Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (16)


Xem mục lục

 

Bài Thực Tập số 3
CẢM NHẬN

 

 

Thực tập nhằm để hòa giải với một trong những sự kiện sơ đẳng nhất của đời sống chúng ta : cái người ta cảm nhận, ở mức độ vật lý cũng như mức độ tình cảm. Một trong những kết quả đáng giá của sự quan sát những cảm giác thân thể là cảm thức thư giãn sâu xa do nó mang lại. Nhưng điều đó đi xa hơn nhiều so với một thực tập thư giãn đơn giản : sự kiện đơn giản nhìn thẳng vào những sự việc rất cá nhân mà bình thường người ta thích che dấu sẽ cho phép thanh toán một số lo ngại vẩn vơ và những căng thẳng nối kết với nỗi sợ hãi giáp mặt với thực tế – một thực tế thường tỏ ra rất đơn giản hơn nhiều so với ý tưởng đáng sợ mà người ta đã tự tạo. Người ta học nhận diện rất chính xác mọi cái người ta cảm nhận và học tiếp nhận tất cả cấp độ màu sắc những cảm giác và tình cảm được quan sát – từ những cái rất dễ chịu đến những cái rất khó chịu. Chính sự học tập nhận biết và tiếp nhận cái trải nghiệm bên trong này sẽ dùng làm nền tảng cho sự thực hiện mục tiêu chính yếu của sự chữa trị này : đối mặt với những sự vật và những con người, như chúng tự trình diện với chúng ta trong cuộc sống hàng ngày.

 

Người ta thường có nhiều khuynh hướng lựa chọn điều người ta cảm nhận : chạy theo những cảm giác dễ chịu, vật lý hay tâm lý, và cố gắng tránh khỏi cái gì khó chịu với mình. Đến mức độ người ta có thể bị khổ đau hay khó nhọc xâm chiếm khi người ta không thấy và hiểu rằng khổ đau không phải là cái gì cứng chắc và bất biến, rằng nó cũng như mọi cảm giác khác, không phải là sự kiện cố định mà là một thủy triều của kinh nghiệm thường trực biến đổi và chuyển hóa và tiếp nối với những cái trung tính hay tích cực. Ở đó người ta chạm đến sự biểu lộ của vô thường ở mức độ tinh vi và sâu xa của kinh nghiệm, một sự thực mà người ta sẽ khám phá càng lúc càng rõ hơn khi thực hành thực tập này. Điều đó sẽ cho phép chúng ta thu hoạch dần dần một thái độ thư giãn hơn đối với những tình cảm và cảm giác của chúng ta.

 

Mô tả thực tập

 

1. Sắp đặt

 

Hãy ngồi thẳng lưng, hay nằm duỗi dài, và ý thức sự xúc chạm của thân thể bạn với đệm ngồi, hay mặt đất. Hãy cảm thấy rõ ràng tất cả những điểm tiếp xúc và những khác biệt về cường độ tựa vào, từ một chỗ này đến chỗ khác. Hãy nhận xét những cử động thở biến đổi rất nhẹ áp lực trên những điểm tiếp xúc khác nhau giữa thân thể và những điểm tựa như thế nào. Khi bạn đã ý thức những cảm giác này tác động lên thân thể đang ngồi hay nằm của bạn, bạn có thể qua giai đoạn tiếp theo, đi vào một phân tích chi tiết hơn.

 

2. Phân tích chi tiết những cảm giác thân thể

 

A. Từ thấp lên cao

 

Hãy quan sát những cảm giác bạn cảm thấy trong ngón chân cái. Nếu bạn không thấy có gì đặc biệt, hãy đơn giản cảm nghiệm nó và đi qua những ngón kế tiếp khi ghi nhận điều bạn cảm thấy trong hai chân.

 

Di chuyển sự chú ý của bạn dần dần từ những ngón chân đến tất cả bàn chân và hãy chú ý vào sự khác biệt cảm giác nhỏ nhất mà bạn có thể quan sát được từ một điểm khác, dần lên khắp bàn chân : một cảm giác lạnh, nóng, nặng, nhẹ, nhột, trọng lượng, bồng bềnh v.v... Ghi nhận điều bạn cảm thấy mà không có những bình luận gì.

 

Hãy tiếp tục di chuyển sự chú ý của bạn lên đùi và đến háng, vừa hoàn toàn ý thức điều bạn cảm nhận. Tiếp theo qua tay, bắt đầu từ những ngón tay ; đi lên từ bàn tay và cánh tay cho đến vai. Dẫn sự chú ý của bạn xuống cuối xương sống và đi lên rất nhẹ nhàng, từng đốt từng đốt ; hãy nhận xét dần dần mọi điều bạn cảm thấy, trong lưng và phần thân. Hãy lưu ý những cảm giác liên kết với một vài bộ phận và với chuyển động thở. Trong mức độ có thể, hãy bằng lòng nhận xét những cảm giác của bạn, không phân tích, giải thích hay ghi chép chúng.

