Tin Tức (680)


NHẪN

732

Anh Chánh anh yêu cầu là mình bàn về chủ đề nhẫn. Mà anh có nói trước là đức Thích Ca nhẫn ngồi dưới cội bồ đề bốn mươi chín ngày đêm.
Nhẫn kinh điển đã dạy rồi: “soi thấy năm uẩn đều không vượt hết tất cả mọi khổ ách” thì nhẫn cái gì nữa? Còn mình nhẫn mà có một đối tượng để mà hai bên tranh đấu với nhau, mình nhẫn cái gì thì cái đó là đối tượng của mình chớ gì nữa. Chi bằng mình đi tới một cái nhẫn rốt ráo là: “soi thấy năm uẩn đều không thì vượt tất cả mọi khổ ách”.
Theo Chánh thì sao, ngồi gần đây dòm thấy mặt có cảm hứng mới nói chớ. Có phải là nếu như nói là mình ngồi bốn mươi chín ngày hay ngồi bao nhiêu ngày gì đó, đó là nhẫn phải hông? Nhưng mà cái nhẫn đó nó có một đối tượng trong đó, mình nhẫn với cái gì? Thật sự ra nếu là bài Bát Nhã Tâm Kinh thôi là không có sắc thọ tưởng hành thức, không có sắc thọ tưởng hành thức thì đâu có gì để nhẫn nữa đâu, chớ còn mình nhẫn bao giờ mình cũng có đối tượng để nhẫn hết á, nhẫn với sắc thọ tưởng hành thức, nhẫn với đất nước lửa gió, và nhẫn đó có đối tượng như vậy, nhẫn đó càng nhẫn chừng nào coi chừng mình đâu có bằng Phật Thích Ca nhẫn bốn chín ngày? Mình nhẫn mới có năm mười phút là bắt đầu mình nổi điên lên liền. Như trời nắng không có nón, mưa không có dù không có áo mưa thì chịu sao nổi.
Thành ra nhẫn không có nghĩa là chống đối một cái gì hết.
Không có nhẫn cái gì hết, không có một đối tượng nào hết. Muốn không có đối tượng thì phải soi thấy năm uẩn đều không thì vượt tất cả mọi khổ ách. Còn nhẫn có đối tượng là một cái khổ.
Thầy nói vậy đó Chánh nghĩ sao? Nếu mình có đối tượng thì cả đời mình có đối tượng hà. Rồi chưa kể mình phải nhẫn với mấy ông thánh nữa, ông ở trên cao hơn mình thì mình phải nhẫn chớ, mình chịu sao nổi. Rồi ở dưới thấp hơn mình là chúng sanh mình phải nhẫn với nó nữa. Trời ơi! Nhẫn cái này mình nhẫn độ một ngày là mình bung hết rồi. Thôi hết nguyện hết đồ gì rồi. Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ, mình nhẫn với chúng sanh vô biên mình cũng banh chành hết.

Thành ra nhẫn làm sao phải đạt tới, bởi vì trong kinh điển nói rất rõ: nhẫn là tín nhẫn, rồi phục nhẫn, rồi thuận nhẫn, rồi tới vô sanh pháp nhẫn.
Mình phải đạt tới vô sanh pháp nhẫn, bởi vì tất cả các pháp chưa từng sanh, đó là nhẫn rốt ráo. Còn thấy nó có sanh là mình phải nhẫn với nó, nhẫn sao nhẫn nổi?
Thành ra phải đạt tới thật tướng của tất cả các pháp. Thật tướng của tất cả các pháp là vô sanh pháp nhẫn, nó không có cái gì để nhẫn hết. Không có ai để nhẫn và không có đối tượng nào để nhẫn hết, còn không thôi là cuộc chiến tranh nó cứ tiếp tục mãi không chấm dứt được. Khi có một cái tôi nhẫn và cái gì đó để nhẫn là cuộc chiến tranh đó sẽ không bao giờ chấm dứt!
Trong kinh nói rất rõ ràng là tín nhẫn là có bắt đầu có nhẫn nè, rồi phục nhẫn là mình phải nén lòng lại để mà nhẫn, rồi tùy thuận nhẫn là nhẫn tùy thuận cái không có gì hết đó, rồi tới cuối cùng là vô sanh pháp nhẫn là không có cái gì sanh ra hết lấy đâu mà nhẫn? Thì phải ráng tu vậy nó mới tới rốt ráo chớ, chớ thầy cũng nhẫn đây, nếu như nói vậy thầy nhẫn từ hồi sáng tới giờ.
Thức khuya nè, rồi thầy về đây thầy nhẫn lắm, mấy ông muốn bưng thầy đi đâu thì thầy phải đi đó, phải hông?

