Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (8)


Xem mục lục
GIẢI THÍCH: PHẨM SÁU ĐỘ TƯƠNG NHIẾP THỨ 68 (tiếp theo)

KINH: Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, làm sao Bồ-tát trú trong Nhẫn ba-la-mật nhiếp thủ Thí ba-la-mật?
Phật dạy: Bồ-tát từ khi mới phát tâm cho đến khi ngồi đạo tràng, ở khoảng trung gian ấy nếu có chúng sinh đi đến sân giận, mắng nhiếc, hoặc cắt từng chi phần mà Bồ-tát vẫn nhẫn nhục, nghĩ rằng: Ta nên bố thí cho tất cả chúng sinh, chẳng nên không cho: Cần ăn cho ăn, cần uống cho uống, cho đến mọi vật cần dùng để nuôi sống đều cho hết. Đem công đức ấy chia xẻ cho chúng sinh, cùng hồi hướng đến Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Bồ-tát ấy trong khi hồi hướng, không sinh hai tâm, nghĩ rằng: Ai hồi hướng? Hồi hướng đến chỗ nào? Thế là Bồ-tát trú trong Nhẫn nhục ba-la-mật nhiếp thủ Thí ba-la-mật.
Bạch đức Thế Tôn, làm sao Bồ-tát trú trong Nhẫn nhục ba-la-mật nhiếp thủ Giới ba-la-mật?
 

* Trang 5 *
device

Phật dạy: Bồ-tát từ khi mới phát tâm cho đến khi ngồi đạo tràng, ở khoảng trung gian ấy trọn không cướp mạng kẻ khác, không lấy của không cho, cho đến không tà kiến, cũng không tham địa vị Thanh-văn, Bích-chi Phật. Đem công đức ấy chia xẻ cho chúng sinh, cùng hồi hướng đến Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Bồ-tát ấy trong khi hồi hướng không sinh ba tâm nghĩ rằng: Ai hồi hướng đến Vô thượng chánh đẳng chánh giác? Dùng pháp gì hồi hướng? Hồi hướng đến chỗ nào? Ấy là Bồ-tát trú trong Nhẫn ba-la-mật nhiếp thủ Giới ba-la-mật.
Bạch đức Thế Tôn, làm sao Bồ-tát trú trong Nhẫn ba-la-mật nhiếp thủ Tinh tấn Bát-nhã ba-la-mật?
Phật dạy: Bồ-tát trú trong Nhẫn ba-la-mật sinh tâm tinh tấn nghĩ rằng: Ta sẽ đi qua một do tuần, hoặc mười do tuần, hoặc ngàn, vạn, ức do tuần, quá một thế giới, cho đến quá trăm, ngàn, vạn, ức thế giới, giáo hóa chúng sinh, cho đến dạy một người khiến thọ trì năm giới; huống gì dạy khiến được quả Tu-đà-hoàn cho đến quả A-la-hán, Bích-chi Phật đạo, Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Đem công đức ấy chia xẻ cho chúng sinh, cùng hồi hướng đến Vô thượng chánh đẳng chánh giác.[1] Ấy là Bồ-tát trú trong Nhẫn ba-la-mật nhiếp thủ Tinh tấn ba-la-mật.
 

[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 459, Tướng nhiếp phẩm 67 (相攝品67), tr.318b9-16: Bồ-tát Ma-ha-tát vì muốn lợi ích tất cả hữu tình hằng phát thệ nguyện: Nếu một hữu tình ở ngoài một do tuần, hoặc mười, hoặc trăm cho đến ngoài vô lượng do tuần; hoặc ở ngoài một thế giới, hoặc mười, hoặc trăm cho đến ngoài vô lượng các thế giới đáng nên độ được, ta tất phải đến phương tiện giáo hóa, khiến trụ Thanh-văn thừa, hoặc khiến trụ Ðộc-giác thừa, hoặc khiến trụ Vô thượng thừa, hoặc khiến thọ hành mười thiện nghiệp đạo. Như vậy đều đem pháp thí tài thí mà cho đầy đủ, phương tiện dẫn nhiếp.

* Trang 6 *
device

Bạch đức Thế Tôn, làm sao Bồ-tát trú trong Nhẫn ba-la-mật nhiếp thủ Thiền ba-la-mật?
Phật dạy: Bồ-tát trú trong Nhẫn ba-la-mật, lìa dục, lìa pháp ác bất thiện, có giác có quán; lìa dục sinh hỷ lạc vào sơ thiền, cho đến vào đệ tứ thiền;[1] ở trong các thiền ấy tịnh tâm tâm số pháp đều hồi hướng về Nhất thiết trí. Trong khi hồi hướng, Bồ-tát ấy đối với các thiền và thiền chi đều không thể có được. Ấy là Bồ-tát trú trong Nhẫn ba-la-mật nhiếp thủ Thiền ba-la-mật.
Bạch đức Thế Tôn, làm sao Bồ-tát trú trong Nhẫn ba-la-mật nhiếp thủ Bát-nhã ba-la-mật?
Phật dạy: Bồ-tát trú trong Nhẫn ba-la-mật quán các pháp hoặc tướng lìa, hoặc tướng tịch diệt, hoặc tướng vô tận; không do tướng tịch diệt thủ chứng cho đến ngồi đạo tràng được trí Nhất thiết chủng; từ đạo tràng đứng dậy, chuyển bánh xe pháp. Ấy là Bồ-tát trú trong Nhẫn ba-la-mật nhiếp thủ Bát-nhã ba-la-mật, vì không lấy, không bỏ.
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, làm sao Bồ-tát trú trong Tấn ba-la-mật nhiếp thủ Thí ba-la-mật?
Phật dạy: Bồ-tát trú trong Tấn ba-la-mật, thân tâm tinh tấn, không giải đãi, không ngừng nghỉ, nghĩ rằng: Ta chắc chắn sẽ được Vô thượng
 

[1] Xem Đại trí độ luận, quyển 17, 20.

* Trang 7 *
device

thượng chánh đẳng chánh giác, không thể không được. Bồ-tát ấy vì lợi ích chúng sinh mà đi qua một do tuần, hoặc trăm, ngàn, vạn, ức do tuần; hoặc qua một thế giới; hoặc qua trăm, ngàn, vạn, ức thế giới, trú trong Tấn ba-la-mật, nếu không gặp được một người để giáo hóa khiến vào Phật đạo, hoặc vào Thanh-văn đạo, hoặc Bích-chi Phật đạo; hoặc gặp được một người giáo hóa khiến tu mười thiện đạo, tinh tấn không giải đãi, khiến nhiếp thủ pháp thí và tài thí. Đem công đức ấy chia xẻ cho chúng sinh, cùng hồi hướng đến Vô thượng chánh đẳng chánh giác, không hồi hướng đến Thanh-văn, Bích-chi Phật. Ấy là Bồ-tát trú trong Tấn ba-la-mật nhiếp thủ Thí ba-la-mật.
Bạch đức Thế Tôn, làm sao Bồ-tát trú trong Tấn ba-la-mật nhiếp thủ Giới ba-la-mật?
Phật dạy: Bồ-tát trú trong Tấn ba-la-mật, từ khi mới phát tâm cho đến khi ngồi đạo tràng, tự mình không sát sinh, không dạy người sát, tán thán việc không sát sinh, hoan hỷ tán thán người không sát sinh; cho đến tự mình xa lìa tà kiến, dạy người khác xa lìa tà kiến, tán thán việc không tà kiến, hoan hỷ tán thán người không tà kiến. Bồ-tát ấy trú trong Giới ba-la-mật, không cầu phước báo ở cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc; không cầu địa vị Thanh-văn, Bích-chi Phật. Đem công đức ấy chia xẻ cho chúng sinh, cùng hồi

* Trang 8 *
device

hướng đến Vô thượng chánh đẳng chánh giác, không sinh ba tâm: Không thấy người hồi hướng, không thấy pháp hồi hướng, không thấy chỗ hồi hướng. Ấy là Bồ-tát trú trong Tấn ba-la-mật nhiếp thủ Giới ba-la-mật.
Bạch đức Thế Tôn, làm sao Bồ-tát trú trong Tấn ba-la-mật nhiếp thủ Nhẫn ba-la-mật?
Phật dạy: Bồ-tát trú trong Tấn ba-la-mật, từ khi mới phát tâm cho đến khi ngồi đạo tràng, ở khoảng trung gian ấy hoặc người, hoặc phi nhân đi đến cắt từng chi phần. Bồ-tát nghĩ rằng: Kẻ cắt ta là ai? Kẻ xẻo ta là ai? Kẻ cướp ta là ai? Lại nghĩ rằng: Ta được thiện lợi lớn. Ta vì chúng sinh nên thọ thân, chúng sinh lại tự đi đến nhận lấy. Khi ấy Bồ-tát nhớ nghĩ một cách chơn chánh thật tướng các pháp. Đem công đức ấy chia xẻ cho chúng sinh, cùng hồi hướng đến Vô thượng chánh đẳng chánh giác, không hồi hướng đến địa vị Thanh-văn, Bích-chi Phật. Ấy là Bồ-tát trú trong Tấn ba-la-mật nhiếp thủ Nhẫn ba-la-mật.
Bạch đức Thế Tôn, làm sao Bồ-tát trú trong Tấn ba-la-mật nhiếp thủ Thiền ba-la-mật?
Phật dạy: Bồ-tát trú trong Tấn ba-la-mật, lìa dục, lìa pháp ác bất thiện, có giác có quán; lìa dục sinh hỷ lạc vào sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền; vào từ, bi, hỷ, xả, cho đến vào Phi-hữu-

