Tin Tức (680)


LÀM CHỦ THÂN TÂM, AN TRỤ TÂM

724

Bữa nay 24 tiếng này mình bắt đầu bằng đề tài là: làm chủ thân tâm, và làm sao an trụ tâm. Phải hông?
Đây là vấn đề mà ai cũng gặp phải hết, bởi vì cái thân tâm mình sẽ dẫn mình đi lưu lạc trong cuộc đời sanh tử luân hồi, sống chết khổ đau, sanh lão bệnh tử, cho nên ai cũng phải làm sao làm chủ thân tâm mình.
Thật sự mình phải đi tới cái cùng cực của vấn đề, chớ không phải mình làm chủ thân tâm mình bằng cách mình nhịn đói hay mình ngưng thở trong vòng mấy tiếng đồng hồ gì đó, vì làm như vậy rồi cũng phải thở lại thôi. Nhịn đói cũng phải ăn lại thôi, cạo đầu rồi tóc cũng phải mọc thôi, nữa tháng cũng phải cạo vì nó mọc trở lại.
       Thành ra làm sao làm chủ thân tâm, có nghĩa là mình làm sao mình tìm cho ra thật sự ông chủ của thân tâm này là cái gì? Bởi vì mình có thân tâm, mình cứ nói tự quy y Phật, tự quy y Pháp, tự quy y Tăng mà thật sự thân tâm mình không có chỗ quy y, mà không có chỗ quy y, không có chỗ nương tựa thì nó cứ lưu lạc mãi thôi.
Vì vậy, mình cũng trở lại vấn đề mình đã nói bao nhiêu năm nay rồi, vấn đề là mình phải tìm cho ra ông chủ của thân tâm này. Cái này sư bà Đại Hạnh nói là chủ nhân không, phải hông? Bây giờ mình coi lại, nghĩ lại coi cái thân tâm mình nó có thể đi ra ngoài cái Tánh Không được không? Nó có thể sống, có thể chết, có thể bệnh có thể gì gì đó, nhưng mà thân tâm này không thể ra ngoài tánh Không được. Cho nên chính tánh Không là cái ông chủ thân tâm này. Bởi vì thân này không bao giờ ra khỏi tánh Không được hết. Có sống có chết, có khỏe mạnh thì nó không bao giờ ra khỏi tánh Không được. Bởi vì trong kinh có nói là sắc thọ tưởng hành thức là tánh Không, sắc tức thị không, thọ tưởng hành thức tức thị không, mà sắc thọ tưởng hành thức đó là cả thân tâm mình, nó là không nó không ra ngoài tánh Không được, cho nên cái quan trọng nhất để tìm ra ông chủ của thân tâm này là mình phải thấy được, tìm cho ra cái Tánh Không và sống được với tánh Không đó, tức là sống với ông chủ.
        Như thầy thường hay nói đó, trong kinh Lăng Nghiêm cũng có nói như vậy, là ông chủ thì ông thường trụ ông luôn luôn ở đó thôi, còn khách thì tới rồi đi, nên nhớ cái thân tâm mình đây cũng chỉ là khách thôi. Tới rồi đi, thân tâm mình nó tới vào năm nào đó, cha mẹ mình sinh ra vào năm nào đó, nó tới rồi vài chục năm sau nó phải đi. Nó chỉ là khách thôi, thành ra tìm ra được ông chủ đích thực của thân tâm này, thì mình mới an ổn, bởi vì ông đó mới chủ còn thân tâm này không phải là chủ. Nó có đến rồi có đi, một cái ý tưởng của mình cũng không phải là chủ nữa, cái ý tưởng của mình có đến có đi,
          Như quý vị đây, hồi sáng cái ý tưởng lên xe ở Cần Thơ chẳng hạn, ý tưởng đó nó có đến rồi bây giờ nó lên Sài Gòn thì nó mất đi rồi. Bây giờ ý tưởng là ý tưởng Sài Gòn, rồi trưa mai là ý tưởng là ý tưởng Cần Thơ chớ không ý tưởng Sài Gòn nữa, nó đến rồi nó đi, những cái ý tưởng đó cũng đến cũng đi cũng đi cũng đến, không có ông nào là thường trụ được hết, chỉ có cái tánh Không là thường trụ, đó là ông chủ đích thực. Còn tất cả mọi cái đều có đến có đi, thành ra mình thấy ông chủ đích thực đó là trong kinh Kim Cương có câu nói là: “Như Lai là không từ đâu đến, và không đi về đâu”, đó là định nghĩa Phật, Như Lai là Phật đó. Như Lai là không từ đâu đến và không đi về đâu, có nghĩa là Như Lai thường trụ. Không đến không đi, đó mới là ông chủ thiệt đó, và những kinh khác gọi đó là Phật tánh, kinh thì gọi đó là tánh Không, kinh thì gọi là Như Lai Tạng. Giống như kinh Lăng Nghiêm, có cái gì là không phải Như Lai Tạng đâu, mà cái gì cũng chẳng phải là Như Lai Tạng hết. Nó vừa tức là mà vừa chẳng phải. Như Lại Tạng tức là tất cả các pháp, tất cả các hiện tượng; nhưng mà nó cũng chẳng phải các pháp, chẳng phải các hiện tượng. Bởi vì hiện tượng thì nó sanh diệt, còn nó không sanh diệt.
       Cái vấn đề quan trọng nhất để làm chủ thân tâm mình, căn bản làm chủ không những đời này mà những đời sau nữa. Chắc là làm chủ đời này thì cũng có thể làm được, nhưng mà làm chủ cái thân này, thân này cũng chết, cũng không tới đâu. Làm chủ hơi thở này hơi thở khi chết nó ngưng mất, còn tâm mình cả ngày nó chạy lung tung hết. Vậy thì mình phải tìm cho ra ông chủ của thân tâm này, mới gọi là làm chủ thân tâm được.

