩa vô tánh tự tánh không thật vô sở hữu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như huyễn sĩ hành cú nghĩa bốn niệm trụ thật vô sở hữu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như huyễn sĩ hành cú nghĩa bốn niệm trụ cho đến cú nghĩa mười tám pháp Phật bất cộng thật vô sở hữu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác cú nghĩa sắc tướng cho đến cú nghĩa thức tướng thật vô sở hữu. Các bồ tát ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác cú nghĩa tướng nhãn xứ cho đến cú nghĩa tướng ý xứ vô sở hữu. Các bồ tát ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác cú nghĩa tướng sắc xứ cho đến cú nghĩa tướng pháp xứ tướng thật vô sở hữu. Các bồ tát ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác cú nghĩa tướng nhãn giới cho đến cú nghĩa tướng ý giới thật vô sở hữu. Các bồ tát ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác cú nghĩa tướng sắc giới cho đến cú nghĩa tướng pháp giới thật vô sở hữu. Các bồ tát ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác cú nghĩa nhãn thức giới cho đếncú nghĩa tướng ý thức giới thật vô sở hữu. Các bồ tát ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác cú nghĩa tướng nhãn xúc cho đến cú nghĩa tướng ý xúc thật vô sở hữu. Các bồ tát ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác cú nghĩa nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến cú nghĩa tướng ý xúc làm duyên sanh ra các thọ thật vô sở hữu. Các bồ tát ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác cú nghĩa tướng địa giới cho đến cú nghĩa tướng thức giới thật vô sở hữu. Các bồ tát ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác cú nghĩa vô minh cho đến cú nghĩa lão tử thật vô sở hữu. Các bồ tát ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác cú nghĩa tướng nội không cho đến cú nghĩa tướng vô tánh tự tánh không, thật vô sở hữu. Các bồ tát ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác cú nghĩa bốn niệm trụ cho đến cú nghĩa mười tám pháp Phật bất cộng thật vô sở hữu. Các bồ tát ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như trong giới vô vi, cú nghĩa giới hữu vi thật vô sở hữu. Trong giới hữu vi, cú nghĩa giới vô vi cũng thật vô sở hữu. Các Bồ Tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa vô sanh vô diệt, vô tác vô vi, vô thành vô hoại, vô đắc vô xả, vô nhiễm vô tịnh thật vô sở hữu. Các Bồ Tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Sở dĩ vì sao? Thiện Hiện! Ví như sắc cho đến thức, cú nghĩa vô sanh vô diệt, cho đến cú nghĩa vô nhiễm vô tịnh thật vô sở hữu. Các Bồ Tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như nhãn xứ cho đến ý xứ, cú nghĩa vô sanh vô diệt cho đến cú nghĩa vô nhiễm vô tịnh thật vô sở hữu. Các Bồ Tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như sắc xứ cho đến pháp xứ, cú nghĩa vô sanh vô diệt cho đến cú nghĩa vô nhiễm vô tịnh thật vô sở hữu. Các Bồ Tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như nhãn giới cho đến ý giới, cú nghĩa vô sanh vô diệt cho đến cú nghĩa vô nhiễm vô tịnh thật vô sở hữu. Các Bồ Tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như sắc giới cho đến pháp giới, cú nghĩa vô sanh vô diệt cho đến cú nghĩa vô nhiễm vô tịnh thật vô sở hữu. Các Bồ Tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như nhãn thức giới cho đến ý thức giới, cú nghĩa vô sanh vô diệt cho đến cú nghĩa vô nhiễm vô tịnh thật vô sở hữu. Các Bồ Tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như nhãn xúc cho đến ý xúc, cú nghĩa vô sanh vô diệt cho đến cú nghĩa vô nhiễm vô tịnh thật vô sở hữu. Các Bồ Tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ, cú nghĩa vô sanh vô diệt cho đến cú nghĩa vô nhiễm vô tịnh thật vô sở hữu. Các Bồ Tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như địa giới cho đến thức giới, cú nghĩa vô sanh vô diệt cho đến cú nghĩa vô nhiễm vô tịnh thật vô sở hữu. Các Bồ Tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như vô minh cho đến lão tử, cú nghĩa vô sanh vô diệt cho đến cú nghĩa vô nhiễm vô tịnh thật vô sở hữu. Các Bồ Tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như nội không cho đến vô tánh tự tánh không, cú nghĩa vô sanh vô diệt cho đến cú nghĩa vô nhiễm vô tịnh thật vô sở hữu. Các Bồ Tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, cú nghĩa vô sanh vô diệt cho đến cú nghĩa vô nhiễm vô tịnh thật vô sở hữu. Các Bồ Tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như sắc cho đến