* Trang 9 *
device

tưởng Phi-vô-tưởng xứ; không đem thiền vô lượng, định vô sắc ấy, lãnh thọ quả báo, mà sinh đến nơi làm lợi ích chúng sinh; đem sáu Ba-la-mật thành tựu chúng sinh; từ một cõi Phật đến một cõi Phật thân cận cúng dường chư Phật, gieo trồng căn lành. Ấy là Bồ-tát trú trong Tấn ba-la-mật nhiếp thủ Thiền ba-la-mật.
Bạch đức Thế Tôn, làm sao Bồ-tát trú trong Tấn ba-la-mật nhiếp thủ Bát-nhã ba-la-mật?
Phật dạy: Bồ-tát trú trong Tấn ba-la-mật, không thấy pháp Thí ba-la-mật, không thấy tướng Thí ba-la-mật, cho đến không thấy pháp Thiền ba-la-mật, không thấy tướng Thiền ba-la-mật; bốn niệm xứ cho đến trí Nhất thiết chủng; cũng không thấy pháp, cũng không thấy tướng; không thấy pháp, phi pháp, phi phi pháp; đối với pháp không còn dính mắc. Bồ-tát ấy làm đúng như nói. Ấy là Bồ-tát trú trong Tấn ba-la-mật nhiếp thủ Bát-nhã ba-la-mật.
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, làm sao Bồ-tát trú trong Thiền ba-la-mật nhiếp thủ Thí ba-la-mật?
Phật dạy: Bồ-tát trú trong Thiền ba-la-mật, lìa dục, lìa pháp ác bất thiện, có giác có quán; lìa dục sinh hỷ lạc vào sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền; vào từ, bi, hỷ, xả cho đến vào Phi-hữu

* Trang 10 *
device

tưởng Phi-vô-tưởng xứ; ở trong Thiền ba-la-mật tâm không tán loạn, thực hành tài thí và pháp thí cho chúng sinh. Tự thực hành hai thí, dạy người khác thực hành hai thí, tán thán pháp hai thí, hoan hỷ tán thán người thực hành hai thí. Đem công đức ấy chia xẻ cho chúng sinh, cùng hồi hướng đến Vô thượng chánh đẳng chánh giác, không hồi hướng đến địa vị Thanh-văn, Bích-chi Phật. Ấy là Bồ-tát trú trong Thiền ba-la-mật nhiếp thủ Thí ba-la-mật.
Bạch đức Thế Tôn, làm sao Bồ-tát trú trong Thiền ba-la-mật nhiếp thủ Giới ba-la-mật?
Phật dạy: Bồ-tát trú trong Thiền ba-la-mật không sinh tâm dâm dục, sân giận, ngu si; không sinh tâm não loạn người khác, chỉ tu tâm tương ưng với Nhất thiết trí. Đem công đức ấy chia xẻ cho chúng sinh, cùng hồi hướng đến Vô thượng chánh đẳng chánh giác, không hồi hướng đến địa vị Thanh-văn, Bích-chi Phật. Ấy là Bồ-tát trú trong Thiền ba-la-mật nhiếp thủ Giới ba-la-mật.
Bạch đức Thế Tôn, làm sao Bồ-tát trú trong Thiền ba-la-mật nhiếp thủ Nhẫn ba-la-mật?
Phật dạy: Bồ-tát trú trong Thiền ba-la-mật, quán sắc như bọt nước; quán thọ như bóng nước; quán tưởng như sóng nắng; quán hành như cây chuối; quán thức như huyễn; trong khi quán thấy năm uẩn không bền chắc, nghĩ rằng: Kẻ cắt ta là

* Trang 11 *
device

ai? Kẻ xẻo ta là ai? Ai thọ? Ai tưởng? Ai hành? Ai thức? Ai mắng? Ai chịu mắng? Ai sinh sân hận? Ấy là Bồ-tát trú trong Thiền ba-la-mật nhiếp thủ Nhẫn ba-la-mật.
Bạch đức Thế Tôn, làm sao Bồ-tát trú trong Thiền ba-la-mật nhiếp thủ Tấn ba-la-mật?
Phật dạy: Bồ-tát trú trong Thiền ba-la-mật, lìa dục, lìa pháp ác bất thiện, có giác có quán; lìa dục sinh hỷ lạc vào sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền; từ các thiền và thiền chi ấy, chấp thủ tướng, sinh các thần thông như:[1] Đi trên nước, đi trên đất; vào đất như vào nước; có thiên nhĩ nghe hai thứ tiếng: Tiếng trời, tiếng người;[2] biết tâm kẻ khác hoặc thu nhiếp, hoặc tán loạn, cho đến tâm có thượng, tâm vô thượng; nhớ biết các đời trước; có thiên nhãn thanh tịnh hơn mắt người, thấy chúng sinh cho đến thọ quả báo như nghiệp đã tạo. Bồ-tát trú trong năm thần thông ấy, từ một cõi Phật đi đến một cõi Phật, thân cận cúng dường chư Phật, gieo trồng căn lành, thành tựu tuệ giác cho chúng sinh, nghiêm tịnh cõi Phật. Đem công đức ấy chia xẻ cho chúng sinh cùng hồi hướng đến Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Ấy là Bồ-tát trú trong Thiền ba-la-mật nhiếp thủ Tấn ba-la-mật.
Bạch đức Thế Tôn, làm sao Bồ-tát trú trong Thiền ba-la-mật nhiếp thủ Bát-nhã ba-la-mật?
 

[1] Xem Đại trí độ luận, quyển 5, 40.
[2] Đại trí độ luận, quyển 40, tr. 351b12-14: Bồ-tát ma-ha-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật, chứng được như ý thần thông trí, Bồ-tát dùng thiên nhĩ hơn là nhân nhĩ, nghe được hai thứ tiếng: tiếng trời, tiếng người.

* Trang 12 *
device

Phật dạy: Bồ-tát trú trong Thiền ba-la-mật không được sắc, không được thọ, tưởng, hành, thức; không được Thí ba-la-mật cho đến Bát-nhã ba-la-mật; không được bốn niệm xứ cho đến trí Nhất thiết chủng; không được tính hữu vi, không được tính vô vi. Vì không được nên không làm, không làm nên không sinh, không sinh nên không diệt, vì sao? Vì dù có Phật hay không có Phật thì như như, pháp tướng, pháp tính thường trú ấy vẫn chẳng sinh, chẳng diệt; thường nhất tâm tu hành tương ưng với Nhất thiết trí. Ấy là Bồ-tát trú trong Thiền ba-la-mật nhiếp thủ Bát-nhã ba-la-mật.
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, làm sao Bồ-tát trú trong Bát-nhã ba-la-mật nhiếp thủ Thí ba-la-mật?
Phật dạy: Bồ-tát trú trong Bát-nhã ba-la-mật, nội không (adhytma-nyat), nội không chẳng thể có được; ngoại không (bahirdh-nyat), ngoại không chẳng thể có được; nội ngoại không (adhytma-bahirdh-nyat), nội ngoại không chẳng thể có được; không không (nyat-nyat), không không chẳng thể có được, cho đến hết thảy pháp không (sarvadharma-nyat), hết thảy pháp không chẳng thể có được. Bồ-tát trú trong mười bốn không ấy không thấy tướng sắc hoặc không, hoặc chẳng không; không thấy tướng thọ, tưởng, hành, thức hoặc không, hoặc chẳng không; không thấy tướng bốn niệm xứ hoặc không, hoặc chẳng không, cho

* Trang 13 *
device

đến không thấy tướng Vô thượng chánh đẳng chánh giác hoặc không, hoặc chẳng không; không thấy tính hữu vi, tính vô vi hoặc không, hoặc chẳng không. Bồ-tát như vậy trú trong Bát-nhã ba-la-mật, có bố thí gì, hoặc ăn uống, y phục, đồ nuôi sống, quán việc bố thí ấy là không, không những gì? Là người bố thí, người nhận thí và vật bố thí không, không sinh tâm xan lẫn, vì sao? Vì Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, từ khi mới phát tâm cho đến khi ngồi đạo tràng, không có vọng tưởng phân biệt. Như chư Phật khi chứng được Vô thượng chánh đẳng chánh giác, không có tâm lẫn tiếc. Bồ-tát cũng như vậy, khi hành Bát-nhã ba-la-mật, không có tâm lẫn tiếc, cái mà Bồ-tát tôn quý, là Bát-nhã ba-la-mật. Ấy là Bồ-tát trú trong Bát-nhã ba-la-mật nhiếp thủ Thí ba-la-mật.
Bạch đức Thế Tôn, làm sao Bồ-tát trú trong Bát-nhã ba-la-mật nhiếp thủ Giới ba-la-mật?
Phật dạy: Bồ-tát trú trong Bát-nhã ba-la-mật không sinh tâm Thanh-văn, Bích-chi Phật, vì sao? Vì Thanh-văn, Bích-chi Phật đối với Bồ-tát ấy không thể có được; tâm hướng đến Thanh-văn, Bích-chi Phật cũng không thể có được. Bồ-tát ấy từ khi mới phát tâm cho đến khi ngồi đạo tràng, ở khoảng trung gian ấy, tự mình không sát sinh, không dạy người sát sinh, tán thán việc không sát sinh, hoan hỷ tán thán người không sát sinh, cho 

