GIẢI THÍCH: PHẨM ĐÀM VÔ KIỆT THỨ 89
KINH: Bấy giờ Bồ-tát Đàm-vô-kiệt nói với Tát-đà-ba-luân rằng: Này thiện nam tử, chư Phật không từ đâu đến, cũng không đi về đâu, vì sao? Vì các pháp như như bất động; các pháp như tức là Phật.[1]
Này thiện nam tử, pháp vô sinh không đến không đi; pháp vô sinh tức là Phật. Pháp vô diệt không đến không đi; pháp vô diệt tức là Phật. Pháp thật tế không đến không đi; pháp thật tế tức là Phật. Không, không đến không đi; không tức là Phật. Này thiện nam tử, không nhiễm không đến, không đi; không nhiễm tức là Phật. Tịch diệt không đến, không đi; tịch diệt tức là Phật. Tính hư không không đến, không đi; tính hư không tức là Phật. Này thiện nam tử, lìa các pháp ấy lại không có Phật. Chư Phật như, các pháp như là một như, không có phân biệt. Này thiện nam tử, như ấy thường một, không hai, không ba, ra ngoài pháp số, không có sở hữu. Thí như ánh trăng vào lúc cuối xuân và khi giữa ban ngày nóng bức, có người thấy ánh nắng lung linh, bèn chạy theo tìm, mong có được nước, ý ông nghĩ sao, nước ấy từ ao, từ núi hay từ suối đến? Nay nó
[1] T. 6: Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 399, tr. 1067b15-19: Bấy giờ, Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Dũng bảo Bồ-tát Ma-ha-tát Thường-đề rằng: Thiện nam tử! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điêu Ngự Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn, pháp thân không từ đâu đến, cũng không đi về đâu. Vì sao? Thiện nam tử! Vì thật tánh các pháp đều bất động vậy.
* Trang 669 *
đi về đâu? Hoặc vào biển đông, biển tây, biển nam hay biển bắc?
Tát-đà-ba-luân thưa: Thưa đại sư, giữa ánh nắng còn không có nước, làm sao có chỗ đến, chỗ đi?
Đàm-vô-kiệt nói với Tát-đà-ba-luân rằng: Này thiện nam tử, người ngu vô trí vì nóng khát bức bách, thấy ánh nắng lung linh, không có nước mà tưởng là nước. Này thiện nam tử, có người phân biệt chư Phật có đến có đi, nên biết người ấy đều là kẻ ngu, vì sao? Vì chư Phật không thể thấy bằng sắc thân; mà pháp thân của chư Phật không đến không đi. Chỗ chư Phật đến, chỗ chư Phật đi cũng như vậy; thí như vị thầy huyễn thuật, huyễn làm ra các đồ vật hoặc voi, hoặc ngựa, hoặc trâu dê, hoặc trai gái; các đồ vật như vậy, ý ông nghĩ sao? Việc huyễn ấy từ chỗ nào đến và đến chỗ nào?
Tát-đà-ba-luân đáp: Thưa đại sư, việc huyễn còn không có thật, làm sao có chỗ đến, chỗ đi?
Này thiện nam tử, người phân biệt Phật có đến có đi cũng như vậy. Thí như trong mộng thấy voi ngựa, trâu, dê, trai gái, ý ông nghĩ sao, các vật trông thấy trong mộng ấy có chỗ đến, chỗ đi chăng?
Tát-đà-ba-luân thưa: Thưa đại sư, các vật thấy trong mộng là hư dối, làm sao có đến có đi?
* Trang 670 *
Này thiện nam tử, người phân biệt Phật có đến có đi cũng như vậy. Phật nói các pháp như mộng, nếu có chúng sinh không biết nghĩa của pháp ấy, dùng danh từ sắc thân mà đắm trước Phật, người ấy phân biệt chư Phật có đến có đi, vì không biết thật tướng các pháp nên đều là ở trong số kẻ ngu vô trí. Người ấy thường thường qua lại trong năm đường sinh tử, xa lìa Bát-nhã ba-la-mật, xa lìa Phật pháp. Này thiện nam tử, Phật nói các pháp như huyễn, như mộng. Nếu có chúng sinh biết như thật thời người ấy không phân biệt các pháp hoặc đến hoặc đi hoặc sinh hoặc diệt; nếu không phân biệt các pháp hoặc đến hoặc đi hoặc sinh hoặc diệt thời có thể biết thật tướng các pháp của Phật nói. Người ấy hành Bát-nhã ba-la-mật gần Vô thượng chánh đẳng chánh giác, gọi là chơn Phật tử, không hư dối, khi thọ dụng của tín thí, người ấy đáng hưởng thọ cúng dường, làm ruộng phước cho thế gian. Thí như các châu báu trong biển nước lớn, không từ phương đông đến, không từ phương nam, tây, bắc, bốn góc trên dưới đến, mà do căn lành của chúng sinh nên biển sinh các thứ châu báu ấy.Châu báu ấy cũng chẳng phải không có nhân duyên sinh, châu báu ấy đều từ nhân duyên hòa hợp sinh. Châu báu ấy nếu diệt cũng không đi đến mười phương; do duyên hợp nên có, duyên tan rã nên diệt. Này thiện nam tử, thân chư Phật cũng như
* Trang 671 *
như vậy, từ nhân duyên bản nghiệp mà có quả báo sinh; sinh không từ mười phương đến, diệt cũng không đi đến mười phương; chỉ các duyên hợp nên có, các duyên li tán nên diệt. Thí như tiếng đàn Không hầu, khi đi ra không có chỗ đến, khi diệt không có chỗ đi, đủ nhân duyên hòa hợp thời có, như có bầu, có cổ, có da, có dây, có trụ, có nút vặn và có người lấy tay gẩy. Đủ các duyên hòa hợp như vậy thời có tiếng. Tiếng ấy không từ bầu ra, không từ cổ ra, không từ da ra, không từ dây ra, không từ trục ra, cũng không từ tay người ra, đủ các duyên hòa hợp nên có tiếng. Khi nhân duyên xa lìa thời không có chỗ đi. Này thiện nam tử, thân chư Phật cũng như vậy, từ vô lượng công đức sinh ra, không từ một nhân, một duyên hay một công đức sinh; cũng chẳng phải không có nhân duyên mà có, đủ các duyên hòa hợp nên có. Thân chư Phật không chỉ từ một việc thành, đến không từ đâu đến, đi không đến đâu. Này thiện nam tử, nên như vậy biết tướng đi tướng đến của chư Phật, cũng nên biết hết thảy pháp không có tướng đến đi. Nếu người biết chư Phật và các pháp không đến không đi, không sinh không diệt thời chắc chắn được Vô thượng chánh đẳng chánh giác, cũng có thể hành Bát-nhã ba-la-mật và sức phương tiện.
Bấy giờ trời Đế-thích lấy hoa Mạn-đà-la trời cho Tát-đà-ba-luân, nói rằng: Này thiện nam tử,
* Trang 672 *
dùng hoa này cúng dường Bồ-tát Đàm-vô-kiệt, ta sẽ thủ hộ cúng dường ngài, vì sức nhân duyên của ngài mà ngày nay làm lợi ích trăm ngàn vạn ức chúng sinh khiến được Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Này thiện nam tử, người lành như vậy rất là khó gặp, vì lợi ích chúng sinh nên trải qua vô lượng vô số kiếp chịu siêng khổ.