thức rốt ráo thanh tịnh, cú nghĩa vô sanh vô diệt cho đến cú nghĩa vô nhiễm vô tịnh thật vô sở hữu. Các Bồ Tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như nhãn xứ cho đến ý xứ rốt ráo thanh tịnh, cú nghĩa vô sanh vô diệt cho đến cú nghĩa vô nhiễm vô tịnh thật vô sở hữu. Các Bồ Tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như sắc xứ cho đến pháp xứ rốt ráo thanh tịnh, cú nghĩa vô sanh vô diệt cho đến cú nghĩa vô nhiễm vô tịnh thật vô sở hữu. Các Bồ Tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như nhãn giới cho đến ý thức giới rốt ráo thanh tịnh, cú nghĩa vô sanh vô diệt cho đến cú nghĩa vô nhiễm vô tịnh thật vô sở hữu. Các Bồ Tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như sắc giới cho đến pháp giới rốt ráo thanh tịnh, cú nghĩa vô sanh vô diệt cho đến cú nghĩa vô nhiễm vô tịnh thật vô sở hữu. Các Bồ Tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như nhãn thức giới cho đến ý thức giới rốt ráo thanh tịnh, cú nghĩa vô sanh vô diệt cho đến cú nghĩa vô nhiễm vô tịnh thật vô sở hữu. Các Bồ Tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như nhãn xúc cho đến ý xúc rốt ráo thanh tịnh, cú nghĩa vô sanh vô diệt cho đến cú nghĩa vô nhiễm vô tịnh thật vô sở hữu. Các Bồ Tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như nhãn nhãn xúc cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ rốt ráo thanh tịnh, cú nghĩa vô sanh vô diệt cho đến cú nghĩa vô nhiễm vô tịnh thật vô sở hữu. Các Bồ Tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như địa giới cho đến thức giới rốt ráo thanh tịnh, cú nghĩa vô sanh vô diệt cho đến cú nghĩa vô nhiễm vô tịnh thật vô sở hữu. Các Bồ Tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như vô minh cho đến lão tử rốt ráo thanh tịnh, cú nghĩa vô sanh vô diệt cho đến cú nghĩa vô nhiễm vô tịnh thật vô sở hữu. Các Bồ Tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như nội không cho đến vô tánh tự tánh không rốt ráo thanh tịnh, cú nghĩa vô sanh vô diệt cho đến cú nghĩa vô nhiễm vô tịnh thật vô sở hữu. Các Bồ Tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng rốt ráo thanh tịnh, cú nghĩa vô sanh vô diệt cho đến cú nghĩa vô nhiễm vô tịnh thật vô sở hữu. Các Bồ Tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như khi nhật xuất hiện cú nghĩa tối tăm thật vô sở hữu. Các Bồ Tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như khi đại kiếp tận thật vô sở hữu. Các Bồ Tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác, trong nhóm tịnh giới, cú nghĩa phạm giới thật vô sở hữu; trong nhóm tịnh định, cú nghĩa tán loạn thật vô sở hữu; trong nhóm định tuệ, cú nghĩa ngu si thật vô sở hữu; trong nhóm giải thoát, cú nghĩa trói buộc thật vô sở hữu; trong nhóm giải thoát trí kiến, cú nghĩa không giải thoát tri kiến thật vô sở hữu. Các Bồ Tát Ma ha tát khi hành Bát nhã ba la mật đa sâu thẳm, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Thiện Hiện! Ví như Phật quang, nhật, nguyệt, trời Ba mươi ba nói rộng cho đến Trời Sắc cứu cánh, cú nghĩa trong các ánh sáng thật vô sở hữu. Các Bồ Tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.
Sở dĩ vì sao? Thiện Hiện! Hoặc Bồ đề, hoặc Tát đỏa, hoặc Bồ Tát, hoặc cú nghĩa Bồ Tát, các pháp như thế đều chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, vô sắc, vô kiế, vô đối, nhất tướng, chỗ gọi vô tướng. Các Bồ Tát Ma ha tát đối trong tất cả các pháp chẳng phải thật có, không trước không ngại, nên siêng tu học, nên chính giác biết.
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Sao là tất cả pháp? Các Bồ Tát Ma ha tát làm sao đối trong tất cả pháp chẳng phải thật có, không trước không ngại nên siêng tu học, nên chính giác biết?
Phật bảo: Thiện Hiện! Tất cả pháp ấy là pháp thiện pháp phi thiện, pháp hữu ký pháp vô ký, pháp thế gian xuất thế gian, pháp hữu lậu pháp vô lậu, pháp hữu vi pháp vô vi, pháp cộng pháp bất cộng, các như thế thảy gọi tất cả pháp. Các Bồ Tát Ma ha tát đối trong tất cả pháp chẳng phải thật có như thế, không trước không ngại nên siêng tu học, nên chính giác biết.
cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Vì sao gọi là pháp thiện thế gian?
Phật bảo: Thiện Hiện! Pháp thiện thế gian ấy là hiếu thuận cha mẹ, cúng dường Sa Môn và Bà la môn, kính thờ Sư trưởng. Hoặc việc thí tánh phước nghiệp, hoặc việc giới tánh phước nghiệp, hoặc cấp giúp kẻ bệnh cùng hành phước nghiệp, hoặc phương tiện khéo léo cùng hành phước nghiệp, hoặc thế gian mười thiện nghiệp đạo.