* Trang 14 *
device

cho đến tự mình không tà kiến, dạy người không tà kiến, tán thán pháp không tà kiến, hoan hỷ tán thán người không tà kiến. Việc trì giới ấy không có pháp khả thủ hoặc địa vị Thanh-văn, hoặc Bích-chi Phật, huống gì pháp khác! Ấy là Bồ-tát trú trong Bát-nhã ba-la-mật nhiếp thủ Giới ba-la-mật.
Bạch đức Thế Tôn, làm sao Bồ-tát trú trong Bát-nhã ba-la-mật nhiếp thủ Nhẫn ba-la-mật?
Phật dạy: Bồ-tát trú trong Bát-nhã ba-la-mật tùy thuận pháp nhẫn sinh, nghĩ rằng: Trong pháp ấy không có gì, hoặc khởi, hoặc diệt, hoặc sinh, hoặc tử, hoặc chịu lời mắng nhiếc, hoặc chịu lời nói dữ, hoặc cắt, hoặc xẻ, hoặc phá, hoặc trói, hoặc đánh, hoặc giết. Bồ-tát ấy từ khi mới phát tâm cho đến khi ngồi đạo tràng, nếu chúng sinh đi đến mắng nhiếc, nói dữ; dùng dao gậy, ngói đá cắt, xẻ làm thương hại, tâm không lay động, nghĩ rằng: Thật quái lạ, trong đó không có cái gì chịu mắng nhiếc, nói dữ, cắt xẻ, làm thương hại, mà chúng sinh vẫn chịu các khổ não. Ấy là Bồ-tát trú trong Bát-nhã ba-la-mật nhiếp thủ Nhẫn ba-la-mật.
Bạch đức Thế Tôn, làm sao Bồ-tát trú trong Bát-nhã ba-la-mật nhiếp thủ Tấn ba-la-mật?

* Trang 15 *
device

Phật dạy: Bồ-tát trú trong Bát-nhã ba-la-mật, vì chúng sinh thuyết pháp, khiến tu Thí ba-la-mật cho đến Bát-nhã ba-la-mật; dạy khiến tu bốn niệm xứ cho đến tám phần thánh đạo; dạy khiến được quả Tu-đà-hoàn cho đến đạo Bích-chi Phật; dạy khiến được Vô thượng chánh đẳng chánh giác, không trú trong tính hữu vi, không trú trong tính vô vi. Ấy là Bồ-tát trú trong Bát-nhã ba-la-mật nhiếp thủ Tấn ba-la-mật.
Bạch đức Thế Tôn, làm sao Bồ-tát trú trong Bát-nhã ba-la-mật nhiếp thủ Thiền ba-la-mật?
Phật dạy: Bồ-tát trú trong Bát-nhã ba-la-mật, trừ tam-muội của chư Phật, vào được hết thảy tam-muội khác, hoặc của Thanh-văn, hoặc của Bích-chi Phật, hoặc của Bồ-tát; đều thực hành, đều vào được. Bồ-tát ấy trú trong các tam-muội thuận và nghịch, ra và vào tám bội xả (aṣṭa-vimokṣa).[1] Những gì là tám? Bên trong có sắc tướng, bên ngoài quán sắc, đó là bội xả đầu; bên trong không có sắc tướng, bên ngoài quán sắc, là bội xả hai; bội xả thanh tịnh, tự thân tác chứng, là bội xả ba; qua khỏi hết thảy sắc tướng, diệt tướng có đối đãi, không nghĩ đến các tướng, vào vô lượng Hư không xứ, là bội xả bốn; qua khỏi Hư không xứ, vào vô biên thức xứ, là bội xả năm; qua khỏi Thức xứ, vào Vô sở hữu xứ, là bội xả sáu; qua khỏi Vô sở hữu xứ, vào Phi-hữu-tưởng Phi-vô-
 

[1] Xem Đại trí độ luận, quyển 21, 44.
 

* Trang 16 *
device

tưởng xứ, là bội xả bảy; qua khỏi Phi-hữu-tưởng Phi-vô-tưởng xứ, vào Diệt thọ tưởng xứ, là bội xả tám. Đối với tám bội xả ấy, hoặc thuận hoặc nghịch, hoặc ra hoặc vào chín thứ đệ định (navnuprva-sampattaya).[1] Những gì là chín? Lìa dục, lìa pháp ác bất thiện, có giác có quán, lìa dục, sinh hỷ lạc vào sơ thiền, cho đến qua khỏi Phi-hữu-tưởng Phi-vô-tưởng xứ, vào Diệt thọ tưởng định; ấy gọi là chín thứ lớp định, hoặc thuận hoặc nghịch, ra vào. Bồ-tát ấy nương tám bội xả, chín thứ lớp định, vào pháp tam-muội Sư tử phấn tấn. Thế nào gọi là tam-muội Sư tử phấn tấn? Đó là Bồ-tát lìa dục,[2] lìa pháp ác bất thiện, có giác có quán, lìa dục sinh hỷ lạc vào sơ thiền, cho đến vào Diệt thọ tưởng định; từ Diệt thọ tưởng định khởi lên, trở lại vào Phi-hữu-tưởng Phi-vô-tưởng xứ; từ Phi-hữu-tưởng Phi-vô-tưởng xứ khởi lên, trở lại vào cho đến sơ thiền. Ấy là Bồ-tát nương pháp tam-muội Sư tử phấn tấn, vào tam-muội Siêu việt. Thế nào là tam-muội Siêu việt? Đó là Bồ-tát lìa dục, lìa pháp ác bất thiện, có giác có quán, lìa dục sinh hỷ lạc vào sơ thiền; từ sơ thiền khởi dậy, vào cho đến Phi-hữu-tưởng Phi-vô-tưởng xứ; từ Phi-hữu-tưởng Phi-vô-tưởng xứ khởi dậy, vào Diệt thọ tưởng định; từ Diệt thọ tưởng định khởi dậy, trở lại vào sơ thiền; từ sơ thiền khởi dậy, vào Diệt thọ tưởng định; từ Diệt thọ tưởng định khởi dậy, vào nhị thiền; từ nhị thiền khởi dậy vào Diệt thọ tưởng định; từ Diệt thọ tưởng định khởi dậy, vào tam thiền; từ tam thiền khởi dậy, vào Diệt thọ tưởng định; từ Diệt
 

[1] Xem Đại trí độ luận, quyển 21, 44.
[2] Đại trí độ luận, quyển 17, 39.

* Trang 17 *
device

thọ tưởng định khởi dậy, vào tứ thiền; từ tứ thiền khởi dậy, vào Diệt thọ tưởng định; từ Diệt thọ tưởng định khởi dậy, vào Không xứ; từ Không xứ khởi dậy, vào Diệt thọ tưởng định; từ Diệt thọ tưởng định khởi dậy, vào Thức xứ; từ Thức xứ khởi dậy, vào Diệt thọ tưởng định; từ Diệt thọ tưởng định khởi dậy, vào Vô sở hữu xứ; từ Vô sở hữu xứ khởi dậy, vào Diệt thọ tưởng định; từ Diệt thọ tưởng định khởi dậy vào Phi-hữu-tưởng Phi-vô-tưởng xứ; từ Phi-hữu-tưởng Phi-vô-tưởng xứ khởi dậy, vào Diệt thọ tưởng định; từ Diệt thọ tưởng định khởi dậy vào trong tán tâm; từ trong tán tâm khởi dậy, vào Diệt thọ tưởng định; từ Diệt thọ tưởng định khởi dậy trở lại vào trong tán tâm; từ trong tán tâm khởi dậy vào Phi-hữu-tưởng Phi-vô-tưởng xứ; từ Phi-hữu-tưởng Phi-vô-tưởng xứ khởi dậy trở lại trú trong tán tâm; từ trong tán tâm khởi dậy vào Vô sở hữu xứ; từ Vô sở hữu xứ khởi dậy trú trong tán tâm; từ trong tán tâm khởi dậy, vào Thức xứ; từ Thức xứ khởi dậy trú trong tán tâm; từ trong tán tâm khởi dậy, vào Không xứ; từ Không xứ khởi dậy trú trong tán tâm; từ trong tán tâm khởi dậy, vào đệ tứ thiền; từ trong đệ tứ thiền khởi dậy trú trong tán tâm; từ trong tán tâm khởi dậy, vào đệ tam thiền; từ trong đệ tam thiền khởi dậy trú trong tán tâm; từ 