Tát-đà-ba-luân nhận hoa Mạn-đà-la của trời Đế-thích đem rải trên Bồ-tát Đàm-vô-kiệt, thưa rằng: Thưa đại sư, con từ nay thân này thuộc về đại sư, cung cấp cúng dường. Thưa như vậy rồi chấp tay đứng trước đại sư. Khi ấy người con gái của vị trưởng giả và 500 người hầu gái cũng thưa Tát-đà-ba-luân rằng: Thân chúng tôi từ nay cũng thuộc về đại sư. Nhờ nhân duyên thiện căn này mà chúng tôi sẽ được pháp như vậy, cũng như đại sư đã được. Cùng với đại sư đời đời cúng dường chư Phật, đời đời thường cúng Phật. Khi ấy Tát-đà-ba-luân nói với người con gái của vị trưởng giả và 500 người hầu gái rằng: Nếu các chị đem tâm thành kính thuộc về ta thời ta sẽ thọ nhận. Các người con gái nói: Chúng tôi đem tâm thành thuộc về thầy, theo thầy dạy bảo. Khi ấy Tát-đà-ba-luân và 500 cô gái đem theo vật báu trang nghiêm đồ cúng dường thượng diệu và 500 cỗ xe bảy báu dâng lên Bồ-tát Đàm-vô-kiệt và thưa rằng: Thưa đại sư, chúng con đem 500 người con
* Trang 673 *
gái này và 500 cỗ xe phụng cấp đại sư, tùy đại sư sử dụng.
Bấy giờ trời Đế-thích khen ngợi Tát-đà-ba-luân rằng: Lành thay, lành thay, thiện nam tử! Bồ-tát nên bỏ hết thảy của cải như vậy. Bố thí như vậy, mau được Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Cúng dường người thuyết pháp như vậy chắc chắn được nghe Bát-nhã ba-la-mật và sức phương tiện. Chư Phật quá khứ khi xưa hành đạo Bồ-tát cũng bố thí như vậy mà được nghe Bát-nhã ba-la-mật và sức phương tiện, được Vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Bấy giờ, Đàm-vô-kiệt muốn khiến cho thiện căn Tát-đà-ba-luân đầy đủ, nên thọ nhận 500 cỗ xe, người con gái trưởng giả và 500 người hầu gái; thọ nhận rồi cho trở lại Tát-đà-ba-luân.
Khi ấy Đàm-vô-kiệt thuyết pháp đến hết ngày, rồi đứng dậy đi vào cung. Tát-đà-ba-luân nghĩ rằng: Ta vì pháp mà đi đến, không nên ngồi nằm, nên dùng hai việc hoặc đi hoặc đứng để hầu hạ pháp sư. Từ trong cung đi ra thuyết pháp. Bầy giờ Đàm-vô-kiệt trong bảy năm nhất tâm vào vô lượng vô số tam-muội của Bồ-tát, hành Bát-nhã ba-la-mật và sức phương tiện. Tát-đà-ba-luân bảy năm kinh hành, đứng mãi không nằm, không ngồi, không ngủ nghỉ, không có dục, sân hận bức não, tâm không đắm vị, chỉ nghĩ tới Bồ-tát Đàm-
* Trang 674 *
vô-kiệt lúc nào sẽ từ tam-muội dậy, đi ra thuyết pháp. Tát-đà-ba-luân qua bảy năm nghĩ rằng: Ta sẽ vì Đàm-vô-kiệt mà trải pháp tòa. Đàm-vô-kiệt sẽ ngồi trên tòa thuyết pháp, ta sẽ quét dọn đất cho sạch sẽ, rải các thứ hoa để trang nghiêm chỗ ấy, vì Bồ-tát Đàm-vô-kiệt sẽ thuyết Bát-nhã ba-la-mật và sức phương tiện.
Khi ấy, Tát-đà-ba-luân cùng với người con gái của vị trưởng giả và 500 người hầu gái vì Bồ-tát Đàm-vô-kiệt mà trải gường bảy báu. Năm trăm người con gái cởi áo trên để trải trên tòa, nghĩ rằng: Đàm-vô-kiệt sẽ ngồi trên tòa này nói Bát-nhã ba-la-mật và sức phương tiện. Tát-đà-ba-luân trải tòa rồi tìm nước, chùi đất mà không được, vì cớ sao? Vì ác ma ngăn che làm cho nước không hiện. Ma nghĩ rằng: Tát-đà-ba-luân tìm nước không được thời đối với Vô thượng chánh đẳng chánh giác sẽ sinh tâm yếu luốt, tâm đổi khác, thời căn lành không tăng trưởng, trí tuệ không soi sáng, đối với Nhất thiết trí bị chướng ngại.
Bấy giờ Tát-đà-ba-luân nghĩ rằng: Ta sẽ tự cắt thân mình lấy máu rửa đất, khiến đất không có bụi, làm nhớp đại sư, ta đâu dùng thân này, thân này chắc chắn sẽ hư hoại. Ta từ vô thỉ sinh tử đến nay mà chưa từng vì pháp. Liền lấy dao bén tự cắt thân ra máu, rửa đất. Tát-đà-ba-luân
* Trang 675 *
và con gái trưởng giả cùng 500 hầu gái đều không có tâm đổi khác. Ác ma cũng không thể làm gì được. Khi ấy trời Đế-thích nghĩ rằng: Chưa từng có! Tát-đà-ba-luân mến mộ pháp đến như vậy, dùng dao tự rạch mình ra máu để rửa đất. Tát-đà-ba-luân và các người nữ tâm không chuyển động, ác ma Ba tuần không thể phá hoại căn lành của họ. Tâm kia kiên cố, phát thề nguyện đại trang nghiêm không tiếc thân mạng, vì tâm sâu xa muốn cầu Vô thượng chánh đẳng chánh giác, sẽ độ hết thảy chúng sinh thoát khỏi vô lượng khổ sinh tử. Trời Đế-thích khen ngợi Tát-đà-ba-luân: Lành thay, lành thay, thiện nam tử! Sức tinh tấn của Ngài rất lớn, kiên cố khó lay động, không thể nghĩ nghì. Ông ái mộ pháp cầu pháp rất là vô thượng. Này thiện nam tử, chư Phật quá khứ cũng như vậy, vì tâm ái mộ pháp sâu xa, tiếc pháp, quý trọng pháp mà chứa nhóm các công đức, được Vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Tát-đà-ba-luân nghĩ rằng: Ta nên vì Bồ-tát Đàm-vô-kiệt mà trải pháp tòa, rưới quét đất sạch sẽ xong sẽ đi đến chỗ nào tìm được hoa danh tiếng làm trang nghiêm chỗ đất này? Nếu Đàm-vô-kiệt khi ngồi trên pháp tòa thuyết pháp ta cũng sẽ trải hoa cúng dường. Trời Đế-thích biết tâm của Tát-đà-ba-luân nghĩ gì, liền lấy ba ngàn đấu hoa Mạn-đà-la trời đem cho Tát-đà-ba-luân.
* Trang 676 *
. Tát-đà-ba-luân nhận hoa xong, lấy một nửa rải trên đất, để lại một nửa chờ Đàm-vô-kiệt khi ngồi trên pháp tòa thuyết pháp sẽ cúng dường.
Bấy giờ Đàm-vô-kiệt qua bảy năm rồi từ các tam-muội dậy, vì chúng nói Bát-nhã ba-la-mật, có vô lượng trăm ngàn vạn ức chúng cung kính vây quanh, đi đến ngồi trên pháp tòa. Tát-đà-ba-luân khi thấy Đàm-vô-kiệt thời tâm rất vui vẻ; thí như Tỳ-kheo khi vào thiền thứ ba.
LUẬN: Tát-đà-ba-luân tuy biết các pháp không, không có tướng đến, đi mà chưa thể vào sâu, nên cũng không hiểu các pháp môn. Vì đối với thân Phật quá cung kính, thâm trọng nên không thể quán không; như sóng trên biển lớn, sức nó tuy lớn, song đến bên núi Tu-di thời ngưng lại, không có tác dụng. Tát-đà-ba-luân cũng như vậy, tuy có tâm và trí lực lớn mà đến chỗ Phật thời cũng vô dụng. Thế nên Đàm-vô-kiệt vì Tát-đà-ba-luân nói cho biết chư Phật không từ đâu đến, đi không đến đâu. Trong kinh này Đàm-vô-kiệt tự nói nhân duyên: Các pháp như như bất động; các pháp như tức là Phật.
Hỏi: Thế nào là các pháp như?
Đáp: Thật tướng các pháp là tính không, không có sở đắc; các pháp môn không v.v...
