Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (22)


Xem mục lục

12. Đừng Nhìn Phật Giáo Qua Hình Tướng

Giải thích “Tâm Kinh” một cách đơn giản phi thường như vậy, là hy vọng mọi người, thông qua sự giải thích đó mà hiểu được “Tâm” là điều hết sức quan trọng.

Trong số kinh điển bàn về “Thực tướng của Tâm”, hai bộ “Tâm Kinh” và “Kim Cương Kinh” là tương đối đơn giản nhất.

Về thực tướng của tâm thì trong kinh Kim Cương có câu: “Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng.” Nghĩa là cái gì có tướng trạng, đều thuộc hư vọng, cũng phù hợp với nội dung của “Tâm Kinh.” Nó dạy chúng ta không được chấp thủ “tướng” của sinh mạng và sinh hoạt. Bởi vì tất cả mọi tướng đều là hư vọng. Thậm chí, cũng không được chấp tướng của cõi Tịnh độ, vì rằng tướng của cõi Tịnh độ cũng là hư vọng. Bờ này tức là bờ kia, không có khác biệt.

Thiền sư Không Hải có để lại một số câu gây ấn tượng rất sâu sắc: “Không có bờ này, cũng không có bờ kia. Trốn bỏ đời sống này, sẽ không có đời sống kế tiêp. Bờ này tức là bờ kia.”

Cũng giống với câu trong kinh Kim Cương: “Tất cả các pháp hữu vi đều như mộng huyễn, bóng nước, như ảnh trong gương, như chớp nên quan sát như vậy.”

Chỉ cần suy nghĩ câu kệ đó theo chiều sâu thì sẽ thấy Bát nhã Ba la mật đa là ở đấy!

Trong kinh Kim Cương, còn có một câu nữa rất hay: “Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, thị nhân hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai.”

Ý tứ câu kệ là: “Nếu các người dùng tướng để thấy Ta, dùng âm thanh để cầu Ta, thì tức là các người muốn đi con đường vòng, không đúng và sẽ không thấy được Như Lai.” Bởi vì cái Ta thực, tức Như Lai không phải thuộc loại màu sắc, tướng trạng, không phải là một thứ chủ nghĩa hình thức, không phải là cội nguồn đem lại cho chúng ta đau khổ. Như Lai chính là Phật tánh, là cái Ta thực vốn có của chúng ta.

Giả sử có một người học Phật mà lại bị đau khổ, vì vướng mắc vào chủ nghĩa hình thức, thì người ấy hãy tụng “Kinh Kim Cương”, tụng “Tâm Kinh”, sẽ hiểu được ý nghĩa chân thực của những kinh đó, đoạn trừ được sự chấp thủ đối với sinh mạng, thấy được tánh không là cái cơ bản nhất, cũng tức là thấy tự tánh.

Nếu thấy được tự tánh thì trên thế giới này, sẽ không có cái gì ràng buộc được chúng ta, áp bức được chúng ta, làm chúng ta mất tự tại. Chúng ta đã tiến vào cảnh giới tự do, tự tại.

13. Vĩnh Viễn Để Lại Chút Tình Cảm ở Nhân Gian

Đừng có sợ học Phật, đừng có cho rằng Phật giáo là khó hiểu, giới luật là đáng sợ.

Luật Tông giảng giới luật nói câu “A la hán không ngủ ba đêm liền ở một gốc cây dâu, để khỏi vướng mắc tình cảm đối với gốc cây dâu.” Nếu sống theo giới luật đó thì phải chăng mỗi ngày chúng ta phải thay đổi giường nằm để khỏi vướng mắc tình cảm đối với giường ngủ?

Lại nói Bồ tát không được nghe tiếng vòng đeo của phụ nữ ở cách tường. Vì rằng nghe tiếng vòng đeo lẻng xẻng thì sẽ nghĩ tới đàn bà, tức là phạm giới.

Những giới luật như thế làm cho người học Phật có nỗi sợ rất lớn: Liệu chúng ta đi vào thế giới Phật giáo có phải tuân thủ những giới luật như vậy hay không? Ta và gia đình ta có bị áp lực như vậy hay không?

Không can hệ gì! Chỉ cần chúng ta khai phát tự tánh, nhận thức được Trí tuệ Bát nhã Ba la mật, thì chúng ta sẽ được tự tại không còn lo sợ gì!

Tiếng vòng đeo của phụ nữ nghe cũng êm tai, chứ có sao? Giữ lại chút tình cảm đối với gốc dâu cũng không có gì là không tốt.

Trong Kinh Hoa Nghiêm có câu: “Bồ tát vĩnh viễn để lại nhân gian một chút tình cảm.”

Vì sao? Vì nếu không lưu lại nhân gian một chút tình cảm thì sẽ không trở lại nhân gian nữa!

Vì vậy, đừng có e ngại để lại tình cảm! Đừng có sợ tiếp xúc với mọi sự ở nhân gian. Phải đối đãi mọi sự vật với thái độ sáng suốt.

Thái độ sáng suốt tức là giác ngộ, khai phát tự tánh của chúng ta. Quán chiếu, duy trì Trí tuệ Bát nhã Ba la mật, tiến trên con đường dẫn tới “bờ bên kia.”

Xem mục lục