* Trang 18 *
device

trong tán tâm khởi dậy, vào đệ nhị thiền; từ trong đệ nhị thiền khởi dậy trú trong tán tâm; từ trong tán tâm khởi dậy, vào sơ thiền; từ trong sơ thiền khởi dậy trú trong tán tâm. Bồ-tát ấy trú trong tam-muội Siêu việt được thật tướng các pháp. Ấy là Bồ-tát trú trong Bát-nhã ba-la-mật nhiếp thủ Thiền ba-la-mật.
LUẬN: Hỏi: Cớ sao chỉ một Ba-la-mật làm chủ?
Đáp: Nhân duyên tu hành có thứ lớp phải vậy. Bồ-tát có hai hạng: Tại gia (gṛha-stha) và xuất gia (pravrajy). Bồ-tát tại gia nhờ có phước đức nên giàu lớn, nhân giàu lớn nên cầu Phật đạo, tu các Ba-la-mật. Trước tiên nên tu bố thí (dna), vì sao? Vì đã có tài vật, lại biết tội phước, lại có tâm từ bi đối với chúng sinh nên trước tiên tu hạnh bố thí rồi, theo thứ lớp nhân duyên tu các Ba-la-mật khác. Bồ-tát xuất gia vì không có tài vật, theo thứ lớp nên tu trì giới (ỵla), nhẫn nhục (kṣnti), thiền định (samdhi), vì thích nghi nên gọi làm chủ. Trừ tài thí, các Ba-la-mật khác, người xuất gia nên thực hành. Bồ-tát lấy Nhẫn ba-la-mật làm chủ, nguyện rằng: Nếu có người đến cắt xẻo thân thể tôi, không nên sinh tâm giận. Nay tôi tu đạo Bồ-tát, nên nhiếp thủ các Ba-la-mật. Trong các Ba-la-mật, bố thí đứng đầu. Trong việc bố thí, vật quý trọng, thương tiếc nhất không gì qua thân thể, mà có thể đem thí cho người, không tiếc, không giận. Như vậy, đầy đủ Nhẫn nhục ba-la-mật nhiếp thủ bố thí. Bồ-tát trú trong nhẫn nhục, bố thí cho chúng sinh cơm áo, đồ vật, lại bị người nhận thí mắng ngược lại, đánh đập Bồ-tát, muốn phá sự nhẫn nhục 

* Trang 19 *
device

nhục trong khi bố thí. Bồ-tát nghĩ rằng: Ta không nên vì cái thân hư dối mà phá hủy đạo Ba-la-mật. Ta nên bố thí, không nên sinh tâm ác, không vì một chút ác nhỏ mà thối mất. Bồ-tát ấy trong khi mạng sắp hết càng tăng thêm tâm bố thí. Nếu khi mạng chung, nhờ có sức hai Ba-la-mật kia, nên liền sinh vào chỗ tốt, tiếp tục bố thí.
Nhiếp thủ Giới ba-la-mật (ỵla-pramit) là:
Hỏi: Trong khi nhẫn nhục, không làm ác tức là giới, cớ gì còn nói trú trong nhẫn nhục nhiếp thủ Giới ba-la-mật, mà nên trú giới để nhiếp thủ nhẫn thì đúng hơn?
Đáp: Trong đây nói về tướng chứ không nói về thứ lớp phát sinh. Tuy hòa hợp mà mỗi tướng có khác nhau. Nếu theo thứ lớp thời phải trước giới sau nhẫn. Giới là không cướp mạng người, Nhẫn là không tiếc mạng mình; thế nên trong nhẫn nhục riêng nói tướng giới.
* Lại nữa, nhẫn là tự thu nhiếp tâm mình, không khởi lên sân hận; còn trì giới có hai: Một là không não hại chúng sinh; hai là tự mình làm, vì là cội gốc sinh ra thiền định. Có vị Bồ-tát tu nhẫn nhục mà chưa thọ trì giới pháp, chỉ do sợ tội nên nhẫn nhục, chưa thể vì thương xót chúng sinh. Người ấy hoặc theo thầy nghe, hoặc tự suy nghĩ: Trì giới là nhân duyên của Phật đạo, không nhiễu hại chúng sinh. Ta nay đã có thể nhẫn nhục, thì tu trì giới là việc dễ; ấy là nhẫn nhục có thể nhiếp thủ Giới ba-la-mật.

* Trang 20 *
device

* Lại nữa, nhẫn nhục là tâm số pháp; trì giới là sắc pháp: Trì giới là tâm sinh, miệng nói để thọ trì, còn nhẫn nhục thì chỉ là tâm sinh, chẳng phải thọ trì.
* Lại nữa, thân và miệng thanh tịnh gọi là trì giới; ý thanh tịnh gọi là nhẫn nhục.
Hỏi: Thiền và Trí ba-la-mật cũng là tâm thanh tịnh, cớ gì chỉ nói nhẫn nhục?
Đáp: Thiền và trí sức lớn cho nên không nói. Trong khi trì giới, tâm chưa được thanh tịnh, cần phải có nhẫn nhục để giữ tâm. Trong kinh này tự nói nhân duyên: Có Bồ-tát có công đức và trí tuệ lợi căn lớn, đối trước Phật hiện tại phát tâm tu các Ba-la-mật, thế nên đời đời tăng trưởng cho đến khi được Vô thượng chánh đẳng chánh giác không bị đọa ác xứ. Vị Bồ-tát ấy từ khi mới phát tâm cho đến khi ngồi đạo tràng không sinh tâm giận, cướp mạng chúng sinh, cũng không đắm Nhị thừa. Đó là công đức của hai Ba-la-mật, lìa ba thứ tâm, hồi hướng đến Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Ba tâm ấy là: Không có người, không có pháp, không có chỗ hồi hướng, không có tâm chấp ngã (tmagrha-citta), tâm điên đảo (viparysa-citta).
Nhiếp thủ Tấn ba-la-mật (vỵrya-pramit) là: Hoặc tự mình chứa nhóm công đức, hoặc vì độ chúng sinh mà phát tâm không giải đãi, cho đến thành tựu mọi việc; nếu có nhân duyên chướng đạo, tâm không nghi, không thối, kham chịu mọi khổ, không lấy việc khổ nhọc lâu ngày làm khó. Như trong kinh nói: Bồ-tát ấy cho đến đi qua ngàn vạn do tuần, nếu

* Trang 21 *
device

không gặp được một người để dạy tiến vào thật pháp được Niết-bàn, khi ấy tâm cũng không sầu; nếu gặp dạy khiến trì ngũ giới, bấy giờ tâm hoan hỷ, không nghĩ rằng: Ta vượt qua vô lượng quốc độ ấy mà chỉ gặp được một người này, nên cho là sầu khổ, vì sao? Vì tướng một người tức là tướng hết thảy người, tướng hết thảy người là tướng một người; vì tướng các pháp không hai.
Nhiếp thủ Thiền ba-la-mật (samdhi-pramit) là: Bồ-tát ấy nhờ sức nhẫn nhục nên tâm được điều hòa nhu nhuyến; tâm điều hòa nhu nhuyến nên dễ được thiền định; ở trong thiền định được tâm tâm số pháp thanh tịnh và từ, bi, hỷ, xả; đều đem tâm không chấp trước hồi hướng đến Vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Nhiếp thủ Bát-nhã ba-la-mật (prajđ-pramit) là: Bồ-tát trú trong chúng sinh nhẫn, nhẫn mọi điều ác của chúng sinh đưa đến, tu đại từ bi; vì thế nên được phước đức lớn. Được phước đức lớn tâm nhu nhuyến nên dễ được pháp nhẫn, nghĩa là hết thảy pháp rốt ráo vô sinh. Trú trong pháp nhẫn ấy quán hết thảy pháp tướng không, tướng lìa, tướng vô tận tịch diệt như tướng Niết-bàn; bấy giờ trở lại tăng trưởng chúng sinh nhẫn, ở trong rốt ráo không như vậy, thì ai là người mắng, ai là người có hại? Khi ấy nhiếp thủ hai nhẫn,[1] không thấy ba việc là pháp nhẫn, người nhẫn và chỗ nhẫn. Vì không hý luận hết thảy pháp như vậy, nên có thể thấy hết thảy pháp tướng không, tịch diệt như Niết-bàn. Vì bản nguyện cầu Phật đạo nên không đắm vào pháp rốt ráo không ấy, cho đến khi chưa ngồi đạo tràng không thủ chứng Niết-

 


[1] Hai nhẫn: Hai pháp nhẫn của Bồ-tát tu hành, chỉ cho Sanh nhẫn và Pháp nhẫn. (1) Sanh nhẫn: cũng gọi là Chúng sanh nhẫn. Nghĩa là Bồ-tát đối với tất cả chúng sanh không giận không bực, như mẹ hiền thương con. Cho dù chúng sanh có âm mưu hãm hại Bồ-tát thì Bồ-tát vẫn chịu đựng, không hề sinh tâm tức giận, ghét bỏ; hay được chúng sinh cung kính cúng dường mấy chăng nữa thì cũng không vì thế mà sinh tâm cống cao chấp trước. (2) Pháp nhẫn: cũng gọi Vô sinh pháp nhẫn (anutpattika-dharma-kṣānti). Nhẫn nghĩa là an nhẫn. Vô sinh pháp vốn chỉ cho pháp bất sinh bất diệt, ở đây chỉ nói về nghĩa bất sinh nên gọi là Vô sinh. Đối với pháp vô sinh. Bồ-tát chấp nhận, an vui, không động không lui, gọi là Pháp Nhẫn.

