Cụ thọ Xá Lợi Tử thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Các Bồ tát Ma ha tát làm sao khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa phương tiện khéo léo. Nhờ sức phương tiện khéo léo đây, nên dù quán các pháp đều vô tự tánh, đều chẳng thật có, mà nương thế tục, phát tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, vì các hữu tình tuyên nói các pháp khiến được chính hiểu xa lìa điên đảo?
Phật bảo: Xá Lợi Tử! Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa phương tiện khéo léo ấy, nghĩa là đều chẳng thấy có chút thật pháp khá trụ nơi trong, bởi trụ nơi trong mà có quái ngại, bởi vì quái ngại mà có lui mất, bởi vì lui mất tâm bèn yếu ớt, vì tâm yếu ớt mới sanh biếng nhác.
Xá Lợi Tử! Vì tất cả pháp đều vô thật sự, vô ngã, ngã sở, đều lấy vô tánh mà làm tự tánh. Bản tánh vắng lặng, tự tướng vắng lặng, chỉ có ngu phu dị sanh mê lầm điên đảo chấp đắm sắc uẩn, thọ tưởng hành thức uẩn. Chấp đắm nhãn xứ, chấp đắm nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ. Chấp đắm sắc xứ, chấp đắm thanh hương vị xúc pháp xứ.
Chấp đắm nhãn giới, chấp đắm nhĩ tỷ thiệt thân ý giới. Chấp đắm sắc giới, chấp đắm thanh hương vị xúc pháp giới. Chấp đắm nhãn thức giới, chấp đắm nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới. Chấp đắm nhãn xúc, chấp đắm nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc. Chấp đắm nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, chấp đắm nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ.
Chấp đắm địa giới; chấp đắm thủy hỏa phong không thức giới. Chấp đắm nhân duyên; chấp đắm đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên. Chấp đắm các pháp theo duyên sanh ra. Chấp đắm vô minh; chấp đắm hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não. Chấp đắm bố thí Ba la mật đa; chấp đắm tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa.
Chấp đắm nội không; chấp đắm ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không.
Chấp đắm bốn niệm trụ; chấp đắm bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lưc, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Chấp đắm khổ thánh đế, chấp đắm tập diệt đạo thánh đế. Chấp đắm bốn tĩnh lự; chấp đắm bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Chấp đắm tám giải thoát; chấp đắm tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Chấp đắm đà la ni môn, chấp đắm tam ma địa môn. Chấp đắm không giải thoát môn; chấp đắm vô tướng, vô nguyện giải thoát môn.
Chấp đắm Cực hỷ địa; chấp đắm Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa. Chấp đắm năm nhãn, chấp đắm sáu thần thông.
Chấp đắm Phật mười lực; chấp đắm bốn vô sở uý, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Chấp đắm ba mươi hai tướng đại sĩ, chấp đắm tám mươi tùy hảo. Chấp đắm pháp vô vong thất, chấp đắm tánh hằng trụ xả. Chấp đắm nhất thiết trí; chấp đắm đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí.
Chấp đắm quả Dự lưu; chấp đắm quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác Bồ đề. Chấp đắm tất cả hạnh Bồ tát ma ha tát, chấp đắm chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Chấp đắm dị sanh. Chấp đắm Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác, Bồ tát Ma ha tát, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác.
Xá Lợi Tử! Do nhân duyên này các Bồ tát Ma ha tát quán tất cả pháp đều vô thật sự, vô ngã, ngã sở, đều lấy vô tánh mà làm tự tánh, bản tánh vắng lặng, tự tướng vắng lặng, tu hành Bát nhã Ba la mật đa tự tánh như huyễn sư vì hữu tình thuyết pháp. Nghĩa là kẻ xan tham vì thuyết bố thí, khiến tu bố thí Ba la mật đa. Hoặc kẻ phá giới vì thuyết tịnh giới, khiến tu tịnh giới Ba la mật đa. Hoặc kẻ giận dữ vì thuyết an nhẫn, khiến tu an nhẫn Ba la mật đa. Hoặc kẻ biếng nhác vì thuyết tinh tiến, khiến tu tinh tiến Ba la mật đa. Hoặc kẻ tán loạn vì thuyết tĩnh lự, khiến tu tĩnh lự Ba la mật đa. Hoặc kẻ ngu si vì thuyết bát nhã, khiến tu bát nhã Ba la mật đa.
Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát này an lập hữu tình khiến trụ bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa rồi, lại vì tuyên nói Thánh pháp thù thắng năng ra sanh tử. Các loại hữu tình nương đó tu học, hoặc được quả Dự lưu, hoặc được quả
Nhất lai, hoặc được quả Bất hoàn, hoặc được quả A la hán, hoặc được quả Độc giác Bồ đề, hoặc vào ngôi Bồ tát Ma ha tát, hoặc được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Bấy giờ, Xá Lợi Tử thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, vì sao chẳng gọi kẻ hữu sở đắc, nghĩa là các hữu tình thật vô sở hữu mà khiến an trụ bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa. Lại vì tuyên nói Thánh pháp thù thắng năng ra sanh tử, hoặc khiến được quả Dự lưu, hoặc khiến được quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác Bồ đề, hoặc khiến vào ngôi Bồ tát Ma ha tát, hoặc khiến Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề?
Phật bảo: Xá Lợi Tử! Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa đối các hữu tình chẳng phải hữu sở đắc. Vì cớ sao? Vì các pháp như thế đều vô tự tánh khá hiệp ly vậy. Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát này khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa chẳng thấy hữu tình chút thật khả đắc, chỉ có thế tục giả thuyết hữu tình.
Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát này khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa an trụ hai đế, vì các hữu tình tuyên nói Chánh pháp. Sao gọi hai đế? Là thế tục đế và thắng nghĩa đế.
Xá Lợi Tử! Tuy trong hai đế hữu tình chẳng khả đắc, thi thiết hữu tình cũng chẳng khả đắc, mà các Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa phương tiện khéo léo vì các hữu tình tuyên nói pháp yếu. Các loại hữu tình nghe pháp này rồi, đối trong hiện pháp hãy chẳng được ngã, huống là sẽ được chứng quả sở cầu. Như vậy, Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa phương tiện khéo léo. Tuy vì hữu tình tuyên nói chánh pháp, khiến tu chánh hạnh, đắc quả sở chứng, mà tâm đối kia đều vô sở đắc.
Cụ thọ Xá Lợi Tử thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Các Bồ tát Ma ha tát này là chơn Bồ tát Ma ha tát, tuy đối các pháp chẳng đắc nhất tánh, chẳng đác dị tánh, chẳng đắc tổng tánh, chẳng đắc biệt tánh mà mặc giáp đại công đức như thế. Do giáp đại công đức như thế nên chẳng hiện cõi Dục, chẳng hiện cõi Sắc, chẳng hiện cõi Vô sắc, chẳng hiện cõi hữu vi, chẳng hiện cõi vô vi. Tuy hoá hữu tình khiến thoát ba cõi mà đối hữu tình đều vô sở đắc, cũng lại chẳng đắc thi thiết hữu tình. Vì thi thiết hữu tìnhchẳng khả đắc nên không buộc không mở. Vì không buộc không mở nên không nhiễm không tịnh. Vì không nhiễm không tịnh nên chẳng khá rõ biết các thú sai khác. Vì chẳng khá rõ biết các thú sai khác nên không nghiệp, không phiền não. Vì không nghiệp không phiền não nên cũng không có quả dị thục. Đã không quả dị thục nói sao được có ngã và hữu tình trôi lăng các thú hiện ở ba cõi các thứ sai khác?
Phật bảo: Xá Lợi Tử! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Xá Lợi Tử! Nếu loại hữu tình trước có sau không, Bồ tát, Như Lai lẽ có lầm lỗi; nếu các thú sanh tử trước có sau không, thời Bồ tát, Như Lai cũng có lầm lỗi; trước không sau có, lẽ cũng chẳng nhằm. Vậy nên, Xá Lợi Tử! Như Lai ra đời hoặc chẳng ra đời, pháp tướng thường trụ trọn không cải chuyển. Vì tất cả pháp, pháp tánh, pháp giới, pháp định, pháp trụ, chơn như, thật tế, tánh chẳng hư đối, tánh chẳng biếng khác, in như hư không. Trong đây hãy không có ngã, không có hữu tình, không mạng giả, không sanh giả, không dưỡng giả, không sỉ phu, không bổ đặc già la, không ý sanh, không nho đồng, không tác giả, không khiến tác giả, không khởi giả, không khiến khởi giả, không thọ giả, không khiến thọ giả, không tri giả, không khiến tri giả, không kiến giả, không khiến kiến giả, huống là có sắc, có thọ tưởng hành thức. Có nhãn xứ, có nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ. Có sắc xứ, có thanh hương vị xúc pháp xứ. Có nhãn giới, có nhĩ tỷ thiệt thân ý giới. Có sắc giới, có thanh hương vị xúc pháp giới. Có nhãn thức giới, có nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới. Có nhãn xúc, có nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc. Có nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, có nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ. Có địa giới, có thủy hỏa phong không thức giới. Có các duyên khởi, có pháp duyên sanh, có nhánh duyên khởi. Đã không có các pháp sở thuyết như thế làm sao đương có các thú sanh tử. Các thú sanh tử đã chẳng khá được, làm sao đương có thành thục hữu tình khiến kia giải thoát, duy nương thế tục giả nói là có?
