Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (22)


Xem mục lục

 

Một số điểm cần chú ý

1.       Số lần vẫy tay không nên ít: từ 600 lên dần tới 1.800 (30 phút) mới là toại nguyện cho việc điều điều trị. Bệnh nhân nặng, có thể ngồi mà vẫy tay, tuy ngồi nhưng phải nhớ thót đít và bấm 10 đầu ngón chân.

2.       Số buổi tập:

3.       * Buổi sáng thanh lâm tập mạnh.

4.       * Buổi chiều trước khi ăn tập vừa.

5.       * Buổi tối trước khi ngủ tập nhẹ.

6.       Có thể tập nhiều nhất là bao nhiêu? Ngưỡng cửa của sự chuyển biến bệnh là 1.800 lần vẫy tay, có bệnh nhân vẫy tới 3.000-6.000. Nếu sau khi tập thấy ăn ngon, ngủ tốt, đại tiểu tiện điều hòa, tinh thần tỉnh táo, thì chứng tỏ con số ta tập là thích hợp.

7.       Tốc độ vẫy tay: Theo nguyên tắc thì nên chậm, chứ không nên nhanh, bình thường vẫy chậm thì 1.800 cái hết 30 phút. Vẫy tay tới lúc nửa chừng thường nhanh hơn lúc ban đầu một chút, đây là lục động của khí. Khi mới vẫy rộng vòng và chậm một chút. Khi đã thuần thì vẫy hẹp vòng, người bệnh nhẹ thì nên vẫy nhanh và dùng sức nhiều, người bệnh nặng thì nên vẫy chậm và hẹp vòng.

8.       Vẫy tay nhanh quá làm cho tim đập nhanh, mà vẫy chậm quá thì không đạt tới mục đích, luyện tập là cần cho mạch máu lưu thông.

9.       Vẫy tay nên dùng sức nhiều hay ít, nặng hay nhẹ? Vẫy tay là môn thể dục chữa bệnh, chứ không phải là môn thể thao khác biệt. Đây là môn thể dục mềm dẻo, đặc biệt của nó là dùng ý mà không dùng sức. Nhưng nếu vẫy nhẹ quá cũng không tốt bởi vì bắp vai không được lắc mạnh thì lưng và ngực cũng không được chuyển động nhiều, tác dụng sẽ giảm đi.

10.   Vẫy tay không phải chỉ chuyển động cánh tay mà phần chính vẫn là chuyển động bắp vai.

11.   Bệnh phong thấp thì nên dùng mức "nặng" một chút. Bệnh huyết áp cao thì nên vẫy tay chậm và nhẹ.

12.   Nói tóm lại: phần lớn phải tự mình nắm vững tình trạng, phân tích những triệu chứng. Sau khi tập, nghe sự nhận xét của mọi người xung quanh, thấy sự chuyển biến của mình, nhanh nhẹn hơn, tươi tỉnh hơn hay là kém khi trước, rồi tự mình suy nghĩ và quyết định cách tập, rồi luôn luôn tổng kết, trên nguyên tắc là tập thế nào cho người thấy thoải mái và dễ chịu hơn là đúng, là tốt nhất.

13.   Đông y cho rằng động tác nhẹ là bổ ích cho cơ thể, động tác mạnh (nặng) là bả (loại bỏ các chất cặn bã có hại trong người, tức là bệnh tật). Lý luận này cũng đang được nghiên cứu.

14.   Mức độ vẫy tay: Chỉ vẫy tay về phía sau dùng sức 7 phần, không vẫy về phía trước, mà do phản xạ của cánh tay cho là 3 phần.

15.   Có cần đếm không? Đếm không phải chỉ để nhớ mà còn có tác dụng làm cho óc được bình tĩnh, tim được trầm tĩnh, có tác dụng làm cho bộ não được thăng bằng và nghỉ ngơi (và không được nghỉ ngơi lung tung). Chính khí được bồi dưỡng.

16.   Hoàn cảnh vẫy tay: Không có gì là đặc biệt về hoàn cảnh, tập ở đâu cũng được, trong nhà, ngoài trời dĩ nhiên nơi nào có dưỡng khí trong sạch và yên tĩnh vẫn tốt hơn.

17.   Trước và sau khi tập: Trước khi tập nên đứng bình tĩnh cho tim được thoải mái được yên tĩnh, để chuyển hóa về sinh lý và tâm lý. Ta có thể làm những động tác nhẹ nhàng thoải mái như trong môn "khí công", đến khi tập cũng nên bình tĩnh mà vò 10 đầu ngón chân, 10 đầu ngón tay. Những người không đủ bình tĩnh, cần chú ý tới điều này.