        Đại trí độ luận, quyển 6, chương 10: giải thích mười dụ: có hai thứ nhẫn là: Sanh nhẫn, Pháp nhẫn. Sanh nhẫn là nhẫn đối với chúng sanh, như hằng hà sa khắp chúng sanh đem đủ thứ ác gia hại mà tâm không sân giận; dù cung kính cúng dường đủ thứ mà tâm cũng không hoan hỷ.
        Lại nữa, quán chúng sanh không có ban đầu. Nếu có ban đầu thời không có nhân duyên, nếu có nhân duyên thời không ban đầu. Nếu không ban đầu thời cũng nên không có sau rốt, vì sao? Vì ban đầu và rốt sau đối đãi. Nếu không ban đầu, không rốt sau thì cũng không chặng giữa. Lúc quán như vậy, không rơi vào nhị biên đoạn thường. Dùng đạo an ổn quán chúng sanh, không sanh tà kiến, ấy gọi là Sanh nhẫn. Trong pháp thậm thâm, tâm không quái ngại, ấy gọi là Pháp nhẫn.

* Trang 22 *
device

bàn. Khi đã ngồi đạo tràng, nhiếp thủ Phật pháp, được Phật đạo, chuyển Pháp luân tùy ý làm lợi ích chúng sinh. Những việc như vậy đều do sức Bát-nhã ba-la-mật.
Trú trong Tấn ba-la-mật nhiếp thủ Thí ba-la-mật là, Bồ-tát ban đầu dùng cửa tinh tấn để vào trong các Ba-la-mật, siêng tu năm Ba-la-mật, thân tâm tinh tấn không ngừng nghỉ, không đổi khác. Ở trong tinh tấn ấy không sợ khổ địa ngục A-tỳ, huống gì khổ khác? Bồ-tát cũng biết hết thảy pháp rốt ráo không, từ rốt ráo không khởi xuất, vì tâm từ bi nên trở lại làm các thiện nghiệp mà không chứng Niết-bàn; ấy là sức tinh tấn. Bồ-tát ở trong tinh tấn nên nghĩ rằng: Ta lâu xa chắc sẽ được Vô thượng chánh đẳng chánh giác, không thể không được. Người ấy đi qua một do tuần, cho đến trăm ngàn do tuần, dùng tài và pháp thí cho chúng sinh. Cho đến đi qua trăm, ngàn, vạn, ức quốc độ, giả sử không gặp được một người để dạy khiến vào ba thừa, tâm Bồ-tát cũng không hối, không nghi, không nghĩ rằng: Ta trải qua bấy nhiêu Phật độ mà không gặp được một người khả độ, thời làm sao độ hết thảy người? Trải qua trăm, ngàn quốc độ, hoặc gặp được một người dạy khiến tu mười thiện, không trúng vào ba thừa, không vì một người không ngộ được thật tướng mà ôm lòng khinh thường, hối hận. Lại nghĩ rằng: Ta nay khiến người đó tu mười thiện đạo, dần dần đem đạo lý ba thừa để độ thoát cho họ. Dạy tu mười thiện rồi lại đem tài và pháp bố thí đầy đủ cho chúng sinh, rồi đem công đức ấy hồi hướng đến Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Thân tâm tinh tấn trải qua vô số quốc độ vì chúng sinh thuyết pháp.

* Trang 23 *
device

Hỏi: Tất cả việc bố thí đều do tinh tấn, cớ gì chỉ nói tài và pháp thí do tinh tấn phát sinh?
Đáp: Tuy tất cả việc bố thí đều do tinh tấn phát sinh, nhưng nghĩa đây nói do sức tinh tấn phát sinh nhiều hơn. Như kinh này nói: Trải qua trăm, ngàn quốc độ, đem hai việc bố thí đầy đủ cho chúng sinh.
Trú trong Tấn ba-la-mật nhiếp thủ Giới ba-la-mật là: Bồ-tát tu đủ mười thiện đạo gọi là Giới ba-la-mật, hoặc từ nhẫn nhục v.v... phát sinh. Nếu Bồ-tát từ khi mới phát tâm cho đến khi ngồi đạo tràng, bỏ mười bất thiện đạo, tu bốn mươi thiện đạo[1] không ngừng nghỉ; ấy gọi là Tinh tấn ba-la-mật. Có người chỉ một thứ thiện đạo không thể tu được, huống gì tu cả bốn thứ thiện đạo, cũng do Tinh tấn ba-la-mật nên không sinh vào ba cõi, không thọ quả Nhị thừa. Chúng sinh vì tâm phiền não giải đãi nên sinh vào ba cõi, vì nhàm chán sinh tử nên bỏ Phật đạo, cầu chứng Tiểu thừa, đó đều là tướng giải đãi. Thế nên nói Bồ-tát không tham ba cõi, không cầu chứng Nhị thừa.
Trú trong Tấn ba-la-mật nhiếp thủ Nhẫn ba-la-mật là: Bồ-tát từ khi mới phát tâm cho đến khi ngồi đạo tràng, hoặc người hoặc phi nhân đi đến cắt xẻo thân thể mang đi. Bấy giờ Bồ-tát phá tâm điên đảo chấp ngã, vì thiện nghiệp rốt ráo không, nên nghĩ rằng: Trong đây không có người cắt xẻo, việc ấy đều là phàm phu hư dối trông thấy; ta được lợi lớn. Khi ta biết thật tướng các pháp, có thể vào Niết-bàn, nhưng vì thương xót chúng sinh nên thọ thân; chúng sinh tự đi đến
 

[1] Xem Đại trí độ luận, quyển 20, 81. 

* Trang 24 *
device

mang đi, ta không nên tiếc. Bấy giờ thâm nhập thật tướng các pháp, trong thật tướng ấy không có định tướng; chúng sinh tự sinh sợ hãi, đem công đức ấy chia xẻ cho chúng sinh, cùng hồi hướng đến Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Trong đây hoặc có người mắng nhiếc, đánh hại đều có thể nhẫn được; ấy gọi là nhẫn; hoan hỷ không thoái chuyển, ấy gọi là tinh tấn. Hai pháp ấy hoặc từ tinh tấn sinh nhẫn nhục, hoặc từ nhẫn nhục sinh tinh tấn. Đây nói từ tinh tấn sinh nhẫn nhục.
Trú trong Tấn ba-la-mật nhiếp thủ Thiền ba-la-mật là: Có người tự nhiên được thiền định, như trong thời kỳ kiếp tận.[1] Hoặc có người khi thối chuyển được, khi sinh ra được, hoặc sinh ở thượng địa đến hạ địa được; tuy được thiền định như vậy không từ tinh tấn sinh. Có người nhân đại bố thí mà phá năm triền cái là tham dục v.v... liền được thiền định. Hoặc có người trì giới thanh tịnh, tu tập nhẫn nhục, nhân có tâm nhàm chán liền được thiền định. Hoặc có người do sức trí tuệ lớn, biết cõi Dục vô thuờng hư dối, bất tịnh, liền được thiền định; thiền định tuy cũng hư dối nhưng vẫn hơn ở cõi Dục. Tuy có tinh tấn như vậy, lại nhân nơi pháp khác được thiền định, nên không gọi là từ tinh tấn sinh. Có người không nhân nơi năm pháp làm chủ, chỉ ngày đêm tinh tấn, kinh hành, tọa thiền, thường tranh đấu với tâm, do năm lực, tín, tấn, niệm, định, tuệ chế ngự đến cùng năm triền cái; nếu tâm dong ruỗi liền thu nhiếp trở lại, như chiến đấu với giặc, cho đến đổ mồ hôi. Những người được thiền định như vậy là từ tinh tấn
 

[1] T. 1: Trường a-hàm kinh (Dīrghāgama- 長阿含經), quyển 6, kinh Tiểu duyên  (小緣經), tr. 37b28-c2: Này Bà-tất-tra, nay Ta sẽ vì ngươi nói rõ nhân duyên của bốn chủng tánh ấy. Trời đất thuỷ chung, khi kiếp tận băng hoại, chúng sinh mệnh chung đều sinh lên cõi trời Quang âm; tự nhiên hoá sanh, ăn bằng niệm, mình phát ánh sáng và có thần túc bay trong hư không (manomayā pītibhakkhā sayaṃpabhā antalikkhacarā - ý thành thân). Về sau, cõi đất này thảy biến thành nước trùm khắp tất cả.