Hỏi: Đại Bát-nhã (Mahā-prajñā) là pháp bậc nhất ở trong sáu Ba-la-mật của Phật pháp Đại thừa, nếu không có Phật thời
* Trang 677 *
không có người nói Bát-nhã. Ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp tùy hình, mười lực, bốn điều không sợ, sắc pháp, vô sắc pháp và năm uẩn tịnh diệu hòa hợp nên gọi là Phật; như năm ngón tay hòa hợp gọi là bàn tay, không được nói không có bàn tay? Danh từ đã khác thời hình tướng cũng khác, sức dùng cũng khác, không được nói không có bàn tay; thế nên nói có Phật?
Đáp: Không phải vậy. Trong Phật pháp có hai đế là thế đế và đệ nhất nghĩa đế. Theo thế đế nên nói Phật thuyết Bát-nhã ba-la-mật; theo đệ nhất nghĩa đế nên nói Phật không; không đến không đi. Như ông nói: Do năm uẩn thanh tịnh hòa hợp nên gọi là Phật, vì hòa hợp nên có, ấy tức là không có; như trong kinh này Phật tự nói nhân duyên: Năm uẩn chẳng phải Phật, lìa năm uẩn cũng không có Phật; năm uẩn không ở trong Phật, Phật không ở trong năm uẩn; Phật chẳng phải do năm uẩn có,[1] vì sao? Vì năm uẩn là năm, Phật là một, một không thể làm năm, năm không thể làm một. Lại năm uẩn không có tự tính nên hư dối không thật. Phật tự nói: Đối với hết thảy pháp không cuống dối, Ta là bậc nhất. Thế nên năm uẩn chẳng tức là Phật.[2] Lại nữa, nếu năm uẩn tức là Phật thời ai có năm uẩn, lẽ đáng đều là Phật?
Hỏi: Vì nghi nạn ấy nên tôi trước nói, năm uẩn thanh tịnh bậc nhất và 32 tướng gọi là Phật?
Đáp: Ba mươi hai tướng v.v... khi làm Bồ-tát cũng có, cớ gì không gọi là Phật?
Hỏi: Bấy giờ tuy có thân tướng tốt đẹp trang nghiêm, mà không có trí Nhất thiết chủng (sarvathā-jñāna). Nếu có trí
[1] Trung luận (Madhyamaka śāstra), phẩm 22: Quán về Như-lai (觀如來品22-Tathāgataparīkṣā), kệ 1: Như-lai chẳng phải tức năm uẩn, chẳng phải lìa năm uẩn, Như-lai không ở trong năm uẩn, năm uẩn không ở trong Như-lai, Như-lai không có năm uẩn. Vậy chỗ nào có Như-lai. (Skandhā na, na-anyaḥ skandhebhyo, na-asmin skandhā na teṣu saḥ| Tathāgataḥ skandhavān-na, katamo’tra tathāgataḥ||; T. 2: Tạp a-hàm kinh (雜阿含經), quyển 3, kinh số 84, tr. 21c6-9; Quyển 21, kinh số 570, tr. 151a26-b1; T. 2: Tăng nhất a-hàm kinh (增壹阿含經), quyển 6, phẩm 13: Lợi dưỡng (利養品13), tr. 573b20-22: Vị ấy không quán thấy ngã có sắc, không thấy trong sắc có ngã, trong ngã có sắc, không thấy sắc là của ngã, ngã là của sắc; T. 26: Thập trụ tỳ-bà-sa luận (十住毘婆沙論), quyển 4, tr. 40a17-22: sắc chẳng phải là Phật, thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải là Phật. Không lìa sắc có phật, không lìa thọ, tưởng, hành, thức có Phật; chẳng phải Phật có sắc, chẳng phải Phật có thọ, tưởng, hành, thức; sắc không ở trong Phật, thọ, tưởng, hành, thức không ở trong Phật; Phật không ở trong sắc, Phật không ở trong thọ, tưởng, hành, thức. Bồ-tát đối với năm thọ ấm không chấp thủ tướng đạt đến A-duy-việt-trí.
[2] Đại trí độ luận, quyển 26: Lại nữa, vào cửa pháp bất nhị là cửa các pháp thật tướng. Dị tướng tức là hai pháp, hai pháp tức là tà đạo. Phật là người không dối pháp, không nên hành dối pháp, thường hành vào cửa pháp bất nhị. Dối pháp tức là dị tướng.
* Trang 678 *
Nhất thiết chủng ở trong thân sắc tốt đẹp bậc nhất ấy tức gọi là Phật?
Đáp: Trí Nhất thiết chủng ở trong Bát-nhã nói là tướng tịch diệt, không có hí luận. Nếu được pháp ấy là không có sở đắc, vì không có sở đắc nên gọi là Phật, Phật tức là không. Có nhân duyên như vậy nên năm uẩn không được tức là Phật. Lìa năm uẩn cũng không có Phật, vì sao? Vì lìa năm uẩn lại không có pháp gì khác có thể nói được, như lìa năm ngón tay lại không có bàn tay có thể nói được.
Hỏi: Cớ gì không có bàn tay? Hình sắc cũng khác, sức dùng cũng khác, nếu chỉ là ngón tay thời không thể khác? Nhân năm ngón tay hòa hợp nên có bàn tay, bàn tay ấy tuy vô thường, sinh diệt, song không được nói là không có.
Đáp: Bàn tay ấy nếu nhất định có thời trừ năm ngón tay ra lý đáng có bàn tay có thể trông thấy được, mà không cần nhân nơi năm ngón tay? Có các nhân duyên như vậy, lìa năm ngón tay lại không có bàn tay; Phật cũng như vậy, lìa năm uẩn thời không có Phật. Phật không ở trong năm uẩn, năm uẩn không ở trong Phật, vì sao? Vì sự khác biệt không thể có được. Nếu năm uẩn khác với Phật thời lẽ đáng Phật ở trong năm uẩn, nhưng việc ấy không đúng. Phật cũng chẳng có năm uẩn, vì sao? Vì lìa năm uẩn không có Phật; lìa Phật cũng không có năm uẩn. Thí như Tỳ-kheo có ba y và bình bát, nên có thể nói được là có, nhưng Phật với
* Trang 679 *
năm uẩn không được riêng khác, thế nên không được nói Phật có năm uẩn. Nơi Năm uẩn như vậy tìm Phật không thể có được, nên biết không có Phật. Phật không có nên không đến không đi.
Hỏi: Nếu không có Phật tức là tà kiến, làm sao Bồ-tát phát tâm cầu làm Phật?
Đáp: Trong đây nói không có Phật là để phá cái vọng tưởng chấp trước Phật, chứ không nói cái vọng tưởng chấp thủ không có Phật. Nếu có Phật còn không để cho chấp thủ, huống nữa là tà kiến chấp thủ không có Phật?
Lại, Phật thường tịch diệt, không có tướng hí luận, nếu người ta phân biệt, hí luận tướng thường tịch diệt thời người ấy rơi vào tà kiến. Lìa hai bên có và không ấy, ở vào trung đạo, tức là thật tướng các pháp, thật tướng các pháp tức là Phật, vì sao? Vì được thật tướng các pháp gọi là được thành Phật!
* Lại nữa, sắc pháp v.v... như tướng, tức là Phật; sắc pháp v.v... tính không là như tướng. Chư Phật như tướng cũng là tính không, thế nên không đến không đi, không sinh không diệt. Pháp tính, thật tế không, vô nhiễm, tịch diệt, hư không tính cũng như vậy, không đến không đi. Như, cho đến tính hư không như, Phật như, là một như, không hai, không ba sai khác, trong kinh này tự nói nhân duyên, vì cớ gì? Vì ra khỏi pháp số, không có sở hữu. Như v.v... là thật pháp, trong đó không có ức tưởng phân biệt, vì chấp thủ tướng nên có
* Trang 680 *
danh tự, trong danh tự có số. Trong kinh đây tự nói nhân duyên: Không chẳng phải thật, vì không có sở hữu.
Hỏi: Nếu pháp ấy không có, thời làm sao có thể thấy, có thể nghe, có khổ, có vui, có trói, có mở, phân biệt sai khác?