Xá Lợi Tử! Vì pháp như thế tự tánh đều không. Các Bồ tát Ma ha tát theo Phật quá khứ như thật nghe rồi, vì thoát điên đảo chấp trước hữu tình phát tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Với khi phát tới chẳng khởi nghĩ này: Ta đối pháp đây đã được, sẽ được khiến hữu tình kia đã độ, sẽ độ các khổ bị chấp trước phải ở sanh tử.
Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát này vì thoát điên đảo chấp trước hữu tình, mặc áo giáp công đức, đại thệ làn trang nghiêm dũng mãnh chính siêng, không đoái tiếc gì, chẳng lui Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, thường đối Bồ đề chẳng khởi do dự rằng ta sẽ chứng, chẳng sẽ chứng ư? Mà hằng khởi nghĩ này: Ta ắt sẽ chứng sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề làm nhiêu ích chơn thật cho các hữu tình, nghĩa là khiến giải thoát mê lầm điên đão, qua lại các thú chịu khổ sanh tử. Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát này dù thoát mê lầm sanh tử điên đão các thú cho hữu tình mà vô sở đắc, chỉ nương thế tục nói có việc này.
Xá Lợi Tử! Như huyễn sư giỏi hoặc học trò y dùng thuật đế võng hoá làm vô thượng trăm ngàntrăm ức loại hữu tình, lại hoá nhiều thức ăn uống ngon nhất cho hoá hữu tình đều khiến no nê. Làm việc này rồi, vui mừng xướng rằng: Ta đã thu được đống phước rộng lớn. Xá Lợi Tử! Nơi ý hiểu sao? Huyễn sư như thế hoặchọc trò y thật khiến hữu tình được no nê chăng? Xá Lợi Tử nói: Bạch Thế Tôn! chẳng thật. Bạch Thiện Thệ! Chẳng được.
Phật bảo: Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế. Từ sơ phát âm muốn độ thoát các hữu tình nên tu hành bố thí Ba la mật đa; tu hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa.
An trụ nội không; an trụ ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không.
Tu hành bốn niệm trụ; tu hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lưc, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. An trụ khổ thánh đế, an trụ tập diệt đạo thánh đế. Tu hành bốn tĩnh lự; tu hành bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Tu hành tám giải thoát; tu hành tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Tu hành đà la ni môn, tu hành tam ma địa môn. Tu hành không giải thoát môn, tu hành vô tướng, vô nguyện giải thoát môn.
Tu hành Cực hỷ địa; tu hành Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa. Tu hành năm nhãn, tu hành sáu thần thông.
Tu hành Phật mười lực; tu hành bốn vô sở uý, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Tu hành ba mươi hai tướng đại sĩ, tu hành tám mươi tùy hảo. Tu hành pháp vô vong thất, tu hành tánh hằng trụ xả. Tu hành nhất thiết trí; tu hành đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Viên mãn Bồ tát Ma ha tát đạo Đại bồ đề, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật.
Xá Lợi Tử! Các Bồ tát Ma ha tát dù làm việc này mà đối hữu tình và tất cả pháp đều vô sở đắc. Chhảng khởi nghĩ này: Ta đem pháp đây điều phục các loại hữu tình như thế.
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Sao gọi Bồ tát Ma ha tát đạo Đại bồ đề, các Bồ tát Ma ha tát tu hành đạo này phương tiện khéo léo thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật?
Phật bảo: Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát từ sơ phát tq6mà có khá được sở hành bố thí Ba la mật đa; sở hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa.
Sở hành nội không; sở hành ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không.
Sở hành bốn niệm trụ; sở hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lưc, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Sở hành khổ thánh đế, sở hành tập diệt đạo thánh đế. Sở hành bốn tĩnh lự; sở hành bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Sở hành tám giải thoát; sở hành tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Sở hành đà la ni môn, sở hành tam ma địa môn. Sở hành không giải thoát môn, sở hành vô tướng, vô nguyện giải thoát môn.
Sở hành Cực hỷ địa; sở hành Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa. Sở hành năm nhãn, sở hành sáu thần thông.
Sở hành Phật mười lực; sở hành bốn vô sở uý, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Sở hành pháp vô vong thất, sở hành tánh hằng trụ xả. Sở hành nhất thiết trí; sở hành đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Và vô lượng vô biên Phật pháp khác đều là Bồ tát Ma ha tát đạo Đại bồ đề. Các Bồ tát Ma ha tát tu hành đạo đây phương tiện khéo léo thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, mà không tưởng hữu tình cõi Phật thảy.
Cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa phương tiện khéo léo thành thục hữu tình?
Phật bảo: Thiện Hiện! Có Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa phương tiện khéo léo tự hành bố thí, cũng khuyên người hành bố thí, ân cần dạy trao dạy bảo người rằng: Các thiện nam tử! Chớ chấp bố thí, nếu chấp bố thí sẽ thọ thân lại, nếu thọ thân lại do đây chuyển lần sẽ bị vô lượng khổ lớn ghê tởn.
Các thiện nam tử! Trong thắng nghĩa đế đều vô bố thí, cũng vô kẻ thí, cũng vô kẻ thọ, cũng vô vật thí, cũng vô quả thí. Các pháp như thế đều bản tánh không. Trong bản tánh không vô pháp khá lấy, tánh các pháp không cũng chẳng khá lấy. Như vậy, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành bố thí Ba la mật đa, dù đối hữu tình tự hành nơi thí, cũng khuyên người thí, mà đối bố thí, kẻ thí kẻ thọ, vật thí quả thí đều vô sở đắc. Bố thí Ba la mật đa như thế tên vô sở đắc Ba la mật đa. Bồ tát Ma ha tát này khi đối các pháp đây vô sở đắc, phương tiện khéo léo, mới năng giáo hóa hữu tình được quả Dự lưu, hoặc quả Nhất lai, hoặc quả Bất hoàn, hoặc quả A la hán, hoặc Độc giác Bồ đề, hoặc tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Như vậy, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa nương pháp bố thí thành thục hữu tình khiến được lợi vui.
Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát này tự hành bố thí Ba la mật đa, cũng khuyên người hành bố thí Ba la mật đa, xưng nêu không trái pháp hành Bồ tát Ma ha tát, vui mừng khen ngợi kẻ hành bố thí Ba la mật đa.
Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát này tu hành bố thí lớn như thế rồi, hoặc sanh trong chúng đồng phận đại tộc Sát đế lợi, hoặc sanh trong chúng đồng phận đại tộc Bà la môn, hoặc sanh trong chúng đồng phận đại tộc Trưởng giả, hoặc sanh trong chúng đồng phận đại tộc Cư sĩ, hoặc làm Tiểu vương ở cõi tiểu quốc giàu sang tự tại, hoặc làm Đại vương ở cõi đại quốc giàu sang tự tại, hoặc làm Luân vương ở cõi bốn châu giàu sang tự tại. Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát này sanh những chỗ cao sang như thế thảy, rồi đem bốn nhiếp sự thu nhiếp các hữu tình. Những gì là bốn? Một là bố thí, hai là ái ngữ, ba là lợi hành, bốn là đồng sự. Bồ tát Ma ha tát này khi đem bốn nhiếp sự thu nhiếp hữu tình, trước dạy hữu tình an trụ bố thí. Do đây lần tới khiến trụ tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã. Lại khiến an trụ bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Lại khiến an trụ bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lưc, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Lại khiến an trụ không tam ma địa, vô tướng tam ma địa, vô nguyện tam ma địa. Bồ tát Ma ha tát này khiến các hữu tình trụ các thiện pháp như thế thảy rồi, hoặc khiến tới vào Chánh tánh ly sanh được quả Dự lưu, được quả Nhất lai, được quả Bất hoàn, được quả A la hán; hoặc khiến tới vào Chánh tánh ly sanh lần nữa chứng được Độc giác Bồ đề; hoặc khiến tới vào Chánh tánh ly sanh lần nữa tu học các bậc Bồ tát mau tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Lại bảo kia rằng: Các thiện nam tử nên phát đại nguyện mau tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề làm lợi ích an vui các hữu tình. Các loại hữu tình đã chấp các pháp đều vô tự tánh, chỉ do điên đảo hư dối phân biệt cho đó là có. Vậy nên, các ngươi thường phải tinh siêng tự dứt điên đảo, cũng nên dạy người khiến dứt điên đảo. Tự thoát sanh tử, cũng nên dạy người khiến thoát sanh tử. Tự được đại lợi, cũng nên dạy người khiến được đại lợi.
Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát thường phải tu hành bố thí Ba la mật đa như thế. Do bố thí Ba la mật đa đây, từ sơ phát tâm cho đến cứu cánh chẳng đọa ác thú. Vì muốn làm nhiêu ích các hữu tình nên nhiều phen sanh nhân thú làm vua Chuyển Luân. Sở dĩ vì sao? Tùy thế lực hạt giống được quả như thế. Nghĩa là khi Bồ tát kia làm Luân Vương, thấy kẻ hành khất đến bèn khởi nghĩ này: Ta vì việc chi phải trôi lăn sanh tử làm vua Luân Vương? Ta đâu chẳng vì lợi vui hữu tình trụ trong sanh tử hưởng thắng quả đây, chẳng bởi việc gì khác. Khởi nghĩ này rồi, bảo hành khất rằng: Tùy ngươi cần dùng, đều sẵn thí cho. Khi ngươi lấy của, như lấy của mình, chớ nghĩ của ai. Sở dĩ vì sao? Bởi ta vì các ngươi được lợi vui mà thọ thân đây chứa nhóm của cải, nên của cải này là các ngươi sở hữu, tùy các ngươi tự lấy, hoặc tự thọ dụng, hoặc chuyển cho người chớ có nghi nan.
Bồ tát Ma ha tát này khi thương xót các hữu tình như thế, vô duyên đại bi mau được viên mãn. Do đại bi đây mau viên mãn nên tuy thường lợi vui vô lượng hữu tình, mà đối hữu tình đều vsd, cũng lại chẳng đắc chỗ được thắng quả. Năng như thật biết chỉ do giả tưởng lời nói thế tục thi thiết việc lợi vui các hữu tình. Lại như thật biết việc đã thi thiết đều như tiếng vang trong hang. Tuy hiện như có mà không chơn thật, do đối pháp này đều không chỗ lấy.
Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát thường nên tu hành bố thí Ba la mật đa như thế, nghĩa là đối hữu tình đều không lẫn tiếc, cho đến năng thí xương thịt nơi tự thân, huống chẳng năng thí các đồ tư cụ bên ngoài. Nghĩa là các đồ tư cụ nhiếp thọ hữu tình khiến mau giải thoát sanh lão bệnh tử.
Khi ấy cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Những tư cụ gì nhiếp các hữu tình khiến mau giải thoát sanh lão bệnh tử?
Phật bảo: Thiện Hiện! Chỗ gọi tư cụ bố thí Ba la mật đa; hoặc tư cụ tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa. Hoặc tư cụ nội không; hoặc tư cụ ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không. Hoặc tư cụ bốn niệm trụ; hoặc tư cụ bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lưc, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Hoặc tư cụ khổ thánh đế; hoặc tư cụ tập diệt đạo thánh đế.
Hoặc tư cụ bốn tĩnh lự; hoặc tư cụ bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Hoặc tư cụ tám giải thoát; hoặc tư cụ tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Hoặc tư cụ đà la ni môn, tam ma địa môn. Hoặc tư cụ không giải thoát môn; hoặc tư cụ vô tướng, vô nguyện giải thoát môn.
Hoặc tư cụ Cực hỷ địa; hoặc tư cụ Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa. Hoặc tư cụ năm nhãn, hoặc tư cụ sáu thần thông.
Hoặc tư cụ Phật mười lực; hoặc tư cụ bốn vô sở uý, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Hoặc tư cụ pháp vô vong thất, hoặc tư cụ tánh hằng trụ xả. Hoặc tư cụ nhất thiết trí; hoặc tư cụ đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí.
Hoặc tư cụ quả Dự lưu; hoặc tư cụ quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác Bồ đề. Hoặc tư cụ tất cả hạnh Bồ tát ma ha tát. Hoặc tư cụ chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Thiện Hiện! Tư cụ như thế nhiếp các hữu tình khiến mau giải thoát sanh lão bệnh tử. Các Bồ tát Ma ha tát hằn đem các thứ tư cụ như thế nhiếp các hữu tình khiến được mau giải thoát sanh lão bệnh tử, được đại nghĩ a lợi.
Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát an trụ bố thí Ba la mật đa, tự hành bố thí, khuyên các hữu tình hành bố thí rồi, thấy các hữu tình hủy phạm tịnh giới, rất sanh thương xót mà bảo nó rằng: Các ngươi đều nên thọ trì tịnh giới, ta sẽ cấp ngươi đồ dùng ăn uống, áo mặc, đồ nằm, nhà cửa, xe cộ, ngọc ma ni châu, ngọc phệ lưu ly, ngọc phả chi ca, ngọc đế thanh, đại thanh, vàng, bạc, ngọc bích, loa bối, san hô và nhiều thứ trân bảo giá trị hơn nữa; hương hoa, phan lọng, bệnh duyên thuốc chữa, cho đến các thứ đồ dùng giúp sự sống khác đều cấp thí cho nhau để khỏi thiếu thốn. Bởi các ngươi thiếu thốn các vật giúp sống nên hủy phạm tịnh giới gây các ác nghiệp. Ta sẽ tùy chỗ ngươi thiếu thốn đồ tư cự ăn uống cho đến bệnh duyên thuốc chữ và những gì bị thiếu thốn đều sẽ cấp cho các ngươi. Các ngươi an trụ luật nghi giới rồi, lần lữa sẽ năng làm ngằn mé khổ, hoặc nương Thanh văn thừa mà được ra khỏi, hoặc nương Độc giác thừa mà được ra khỏi, hoặc nương Vô thượng thừa mà được ra khỏi. Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát này an trụ bố thí Ba la mật đa, tự thọ trì tịnh giới, cũng khuyên người thọ trì thịnh giới, xưng nêu không trái pháp thọ trì tịnh giới, vui mừng khen ngợi kẻ thọ tì tịnh giới. Như vậy, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát tu hành bố thí Ba la mật đa, khuyên các hữu tình an trụ tình giới giải thoát sanh tử được thắng lợi vui.
Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát an trụ bố thí Ba la mật đa, thấy các hữu tình giận giữ cùng nhau, rất sanh thương xót mà bảo nó rằng: Duyên gì các ngươi khởi hờn giận nhau? Nếu các ngươi vì bị có thiếu thốn, nên cùng gây gổ nhau khởi ra ác này, phải đòi nơi ta, ta sẽ giúp ngươi, tùy ngươi cần dùng ăn uống, áo mặc, đồ nằm, nhà cửa, xe cộ, tôi tớ, ngọc báu, hương hoa, bệnh duyên chữa thuốc, kỹ nhạc, phan lọng, chuỗi ngọc, đèn sáng, và các đồ tư cụ cần dùng khác, đều sẽ cấp cho ngươi khỏi bị thiếu thốn. Các ngươi chẳng nên giận giữ cùng nhau mà nên tu an nhẫn, cùng khởi từ tâm. Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát này an trụ bố thí Ba la mật đa, khuyên các hữu tình tu an nhẫn rồi, muốn cho kiên cố lại bảo nó rằng: Nhân duyên giận giữ đều vô định thật, đều bởi hư vọng phân biệt sanh ra, vì tất cả pháp bản tánh không vậy. Duyên gì các ngươi với việc vô thật quấy khởi tức giận, mắng nhiếc lẫn nhau, cầm dao gậy thảy mà gia hại nhau? Các ngươi chớ vin hư dối phân biệt, sanh ngang giận giữ gây các ác nghiệp, sẽ đọa địa ngục, bàng sanh, quỷ giới và các chỗ ác khác, chịu các khổ dữ dội. Khỗ độc dữ kia cứng mạnh bén sướt, bức cắt thân tâm rất nỗi khó chịu. Các ngươi chớ chấp việc chẳng thật có, quấy khởi tức giận gây tội nghiệp này. Bởi tội nghiệp đây, thân người hèn kém hãy khó khá được, huống sanh gặp Phật đời. Các ngươi nên biết: Thân người khó được, Phật đời khó gặp, sanh tin càng khó. Ngày nay các ngươi đã đủ việc này chớ bởi tức giận mà mất thời tốt, nếu mất thời đây thì khó cứu vãn. Vậy nên, các ngươi nếu mất thời đối các hữu tình chớ khởi giận dữ, phải Tướng khác an nhẫn. Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát này an trụ bố thí Ba la mật đa tự hành an nhẫn, cũng khuyên người hành an nhẫn, xưng nêu không trái pháp hành an nhẫn, vui mừng khen ngợi kẻ hành an nhẫn. Như vậy, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát an trụ bố thí Ba la mật đa khuyên các hữu tình do đây lần lữa, lần nương Tám giải thoát, tám tháng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ, thừa mà được giải thoát. Nghĩa là hoặc nương Thanh văn thừa mà được giải thoát, hoặc nương Độc giác thừa mà được giải thoát, hoặc nương Đại thừa mà được giải thoát.
Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát an trụ bố thí Ba la mật đa, thấy các hữu tình thân tâm biếng nhác rất sanh thương xót mà bảo nó rằng: Duyên gì các ngươi chẳng siêng tinh tiến Tướng khác các pháp lành mà sanh biếng nhác? Kia đáp lại rằng: Tôi thiếu tư cụ nên đối việc lành chuyên Tướng khác chẳng được. Bồ tát bảo rằng: Ta năng thí ngươi những tư cụ bị thiếu, ngươi nên chuyên Tướng khác pháp bố thí, tịnh giới, an nhẫn. Khi ấy các hữu tình được Bồ tát này thí cho tư cụ không bị thiếu thốn, mới năng phát khởi tinh tiến thân tâm Tướng khác các pháp lành mau được viên mãn. Do nghiệp này nên thi thiết người các pháp lành được viên mãn nên lần hồi dẫn sanh các pháp vô lậu. Do pháp vô lậu hoặc được Độc giác Bồ đề; hoặc có kẻ tới vào Bồ tát địa, dần dần được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát này an trụ bố thí Ba la mật đa, tự hành tinh tiến, cũng khuyên người hành tinh tiến, vui mừng ngợi khen kẻ hành tinh tiến. Như vậy, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát an trụ bố thí Ba la mật đa khiến các hữu tình xa lìa biếng nhác siêng Tướng khác các lành mau được giải thoát.
Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát an trụ bố thí Ba la mật đa, thấy các hữu tình tán loạn mất nhớ rất sanh thương xót mà bảo nó rằng: Duyên gì các ngươi chảng Tướng khác tĩnh lự, tán loạn mất nhớ, chìm đắm sanh tử? Kia đáp lại rằng: Tôi thiếu tư cụ nên đối tĩnh lự Tướng khác tập chẳng được. Bồ tát bảo rằng: Tam ma địa năng thí ngươi những tư cụ bị thiếu, các ngươi từ nay chẳng nên khởi lại tìm cầu hư dối, vin lấy rối loạn trong ngoài nơi tự tâm. Khi ấy các hữu tình được Bồ tát này thí cho tư cụ không bị thiếu thốn, mới năng đè dứt tìm cầu hư dối vào sơ tĩnh lự lại năng phát khởi từ bi hỷ xả, bốn thứ phạm trụ, tĩnh lự, vô lượng làm chỗ nương dựa, lại năng lần vào bốn định vô sắc. Tĩnh lự, vô lượng, vô sắc điều tâm khiến mềm mại rồi, Tướng khác bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi, không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn thảy các thứ pháp lành, tùy kia sở ưng được quả Tám giải thoát, tám tháng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ, thừa. Nghĩa là hoặc chứng được Độc giác Niết bàn, hoặc chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát này an trụ bố thí Ba la mật đa tự tu tĩnh lự, cũng khuyên người tu tĩnh lự. Như vậy, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát an trụ bố thí Ba la mật đa khuyên các hữu tình xa lìa tán loạn tu các tĩnh lự được đại nhiêu ích.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có Bồ tát Ma ha tát an trụ bố thí Ba la mật đa, thấy các hữu tình ngu si điên đảo rất sanh thương xót mà bảo nó rằng: Duyên gì các ngươi chẳng Tướng khác bát nhã, ngu si điên đảo sanh tử lộn quanh? Kia đáp lại rằng: Tôi thiếu tư cụ đối thắng trí huệ Tướng khác tập chẳng được. Bồ tát bảo rằng: Tam ma địa năng cho ngươi những tư cụ gì bị thiếu, ngươi khá nhận lấy. Trước Tướng khác bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự được viên mãn rồi, nên quán sát kỹ thật tướng các pháp, tu hành Bát nhã Ba la mật đa. Nghĩa là với lúc bấy giờ quan sát kỹ vì có chút pháp nào mà khá được hay chăng? Nghĩa là hoặc ngã, hoặc hữu tình, mạng giả, sanh giả, dưỡng giả, sĩ phu, bổ đặc già la, ý sanh, nho đồng, tác giả, khiến thọ giả, tri giả, khiến tri giả, kiến giả, khiến kiến giả hãy khá được chăng?
Hoặc sắc, hoặc thọ tưởng hành thức hãy khá được chăng? Hoặc nhãn xứ, hoặc nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ hãy khá được chăng? Hoặc sắc xứ, hoặc thanh hương vị xúc pháp xứ hãy khá được chăng?
Hoặc nhãn giới, hoặc nhĩ tỷ thiệt thân ý giới hãy khá được chăng? Hoặc sắc giới, hoặc thanh hương vị xúc pháp giới hãy khá được chăng? Hoặc nhãn thức giới, hoặc nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới hãy khá được chăng? Hoặc nhãn xúc, hoặc nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc hãy khá được chăng? Hoặc nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, hoặc nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ hãy khá được chăng?
Hoặc địa giới, hoặc thủy hỏa phong không thức giới hãy khá được chăng? Hoặc nhân duyên, hoặc đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên hãy khá được chăng? Hoặc các pháp theo duyên sanh ra hãy khá được chăng? Hoặc vô minh, hoặc hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ,ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não hãy khá được chăng? Hoặc cõi Dục, hoặc cõi Sắc, Vô sắc hãy khá được chăng?
Hoặc bố thí Ba la mật đa, hoặc tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa hãy khá được chăng? Hoặc nội không, hoặc ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không hãy khá được chăng?