* Trang 25 *
device

tấn sinh. Hoặc có Bồ-tát độn căn, vì tội cũ che lấp mà đắm sâu cái vui thế tục, dong ruỗi khó chế phục; người như vậy phải gia sức tinh tấn mới có thể được định. Thí như người có phước đức, an cư vô sự mà phước lộc tự đến; người phước mỏng siêng năng công việc, tranh đấu nhiều mới được. Người có phước tự nhiên được, gọi là phước đức tự đi đến; do siêng năng tranh đấu mới có được gọi là do tinh tấn mà được. Như vậy, mọi nơi tuy có tinh tấn nhưng theo nơi nhiều mà gọi tên.
Trú trong Tấn ba-la-mật nhiếp thủ Bát-nhã ba-la-mật là: Bồ-tát do sức tinh tấn nên được Thiền ba-la-mật; được Thiền ba-la-mật nên phát sinh thần thông. Do hai việc ấy dùng sức thần thông đi khắp mười phương, công đức chưa đầy đủ muốn làm cho đầy đủ; lại muốn giáo hóa chúng sinh. Trừ trí tuệ sinh ra từ bốn Ba-la-mật, các trí tuệ khác phần nhiều từ tinh tấn sinh, nên lấy tinh tấn làm chủ để nhiếp thủ trí tuệ. Bát-nhã ba-la-mật có hai: Một là quán thật tướng các pháp, trong đó không thấy tướng pháp, không thấy tướng phi pháp; hai là tu hành đúng như nói. Người có tâm giải đãi không thể làm hai việc, nhờ có sức tinh tấn mới làm hai việc đầy đủ.
Trú trong Thiền ba-la-mật làm chủ nhiếp thủ năm Ba-la-mật là: Bồ-tát trú trong Thiền ba-la-mật tâm điều hòa nhu nhuyến, không lay động, có thể quán sát thật tướng các pháp; thí như trong nhà kín đốt đèn, ánh sáng tỏa chiếu; ấy gọi là ở trong Thiền ba-la-mật phát sinh trí tuệ. Bấy giờ không não hại chúng sinh, lại gia

* Trang 26 *
device

tâm thương xót; ấy gọi là trì giới thanh tịnh và nhẫn nhục. Do sức thần thông biến hóa tài vật bố thí đầy đủ, lại khiến người biến hóa ấy nói pháp. Lại, Bồ-tát từ thiền khởi dậy, do tâm thanh tịnh nhu nhuyến vì chúng sinh thuyết pháp; ấy gọi là bố thí. Nhân sức thiền định phát khởi thần thông, đi khắp mười phương dẫn đạo lợi ích tất cả mà không giải đãi; ấy gọi là tinh tấn. Lại, nhân thiền định làm cho bốn Ba-la-mật được tăng ích; ấy gọi là từ thiền định sinh tinh tấn. Các nghĩa khác như trong kinh này đã nói rộng.
Trú trong Bát-nhã ba-la-mật làm chủ nhiếp thủ năm Ba-la-mật là, như trong kinh này Phật tự nói rộng.
Hỏi: Tuy Phật nói rộng, mà trong ấy còn có người không hiểu, nên nay sẽ hỏi: Trong mười tám không, cớ gì chẳng nói bốn không cuối cùng?
Đáp: Cái không thứ mười bốn là Nhất thiết pháp không (sarvadharma-nyat). Nói nhất thiết tức là trùm khắp tất cả pháp, thế nên không nói.
Hỏi: Nếu như vậy, chỉ nên nói mười bốn, cớ gì lại có mười tám không?
Đáp: Trong kia phân biệt tất cả pháp tướng không, tất cả không đều tổng nhiếp vào mười tám không. Trong này vì hành giả mà nói. Hành giả hoặc tu một không, hai không, cho đến mười bốn không, tùy theo chỗ chấp trước nhiều hay ít. Có người chấp trước tà kiến sâu nặng, thời dùng bốn không còn lại, vì cớ sao? Vì hữu pháp, vô pháp v.v… là tà kiến ngoại đạo. Bồ-tát

* Trang 27 *
device

tát tu từ bi tâm nhu nhuyến nên không sinh tà kiến chấp có, chấp không như vậy. Lại nữa, Bồ-tát lấy mười bốn không huân tập tâm, nên ở trong có và không rõ ràng không sai lầm. Thế nên không nói bốn không cuối cùng.
Hỏi: Cớ sao nói Bồ-tát giống như Phật, không có tâm tham trước; câu nói ấy có nghĩa gì?
Đáp: Phật dứt các phiền não tập khí, không còn sinh khởi, còn Bồ-tát do sức Bát-nhã chế phục, làm cho không khởi. Nay muốn tán thán sức Bát-nhã, nên tuy kiết sử chưa dứt mà sức Bát-nhã nơi Bồ-tát cùng với Phật đã dứt kiết sử không khác, để khiến người ta biết quý sức Bát-nhã mà phát tâm nghĩ rằng, trong đây không có pháp hoặc sinh, hoặc diệt, hoặc chịu sự mắng nhiếc, cắt xẻ.
Hỏi: Đây tức là vô sinh nhẫn, cớ sao lại nói là nhu thuận nhẫn (anulomikỵ-dharma-knti)?[1]
Đáp: Trong đây nói cốt phá giả danh chúng sinh do năm uẩn hòa hợp, chứ không thể phá pháp. Thế nên kinh nói: Không có kẻ sinh, diệt; không có ai chịu mắng nhiếc. Lại, người ấy phá ngã, tuy quán pháp không mà chưa thể thâm nhập, nên vẫn còn ưa đắm pháp. Như được vô sinh pháp nhẫn mà vẫn có tâm từ bi thương xót chúng sinh; ở trong nhu thuận nhẫn cũng có niệm về pháp không. Trong hai pháp ấy: Một là ở nơi chúng sinh không thể có được nên gọi là chúng sinh nhẫn; hai là ở nơi pháp không thể có được nên gọi là pháp nhẫn. Pháp nhẫn, không trở ngại chúng sinh nhẫn; chúng
 

[1] Nhu thuận nhẫn (Anulomikī-dharma-kṣānti): Cũng gọi là Tư duy nhu thuận nhẫn. Chỉ cho tâm tuệ nhu nhuyến, có thể tuỳ thuận chân lý, một trong ba nhẫn.
Nhu thuận nghĩa là tâm nhu nhuyến, trí tùy thuận, đối với lý thực tướng không trái; Nhẫn nghĩa là tâm tuệ an trụ nơi pháp.
Vô lượng thọ kinh nghĩa sớ nói: Tam địa trở về trước, bỏ lời nói trở về chân thực, gọi là Nhu thuận nhẫn.
Nhu thuận nhẫn đồng nghĩa với Thuận nhẫn được nói trong phẩm Thập nhẫn kinh Hoa nghiêm, quyển 29 (bản 60 quyển) và Vô lượng thọ kinh sớ của ngài Nghĩa tịnh dịch.

* Trang 28 *
device

chúng sinh nhẫn, không trở ngại pháp nhẫn, chỉ có sâu cạn khác nhau.
Hỏi: Tam-muội Siêu việt không được siêu hai bậc, lại không từ tán tâm mà vào Diệt tận định, cớ gì trong đây nói như vậy?
Đáp: Pháp Đại, Tiểu thừa khác nhau: Không siêu hai bậc là trong pháp Tiểu thừa nói. Còn Bồ-tát có vô lượng phước đức và trí tuệ, thâm nhập thiền định nên có thể tùy ý siêu việt. Như lực sĩ người nhảy không quá vài trượng, nếu lực sĩ trời nhảy không kể gần xa. Lại, trong A-tỳ-đàm đều vì hàng phàm phu và Thanh-văn mà nói; Bồ-tát thời không vậy. Do lực trí tuệ vào tam-muội Sư tử phấn tấn, có thể tự tại đối với các pháp; do lực Bát-nhã có thể tùy ý thuyết pháp tự tại, thích ứng với chúng sinh. Lại, có Bồ-tát tu Bát-nhã ba-la-mật nhiều, biết thật tướng các pháp an trú bất động, hết thảy thế gian trời, người không thể cật nạn làm khuynh động được. Nếu được tài vật bố thí hai hạng, hoặc là thí cho Phật, hoặc thí cho chúng sinh, vì chúng sinh không  (sattva-nyat) nên tâm kia bình đẳng, không quý trọng chư Phật, không khinh dễ chúng sinh. Nếu thí cho người nghèo mà khinh dễ nên phước ít, nếu thí cho Phật, mà vì đắm trước nên phước không đầy đủ. Nếu đem vàng bạc, vật báu và cỏ cây để bố thí, vì pháp không (dharma-nyat) nên cũng bình đẳng không khác. Dứt các vọng tưởng phân biệt các pháp một hoặc khác, vào pháp môn không hai mà bố thí; ấy gọi là tài thí. Pháp thí cũng như vậy, không tham quý người có trí biết thọ pháp thí, không 