Đáp: Trong đây Đàm-vô-kiệt dùng mỗi mỗi phân biệt thí dụ nói: Như ánh trăng cuối xuân và thấy ánh nắng, cho đến người ấy không phân biệt các pháp hoặc đến hoặc đi. Trong ánh nắng tuy không có nước thật sự mà cũng có thể dối gạt mắt người nên sinh ra khổ vui. Các pháp cũng như vậy, tuy không, không có sở hữu, cũng có thể làm cho người ta khổ vui, lo mừng; mộng huyễn cũng như vậy.
* Lại nữa, Phật có hai thân: Một là sắc thân (rūpa-kāya), hai là pháp thân (dharma-kāya). Pháp thân là chơn thật, sắc thân vì theo nghĩa thế đế nên nói có Phật. Tướng pháp thân, trên kia dùng mỗi mỗi nhân duyên nói là thật tướng các pháp. Thật tướng các pháp cũng không đến không đi, thế nên nói chư Phật không từ đâu đến và không đi đến đâu. Nếu người có được tướng pháp thân chư Phật ấy gọi là gần Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Chưa được Nhất thiết trí nên gọi là gần, vì tương tợ. Bát-nhã ba-la-mật gọi là thật tướng các pháp, nếu hành được như vậy ấy là chơn Phật tử hành Bát-nhã ba-la-mật.
Chơn Phật tử là, vì được thật tướng các pháp gọi là Phật, và vì được thật tướng các pháp sai khác nên có
* Trang 681 *
Tu-đà-hoàn cho đến Bích-chi Phật, Bồ-tát lớn sai khác. Tu-đà-hoàn cho đến Bồ-tát lớn, ấy là chơn Phật tử.
Không luống dối ăn của tín thí là, bố thí cho súc sinh, tuy được quả báo gấp trăm lần mà phước ấy có hạn lượng cùng tận, không thể độ chúng sinh khỏi sinh tử nên gọi là luống dối ăn của tín thí. Tu-đà-hoàn cho đến Phật, các bậc hiền thánh nhận sự bố thí của người, quả báo của phước ấy cho đến khi chứng Niết-bàn không có hạn lượng cùng tận, nên nói không luống dối ăn của tín thí. Người ấy đáng được lãnh thọ sự cúng dường của chúng sinh. Như Tu-đà-hoàn xứng đáng lãnh thọ sự cúng dường của người phàm phu; Tư-đà-hàm xứng đáng lãnh thọ sự cúng dường của người phàm phu cho đến Tu-đà-hoàn; A-na-hàm xứng đáng lãnh thọ sự cúng dường của người phàm phu và Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm; A-la-hán xứng đáng lãnh thọ sự cúng dường của người phàm phu, Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm và A-na-hàm; Bích-chi Phật xứng đáng lãnh thọ sự cúng dường của người phàm phu và Tu-đà-hoàn cho đến A-la-hán. Bồ-tát gần thành Phật xứng đáng lãnh thọ sự cúng dường của người phàm phu và Thanh văn, Bích-chi Phật.
Vì thế gian làm ruộng phước là, như gieo giống vào ruộng tốt, thu họach chắc chắn nhiều. Ruộng phước của người trì giới, thiền định, trí tuệ, chúng sinh gieo giống phước vào được quả vô lượng.
Ở trên nói, chư Phật không đến, không đi. Tát-đà-ba-luân và các thính giả ý cho rằng, chư Phật còn không có, các pháp lẽ đáng cũng đều diệt, thời rơi vào
* Trang 682 *
đoạn diệt! Thế nên nay nói nhân duyên thí dụ. Đàm-vô-kiệt mở bày cho Tát-đà-ba-luân rằng: Như chỗ ông chấp trước, ý cho rằng cái thật có là không có, vì độ chúng sinh nên từ nhân duyên hòa hợp có hình tượng hiện ra. Muốn chứng minh để làm rõ việc ấy nên nói thí dụ: Như châu báu sinh ra trong biển, nó không từ mười phương đến, khi diệt không đi đến đâu, cũng chẳng phải không có nhân duyên mà sinh. Chánh do nhân duyên phước đức của chúng sinh trong bốn châu thiên hạ nên trong biển lớn sinh châu báu ấy. Nếu khi kiếp tận thời nó không có chỗ đi; thí như đèn tắt lửa không đi đến đâu. Thân Phật cũng như vậy, từ khi mới phát tâm gieo trồng căn lành, đều là nhân duyên của tướng tốt thân Phật. Thân Phật cũng chẳng tự tại, vì đều thuộc nhân duyên nghiệp quả báo sinh. Nhân duyên ấy tuy trú lâu song tính nó là pháp hữu vi nên chắc chắn trở về với vô thường tan hoại, thời không có thân; thí như người giỏi bắn mà ngước mặt bắn lên hư không, mũi tên đi xa mà chắc chắn sẽ rơi xuống đất. Thân Phật cũng như vậy, tuy tướng tốt chói sáng mà do phước đức thành tựu, danh xưng vô lượng nên độ người vô lượng, cũng quy về tiêu diệt.
Hỏi: Nếu do nhân duyên phước đức của chúng sinh nên trong biển lớn sinh ra châu báu, cớ gì không sinh ra gần chỗ chúng sinh mà lại sinh ra ở giữa biển lớn, là nơi khó kiếm được?
Đáp: Trong biển cũng có chúng sinh, như rồng và A-tu-la v.v... sử dụng châu báu ấy.
* Trang 683 *
* Lại nữa, nếu châu báu sinh trong đời xấu ác của loài người thời kẻ tham lam che giấu, không cho người có được. Nếu ở vào đời tốt đẹp, châu báu tự sinh trong cõi người, không có ai tham tiếc, như thời kỳ đức Phật Di-lặc, châu báu xem như ngói gạch. Vì người giải đãi, lười biếng tiếc thân, cố mong tìm vui, nên châu báu ở trong biển không thể tìm được. Nếu người có tâm lớn, không tiếc thân mạng, siêng năng tìm kiếm thời dễ được. Nước trong biển lớn ví dụ cho cõi nước trong mười phương sáu nẽo, các châu báu tức là chư Phật. Như châu báu vì chúng sinh nên phát sinh, nhưng người giải đãi, biếng nhác thời không thể có được. Chư Phật cũng như vậy, tuy vì chúng sinh mà ra đời, song những người vì giải đãi, tiểu tâm, tiếc thân, chấp đắm ngã nên cũng không được độ, vì sao? Vì các pháp đều do nhân duyên hòa hợp sinh.
Chúng sinh có hai nhân duyên được độ: Một là bên trong có chánh kiến; hai là bên ngoài gặp được người khéo thuyết pháp. Chư Phật tuy khéo thuyết pháp mà chúng sinh bên trong chánh kiến không đầy đủ nên Phật không thể độ hết. Như châu báu tuy vì chúng sinh mà xuất hiện, song vẫn có chúng sinh nghèo cùng; chư Phật cũng như vậy, tuy vì chúng sinh xuất hiện, song chúng sinh bên trong chánh kiến ít nên cũng không được độ. Lại ví dụ như đàn Không hầu, có thùng, có cổ, có da, có dây, có trục, có người lấy tay gẩy, đủ các duyên như vậy hòa hợp thời có tiếng. Tiếng ấy cũng không ở trong các duyên, mà lìa các duyên cũng không có tiếng. Do nhân duyên hòa hợp nên có tiếng có thể nghe. Thân
* Trang 684 *
Phật cũng như vậy, do các nhân duyên sáu Ba-la-mật và sức phương tiện hòa hợp nên có. Thân Phật không ở trong sáu Ba-la-mật và sức phương tiện, cũng không lìa sáu Ba-la-mật và sức phương tiện. Như tiếng không do một nhân duyên, cũng chẳng phải không có nhân duyên. Thân Phật cũng như vậy, không từ không có nhân duyên, cũng không từ chút ít nhân duyên, mà phải đầy đủ các nhân duyên pháp lành nên sinh thân Phật. Như tượng trong gương đủ nhân duyên hòa hợp nên có, nhân duyên ly tán nên không; thân Phật cũng như vậy, có đủ nhân duyên nên xuất hiện, nhân duyên ly tán nên diệt. Này thiện nam tử, nên như vậy quán tướng đi, đến của chư Phật. Hết thảy pháp tướng cũng nên biết như vậy. Đàm-vô-kiệt nói với Tát-đà-ba-luân rằng: Ông có thể biết tướng các pháp không đến không đi thời chắc chắn được Vô thượng chánh đẳng chánh giác, không thoái chuyển, cũng có thể hành Bát-nhã ba-la-mật và sức phương tiện, vì sao? Vì hết thảy pháp không có chướng ngại.