Hoặc tưởng sình chướng, hoặc tưởng mủ bẫy, hoặc tưởng bầm xanh, hoặc tưởng đỏ khác, hoặc tưởng phá hoại, hoặc tưởng mổ nuốt, hoặc tưởng lìa tan, hoặc tưởng hài cốt, hoặc tưởng đốt cháy.
Hoặc thế gian bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Hoặc nhớ theo Phật, nhớ theo Pháp, nhớ theo Tăng, nhớ theo giới, nhớ theo xả, nhớ theo thiên, nhớ theo thở vào ra, nhớ theo vắng lặng, nhớ theo thân, nhớ theo chết. Ðấy thảy gọi là pháp thiện thế gian.
cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Vì sao gọi là phi thiện?
Phật bảo: Thiện Hiện! Pháp phi thiện ấy là hại sinh mệnh, hoặc lấy của không cho, hoặc hành dục tà, hoặc lời dối gạt, hoặc lời thô ác, hoặc lời chia rẽ, hoặc lời tạp uế, hoặc tham dục, hoặc giận dữ, hoặc tà kiến, hoặc tức, hoặc hại, hoặc ganh, hoặc lận. Các như thế thảy gọi pháp phi thiện.
Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Vì sao gọi là pháp hữu ký?
Phật bảo: Thiện Hiện! Tất cả pháp thiện và pháp bất thiện gọi pháp hữu ký.
Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Vì sao gọi pháp vô ký?
Phật bảo: Thiện Hiện! Hoặc vô ký thân nghiệp ngữ nghiệp ý nghiệp, hoặc vô ký bốn đại chủng, hoặc vô ký năm căn, hoặc vô ý sáu xứ, hoặc vô ký vô sắc các uẩn giới xứ, hoặc vô ký dị thục. Các như thế thảy gọi pháp vô ký.
Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Vì sao gọi là pháp thế gian?
Phật bảo: Thiện Hiện! Nghĩa là thế gian năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới, mười thiện nghiệp đạo, bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định, mười hai duyên khởi. Các như thế thảy gọi pháp thế gian.
Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Vì sao gọi là pháp xuất thế gian?
Phật bảo: Thiện Hiện! Là ba mươi bảy phần pháp Bồ đề, ba môn giải thoát. Hoặc căn chưa biết sẽ biết, căn đã biết, căn đủ biết. Hoặc tam ma địacó tầm có tứ, tam ma địa không tầm có tứ, tam ma địa không tầm không tứ. Hoặc minh giải thoát, hoặc nhớ chánh tri, hoặc tác ý như lý.
Hoặc tám giải thoát, chín định thứ lớp. Hoặc nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, vô tán không, bổn tánh không, tướng không, nhất thiết pháp không, vô tánh không, vô tánh tự tánh không. Hoặc Như Lai mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, mười tám pháp Phật bất cộng. Thảy đây gọi là pháp xuất thế gian.
Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Vì sao gọi là pháp hữu lậu?
Phật bảo: Thiện Hiện! Là nhiếp ba cõi hoặc năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới, hoặc bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Các như thế thảy gọi pháp hữu lậu.
Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Pháp nào gọi là vô lậu?
Phật bảo: Thiện Hiện! Là ba mươi bảy phần pháp bồ đề, nói rộng cho đến Như Lai mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, mười tám pháp Phật bất cộng. Các như thế thảy gọi pháp vô lậu.
Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Sao gọi pháp hữu vi?
Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu pháp có sanh trụ dị diệt, hoặc nhiếp ba cõi, hoặc ba mươi bảy phần pháp Bồ đề, nói rộng cho đến Như Lai mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, mười tám pháp Phật bất cộng. Các như thế thảy gọi pháp hữu vi.
Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Sao gọi pháp vô vi?
Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu pháp không sanh trụ dị diệt, hoặc hết tham sân si, hoặc chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng luống dối, tánh chẳng biến khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế. Các như thế thảy gọi pháp vô vi.
Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Pháp nào gọi là chung?
Phật bảo: Thiện Hiện! Là thế gian bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Các như thế thảy gọi là pháp chung.
Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Pháp nào gọi là chẳng chung?
Phật bảo: Thiện Hiện! Nghĩa là ba mươi bảy phần pháp bồ đề, ba môn giải thoát, nói rộng cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Các như thế thảy gọi pháp chẳng chung.
Các Bồ Tát Ma ha tát đối pháp tự tướng không như thế thảy chẳng nên chấp đắm, vì tất cả pháp không chia riêng vậy. Các Bồ Tát Ma ha tát đối tất cả pháp nên đem không hai mà làm phương tiện như giác biết, vì tất cả pháp không động vậy.