* Trang 29 *
device

không khinh chê người vô trí không biết pháp, vì sao? Vì  Phật pháp vô lượng, không thể nói, không thể nghĩ bàn. Như nói pháp bố thí thiển cận và nói mười hai nhân duyên, không, vô tướng, vô tác; không, vô tướng, vô tác là pháp thậm thâm, bình đẳng, không sai khác, vì sao? Vì pháp ấy đều vào trong tịch diệt, không hý luận (aprapađca). Như vậy là từ Bát-nhã sinh bố thí.
* Lại nữa, Bồ-tát ấy đem công đức tùy hỷ đối với ba thứ tu hành của mười phương chư Phật và đệ tử, đều chia xẻ cho chúng sinh, cùng hồi hướng đến Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Do lực trí tuệ nên không có việc gì không thí và chia xẻ phước đức cho chúng sinh. Lại, có Bồ-tát trong khi bố thí sinh các tâm tốt, nhổ sạch cội gốc xan tham mà thực hành bố thí. Đem tâm từ bố thí nên dứt sân giận. Thấy người lãnh thọ được vui thì hoan hỷ, nên dứt tâm tật đố. Lấy tâm cung kính mà bố thí nên phá tâm kiêu ngạo. Tin tưởng rõ ràng biết quả báo bố thí nên phá tâm nghi và vô minh. Không nghĩ rằng người cho và người lãnh thọ có tướng nhất định, nên phá tà kiến chấp có, chấp không. Xem người lãnh thọ như Phật, xem vật bố thí như tướng Vô thượng chánh đẳng chánh giác, xem thân mình từ xưa lại đây rốt ráo không; nếu như vậy bố thí không hư dối thời được thẳng đến Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Các tướng như vậy gọi là từ Bát-nhã ba-la-mật sinh Bố thí ba-la-mật.
* Lại nữa, Bồ-tát thâm nhập Bát-nhã ba-la-mật thanh tịnh, nên chẳng phải không có chúng sinh mà có

* Trang 30 *
device

thể thọ trì mười thiện giới. Vì muốn phá tâm điên đảo sát sinh nên có giới không sát sinh, chứ không phải trong thật tướng có giới đó.
* Lại nữa, có người giữ giới không sát sinh đối với chúng sinh ở trong một trăm do tuần; có người giữ giới không sát sinh đối với chúng sinh trong một cõi Diêm-phù-đề; như vậy là giữ giới đối với chúng sinh có hạn lượng. Hoặc giữ giới trong một ngày, hoặc giữ năm giới, mười giới; như vậy là giữ giới có hạn lượng. Bồ-tát tu Bát-nhã, giữ giới đối với chúng sinh trong vô lượng quốc độ không vì một đời hay hai đời. Như: Như như, hư không, pháp tính, thật tế, vì tướng rốt ráo không, nên không chấp thủ giới tướng, không ghét phá giới, không trước trì giới. Ấy là từ Bát-nhã ba-la-mật phát sinh giới đầy đủ, không có phân biệt.
Nhẫn có hai thứ: Một là chúng sinh nhẫn; hai là pháp nhẫn. Bồ-tát thâm nhập Bát-nhã ba-la-mật nên được pháp nhẫn. Có thể tin thọ vô lượng Phật pháp, tâm không có phân biệt thị, phi; tướng như vậy gọi là từ trong Bát-nhã sinh nhẫn nhục.
Lại có Bồ-tát do siêng năng đầy đủ năm Ba-la-mật nên tu Bát-nhã ba-la-mật. Được thật tướng các pháp, dứt ba nghiệp, thân không tạo tác, miệng không nói năng, tâm không niệm tưởng; như người trong mộng thấy mình chìm trong biển cả, cử động tay chân mong qua khỏi; đến khi thức dậy, tâm mộng liền dứt; ấy là từ trong Bát-nhã ba-la-mật phát sinh sức tinh tấn. Như

* Trang 31 *
device

trong kinh Trì Tâm nói: Ta có được sức tinh tấn nên ở chỗ Phật Nhiên Đăng được thọ ký.[1]
Phật dạy: Lìa trí tuệ thời không có thiền định, phải nhờ sức trí tuệ mới được thiền định; thế nên từ trí tuệ sinh thiền định. Như Phật nói trong kinh Bích-chi Phật: Có một quốc vương thấy hai con trâu đực vì dâm dục nên đấu nhau chết. Vua tự giác ngộ rằng: Ta do tài sắc nên chinh phạt các nước khác thời có khác gì đây? Liền lìa bỏ năm dục, được thiền định, thành Bích-chi Phật. Bồ-tát cũng như vậy. Do ít nhiều nhàm chán năm dục, trù lượng cái vui năm dục với cái vui thiền định, thật cách xa nhau. Ta há có thể vì chút ít cái vui năm dục mà bỏ mất cái vui thiền định sao? Cái vui thiền định là cái vui phước đức thanh tịnh, tràn khắp thân tâm. Như vậy, từ trí tuệ phân biệt phát sinh thiền định. Nghĩa chữ thiền định như trong kinh đã nói.
* Lại nữa, Bồ-tát từ trong vô lượng kiếp, vì Phật đạo nên gieo trồng căn lành, lìa năm dục nên đối với các thiền định được tự tại, thâm nhập Như như, pháp tính, thật tế. Do sức tinh tấn, phương tiện, từ bi nên ra khỏi pháp thậm thâm, trở lại tu các công đức. Người ấy đã thắng phục tâm mình, trong một niệm có thể tu sáu Ba-la-mật. Nghĩa là Bồ-tát trong khi bố thí đúng như pháp xả bỏ tài vật; ấy là Thí ba-la-mật. An trú trong mười thiện đạo mà bố thí, không hướng đến Nhị thừa; ấy là Giới ba-la-mật. Nếu có các phiền não xan tham v.v... và ma dân đi đến, không thể làm động tâm; ấy gọi là Nhẫn ba-la-mật. Trong khi bố thí, thân tâm tinh tấn
 

[1] T. 15: Tư ích phạm thiên sở vấn kinh (思益梵天所問經), quyển 4, tr. 57a25-b5; T. 15: Thắng tư duy phạm thiên sở vấn kinh (勝思惟梵天所問經), quyển 3, tr. 78a422.

* Trang 32 *
device

tấn không ngừng nghỉ; ấy gọi là Tấn ba-la-mật. Nhiếp tâm vào việc bố thí, không tán loạn, không nghi, không hối, hướng thẳng đến Vô thượng chánh đẳng chánh giác; ấy gọi là Thiền ba-la-mật. Trong khi bố thí, người cho, người thọ nhận và tài vật đều không thể có được; không như những người tà kiến chấp thủ tướng, vọng thấy có tướng nhất định; như chư Phật, hiền thánh xem tướng tài vật, tướng người nhận, người cho và tướng chỗ hồi hướng, khi pháp thí cũng như vậy; ấy gọi là Bát-nhã ba-la-mật. Bồ-tát thọ đủ các giới, thiện tâm khởi lên, chánh ngữ, chánh nghiệp ba thứ luật nghi: Giới luật nghi, thiền định luật nghi và vô lậu luật nghi; ở trong giới ấy bố thí sự không sợ cho chúng sinh; ấy gọi là Thí ba-la-mật. Các phiền não dâm dục, sân giận muốn làm phá giới, đều có thể chế phục, có thể nhẫn nhịn.
* Lại nữa, bị người đến mắng nhiếc, đánh hại, vì sợ phá giới nên nhẫn nhịn không đáp trả. Lại, gặp sự đói khát, lạnh nóng, các khổ bức bách, vì giữ giới nên đều có thể nhẫn chịu; ấy gọi là Nhẫn ba-la-mật. Phân biệt các giới tướng nặng, nhẹ, có tàn dư, hoặc không tàn dư, nhân duyên gốc, ngọn; hoặc ngăn không cho làm, đó là tâm tinh tấn; hành trì đúng như giới pháp, có phạm thời hạ ý sám trừ; ấy gọi là thân tinh tấn. Do tinh tấn trì giới ấy, nên không cầu làm vua trời, vua người, cho đến không chứng Niết-bàn Tiểu thừa, mà chỉ vì giới là trú xứ của Bồ-tát đạo, do trì giới có thể tu tập cả năm Ba-la-mật; ấy gọi là Tinh tấn ba-la-mật. Bồ-tát nếu trì giới thanh tịnh thời không lìa thiền định, vì sao? Vì trì giới thanh tịnh thời phá các phiền não, tâm được điều

* Trang 33 *
device

điều hòa, chế phục; thí như tuổi già cướp hết sức trẻ, chết đến dễ tan hoại. Hành giả vì không được thiền định nên niệm tưởng năm dục, sinh năm triền cái, xâm hại việc trì giới. Thế nên, vì trì giới được kiên cố cầu cái vui thiền định. Thiền định là thu nhiếp tâm tâm số pháp hòa hợp một nơi, gọi là thiền định. Hành giả trừ được nghiệp thân, miệng ác phá giới, tiếp trừ ba ác giác quán,[1] vậy sau trừ ba giác quán vi tế; nghĩa là giác quán về quốc độ, về bà con và về bất tử. Trừ được như vậy rồi, liền được thiền định; ấy gọi là Thiền ba-la-mật. Trong khi trì giới, biết giới có thể phát sinh quả báo công đức đời này, đời sau như vậy; ấy gọi là trí tuệ.
* Lại nữa, giới, trì giới, người phá giới, ba việc đó đều không thể có được; ấy gọi là trí tuệ. Người có ba hạng: Người hạng dưới phá giới, người hạng giữa chấp trước giới, người hạng trên không chấp trước giới. Bồ-tát suy nghĩ: Nếu ta ghét phá giới và người phá giới; ưa giới và người giữ giới mà sinh tâm ưa, ghét thời trở lại chịu tội nghiệp. Thí như voi tắm xong trở lại lấy bùn đất bôi lên mình, do vậy không nên sinh tâm yêu, ghét.
* Lại nữa, hết thảy pháp đều thuộc nhân duyên, không được tự tại. Các thiện pháp đều nhân ác pháp sinh; nếu nhân ác pháp sinh làm sao chấp trước được? Ác pháp nhân thiện pháp sinh làm sao ghét bỏ được? Suy nghĩ như vậy, đi thẳng vào thật tướng các pháp, quán việc trì giới và phá giới từ nhân duyên sinh nên không được tự tại; không được tự tại nên rốt ráo không (atyanta-nyat); rốt ráo không nên không chấp trước; ấy gọi là Bát-nhã
 