Hỏi: Trời Đế-thích vì sao hóa làm hoa Mạn-đà-la đem cho Tát-đà-ba-luân?
Đáp: Trời Đế-thích vì ưa vui Phật đạo nên thường cung kính các Bồ-tát.
* Lại nữa, trời Đế-thích muốn nhiếp thủ chúng sinh vào trong Phật đạo nên hiện thân vua trời đem hoa cho Tát-đà-ba-luân. Tát-đà-ba-luân nhất tâm cầu Phật đạo nên chư thiên đến cúng dường, chúng sinh trông thấy đều cũng phát tâm. Trời Đế-thích vì dẫn
* Trang 685 *
đường cho chúng sinh nên cúng dường Tát-đà-ba-luân. Có người nói: Trời Đế-thích rất ái kính Tát-đà-ba-luân, mà cách cao nhất là đi đến thử, thử rồi làm cho thân thể người ấy trở lại bình phục,[1] nay lại lấy hoa đem cho. Sức của trời Đế-thích có thể cho hoa mọi người, vì chúng sinh không có phước thời người đáng cho hoa cũng liền biến hoại. Tát-đà-ba-luân đã thành tựu phước đức nên được hoa chắc chắn không biến mất; vì thế nên đem cho. Nếu các Bồ-tát khi cúng dường thầy không cúng hết thời nên thủ hộ người cúng dường.
Trước đã nói nhân duyên rằng cắt thịt ra máu là cốt thử vì làm thân thích lâu ngày nên thủ hộ.
* Lại nữa, trời Đế-thích, như ở trong kinh này tự nói nhân duyên: Vì sức nhân duyên của ông nên làm lợi ích cho trăm ngàn vạn ức chúng sinh. Tát-đà-ba-luân nhận lấy hoa, theo ý nguyện mà cúng dường Đàm-vô-kiệt. Tát-đà-ba-luân lúc đầu nghe danh thầy, sau mắt thấy, tai nghe pháp thời dứt hết nghi, nên đem thân cúng dường. Người con gái của vị trưởng giả cũng bắt chước Tát-đà-ba-luân, đem thân thí cho Tát-đà-ba-luân.
Hỏi: Tát-đà-ba-luân đem thân cúng dường Đàm-vô-kiệt vì ruộng phước Đàm-vô-kiệt lớn, cớ gì người con gái không đem thân cúng dường Đàm-vô-kiệt mà lại đem cho Tát-đà-ba-luân?
Đáp: Trí người con gái ngắn ngủi mà tâm ái trước nhiều, nên không đem cúng dường bổn sư mà đem cho
[1] Đại trí độ luận, quyển 98: Tát-đà-ba-luân nói: Ông nếu đối với sức Vô thượng chánh đẳng giác không có sức thời ông chắc thấy sự cúng dường của tôi, nên hãy làm cho thân tôi bình phục như cũ. Thân Tát-đà-ba-luân liền bình phục, không có thương tích, như cũ không khác. Trời Đế-thích giúp cho ước nguyện xong bỗng nhiên không hiện.
* Trang 686 *
người khác. Lại, vì thân người nữ tội uế, tâm tuy trong sạch mà bên ngoài có chỗ chê bai.
Hỏi: Người con gái trưởng giả lúc đầu rời bỏ cha mẹ rồi làm quyến thuộc của Tát-đà-ba-luân, nay cớ gì lại đem thân bố thí?
Đáp: Lúc đầu rời bỏ cha mẹ cùng Tát-đà-ba-luân đi đến chỗ Đàm-vô-kiệt, vì pháp nên cúng dường, cũng không tự đem thân mình bố thí. Cha mẹ cũng không đem bố thí cho Tát-đà-ba-luân. Nay thấy Tát-đà-ba-luân hỏi lý nghĩa sâu sa, Đàm-vô-kiệt giải nói, trời Đế-thích hoan hỉ cúng dường, thế nên người con gái của vị trưởng giả phát tâm hoan hỉ, đem thân cúng dường vì tâm tự tại. Lại, hết thảy thân người nữ không có chỗ hệ thuộc thời mang tiếng xấu. Thân thể người nữ khi nhỏ thời theo cha mẹ, khi trẻ thời theo chồng, khi già thời theo con. Người con gái của vị trưởng giả ấy tuy cùng một đường đi đến mà không được phép lâu ngày không có sở thuộc, thế nên tự đem mình bố thí, nguyện rằng: Như những điều thầy chứng đuợc, chúng ta cũng sẽ chứng được.
Bấy giờ Tát-đà-ba-luân muốn đem người con gái ấy cúng dường Đàm-vô-kiệt, nhưng còn sợ người nữ ấy hiềm hận nên nói: Các chị thật đem thành tâm cúng dường thời tôi sẽ nhận các chị.
Thành tâm là không tự mình dụng tâm, mà tùy người khác phân xử, như vật vô tâm. Các người nữ đáp rằng thật do thành tâm. Tức thời Tát-đà-ba-luân đem
* Trang 687 *
người con gái của vị trưởng giả và các người hầu gái cùng 500 cỗ xe dâng lên Đàm-vô-kiệt. Đàm-vô-kiệt muốn trừ cái nghi thường tình của thế gian cho rằng người kia dối gạt trưởng giả, nên đem các người con gái đến mà bố thí tất cả, rõ ràng đã không đắm trước.
* Lại nữa, Tát-đà-ba-luân nhờ tiếng nói giữa hư không, nên nghe rồi hiểu được, hoan hỉ, như điều yêu quý của người đời, cả vật bên trong, bên ngoài đều đem cúng dường, vì muốn đi vào sâu cửa bố thí Ba-la-mật. Trời Đế-thích biết Tát-đà-ba-luân chưa sạch hết các phiền não tham ái mà có thể thí xả hết vật trong ngoài, không còn sót lại gì, nên khen ngợi rằng lành thay và đem việc Phật quá khứ làm thí dụ. Vì làm được việc khó làm nên được quả báo khó được, đó là Vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Hỏi: Nếu Đàm-vô-kiệt muốn làm cho căn lành bố thí của Tát-đà-ba-luân đầy đủ nên lãnh thọ cúng dường, cớ gì trở lại đem cho Tát-đà-ba-luân?
Đáp: Đàm-vô-kiệt có đại trí phương tiện làm cho Tát-đà-ba-luân được phước đức lớn, không bị mất, ấy là sự lãnh thọ cao thượng. Tát-đà-ba-luân rất thành tâm bố thí, dứt các tham trước, không mong được trả lại nên đầy đủ phước đức. Đàm-vô-kiệt suy nghĩ: Tát-đà-ba-luân từ xa đi đến mà đối với năm dục tâm không nhiễm trước; và người trước đây đã biết cúng dường tức là người thiện, thế nên đem cho trở lại.
* Trang 688 *
Lại, nghe các người nữ trước đem thân dâng cho Tát-đà-ba-luân là người chứ không phải tài vật, vì muốn toại bổn ý.
* Lại nữa, các người nữ đời đời làm đệ tử Tát-đà-ba-luân; có các nhân duyên như vậy nên đem cho trở lại Tát-đà-ba-luân.
Hỏi: Các Bồ-tát lớn thuyết pháp không nên mệt nhọc, cớ sao còn vào cung?