Thiện Hiện phải biết: Ðối tất cả pháp không hai, không động, không chia riêng, không chấp đắm là cú nghĩa Bồ Tát. Vì cớ này vô cú nghĩa là cú nghĩa Bồ Tát.
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện tiếp thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Cớ sao Bồ Tát gọi Ma ha tát?
Phật bảo: Thiện Hiện! Các Bồ Tát này đối trong chúng đại hữu tình đang làm thượng thủ nên gọi Ma ha tát.
Cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn! Vì sao gọi là chúng đại hữu tình, bồ tát đối trong đang làm thượng thủ?
Phật bảo: Thiện Hiện! Hoặc bậc chủng tánh, hoặc bậc đệ bát, hoặc Dự lưu, hoặc Nhất lai, hoặc Bất hoàn, hoặc A la hán, hoặc Ðộc giác, hoặc sơ phát tâm, lần lữa cho đến bậc Bất thối chuyển các Bồ Tát Ma ha tát, như vậy đều gọi chúng đại hữu tình. Bồ Tát đối trong đang làm thượng thủ, nên lại gọi Ma ha tát. Nghĩa là các Bồ Tát đã phát tâm Kim cương dụ bền chắc, định chẳng lui hoại. Vậy nên năng đối chúng đại hữu tình đang làm thượng thủ.
Cụ thọ Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Sao gọi tâm Kim cương dụ bền chắc?
Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát phát tâm như vầy: ta nay phải mặc áo giáp đại công đức, trong đồng nội lớn rộng mênh mang vô biên sanh tử, vì các hữu tình phá kẻ địch phiền não. Ta phải vì khắp tất cả hữu tình làm khô hết biển cả vô biên sanh tử. Ta phải xả bỏ tất cả sở hữu, vì các hữu tình làm đại nhiêu ích. Ta phải bình đẳng lợi ích an vui tất cả hữu tình, tâm không thiên lệch bè đảng.
Ta phải khắp khiến các loại hữu tình đi đường Tam thừa tới thành Niết Bàn. Ta dù phải đem Tam thừa tế độ tất cả hữu tình mà chẳng từng thấy có một hữu tình kẻ được Niết Bàn.
Ta phải giác liễu tất cả pháp tánh không nhiễm không tịnh, không sanh không diệt. Ta phải đem thuần tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí tu hành bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật đa.
Ta phải siêng học tùy vào cửa trí vi diệu tất cả thông suốt rốt ráo. Ta phải thông suốt tất cả Pháp Tướng môn nhất lý thú. Ta phải thông suốt tất cả Pháp Tướng môn nhị lý thú. Ta phải thông suốt tất cả Pháp Tướng môn đa lý thú, không chỗ chấp trước. Ta phải tu học các môn diệu trí, thông suốt các pháp tánh dẫn thắng công đức.
Thiện Hiện! Ðấy gọi Bồ Tát phát tâm kim cương dụ bền chắc. Nếu Bồ Tát Ma ha tát đem vô sở đắc mà làm phương tiện, an trụ tâm này quyết định năng đối chúng đại hữu tình đang làm thượng thủ.
Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma ha tát sanh tâm như vầy: Tất cả loại hữu tình trong địa ngục, bàng sanh, quỷ giới và người trời chịu các khổ não, ta sẽ thay chịu khiến cho kia an vui.
Các Bồ Tát Ma ha tát sanh tâm như vầy: Ta vì nhiêu ích tất cả hữu tình nên trải qua vô lượng trăm ngàn trăm ức muôn ức kiếp chịu các thứ khổ nặng nề nơi đại địa ngục, vô số phương tiện giáo hóa khiến được Vô dư Niết Bàn. Thứ lớp như thế, khắp vì lợi ích tất cả hữu tình, vì kia mỗi mỗi đều trải qua vô lượng trăm ngàn trăm ức muôn ức kiếp chịu các thứ khổ nặng nề, mỗi mỗi đều vô số phương tiện giáo hóa khiến được Vô dư Niết Bàn. Làm việc này rồi, tự trồng căn lành, lại trải qua vô lượng trăm ngàn trăm ức muôn ức kiếp viên mãn tu nhóm tư lương Bồ đề, nhiên hậu mới chứng sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Thiện Hiện! Thệ nguyện rộng lớn như thế cũng gọi Bồ Tát chỗ phát tâm Kim cương dụ bền chắc. Nếu Bồ Tát Ma ha tát đem vô sở đắc mà làm phương tiện, an trụ tâm đã quyết định năng đối chúng đại hữu tình đang làm thượng thủ.
Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma ha tát thường nên phát khởi tâm rộng lớn. Nhờ tâm đây nên quyết định năng đối chúng đại hữu tình đang làm thượng thủ. Trong đây nói tâm Bồ Tát rộng lớn ấy, nghĩa là các Bồ Tát sanh tâm như vầy: Ta từ sơ phát tâm đại Bồ đề cho đến chứng được Nhất thiết trí trí, định sẽ chẳng khởi tâm tham dục, giận dữ, ngu si, tức hại, tà kiến, khinh dễ thảy, cũng định chẳng khởi tâm cầu tới Thanh Văn, bậc Ðộc giác. Ðấy là tâm rộng lớn Bồ Tát. Nếu Bồ Tát Ma ha tát đem vô sở đắc mà làm phương tiện, an trụ tâm đây quyết định năng đối chúng đại hữu tình đang làm thượng thủ.
Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma ha tát thường pháp khởi tâm chẳng nghiêng động. Nhờ tâm đây nên quyết định năng đối chúng đại hữu tình đang làm thượng thủ. Trong đây sao gọi tâm chẳng nghiêng động? Nghĩa là các Bồ Tát sanh tâm như vầy: Ta phải thường nương tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, tu tập phát khởi tất cả sự nghiệp sở tu sở tác mà không kiêu ngạo. Ðấy gọi tâm chẳng nghiêng động Bồ Tát. Nếu các Bồ Tát Ma ha tát đem vô sở đắc mà làm phương tiện, an trụ tâm đây quyết định năng đối chúng đại hữu tình đang làm thượng thủ.
Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma ha tát đối các hữu tình bình đẳng phát khởi tâm lợi an vui. Nhờ tâm đây nên quyết định năng đối chúng đại hữu tình đang làm thượng thủ. Trong đây nói tâm Bồ Tát lợi vui ấy, là các Bồ Tát sanh tâm như vầy: Ta phải quyết định cùng đời vị lai lợi ích an vui tất cả hữu tình, vì làm nương về cồn bãi nhà cửa, thường chẳng bỏ lìa. Ðấy gọi tâm Bồ Tát lợi vui. Nếu Bồ Tát Ma ha tát đem vô sở đắc mà làm phương tiện an trụ tâm đây quyết định năng đối chúng đại hữu tình đang làm thượng thủ.
Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma ha tát thường siêng tinh tiến ái pháp, lạc pháp, hân pháp, hỷ pháp. Nhờ nhân duyên này quyết định năng đối chúng đại hữu tình đang làm thượng thủ. Trong đây pháp ấy là tất cả pháp tánh không sai khác, đấy gọi là pháp. Nói ái pháp ấy là đối pháp đây xưng khen công đức. Nói hân pháp ấy là đối pháp đây vui muốn nhiều tu tập. Nếu Bồ Tát Ma ha tát đem vô sở đắc mà làm phương tiện, thường hay ác lạc hân hỷ pháp như thế không sai khác mà không chấp trước, quyết định năng đối chúng đại hữu tình đang làm thượng thủ.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, an trụ nội không cho đến vô tánh tự tánh không. Bồ Tát Ma ha tát này quyết định năng đối chúng đại hữu tình đang làm thượng thủ.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương tiện tu ba mươi bảy phần pháp Bồ đề, nói rộng cho đến Như Lai mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, mười tám pháp Phật bất cộng. Bồ Tát Ma ha tát này quyết định năng đối chúng đại hữu tình đang làm thượng thủ.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, trụ tam ma địa Kim cương dụ, cho đến trụ tam ma địa Vô trước vô vi vô nhiễm giải thoát Như hư không. Bồ Tát Ma ha tát này quyết định năng đối chúng đại hữu tình đang làm thượng thủ.
Thiện Hiện! Phải biết các Bồ Tát Ma ha tát an trụ đây thảy thắng pháp vi diệu hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, quyết định năng đối chúng đại hữu tình đang làm thượng thủ. Vậy nên, Thiện Hiện, gọi Ma ha tát.
Bấy giờ, cụ thọ Xá Lợi Tử thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Tôi đem biện tài muốn thuyết Bồ Tát do nghĩa này gọi Ma ha tát. Cúi xin nghe cho!
Phật bảo: Xá Lợi Tử! Tùy ý ngươi thuyết.
Xá Lợi Tử nói: Bởi các Bồ Tát phương tiện khéo léo, năng vì hữu tình tuyên nói pháp yếu khiến dứt ngã kiến, hữu tình kiến cho đến tri giả kiến, kiến giả kiến. Khiến dứt thường kiến, đoạn kiến, hữu kiến, vô kiến, uẩn xứ giới kiến, các thánh đế kiến và duyên khởi kiến. Khiến dứt ba mươi bảy phần pháp bồ đề kiế, nói rộng cho đến mười tám pháp Phật bất cộng kiến, thành thục hữu tình kiến, nghiêm tịnh cõi Phật kiến, Bồ Tát kiến, Như Lai kiến, Bồ đề kiến, Niết Bàn kiến, Chuyển pháp luân kiến. Vì các Bồ Tát phương tiện, vì các hữu tình tuyên nói dứt hẳn pháp kiến chấp đây thảy. Nương nghĩa như vậy, gọi Ma ha tát.