Hoặc bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi hãy khá được chăng? Hoặc khổ thánh đế, hoặc tập diệt đạo thánh đế hãy khá được chăng? Hoặc bốn tĩnh lự, hoặc bốn vô lượng, bốn vô sắc định hãy khá được chăng? Hoặc tám giải thoát, hoặc tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ hãy khá được chăng? Hoặc đà la ni môn, hoặc tam ma địa môn hãy khá được chăng? Hoặc không giải thoát môn, hoặc vô tướng, vô nguyện giải thoát môn hãy khá được chăng?
Hoặc Cực hỷ địa, Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa hãy khá được chăng? Hoặc năm nhãn, sáu thần thông hãy khá được chăng?
Hoặc Phật mười lực; hoặc bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám Phật bất công hãy khá được chăng? Hoặc pháp vô vong thất, hoặc tánh hằng trụ xả hãy khá được chăng? Hoặc nhất thiết trí, hoặc đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí hãy khá được chăng?
Hoặc quả Dự lưu, hoặc quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác Bồ đề hãy khá được chăng? Hoặc tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát, hoặc chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề hãy khá được chăng?
Các hữu tình kia đả được tư cụ không bị thiếu thốn, y lời Bồ tát trước tu bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự được viên mãn rồi, lại quan sát kỹ thật tướng các pháp tu hành bát nhã Ba la mật đa. Khi quan sát kỹ như trước đã thuyết, thật tánh các pháp đều chẳng khá được. Vì chẳng khá được nên không bị chấp đắm. Vì chẳng chấp đắm nên chẳng thấy chút pháp có sanh có diệt, có nhiễm có tịnh. Khi kia đối các pháp vô sở đắc, đối tất cả xứ chẳng khởi phân biệt. Nghĩa là chẳng phân biệt đây là địa ngục, đây là bàng sanh, đây là quỷ giới, đây là Bạch Thiện Thệ! tố lạc, đây là người, đây là trời, đây là trì giới, đây là phạm giới, đây là dị sanh, đây là Thánh giả, đây là Dự lưu, đây là Nhất Lại nữa, Thiện Hiện! Có Bồ tát Ma ha tát đem nguyện lực thần thông, đây là Bất hoàn, đây là A la hán, đây là Độc giác, đây là Bồ tát, đây là Như Lại nữa, Thiện Hiện! Có Bồ tát Ma ha tát đem nguyện lực thần thông, đây là pháp hữu vi, đây là pháp vô vi. Bởi kia vì không phân biệt như thế nên tùy cho sở ưng, lần hồi chứng được Tam thừa Niết bàn. Nghĩa là Thanh văn thừa, hoặc Độc giác thừa, hoặc Vô thượng thừa.
Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát này an trụ bố thí Ba la mật đa, tự tu bát nhã, cũng khuyên người Tướng khác bát nhã, xưng nêu không trái pháp Tướng khác bát nhã. Như vậy, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát an trụ bố thí Ba la mật đa, khuyên các hữu tình tu hành bát nhã khiến được lợi ích an vui thù thắng.
Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát an trụ bố thí Ba la mật đa tự hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa, cũng khuyên người hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa rồi, lại thấy hữu tình lộn quanh các thú, chịu vô lượng khổ chưa được giải thoát. Vì muốn khiến kia thoát khổ sanh tử nên trước đem các thứ tư cụ làm nhiều ích, sau dùng các pháp vô lậu xuất thế, phương tiện kéo léo mà nhiếp thọ nó. Các hữu tình kia đã được tư cụ không bị thiếu thốn nữa, thân tâm dũng quyết năng trụ nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không.
Cũng năng tu bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Cũng năng trụ khổ thánh đế, tập diệt đạo thánh đế.
Cũng năng tu bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Cũng năng tu tám giải thoát, tám tháng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Cũng năng tu đa la ni môn, tam ma địa môn. Cũng năng tu không giải thoát môn, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn.
Cũng năng tu Cực hỷ địa, Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa. Cũng năng tu năm nhãn, sáu thần thông.
Cũng năng tu Phật mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám Phật bất công. Cũng năng tu pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả. Cũng năng tu nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Các hữu tình kia do pháp vô lậu nhiếp thọ nên được giải thoát sanh tử.
Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát này an trụ bố thí Ba la mật đa tự jhành các thứ pháp thắng vô lậu, cũng khuyên người hành các thứ pháp thắng vô lậu, xưng nêu không trái pháp hành các thứ pháp thắng vô lậu, vui mừng khen ngợi kẻ hành các thứ pháp thắng vô lậu.
Như vậy, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát an trụ bố thí Ba la mật đa đem pháp vô lậu nhiếp thọ hữu tình khiến thoát sanh tử được vui thắng lợi.