Đáp: Vì theo pháp của người đời. Lại, chúng sinh trong thành Chúng Hương không thường cầu đạo, có khi nhàm chán, ưa hưởng thọ năm dục. Chư thiên vì thường hưởng thọ năm dục nên ngăn ngại, phế bỏ việc cầu đạo. Có cõi nước của Bồ-tát ở thường siêng tinh tấn, không hưởng thọ năm dục, còn bản nguyện của chúng sinh trong thành Chúng Hương hưởng thọ lẫn lộn. Bồ-tát theo chí nguyện của họ, vì muốn dẫn dắt họ nên sinh vào nước ấy. Thế nên, vì chúng sinh nghe Pháp mệt mỏi mà Bồ-tát đứng dậy đi vào trong cung.
Lại, người chưa đắc đạo thời pháp tuy vi diệu mà thường nghe cũng dễ sinh tâm mỏi mệt nhàm chán; trong chúng này có những người như vậy.
Lại, Bồ-tát Đàm-vô-kiệt ở trong nước này hưởng thọ giàu vui, theo Pháp của người đời, khi mặt trời lặn nên nghỉ ngơi.
Khi ấy Tát-đà-ba-luân nghĩ rằng: Ta vì Pháp nên đi đến, không nên ngồi, nằm.
* Trang 689 *
Hỏi: Vì Pháp, cớ gì không nên ngồi nằm?
Đáp: Không có Pháp nhất định ấy. Người ấy rất ước muốn, rất tinh tấn. Vì cung kính Pháp nên tự nghĩ rằng: Ta nếu nằm ngồi thời là biếng nhác. Khi mới đầu cầu Pháp, ta còn không tiếc thân mạng, huống nữa mệt mỏi, nên không ngồi, nằm. Uớc muốn tinh tấn lớn ngược lại với việc ngồi, nằm.
Lại, ngồi nằm thời không gắng sức; đi và đứng thời gắng sức siêng năng, nên thường dùng hai oai nghi ấy để chờ thầy khi đi ra.
Hỏi: Tát-đà-ba-luân trước đã biết bảy năm thầy không đi ra chăng?
Đáp: Lúc mới đến không biết.
Lại, Bồ-tát Đàm-vô-kiệt cũng thường bảy năm không đi ra. Vì nhân duyên nên tự thề bảy năm vào định. Tát-đà-ba-luân tự thề rằng: Thầy chưa đi ra thời ta không bao giờ ngồi.
Lại, theo pháp thế gian thời người lớn còn không tự trái với mình, huống nữa vì đạo Pháp!
Lại, lúc mới cầu Pháp còn không tiếc thân mạng, huống gì nay đứng bảy năm thời đâu đủ là khó!
Hỏi: Thân người mềm yếu, làm sao có thể bảy năm không ngồi, không nằm?
Đáp: Người lúc ấy mạng sống rất lâu, tuy bảy năm mà như nay bảy ngày. Lại, thân người trong đời tốt đẹp
* Trang 690 *
có sức phước đức lớn, tuy đứng luôn bảy năm mà không cho là khó. Như Hiếp Tỳ-kheo năm 60 tuổi mới xuất gia mà tự cam kết thề rằng: Lưng ta không dính chiếu, phải được hết mọi việc đáng được của hàng Thanh-văn cho đến được thành A-la-hán đủ sáu thần thông,[1] tạo bộ kinh luận nghị trong bốn A-hàm,[2] đến nay còn lưu hành rộng rãi trong đời. Vị Tỳ-kheo ấy ở đời xấu ác mà còn được như vậy, huống nữa là Tát-đà-ba-luân sinh ở đời tốt đẹp! Lại, sức của thân tuy yếu mà sức của tâm mạnh, nên có thể làm thành công việc.
* Lại nữa, người nhất tâm cầu Phật đạo được mười phương Phật hộ niệm rằng: Các đại Bồ-tát và chư thiên cầu Phật đạo sẽ làm tăng ích khí lực cho người ấy, bao quanh thủ hộ, nên tuy trụ đứng bảy năm mà không mỏi mệt.
Hỏi: Bồ-tát Đàm-vô-kiệt vào tam-muội, vì cớ gì cho đến bảy năm?
Đáp: Như trước đã đáp: Người sinh trong đời tốt đẹp sống rất lâu, tuy bảy năm mà không cho là lâu.
Lại, Đàm-vô-kiệt có cung điện, thể nữ vi diệu, đủ năm dục giống như trời. Tát-đà-ba-luân mới phát tâm nên tâm chưa nhu nhuyến, nghi Đàm-vô-kiệt tuy thuyết pháp không, tán thán ly dục mà tâm mình chưa thể xả bỏ. Bảy năm vào tam-muội ấy vì muốn trừ nghi cho chúng sinh nên sinh tâm quý kính. Nghe Đàm-vô-kiệt bảy năm vào tam-muội, tâm và miệng khế hợp nhau, nói được, làm được thời người ta tín thọ lời kia, có thể
[1] T. 51: Đại đường tây vực ký (大唐西域記), quyển 2, tr. 880b24-c2: Lúc ấy Hiếp Tôn Giả rất lấy làm cảm tạ mà phát nguyện rằng: Cho đến khi nào còn chưa thông Tam tạng, chưa ra khỏi ba cõi, chưa chứng được lục thông, chưa đầy đủ tám giải thoát, thì chưa ngồi. Từ đó về sau, suốt ngày đêm không ngủ, chỉ chuyên lo việc nghiên cứu kinh sách, dù đi, hay đứng, ngài cũng luôn luôn tư duy giáo điển. Ban đêm tu thiền chỉ quán. Trải qua ba năm, Ngài thông cả Tam tạng, chứng được trí tam minh, ra khỏi ba cõi, người người kính ngưỡng. Do vậy ngài hiệu là Hiếp Tôn Giả.
[2] Đại trí độ luận, quyển 33: Kinh luận nghị (Upadeśa - Ưu-bà-đề-xá) là đáp các câu hỏi, giải thích lý do. Lại nói rộng các nghĩa như Phật nói bốn đế, thế nào là bốn? Đó là bốn Thánh đế (catvāri-ārya-satyāni). Những gì là bốn? Đó là Khổ, Tập, Diệt, Đạo Thánh đế. Ấy gọi là luận nghị. Thế nào là Khổ thánh đế? Đó là tám khổ, là sanh khổ v.v... Thế nào là sanh khổ? Đó là các chúng sanh nơi chỗ sanh ra chịu khổ. Hỏi đáp như vậy, giải rộng nghĩa kia, ấy gọi là Ưu-bà-đề-xá (luận nghị). Như không Đại thừa Phật dạy sáu Ba-la-mật (ṣaḍ-pāramita). Những gì là sáu? Đó là Đàn Ba-la-mật cho đến Bát-nhã ba-la-mật. Thế nào là Đàn Ba-la-mật? Đàn Ba-la-mật có hai: 1. Đầy đủ. 2. Không đầy đủ. Thế nào là đầy đủ? Bố thí hợp cùng với Bát-nhã ba-la-mật cho đến Bồ-tát Thập trụ thành tựu được, gọi là đầy đủ. Không đầy đủ là Bồ-tát mới phát tâm, chưa được vô sanh pháp nhẫn, chưa hợp cùng với Bát-nhã ba-la-mật. Ấy gọi là không đầy đủ. Cho đến thiền Ba-la-mật cũng như vậy.
Bát-nhã ba-la-mật đầy đủ là có năm lực phương tiện lớn, chưa đầy đủ là không có năng lực phương tiện.
Lại nữa, Phật nói Luận nghi kinh, Đại Ca-chiên-diên (Mahā-kātyāyana) giải thích Khế kinh cho đến trong đời tượng pháp, kẻ phàm phu đúng như pháp mà thuyết, ấy gọi là Ưu-bà-đề-xá.
* Trang 691 *
dễ được độ. Thí như mụt nhọt chưa chín muồi thời thầy thuốc không phá được, chỉ dùng thuốc bôi, làm cho chín muồi thời dễ phá.