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bèn hỏi cụ thọ Xá Lợi Tử rằng: Nếu Bồ Tát Ma ha tát năng vì hữu tình đem vô sở đắc mà làm phương tiện, tuyên nói pháp yếu dứt hẳn các kiến chấp, nhân nào duyên nào có các Bồ Tát tự có sở đắc mà làm phương tiện khởi kiến uẩn thảy?
Xá Lợi Tử nói: Nếu Bồ Tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu không phương tiện khéo léo ấy, đem hữu sở đắc mà làm phương tiện khởi kiến uẩn thảy. Bồ Tát Ma ha tát này vì không phương tiện khéo léo, nên quyết định chẳng năng vì các hữu tình đem vô sở đắc mà làm phương tiện tuyên nói pháp yếu dứt hẳn các kiến.
Nếu Bồ Tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu có phương tiện khéo léo ấy, năng vì hữu tình đem vô sở đắc mà làm phương tiện, tuyên nói pháp yếu dứt hẳn các kiến. Bồ Tát Ma ha tát này quyết định chẳng khởi các kiến chấp uẩn thảy.
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Tôi muốn đem biện tài thuyết Bồ Tát do nghĩa này nên gọi Ma ha tát. Cúi xin nghe cho!
Phật bảo: Thiện Hiện! Tùy ý ngươi thuyết.
Thiện Hiện thưa rằng: Bởi vì các Bồ Tát muốn chứng được Nhất thiết trí trí, phát tâm Bồ đề, tâm vô đẳng đẳng, tâm chẳng chung Thanh Văn, Ðộc giác thảy, đối tâm như thế cũng chẳng chấp đắm. Nương nghĩa như vậy gọi Ma ha tát.
Sở dĩ vì sao? Vì tâm Nhất thiết trí trí là chơn vô lậu, chẳng đọa ba cõi, tâm cầu Nhất thiết trí trí cũng là chơn vô lậu, chẳng đọa ba cõi. Ðối tâm như thế chẳng nên chấp đắm. Vậy nên Bồ Tát gọi Ma ha tát.
Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Sao là Bồ Tát Ma ha tát tâm vô đẳng đẳng, tâm chẳng chung Thanh Văn, Ðộc giác thảy?
Thiện Hiện đáp rằng: Các Bồ Tát Ma ha tát từ sơ phát tâm chẳng thấy chút pháp có sanh có diệt, có tăng có giảm, có vãng có lai, có nhiễm có tịnh. Nếu chẳng thấy pháp có sanh có diệt, có tăng có giảm, có vãng có lai, có nhiễm có tịnh, cũng chẳng thấy có tâm Thanh Văn, Ðộc giác, Bồ Tát thảy. Ðấy gọi Bồ Tát Ma ha tát tâm vô đẳng đẳng, tâm chẳng chung Thanh Văn, Ðộc giác thảy. Các Bồ Tát Ma ha tát đối tâm như thế cũng chẳng chấp đắm.
Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Nếu Bồ Tát Ma ha tát đối tâm như thế chẳng nên chấp đắm, thời đối tâm Thanh Văn, Ðộc giác thảy cũng chẳng nên chấp đắm, và đối tất cả tâm uẩn xứ giới thảy, cùng tâm bốn niệm trụ, nói rộng cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng nên chấp đắm. Vì cớ sao? Vì các tâm như thế vô tâm vô tánh vậy.
Thiện Hiện đáp rằng: Như vậy, như vậy!
Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Nếu vì tất cả tâm vô tâm tánh chẳng nên chấp đắm, thời uẩn xứ giới thảy, nói rộng cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng vô tánh kia chẳng nên chấp đắm?
Thiện Hiện đáp rằng: Như vậy, như vậy!
Xá Lợi Tử nói: Nếu tâm Nhất thiết trí trí là chơn vô lậu chẳng đọa ba cõi, thời tâm các ngu phu dị sanh, Thanh Văn, Ðộc giác thảy cũng lẽ là chơn vô lậu chẳng đọa ba cõi. Vì cớ sao? Vì các tâm như thế đều bản tánh không vậy.
Thiện Hiện đáp rằng: Như vậy, như vậy!
Xá Lợi Tử nói: Nếu vì tâm như thế bản tánh không, nên là chơn vô lậu chẳng đọa ba cõi, thời uẩn xứ giới thảy nói rộng cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng lẽ là chơn vô lậu chẳng đọa ba cõi. Vì cớ sao? Vì uẩn xứ giới thảy đều bản tánh không vậy.
Thiện Hiện đáp rằng: Như vậy, như vậy!
Xá Lợi Tử nói: Nếu pháp tâm sắc thảy, vì tánh vô tâm sắc thảy vậy, chẳng nên chấp đắm, thời tất cả pháp đều lẽ bình đẳng trọn không sai khác?
Thiện Hiện đáp rằng: Như vậy, như vậy!