 

Khi bạn đến ót, tiếp tục di chuyển sự chú ý của bạn qua cổ và yết hầu – cảm thấy cả ngoài lẫn trong – và đến miệng. Rồi khám phá mỗi chi tiết của mặt và đầu – bên trong và bên ngoài – và chấm dứt bằng cách để sự chú ý của bạn nghỉ ngơi nơi trung tâm đỉnh đầu.

 

B. Về phía dưới

 

Lần này, người ta làm lại cuộc du lịch theo chiều ngược lại, nhưng nhanh hơn nhiều. Hãy tưởng tượng thân thể bạn là một loại bình chứa đầy nước, và bạn mở những nút ở dưới bàn chân. Hãy theo dõi sự hạ thấp mực nước đang chảy ra và ghi nhận những cảm giác của bạn về mỗi mức nước trong khi lưu ý điều bạn cảm thấy một cách toàn bộ mà không phải trong chi tiết về mỗi phần thân thể nước rút qua. Khi bạn xuống đến những ngón chân, hãy dẫn sự chú ý vào chuyển động tự nhiên của hơi thở đối với toàn bộ thân thể.

 

Phần còn lại của thời thiền để chỉ quan sát những chuyển động của hơi thở, mà vẫn rất thư giãn và không ép buộc sự chú ý. Hãy chấm dứt bài thực tập bằng cách duỗi hết toàn thân.

 

Quan trọng : Hai thời của bài tập bổ túc lẫn nhau : chớ quên phần hai – sự đi xuống trở lại từ đầu đến chân. Dầu có thích một trong hai thời hơn, thì cả hai tạo thành một tổng thể và phải được thực hiện như vậy.

 

Câu hỏi : Nên làm gì khi trong thực tập, người ta gặp những cảm giác rất khó chịu, không thể bỏ qua được, và người ta không thể tiếp tục như không có gì xảy ra ?

 

Trả lời : Chắc chắn tốt hơn là làm lại một ít thư giãn hơn là muốn bằng mọi giá qua bài tập kế tiếp. Tuy nhiên, nếu những cảm giác khó chịu ấy kéo dài, thậm chí sau nhiều tháng thực hành, có lẽ phải đối diện bằng cách nắm sừng con bò mộng : chấp nhận sự có mặt của những cảm giác ấy và nhìn thẳng vào chúng.

 

Câu hỏi : Khi thầy nói “làm lại sự thư giãn”, có phải đó có nghĩa là một trong những thực tập hơi thở ?

 

Trả lời : Tôi nghĩ rằng bạn chỉ cần tự thư giãn, buông lỏng một lúc, thời gian để cho những cảm giác của bạn tan biến. Hãy thử không nghĩ gì khác đặc biệt, không loay hoay bực bội.

 

Câu hỏi : Khi tôi thực tập bài này, tôi không thể gỡ sự chú ý của tôi khỏi chỗ nó đã ở. Phải làm sao ?

 

Trả lời : Có lẽ bạn đã tự tạo một ý tưởng quá cứng đặc hay quá nặng nề về cái bạn tưởng tượng khi thực tập, hay bạn đã cung cấp một cố gắng không hợp cỡ cho việc cần làm. Đôi khi, một cái vít không vào trong lỗ, đó là vì nó lớn quá, phải cần cái nhỏ hơn. Có lẽ bạn cần làm nhẹ nhàng hơn...

 

Câu hỏi : Nếu những cảm giác tôi thể nghiệm làm nổi dậy mọi loại tình cảm và kỷ niệm không ngừng trở lại, phải xem xét và phân tích chúng hay chỉ chú ý vào những cảm giác mà thôi ?

 

Trả lời : Bạn hãy cố gắng quan tâm vào những cảm giác và không chú ý quá vào điều gì chúng gây ra trong bạn.

 

Câu hỏi : Khi làm thực tập này, tôi đã khám phá ra những cảm giác tôi chưa hề cảm thấy. Đó có phải chỉ là kết quả của sự tưởng tượng của tôi không ?

 

Trả lời : Không nhất thiết. Có lẽ những cảm giác ấy đã có ở trong đó, trong bạn từ lâu, nhưng bây giờ bạn mới ý thức. Bạn bắt đầu thấy chúng rõ ràng hơn một chút.


 

 

Xem mục lục