* Lại nữa, vì muốn tâm hưởng thọ phát sinh cái vui chơn thật, nên vào vô lượng tam-muội. Lại, thuyết pháp có hai: Một là miệng thuyết pháp; hai là thân hiện pháp. Nay muốn lấy thân hiện pháp nên vào vô lượng tam-muội, khiến chúng sinh biết nhiếp tâm vào tuệ mà được trí như thật.
Bồ-tát tam-muội là như đã nói trong nghĩa Bồ-tát trước kia.
Hành Bát-nhã và sức phương tiện là như đã nói trong phẩm Phương tiện trước kia.
Tát-đà-ba-luân trong bảy năm mà ba thứ ác giác quán[1] không sinh, không nhiễm đắm vào ý vị. Người ấy tuy chưa phá phiền não mà vì nhóm các pháp lành nên chế phục các phiền não không cho phát sinh, chỉ phát sinh một niệm: Lúc nào Đàm-vô-kiệt sẽ đi ra, ta sẽ theo nghe Bát-nhã.
Qua bảy năm rồi, nghi rằng: Ta sẽ trải tòa cho Bồ-tát Đàm-vô-kiệt và quét rửa làm cho trang nghiêm.
Hỏi: Tát-đà-ba-luân làm thế nào biết được qua bảy năm rồi Đàm-vô-kiệt sẽ đi ra?
Đáp: Có người nói: Trước từng bảy năm triển chuyển nghe biết. Có người nói: Đàm-vô-kiệt khi mới vào tam-muội, tự nói rằng: Hạn trong bảy năm. Như
[1] Đại trí độ luận, quyển 39: Ba ác giác tưởng là dục tưởng, sân tưởng, não tưởng gọi là thô.
* Trang 692 *
đức Phật Thích-ca-văn-ni bảo A-nan: Ta muốn vào thiền định một tháng, hai tháng. A-nan bảo lại với bốn chúng.[1] Tát-đà-ba-luân rất mến mộ Phật pháp, kính trọng Bồ-tát Đàm-vô-kiệt nên cúng dường, trang nghiêm chỗ thuyết pháp. Hàng Bồ-tát xuất gia chỉ trang nghiêm tâm mình để đi đến pháp sư thọ pháp; hàng Bồ-tát tại gia thời trang nghiêm chỗ thuyết pháp, cúng dường hoa hương.
* Lại nữa, Tát-đà-ba-luân trang nghiêm như vậy là muốn để Đàm-vô-kiệt biết dấu hiệu mình ái mộ Pháp, ham muốn Pháp, thâm tâm tin vui, nên hiện ra việc ấy; thế nên sinh tâm, cùng với 500 người con gái, thay nhau rưới quét, tự đem vàng bạc, châu báu trải lên trên tòa. Tát-đà-ba-luân tuy tự mình có chăn, nệm đẹp đẽ, song vì tâm ái mộ Pháp thiết tha nên lấy áo trên thân mình đang mặt trải trên tòa, tìm nước rưới đất, bị ma che lấp nên không thể tìm được. Trong kinh này tự nói nhân duyên: Ma nghĩ rằng, nếu Tát-đà-ba-luân tìm nước không được thời tâm kia sẽ mềm yếu, chí nguyện không đầy đủ. Lại để cho tự khinh khi thân mình rằng, vì ta phước đức mỏng nên muốn cúng dường Pháp mà tìm nước không có được. Do sự tự khinh nên ưu sầu che lấp tâm.
Phước đức không tăng trưởng, trí tuệ không chiếu sáng là, vì các phiền não ưu sầu che tâm nên phước đức trí tuệ không thể chiếu sáng. Thí như mặt trời bị chướng ngại nên ánh sáng không rõ ràng. Ma biết tâm
[1] T. 2: Tạp a-hàm kinh (雜阿含經), quyển 17, kinh số 481, tr. 122b13-17; Quyển 29, kinh số 807, tr. 207a8-b17.
* Trang 693 *
tâm người đó lớn, không thể làm trở ngại, chỉ làm trở ngại chút ít, làm cho người ấy đình trệ.
Bấy giờ Tát-đà-ba-luân tự cắt thân mình ra máu để rưới đất, muốn làm cho sạch bụi. Máu thịt người tuy hôi, song vì chí tâm tìm nước không được, ý không phân biệt thơm thối, tốt xấu mà vì muốn sạch bụi nên không tiếc thân mạng.
Lại, Tát-đà-ba-luân tâm sâu xa ưa đắm Bát-nhã ba-la-mật nên không yêu tiếc gì. Có người nói: Có nhiều trời, rồng, quỷ, thần thường đi theo Tát-đà-ba-luân thủ hộ giúp đỡ, thế nên máu chảy ra biến thành nước thơm. Như tiên nhân Sằn-đề lúc bị cắt xẻ, máu biến thành sửa. Lại, vì thành tựu vô lượng phước đức nên theo nguyện được thành.
Hỏi: Nếu phước đức thành tựu, theo nguyện liền được thành thời ma không thể che giấu nước?
Đáp: Bồ-tát ấy mới phát tâm, có thể thành nguyện nhỏ mà chưa thể trừ ma. Trong kinh này, Tát-đà-ba-luân tự nói nhân duyên chảy máu rằng: Ta từ vô thỉ sinh tử lại đây, nhiều lần tan thân mà chưa từng vì Pháp.
Hỏi: Nếu Tát-đà-ba-luân yêu mến Pháp, cắt thân ra máu, nếu thân kia chết đi thời còn ai nghe Pháp?
Đáp: Việc ấy đã đáp như trong đoạn rạch xương, lấy tủy.[1] Lại, trong đây được chư thiên và đại Bồ-tát thủ hộ nên làm cho người kia không chết. Lại, ác ma biết
[1] Xem Đại trí độ luận, quyển 16, 49.
* Trang 694 *
tâm người kia không thể phá hoại thời nước trở lại chảy ra.
Tát-đà-ba-luân v.v... đều không có tâm khác là như người lúc đầu thực tập tâm từ, muốn vì chúng sinh và vì Bát-nhã ba-la-mật nên không tiếc thân mạng. Nhưng đến khi có được dao bén cắt thân thời sợ đau đớn, sinh tâm hối hận, ấy gọi là tâm khác. Bồ-tát ấy có sức tin lớn nên muốn được quả báo Vô thượng chánh đẳng chánh giác, nên không kể cái khổ ấy. Lại, vì tâm bi sâu xa, ái niệm chúng sinh, tuy chịu các khổ não mà không cho là khó. Thí như mẹ hiền thương con, tuy vì con chịu khổ nhọc, bất tịnh mà không cho là nhớp. Lại thấy thật tướng các pháp rốt ráo không, nên biết thân này chỉ là hòa hợp, hư dối. Vì phá cái hư dối ấy nên khi cắt xẻ thân, không làm chướng ngại Vô thượng chánh đẳng chánh giác
Ma không được phá hoại dễ dàng là, như người có mụt thời chịu chất độc. Bồ-tát nếu có mụt tham dục ưu sầu, thời ma được dễ dàng phá hoại. Vì lấy máu chảy rưới đất mà tâm không ưu sầu nên ma không được dễ dàng phá hoại. Như tâm Tát-đà-ba-luân, tâm 500 người con gái cũng như vậy, kính trọng Tát-đà-ba-luân nên thấy người cắt thân lẽ đáng có ưu não, song vì người ấy được thỏa nguyện nên không lấy làm buồn.
Bấy giờ trời Đế-thích thấy việc đó rồi tán thán chưa từng có. Người ấy chưa được vô sinh nhẫn (anutpattika-dharma-kṣānti), các phiền não chưa dứt mà vì cúng dường Pháp nên không tiếc thân mạng, như người đã lìa dục, khi bị cắt xẻ thân
* Trang 695 *
thân mạng như cắt cây cỏ. Tâm ban đầu đã vậy thời tâm sau càng mạnh hơn.