_Bây giờ thầy nói cái nhẫn nó thấp đi, cái kia là cao xa lắm.
_Cao xa gì, cái thật là như vậy, nó thật như vậy, mình cứ tụng mỗi ngày đó: “Không sanh không diệt, không dơ không sạch, không tăng không giảm” thì cái đó mới là nhẫn nổi, còn bây giờ mình nhẫn với cái dơ mình nhẫn nổi không? Không! Dơ tới mức nào đó chớ dơ quá mình nhẫn không nổi đâu. Thì nhẫn nó mình phải thấy cái tánh nó vốn như vậy, tánh nó: không sanh không diệt, không dơ không sạch, không tăng không giảm, mình phải nhẫn; chớ còn nếu như mình nhẫn theo tướng thì mình không cách gì nhẫn nổi nữa. Thầy mà chơi chứng khoán sáng nay nó tụt xuống là đầu thầy nó rối hết, nhẫn sao nhẫn nổi, nó không tăng không giảm nó mới nhẫn nổi. Còn có tăng có giảm, nhiều khi mình nhẫn cái giảm hà, tôi nghèo lắm thôi tôi cho hết, nhưng nếu nó tăng mình nhẫn không nổi. Thành ra hồi xưa có những vị như vậy đó, nghèo khổ đồ này nọ sống trong hang trong động thì nhẫn được nhưng mà ra cho ngồi trên ngai đồ ngon lành bắt đầu là nhẫn hết nổi. Cúng dường vài trăm ngàn còn nhận được, chớ cúng dường vài trăm ngàn đô là thấy hoang mang rồi, không biết cất đâu, để ngân hàng không biết ngân hàng nào nó chắc ăn.
Thành ra mình phải ở trong cái tánh đó, mặc dầu bây giờ mình cạn thôi chớ không có cao gì hết, sự thật nó như vậy mình phải theo cái sự thật, nó ép mình theo như vậy để mà lấy cái đó làm cái nền tảng từ đó mình mới nhẫn từ từ được, chớ còn mình nhẫn lúc khổ nhiều khi vượt qua được nhẫn được nhưng mà sướng nhẫn không được. Vô thấy phòng máy lạnh là thấy khó chịu lắm, ông đó ông mời mình đi xe ngon lành, hồi xưa tới giờ mình đâu có đi mấy cái này, tự nhiên thấy khó chịu liền. Nhẫn nó nghèo nhẫn được, nhẫn nó giàu nhẫn không được. Mà muốn như vậy thì phải ở cái chỗ: không sanh không diệt, không dơ không sạch, không tăng không giảm.
Thành ra mình lấy cái nền tảng tánh Không đó đó. Để mình nhẫn chớ hông phải mình nhẫn theo hình tướng. Anh có thể tập một cái gì đó phải hông? Anh tập cái gì đó, anh tập năm ba năm anh tập được. Tôi ăn cơm quen ăn một ngày ba bữa bây giờ theo luật ngày xưa chiều và tối không ăn thì vài ngày đầu mình tập mình thấy cũng khó chịu lắm nhưng mà một tuần mình quen hà. Rồi sau đó ông nào bắt ăn buổi chiều thì mình nổi sân lên liền, phải hông? Đó là vì mình nhẫn theo tướng, còn mình đứng trong cái chỗ nền tảng căn bản: không sanh không diệt, không dơ không sạch, không tăng không giảm; nhẫn đó nó mới có kết quả, còn mình nhẫn một mặt này thì qua mặt khác mình chết liền, phải hông? Quen ở dơ rồi, thầy ở chùa đâu có quen mặc áo này đâu, bây giờ phải mặc thì nó nóng nảy, rồi mình ở đây mình phải đóng kịch cho nó đàng hoàn nghiêm trang, như ông này nói: pháp sư đồ phải đàng hoàng phải hông? Thì mình phải nhẫn, chớ không nhẫn không được đâu, mình quen cái thói lôi thôi quen rồi, bây giờ tới đây phải nhẫn ngồi nghiêm chỉnh.
Thành ra mình phải nhẫn là lấy cái mà trong kinh Pháp Hoa nói: “Thực tướng của các pháp” để mà nhẫn các pháp, chớ mình nhẫn một pháp nào đó qua pháp khác là mình nhẫn không nổi đâu. Quen áo trắng rồi bây giờ mặc áo đen thì không chịu được. Thành ra nhẫn là phải đứng trong cái nền tảng của nó là không sanh không diệt không dơ không sạch, không tăng không giảm; mình mới nhẫn được. chớ mình nhẫn được với cái giảm bắt đầu nó tăng lên thì nó tăng xông liền.