Vấn đề thứ hai là làm sao an trụ tâm, làm sao cho tâm mình nó đứng lại. thật sự ra mình có thấy được ông chủ có sống được ông chủ hay không, còn tâm mình nó không đứng lại đâu. Giống như Tây Tạng có dạy, như con chim nó đậu trên cột buồm ngoài biển khơi, thì cho nó bay lung tung khắp đại dương, nó bay nhưng rồi nó cũng phải trở về đậu trên cột buồm lại chớ nó bay nữa nó chết. Thành ra trước sau gì cái quan trọng nhất là có ông chủ, có cái chỗ trụ thường hằng, thì dầu tư tưởng nó có bay đi đâu thì nó cũng về đậu trên cái cột buồm đó thôi.
Ví dụ cái khóa tu của mình đã kéo dài hơn một năm rồi, thì mình vẫn luôn luôn nhấn mạnh đến cái này, luôn luôn nhấn mạnh tới cái làm chủ này, thật sự ra chỉ có ông chủ mới làm chủ thôi chớ khách làm sao làm chủ được. Đó là một việc đơn giản chỉ có ông chủ mới làm chủ còn khách thì có đến có đi thôi. Bây giờ quan trọng nhất là mình phải làm sao thấy được, dầu cái thấy của mình nó chưa có hoàn toàn lắm, nhưng mà mình phải thấy được, thấy rồi mình mới tin, là có một cái không đến không đi ở nơi mình, phải hông? Đó chính là ông chủ, có một cái không đến không đi nơi mình đó là ông chủ, còn tất cả mọi cái đều có đến có đi hết. Ăn hồi trưa đó, bây giờ nó tiêu đâu mất hết rồi chiều ăn nữa, nó có đến có đi, có vô miệng thì nó cũng phải tiêu.
        Thành ra quan trọng nhất trong những buổi này, mình làm sao mình chánh niệm tỉnh giác mình ngồi thiền, mình tụng kinh để mình thấy ra được là nơi mình có một ông chủ không hình không tướng, không đến không đi, cái đó mới cứu thoát mình nổi còn ngoài ra không có cái gì cứu thoát mình được, cái gì cũng vô thường, cũng sanh diệt.
Cái chùa này nó đâu có còn mãi đâu, thấy nó vững vàng vậy chớ nó đâu có còn mãi, thành ra cái quan trọng nhất của cuộc đời tu hành là mình phải tìm cho ra ông chủ, thấy được ông chủ, và mình sống thường trực với ông chủ đó thì mình là chủ, còn cái thân này nó sẽ đến sẽ đi, những ý nghĩ trong này nó sẽ đến sẽ đi, mới cái tháng trước đề tài khác, bây giờ cái đề tài khác trước rồi, rồi tháng sau cái đề tài khác, suy nghĩ những cái chuyện khác, tư tưởng nó đến nó đi, tùy theo cái đối tượng, thành ra cái quyết tâm của đời mình là phải làm sao thấy được ông chủ đó. Thấy được để mà tin được, bởi vì mình thấy, có lẽ là mình vơ vẫn từ lâu rồi, những cái đời trước, có lẽ mình cũng vơ vẫn, mình không biết cuộc đời mình thuộc về tay ai, gởi gấm cho gia đình rồi cũng thay đổi, gởi gấm cho xã hội xã hội cũng thay đổi, gởi gấm cho kinh tế thì kinh tế nó cũng thay đổi. Không gởi gấm được cái gì hết, cho nên là mình phải tìm cho ra ông chủ này, thấy được ông chủ đó, sống được ông chủ đó, thì càng sống thì mình càng giải thoát, bởi vì không có cái gì đụng chạm tới mình được nữa. Thậm chỉ cả ba cõi này tới cái lúc nào đó nó tiêu tan đi, như trong kinh Phật nói có kiếp hỏa gì đó, mà cái đó trong khoa học cũng nói là mặt trời nó đốt hết nhiên liệu tới ngày nó phải tắt, mà trước khi tắt nó bùng lên một cái mà cái bùng lên là đốt cháy tất cả hết.