18.   Tập "Dịch Cân Kinh" thế nào cho đúng? Sau khi tập cảm thấy ngực và bụng nhẹ nhàng, dễ chịu, hơi thở điều hòa, mắt sáng, nước miếng ứa ra, đại tiện nhuận, ăn ngon, tinh thần tỉnh táo, bệnh tật bớt dần, thì đấy là tập đúng. Rất ít khi tập sai, tỉ lệ không tới 1%.

19.   Sau khi tập đại đa số đều thấy có phản ứng, nhưng về hiệu quả thì rất khác nhau, nguyên nhân chính là tư thế khi tập có thích hợp với thể chất người tập hay không.

 

20.   Lúc bắt đầu tập nên chú ý đến điểm nào?

 

 

21.    

 

a.       Nửa thân trên buông lỏng thượng - hư.

b.       Nửa thân dưới giữ chắc - hạ thực.

22.   Tay ra phía trước không dùng lực (nhẹ).

23.   Vẫy tay ra phía sau có dùng sức (nặng).

24.   Tập đếm số tay vẫy ngày một tăng, ngày 3 buổi tập, kiên quyết "tự chữa bệnh cho mình".

25.   Trạng thái tinh thần lúc tập: có liên quan gì đến hiệu quả không?

26.   * Hết lòng tin tưởng.

27.   * Kiên quyết tới cùng.

28.   * Tập đủ số nhất định, tập thường xuyên. Có thể hiệu quả rất lớn.

29.   Nếu khi tập, khi nghỉ không đủ số nhất định. Lòng còn nghi hoặc. Còn bị động dư luận ngoài. Thấy phản ứng đã lo sợ, bỏ tập. Hỏi làm gì có kết quả tốt.

30.   Vẫy tay có sinh ra bệnh gì không? Có thể bệnh do tư thế không đúng và làm sai nguyên tắc, những trường hợp ấy cũng hạn hữu, như trên đã nói, không tới một phần trăm.

31.   Khi tập có phải kiêng gió, kiêng lạnh không? Tránh gió lùa, mùa hè hay mùa đông đều tránh đứng đầu ngọn gió.

Tóm lại có mấy điều cần lưu tâm:

a.       Khi tập luôn luôn bấm mấy ngón chân, thót lỗ đít, để giữ tư thế "thượng hư – hạ thực".

b.       Vẫy tay từ ít tới nhiều phải đạt tới 1.800 cái trở lên mới có hiệu quả.

c.       Có phản ứng đừng ngại mà ngừng tập, vì đó là diễn biến tốt, cứ tập số đếm như cũ, qua phản ứng, sẽ tăng số lần vẫy tay lên.

d.       Kiên trì, quyết tâm luyện tập, tin tưởng "các bệnh tật sẽ khỏi".

e.       Vững lập trường, không hoang mang vì dư luận, lạc quan với cuộc sống. Chỉ cần niềm tin bằng hạt cải là có thể dời núi (nghĩa bóng là vững niềm tin mà tập luyện đến chốn, thì bệnh nguy nan như trái núi cũng phải dời khỏi người).

f.        Có quyết tâm là thực hiện ngay, càng để chậm là ngần ngại càng khó khăn thêm, càng lâu khỏi bệnh.

 

Ghi chú thêm:

 

·         Khi anh Phạm Viết Hồng Lâm tới báo cáo là anh đã khỏi ung thư và cảm ơn tôi. Tôi hỏi: Anh xin chữa cô-ban có ba 3 tháng, anh ăn gạo lức muối vừng, anh tập "Đạt Ma Dịch Cân Kinh" thì biết anh khỏi bệnh nhờ phương pháp nào?

·         Thưa Bác, cháu có suy nghĩ!

·         Nếu bệnh ung thư khỏi vì phương pháp hiện đại thì ông Viên sĩ Mỹ đã khỏi, ông không phải ăn theo thực dưỡng của Giáo sư Nhật OSAWA, nhưng cũng phải mất 15 tháng ông Viên sĩ Mỹ kia mới khỏi.

·         Khi Bác phổ biến, cháu tập "Đạt Ma Dịch Cân Kinh" và cho cháu thuốc, chỉ trong 100 ngày luyện tập, cháu ăn ngon, ngủ tốt, sinh lực cháu bừng lên, cháu càng tin tưởng và kiên trì tập ngày 3 buổi, chỉ trong 3 tháng là bệnh ung thư của cháu được xóa sạch.

·         Thế thì chính Bác phải cảm ơn cháu, vì trong tài liệu có viết và dẫn chứng các cá nhân bị ung thư đã tự chữa khỏi. Dù sao cũng chỉ là tài liệu, nay cháu đã minh chứng thì tài liệu này đáng tin và nên khuyên mọi người tập, không những khỏi ung thư mà các bệnh khác cũng khỏi.

Theo Thị Giới Nguyên Hảo (SearchVN)

Xem mục lục