Bởi vậy Tây Tạng có nói quan trọng nhất là nền tảng, con đường và quả. Nền tảng đó mình phải thấy, không phải là thấy một cái là chấm dứt mọi sự đâu, không phải thấy một lần là thấy trọn vẹn hết đâu, thấy rồi phải thiền định, từ cái thiền định đó, thiền định là khi mình ngồi thiền, rồi qua cái đời sống bình thường là hậu thiền định, như bây giờ đây là hậu thiền định nè, phải hông? Rồi hạnh, hạnh tức là cái bây giờ đây. Rồi qua tất cả những cái đó nó mới tới cái quả được.
Thành ra quan trọng nhất là cái nền tảng, chớ không phải là phương pháp hay đối tượng để mà tu hành.
Nhiều khi mình thấy, ở đây mình quen cái nghiệp chúng sanh ở cõi ta bà này rồi, bây giờ bóc mình lên trên cõi trời nào đó mình nhẫn không nổi đâu. Thấy nó sạch bong nó bóng loáng không có chút bụi nữa. Mình ở dơ quen rồi bây giờ mình thấy đường sá không có bụi gì hết, nhẫn không được, cũng như nhiều người vô mấy khách sạn năm sao thấy nó sạch tưng khó chịu lắm, ngồi không dám ngồi, ngồi sợ dơ.
Theo Chánh, nhẫn là sao, nhẫn là mình nhẫn nơi cái nền tảng: không sanh không diệt, không dơ không sạch, không tăng không giảm chớ không phải mình nhẫn theo cái có tăng có giảm, có dơ sạch. Bởi vậy trong kinh Lăng Nghiêm mình phải đi từ cái nhân không sanh không diệt thì nó mới tới cái quả không sanh không diệt được. Chớ mình đi từ cái nhân sanh diệt, tôi nhẫn là tôi nhẫn cái dơ thôi chớ tôi không nhẫn cái sạch, thì nó không tới cái quả, bởi vì dơ với sạch nó cũng là sanh diệt thôi.

_Thưa thầy theo lời thầy dạy con hiểu là khi tu nếu bắt tâm mình phải nhẫn thì vô hình trung cái tâm mình nó bị động thì khó tu, phải tu cái tâm mình bất động thì tốt, nếu bị động thì nó gây ra phiền não.
_Bởi vậy cái khó là: anh bắt nó thì cũng không được, không bắt nó thì cũng không được; làm sao mình thấy cái nền tảng thì mình mới tu được. Chớ mình ép nó thì cũng không được mà không ép nó thì nó trở thành tầm bậy.
_Vậy mình phải giám sát nó, thưa thầy?
_Giám sát nó, nó vùng lên rồi sao, giám sát nó là ở trong cái thế chiến tranh, ta với địch ta đóng đồn để giữ, còn ngoài kia nó đào hang đào hóc nó xông vô, giám sát cũng cực lắm, phải hông? Chẳng lẽ cả đời phải canh chừng miết? Bây giờ mình làm sao? Thành ra chỉ có như thầy nói là nền tảng, con đường, và quả hay nền tảng, thiền định hạnh, và quả. Mình phải thấy rõ ràng cái nền tảng đó, tu hành là tu hành ngay cái nền tảng đó đó. Còn cái kia chỉ là vấn đề mình ép mình thôi. Mình ép mình một cái gì đó, tôi nhìn mấy trái cây này tôi thấy thèm quá nhưng vì đông người tôi không dám bóc, đợi tới giờ thì mới bóc. Đó là mình ép mình thôi, thấy đẹp đẹp bên ngoài chớ bên trong nó lộn xộn lắm. Thành ra, không giám sát được cái gì hết và cái nền tảng đó thầy nhắc lại như bài kinh mình học thuộc lòng rồi: không sanh không diệt, không dơ không sạch, không tăng không giảm.