      Thành ra cái gì nó có sanh thì có diệt, bây giờ phải làm sao cảm nghiệm được nơi mình có cái không sanh không diệt, đó chính là ông chủ làm chủ thân tâm này, còn thân tâm này nó phải theo nghiệp thôi. Làm việc nhiều thì có tiền nhiều, làm biếng như thầy thì có tiền ít. Nhưng mà ông chủ của cái nhiều, cái ít đó, quan trọng nhất là ông đó, ông đó không phải vì có tiền nhiều mà ông nở ra thêm mà tiền ít thì ông ốm đi đâu, thì ông chủ đó, tất cả kinh điển Phật giáo, tất cả những cái gì đều nói tới cái này, mặc dầu nói tới bằng những ngôn ngữ khác nhau, nhưng mà đều nói tới cái này.
      Mục đích mình tới đây, để làm sao trong 24 tiếng đồng hồ, mình thể nghiệm được có thiệt ông chủ, có cái không sanh không diệt, thì đó là tu. Tất cả mọi cái khác đều là phương tiện để làm sao thấy được cái này, dầu có tụng kinh có trì chú có ngồi thiền, có gì gì, mục đích là để thấy được cái này. Và thấy được sống được với nó là thấy nó đúng là một ông chủ bởi vì nó không đến, không đi.
Mà nên nhớ, một cái ý nghĩa của không đến không đi là nó luôn luôn có sẵn, nó luôn luôn hiện tiền, nó không đến không đi, phải hông? Cái gì chớ mà nó không có sẵn mình ngồi thiền một chập rồi nó mới tới, ngồi cả mấy cử nó mới tới, cái đó là nó có đến rồi, phải hông? Nó có sẵn cho nên một cái chữ quan trọng của Phật giáo là nó hiện tiền, mình không thể tạo nó ra được, bởi vậy Phật giáo dùng chữ nhiều nhất là chứng ngộ đó thôi, chớ mình không tạo ra nó được, nếu mình tạo ra nó được, cái gì có tạo ra được cái đó sẽ tiêu mất, bởi vì theo qui luật sanh diệt, có sanh thì có diệt thôi. Còn cái này nó không sanh nó có sẵn rồi, nó không thêm không bớt gì, trong bài kinh Bát Nhã mình hay thường đọc đó, bất sanh bất diệt (không sanh không diệt), bất cấu bất tịnh (không dơ không sạch), bất tăng bất giảm (nó cũng không tăng thêm mà nó cũng không giảm bớt), thành ra trong kinh nó có nói, dầu có triệu người đạt tới Niết Bàn thì nó cũng không tăng, không ai đạt tới Niết Bàn nó cũng không giảm, tu hành của mình thì phải nhắm vào cái đích rõ ràng.
      Thầy nhắc lại, đó, lâu nay suốt bao nhiêu năm nay thầy nói cái nền tảng, thì cái đó chính là cái nền tảng, từ cái nền tảng đó nó mới có cuộc đời mình đây, mỗi người mỗi nghiệp, thầy nghiệp khác, ông này nghiệp khác, nó khác nhau, mặt mày khác nhau cách sống nó khác nhau nhưng mà tất cả nó phát xuất từ cái nền tảng đó, mà nền tảng đó không sanh không diệt, còn cái của mình đây là có sanh có diệt, thì mình phải làm sao trở lại cái nền tảng đó. Trở lại cái ông chủ đích thật đó, còn cái này là chỉ tạm thôi mà mình chạy theo cái tạm này là cuối đời mình sẽ khổ ghê lắm, vì nó tạm thôi mà. Đất nước gió lửa này chỉ là tạm thôi mình cho nó là thường thì có ngày mình khổ ghê lắm.
        Thành ra thầy nhắc lại lần nữa là: từ trước tới giờ cái đường hướng chiến lược của mình là nhắm vào ông chủ không sanh không diệt để mà thấy nó, nhưng mà thấy thì nó chưa hoàn toàn, mình phải sống với nó, y như mình thấy biển, thấy đại dương rồi, nhưng mà mình mới nhảy vô tới đầu gối gì đó, cũng chưa gì hết, mình phải lặn vô trong đó, riết rồi cả con người mình cả nước biển nó thắm, rồi mình là đại dương.
Đó chính là cái nền tảng, mình sanh ra từ đó và cũng tiêu tan ở trong đó. Nhắc lại, nên nhớ ông chủ đó, vĩnh viễn như vậy chính là cái tánh Không mà thân tâm mình không bao giờ ra ngoài cái tánh Không hết. Cho dù mình có lộn đầu xuống đất hay mình có dòm ngang dòm ngữa gì thì cũng là tánh Không, vẫn là tánh Không. Nó luôn luôn có mặt đó, dầu mình có dòm tới dòm lui, dòm ngang dòm ngửa gì thì cũng là tánh Không.