Xá Lợi Tử nói: Nếu tất cả pháp bình đẳng không sai khác, vì sao Như Lai nói tâm sắc thảy có các thứ khác nhau?
Thiện Hiện đáp rằng: Ðấy là Như Lai tùy thế tục mà nói, chẳng phải tùy thắng nghĩa.
Xá Lợi Tử nói: Nếu pháp tâm sắc thảy các dị sanh, Thanh Văn, Ðộc giác, Bồ Tát, Như Lai đều chơn vô lậu chẳng đọa ba cõi, thời các dị sanh, Thanh Văn, Ðộc giác, Bồ Tát, Như Lai lẽ không sai khác?
Thiện Hiện đáp rằng: Như vậy, như vậy!
Xá Lợi Tử nói: Nếu các dị sanh, Thanh Văn, Ðộc giác, Bồ Tát, Như Lai không sai khác ấy, vì sao Phật nói phàm thánh đại tiểu có các thứ khác nhau?
Thiện Hiện đáp rằng: Ðấy cũng Như Lai nương thế tục mà nói, chẳng nương thắng nghĩa.
Xá Lợi Tử! Các Bồ Tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, nên đối chỗ phát khởi tâm đại bồ đề, tâm vô đẳng đẳng, tâm chẳng chung Thanh Văn, Ðộc giác thảy chẳng ỷ chẳng chấp; đối uẩn xứ giới thảy nói rộng cho đến mười tám pháp Phật bất cộng không lấy không trước. Nương nghĩa như thế gọi Ma ha tát.
Bấy giờ, cụ thọ Mãn Từ Tử thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Tôi muốn đem biện tài thuyết Bồ Tát do nghĩa này nên gọi Ma ha tát. Cúi xin nghe cho!
Phật bảo: Mãn Từ Tử! Tùy ý ngươi thuyết.
Mãn Từ Tử nói: Bởi các Bồ Tát khắp vì lợi vui tất cả hữu tình nên mặc áo giáp đại công đức, vì phát tới Ðại Thừa, cưỡi Ðại Thừa, nên gọi Ma ha tát.
Khi đó, Xá Lợi Tử hỏi Mãn Từ Tử rằng: Sao là Bồ Tát Ma ha tát khắp vì lợi vui tất cả hữu tình mặc giáp đại công đức?
Mãn Từ Tử nói: Các Bồ Tát Ma ha tát khi tu hành bố thí Ba la mật đa chẳng vì lợi vui phần ít hữu tình mà khắp vì lợi vui tất cả hữu tình. Khi tu hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật đa cũng lại như thế. Xá Lợi Tử! Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát khắp vì lợi vui tất cả hữu tình, mặc giáp đại công đức.
Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các Bồ Tát Ma ha tát mặc giáp đại công đức lợi vui hữu tình chẳng vì giới hạn, chẳng khởi nghĩ này: Ta phải cứu vớt chừng nấy hữu tình vào cõi Vô dư y Niết Bàn, còn chừng nấy hữu tình chẳng khiến cho vào. Ta phải cứu vớt chừng nấy hữu tình khiến trụ Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, còn chừng nấy hữu tình chẳng khiến cho trụ. Nhưng các Bồ Tát Ma ha tát khắp vì cứu vớt tất cả hữu tình vào cõi Vô dư y Bát Niết Bàn và trụ Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Xá Lợi Tử! Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát khắp vì lợi vui tất cả hữu tình mặc giáp đại công đức.
Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các Bồ Tát Ma ha tát khởi nghĩ như vầy: Ta phải tự viên mãn bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật đa, cũng khiến tất cả hữu tình viên mãn.
Lại khởi nghĩ này: Ta nương sáu thứ Ba la mật đa, tự trụ nội không cho đến vô tánh tự tánh không. Tự tu bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; cũng khiến hữu tình nương sáu thứ Ba la mật đa đây an trụ nội không cho đến vô tánh tự tánh không, tu bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.
Lại khởi nghĩ này: Ta nương sáu thứ Ba la mật đa mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, vào cõi Vô dư y Niết Bàn; cũng khiến hữu tình nương sáu thứ Ba la mật đa đây mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, vào cõi Vô dư y Niết Bàn.
Xá Lợi Tử! Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát khắp vì lợi vui tất cả hữu tình mặc giáp đại công đức.
Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các Bồ Tát Ma ha tát khi tu hành bố thí Ba la mật đa đem tát ý tương ưng Nhất thiết trí trí mà tu bố thí Ba la mật đa, chẳng tạp tác ý Thanh Văn, Ðộc giác. Cầm căn lành đây đem vô sở đắc mà làm phương tiện, cùng các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Với khi bố thí trọn không tiếc lẫn, đấy là giáp đại công đức bố thí Ba la mật đa.
Với khi bố thí chẳng khởi tác ý Thanh Văn, Ðộc giác, đấy là giáp đại công đức tịnh giới Ba la mật đa.