Ít ra về mặt lý thuyết, về phương pháp mình thấy như vậy và cứ như vậy mà tu cho tới khi nó sáng tỏ nó rõ ràng ra. Cái bông này nó không nhẫn hả, mình bắt nó đứng đây cả đời nó nhẫn, cái gì cũng nhẫn hết. Đất nó có nhẫn không? Cuốc nó đào nó nó có kêu là gì hông? Đất nước lửa gió đều nhẫn, tất cả mọi cái đều nhẫn hết, chỉ có mình mới lôi thôi thôi, phải hông? Ánh sáng thì chiếu, bóng tối thì tối, mọi cái đều nhẫn hết chỉ có mình mới lôi thôi, mình đòi cái này cái nọ nên sanh sự nhiều. Con đường này ở đây mấy mươi năm rồi nó có kêu la gì đâu, việc nó là ở đó, đồng hồ là cứ chạy, chớ đồng hồ đứng lại là không phải nhẫn đó.
_Bữa nay học được cái chữ nhẫn này cũng lợi hại thiệt chớ! Như miếng xoài này nó cũng nhẫn rồi mình ăn nó cũng nhẫn.
_Mà cái bao tử của mình nó cũng nhẫn nó đâu có nói là sáng nay ông ăn nhiều quá rồi bây giờ đừng có ăn nữa, rồi lỡ có đau bụng thì bụng nó nhẫn nó mới đau bụng chớ.
Mọi cái đều nhẫn hết chỉ có mình sanh sự thôi.

Tánh Hải Kính ghi

732

Ca Sĩ Sỹ Luân

Sỹ Luân từng tự vẫn ở bến Bạch Đằng   (VTC News) – Nhạc sỹ “Mắt nai cha cha cha” từng tự tử ở bến Bạch Đằng sau cuộc tình dang dở, may

17,461
Người Việt Nam bị cấm vào Tây Tạng

Người Việt Nam bị cấm vào Tây TạngViệt Nam là 1 trong 6 nước bị Trung Quốc ban hành lệnh cấm cấp phép du lịch vào Tây Tạng, dù Cục Du lịch

16,359
VẠN NINH - LINH SƠN MÁI CHÙA XƯA!

VẠN NINH - LINH SƠNMÁI CHÙA XƯA!Kính dâng Thầy Tịch TràngThôn Hiền Lương! Chiều nay về thăm lạiMái chùa xưa yêu dấu ở nơi nàyBao tâm huyết ngỡ như là đã hếtNhưng

16,068
Làm Thế Nào để có một Đời Sống Đạo Đức - Đức Dalai Lama thứ Mười Bốn

Nền Tảng Căn Bản của một Đời Sống Đạo Đức: Quan Tâm Bản Thân đối đầu với Quan Tâm Người Khác Tinh túy của đạo Phật là: nếu có khả năng, ta

1,507
THÔNG ĐIỆP HÙNG HỒN CỦA MỘT YOGI TÂY TẠNG

THÔNG ĐIỆP HÙNG HỒN CỦA MỘT YOGI TÂY TẠNGKyabje Chatral Sangye Dorjee Rinpoche là một trong những Yogi thành tựu nhất hiện còn sống của Phật Giáo Tây Tạng. Ngài sinh vào

14,309
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,326
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,742
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,655
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,422
Chùa Việt
Sách Đọc