[1] Đại trí độ luận (Mahāprajđāpāramitā-śāstra-大智度論), quyển 23, tr. 234b3-7

* Trang 34 *
device

 ba-la-mật. Bồ-tát trong khi tu nhẫn nhục, nghĩ rằng: Nếu chúng sinh đi đến cắt xẻ thân ta, ta liền bố thí, không để cho chúng sinh mắc tội trộm cướp. Hoặc khi tu nhẫn nhục, nhân nhẫn nhục thuyết pháp, dùng mỗi mỗi nhân duyên phân biệt thế gian, Niết-bàn, khiến cho chúng sinh trú trong sáu Ba-la-mật, được chúng sinh nhẫn. Lấy thân bố thí gọi là tài thí. Được pháp nhẫn, thâm nhập các pháp, vì chúng sinh thuyết giảng, ấy là pháp thí. Hai thí ấy từ hai nhẫn sinh, gọi là Thí ba-la-mật. Bồ-tát khi tu nhẫn nhục còn không tiếc thân mạng, huống gì não hại chúng sinh để mắc tội phá giới! Thế nên, nhân nhẫn mà trì giới; thương xót chúng sinh, muốn độ thoát cho họ. Trì giới là trú xứ an lập hết thảy thiện pháp; ấy gọi Giới ba-la-mật. Bồ-tát ở trong nhẫn nhục, thân tâm siêng tu bốn Ba-la-mật; ấy gọi là tinh tấn. Ở trong nhẫn nhục tâm, điều hòa nhu nhuyến, không đắm trước năm dục, nhiếp tâm một nơi: Ta đối với chúng sinh có thể nhẫn nhục như đất, ấy gọi là Thiền ba-la-mật. Bồ-tát biết quả báo của nhẫn nhục là được thân tướng hảo trang nghiêm. Bồ-tát tu nhẫn, hay chướng ngại các phiền não, hay nhẫn chịu sự xấu ác của chúng sinh, hay nhẫn chịu các pháp thâm diệu, về sau được thật tướng các pháp; khi ấy thân tâm hành giả được vô sinh pháp nhẫn, tức là Bát-nhã ba-la-mật.
Bồ-tát trú trong tinh tấn sinh các Ba-la-mật là, tinh tấn là căn bản của hết thảy điều lành; lìa tinh tấn thời không có được thiện pháp. Nhưng chỉ do sức tinh tấn nhiều mà phát sinh năm Ba-la-mật, nên gọi là tinh tấn sinh. Bồ-tát thường tu ba cách bố thí chưa từng lìa

* Trang 35 *
device

bỏ; ấy gọi là Thí ba-la-mật. Bồ-tát có chánh nghiệp về thân, miệng, hướng thẳng đến Phật đạo, không tham Nhị thừa; ấy gọi là Giới ba-la-mật. Siêng tu tinh tấn, có người đi đến hủy hoại Bồ-tát đạo, Bồ-tát có thể nhẫn chịu không lay động; ấy gọi là Nhẫn ba-la-mật. Bồ-tát tuy tu các pháp, tâm không tán loạn, nhất tâm niệm tưởng Nhất thiết trí (sarvajđa); ấy gọi là Thiền Ba-la-mật. Có hai cách tinh tấn: Một là động tướng, tức thân tâm siêng tu; hai là dứt hết hý luận, nên thân tâm bất động. Bồ-tát tuy siêng tu động tinh tấn, cũng không lìa bất động tinh tấn, bất động tinh tấn không lìa Bát-nhã ba-la-mật. Bồ-tát do sức thiền định mà tâm từ bi, nên bố thí sức không sợ cho chúng sinh. Hoặc do sức thiền định nên biến làm ra bảo vật như núi Tu-di, làm đầy đủ cho tất cả; mưa các hương hoa cúng dường chư Phật và bố thí cho chúng sinh nghèo cùng áo chăn, ăn uống. Hoặc vào trong thiền định vì mười phương chúng sinh thuyết pháp; ấy gọi là Thí ba-la-mật. Trong đây tùy theo thiền định mà hành thiện nghiệp thân, thiện nghiệp miệng; lìa tâm Thanh-văn, Bích-chi Phật; ấy gọi là Giới ba-la-mật. Bồ-tát vào thiền định, được cái vui thanh tịnh, nhu nhuyến, có thể không đắm thiền định. Nhờ sức thiền định nên thâm nhập các pháp không (dharma-nyat), hay nhẫn chịu pháp ấy, tâm không nghi hối; ấy gọi là Nhẫn ba-la-mật. Bồ-tát khi nhẫn nhục, muốn sinh khởi các tam-muội như tam-muội Siêu việt,[1] tam-muội Sư tử phấn tấn v.v... và vô lượng tam-muội khác không ngừng nghỉ; ấy gọi là Tinh tấn ba-la-mật. Nhờ sức thiền định, tâm thanh tịnh không lay động, có thể vào thật tướng các pháp, thật
 

[1] Tam muội Siêu việt : chỉ cho tam muội mà Phật và Bồ-tát chứng nhập, có năng lực vượt qua các cõi trên dưới và tuỳ ý xuất nhập. Đây là cảnh giới cao nhất trong các loại Quán thiền, Luyện thiền, Huân thiền và Tu thiền do tông Thiên thai nói, vì thế nên Tam muội này có năng lực xuất nhập tự tại, cho nên được gọi là Tự tại định, hoặc gọi là Siêu thiền, Siêu việt thiền, Siêu việt đẳng chí….
Về thứ lớp cạn, sâu của Thiền định được sắp xếp là: Tứ thiền, tứ vô sắc, và Diệt tận định. Phàm khi xuất, nhập thiền định phải tuần tự theo thứ lớp này, đó là phép tắc chung. Như người tâm tán loạn không trực tiếp nhập định Tứ vô sắc, mà trước phải nhập định Sơ thiền, rồi tuần tự vào Đệ tứ thiền, sau đó mới vào định đầu tiên của Tứ vô sắc. Cũng thế, khi xuất định cũng không được xuất trực tiếp, mà phải tuần tự theo thứ lớp ngược mà xuất. Đây là pháp của Thanh-văn. Nhưng đối với Phật và Bồ-tát đã tu chứng địa vị cao sâu thì không phải theo thứ tự xuất, nhập này, mà có thể từ tâm tán loạn vượt ngay vào định Diệt tận và, ngược lại, cũng có thể từ Diệt tận định vượt ngay ra tâm tán loạn. Pháp tam muội siêu nhập, siêu xuất này gọi là Siêu việt tam muội.

* Trang 36 *
device

thật tướng các pháp tức là Bát-nhã ba-la-mật. Bồ-tát tu Bát-nhã ba-la-mật, hay quán ba tướng bố thí như Vô thượng chánh đẳng chánh giác, diệt các hý luận về chẳng phải có, chẳng phải không; ấy gọi là Thí ba-la-mật trong vô lượng, vô tận Bát-nhã. Thân và khẩu nghiệp hành theo Bát-nhã, vì được Bát-nhã, nên có thể trì giới thanh tịnh, bền chắc; ấy gọi là Giới ba-la-mật. Trú trong Bát-nhã, chúng sinh nhẫn, pháp nhẫn càng thanh tịnh sâu xa; ấy gọi là Nhẫn ba-la-mật. Tu Bát-nhã, thân tâm của Bồ-tát được thanh tịnh, được bất động tinh tấn, xem động tinh tấn như huyễn, như mộng; vì được bất động tinh tấn nên không vào Niết-bàn; ấy gọi là Tinh tấn ba-la-mật. Bồ-tát tu tu vô ngại Bát-nhã ấy, nên tuy thường vào thiền định, nhưng vì được sức Bát-nhã ba-la-mật nên không ra khỏi thiền định mà vẫn có thể độ thoát chúng sinh; ấy gọi là Thiền ba-la-mật.
Như vậy, Bồ-tát nhờ trí tuệ lanh lợi, ở trong một tâm, trong một lúc có thể đầy đủ sáu Ba-la-mật.
(Hết cuốn 81 theo bản Hán)
___________
 

* Trang 37 *
device

Xem mục lục