Với khi bố thí tín nhẫn muốn vui bố thí pháp, đấy là giáp đại công đức an nhẫn Ba la mật đa.
Với khi bố thí tinh tiến mạnh mẽ chẳng bỏ gia hạnh, đấy là giáp đại công đức tinh tiến Ba la mật đa.
Với khi bố thí nhất tâm hướng tới Nhất thiết trí trí rốt ráo lợi vui tất cả hữu tình,chẳng tạp tác ý Thanh Văn, Ðộc giác, đấy là giáp đại công đức tĩnh lự Ba la mật đa.
Với khi bố thí trụ tưởng như huyễn chẳng đắc kẻ thí, kẻ nhận, vật thí, quả thí sở đắc, đấy là giáp đại công đức Bát nhã Ba la mật đa.
Xá Lợi Tử! Như vậy Bồ Tát Ma ha tát khi tu hành bố thí Ba la mật đa đủ sáu thứ giáp đại công đức Ba la mật đa. Nếu Bồ Tát Ma ha tát đem tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí khi tu hành bố thí Ba la mật đa, đối tướng sáu thứ Ba la mật đa không lấy không đắc, phải biết Bồ Tát Ma ha tát này mặc giáp đại công đức.
Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các Bồ Tát Ma ha tát khi tu hành tịnh giới Ba la mật đa đem tát ý tương ưng Nhất thiết trí trí mà tu tịnh giới Ba la mật đa, chẳng tạp ý Thanh Văn và Ðộc giác. Cầm căn lành đây đem vô sở đắc mà làm phương tiện, cùng các hữu tình bình đẳng chung có hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Khi tu tịnh giới đối các sở hữu đều không lẫn tiếc, đấy là giáp đại công đức bố thí Ba la mật đa.
Khi tu tịnh giới đối các Thanh Văn và bậc Ðộc giác hãy chẳng cầu tới huống bậc dị sanh. Ðấy là giáp đại công đức tịnh giới Ba la mật đa.
Khi tu tịnh giới tinh tiến mạnh mẽ chẳng bỏ gia hạnh. Ðấy là giáp đại công đức tinh tiến Ba la mật đa.
Khi tu tịnh giới thuần đem đại bi mà làm thượng thủ, hãy chẳng lẫn lộn tác ý Nhị thừa, huống tâm dị sanh. Ðấy là giáp đại công đức tĩnh lự Ba la mật đa.
Khi tu tịnh giới, đối tất cả pháp trụ tưởng như huyễn, đối hạnh tịnh giới không ỷ không đắc, đạt bản tánh không. Ðấy là giáp đại công đức Bát nhã Ba la mật đa.
Xá Lợi Tử! Như vậy, Bồ Tát Ma ha tát khi tu hành tịnh giới Ba la mật đa mặc đủ sáu thứ giáp đại công đức Ba la mật đa. Nếu Bồ Tát Ma ha tát đem tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, khi tu hành tịnh giới Ba la mật đa đối tướng sáu Ba la mật đa không lấy không đắc. Phải biết Bồ Tát Ma ha tát này mặc giáp đại công đức.
Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa đem tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí mà tu an nhẫn Ba la mật đa, chẳng tạp tác ý Thanh Văn và Ðộc giác. Cầm căn lành đây đem vô sở đắc mà làm phương tiện, cùng các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Khi tu an nhẫn, vì thành an nhẫn đối thân mệnh thảy đều không điều luyến tiếc. Ðấy là giáp đại công đức bố thí Ba la mật đa.
Khi tu an nhẫn chẳng tạp tác ý yếu hèn Thanh Văn và Ðộc giác thảy. Ðấy là giáp đại công đức tịnh giới Ba la mật đa.
Khi tu an nhẫn đối pháp an nhẫn tín nhẫn vui muốn. Ðấy là giáp đại công đức an nhẫn Ba la mật đa.
Khi tu an nhẫn tinh tiến mạnh mẽ chẳng bỏ gia hạnh. Ðấy là giáp đại công đức tinh tiến Ba la mật đa.
Khi tu an nhẫn nhiếp tâm một cảnh, dù gặp phải nhiều khổ mà tâm chẳng loạn. Ðấy là giáp đại công đức tĩnh lự Ba la mật đa.
Khi tu na nhẫn trụ tưởng như huyễn, vì nhóm Phật pháp để thành thục hữu tình, quán các pháp không, chẳng chấp kẻ oán hại. Ðấy là giáp đại công đức Bát nhã Ba la mật đa.
Xá Lợi Tử! Như vậy, Bồ Tát ma ha tát khi tu hành an nhẫn Ba la mật đa mặc đủ sáu thứ giáp đại công đức Ba la mật đa. Nếu Bồ Tát Ma ha tát đem tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, khi tu hành an nhẫn Ba la mật đa, đối tướng sáu Ba la mật đa không lấy không đắc. Phải biết Bồ Tát Ma ha tát này mặc giáp đại công đức.