Tánh Hải Kính ghi

724

THIỀN ĐỊNH (LÌA TƯỚNG) HẬU THIỀN ĐỊNH (TỨC TẤT CẢ TƯỚNG)

Vấn đề quan trọng nhất của mình là trong khi thiền định là mình phải sống được với ông chủ, đó là khi dễ nhất để mà mình tìm ra ông chủ,

569
HẠNH GIÚP NGƯỜI

_Thưa thầy tất cả những phân biệt này đều xuất phác từ tâm bình đẳng vô phân biệt, như vậy trước sự không nhận thức được điều đó của những người này,

880
Tinh Thần Bồ Tát

Tinh Thần Bồ TátNhư chúng ta đã biết, Bồ tát là người khát khao và nỗ lực đạt đến giác ngộ để làm lợi lạc cho tất cả chúng sinh. Bồ đề

17,358
Di Ngôn - Lễ Tưởng Niệm Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ - Ngày 18-04-2020

Di Ngôn - Lễ Tưởng Niệm Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ - Ngày 18-04-2020(Hoa Sen Audio Thực Hiện trên Youtube)CÔNG TRÌNH SÁNG TÁC VÀ DỊCH THUẬT:Nguyên Thủy Phật Giáo

852
TIN TỨC NHẬP

_Thưa thầy thầy luôn dạy nó luôn có sẵn thầy luôn khai thị trực tiếp như vậy, và thiền ở đây theo con đó là vấn đề mình tin vào cái đó

710
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,329
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,747
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,660
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,430
Chùa Việt
Sách Đọc