* Lại nữa, chưa từng có là trong đây trời Đế-thích tự nói nhân duyên rằng: Tát-đà-ba-luân ái mộ Pháp đến như vậy, lấy dao tự cắt mình. Tâm trời Đế-thích hoan hỉ rồi, khen rằng lành thay. Khen người kia vì ái mộ Pháp, vui Pháp, tâm siêng tinh tấn nên đem việc Phật quá khứ làm ví dụ, nói rằng: Chẳng phải chỉ ngày nay khổ nhọc, mà chư Phật quá khứ khi cầu Bát-nhã ba-la-mật cũng khổ nhọc như vậy. Tát-đà-ba-luân nghe trời Đế-thích an ủi tâm mình rồi, như lửa được mỡ thời càng thêm rực cháy, nghĩ rằng: Ta đã trải tòa, quét đất, sẽ ở chỗ nào ta tìm được danh hoa để trang nghiêm chỗ thuyết pháp?
Hỏi: Khi không thấy nước, cớ sao không nghĩ rằng sẽ ở đâu tìm được nước để rưới đất?
Đáp: Tát-đà-ba-luân trước biết chỗ có nước mà tức khắc lại đều không có, nên biết bị ma làm trở ngại. Thế nên, tự mình lấy thân gồm bốn phần đại, cắt lấy huyết là phần thủy đại để rưới đất. Phần thủy đại trong thân tuy nhiều mà máu là thứ mạng sống, nên cắt lấy rưới đất. Tự mình không có hoa, nên khi Đàm-vô-kiệt đi ra sắp đến, không thể đi tìm nơi xa, lại cần dùng nhiều để rải khắp trên đất. Thế nên sinh ý nghĩ muốn có được. Trời Đế-thích biết ý nghĩ của người kia, liền lấy thứ hoa đẹp nhất trong hoa trời là Mạn-đà-la đầy, gồm ba ngàn đấu đem cho, đủ để rải khắp. Sở dĩ trời Đế-thích không lấy hoa người đem cho là vì muốn làm cho phát tâm hy
* Trang 696 *
hữu. Tát-đà-ba-luân nhận hoa xong chia làm hai phần: Phần tốt giữ lại để khi thuyết pháp đem rải, còn phần khác thời rải trên đất. Theo pháp thông thường của nước ấy, lấy hoa rải trên đất để đi trên đó, thế là cúng dường.
Bấy giờ Bồ-tát Đàm-vô-kiệt như điều đã ước trước kia, đủ bảy năm xong từ tam-muội dậy, cùng với vô lượng trăm ngàn chúng cung kính vây quanh, đi thẳng đến Pháp tòa, vì chúng nói Bát-nhã.
Hỏi: Nếu các Bồ-tát vào tam-muội vi diệu thời ai làm cho khởi dậy?
Đáp: Hành giả lúc mới vào tự hẹn thời hạn, sau đó mới vào định. Khi thời hạn đến, tâm kia tự nhiên từ tam-muội dậy. Vì bi tâm nên sinh giác quán. Có một Tỳ-kheo khi vào Diệt thọ tưởng định, tự mình hẹn thời hạn rằng, khi nghe tiếng kiền chùy sẽ khởi định. Khi đã vào định xong, lúc ấy phòng Tăng bị lửa cháy. Các Tỳ-kheo hoảng sợ, không đánh kiền chùy mà bỏ đi. Bấy giờ qua mười hai năm rồi, đàn-việt lại họp chúng Tăng, muốn dựng lại căn phòng mới đánh kiền chùy. Khi nghe tiếng kiền chùy thời Tỳ-kheo từ định khởi đậy, lúc ấy thân liền tan rã mà chết. Những người đắc đạo về sau nói lại việc như vậy.
* Lại nữa, có người nói: Thân đại Bồ-tát là thân do pháp tính sinh. Như chư Phật thường vào tam-muội, không có tâm thô tán loạn, vì sức thần thông nên có thể thuyết pháp và bay đi độ thoát chúng sinh. Vì theo
* Trang 697 *
theo pháp thế tục nên có tướng vào định, ra định. Thế nên, tuy vào tam-muội vi diệu mà có thể ra trở lại, vì có tâm đại bi dẫn dắt; thí như chú thuật khiến cho rồng bay ra.
Đại chúng vây quanh là nội quyến thuộc cung kính rải hoa, đốt hương, theo sau mà đi ra, vì họ mà nói Bát-nhã ba-la-mật.
Nói Bát-nhã ba-la-mật là nhân theo danh từ, ngôn ngữ thế đế, muốn mở bày tướng bất động của đệ nhất nghĩa đế cho chúng sinh. Tát-đà-ba-luân thấy Đàm-vô-kiệt liền được tâm hoan hỉ, thanh tịnh, hỷ lạc chạy khắp mình, như Tỳ-kheo khi vào thiền thứ ba, vì sao? Vì chúng sinh nhiều tham muốn, tuy chẳng phải tịnh diệu mà khi được còn hỷ lạc huống nữa là người đã được trông thấy thân trang nghiêm có công đức chơn thật!
Tát-đà-ba-luân từ thân Phật giữa hư không nghe nói Đàm-vô-kiệt liền sinh ước muốn lớn, được các tam-muội. Thấy chư Phật mười phương, lại nghe mười phương chư Phật nói nhân duyên đời trước: Chỉ có Đàm-vô-kiệt có thể độ cho ông. Nghe như vậy rồi tâm người ấy tăng ích, khát ngưỡng muốn trông thấy, nên giữa đường muốn bán thân để cúng dường. Nay ở trong thành Chúng Hương, bảy năm không ngồi không nằm là vì muốn trông thấy Đàm-vô-kiệt; tâm khát ngưỡng như vậy mà dục lạc đến lâu thời như người bị nóng khát bức bách, dù gặp được nước đục, nóng vẫn còn hoan hỉ, huống nữa là gặp nước ngon, trong, mát? Đã vì lòng khát ngưỡng lâu ngày; lại, công đức của Đàm-vô-kiệt lớn, thế nên khi gặp được vui mừng.
* Trang 698 *
Hỏi: Vui có bốn thứ,[1] cớ gì đây chỉ nói cái vui ở thiền thứ ba mà không nói đến cái vui định của các bậc trên và cái vui giải thoát?
Đáp: Vì chúng sinh cõi dục đối với ba thọ phần nhiều ham cái cảm thọ vui, nghe cái vui Niết-bàn không có sở hữu, thời tâm không vui mừng. Vì bốn thiền dứt khổ, lạc thọ, nên tâm cũng không vui; cái vui trong thiền thứ ba là cái vui cùng cực.
Lại, có người nói: Tát-đà-ba-luân mới phát tâm, chưa vào được định thâm tế, vi diệu, nên thấy Đàm-vô-kiệt liền phát sinh hoan hỉ, như vào thiền thứ ba. Tát-đà-ba-luân tự biết mình có hoan hỉ lớn, nên tức thời bỏ hỷ, được pháp tính thanh tịnh, sự an lạc chạy khắp mình, thế nên đem cái vui ở thiền thứ ba để ví dụ.
(Hết cuốn cuốn 99 theo bản Hán)
KINH: Bấy giờ Tát-đà-ba-luân và người con gái của vị trưởng giả cùng 500 người hầu gái đi đến chỗ Đàm-vô-kiệt rải hoa trời Mạn-đà-la, đầu mặt đảnh lễ xong lui ngồi một bên. Đàm-vô-kiệt thấy các người ấy ngồi xong, bảo Tát-đà-ba-luân rằng: Này thiện nam tử, hãy lắng nghe, khéo lãnh thọ, nay Ta sẽ vì ông nói tướng Bát-nhã ba-la-mật. Này thiện nam tử, vì các pháp bình đẳng nên biết Bát-nhã ba-la-mật cũng bình đẳng; vì các pháp lìa tướng nên biết Bát-nhã ba-la-mật cũng lìa tướng; vì các pháp bất động nên biết Bát-nhã ba-la-mật
[1] T. 2: Tạp a-hàm kinh (雜阿含經), quyển 17, Kinh số 485, tr. 124b14-16: Này Ưu-đà-di, có bốn thứ lạc. Những gì là bốn? Đó là lạc ly dục, lạc viễn ly, lạc tịch diệt, và lạc Bồ-đề; T. 27: Đại tỳ-bà-sa luận (大毘婆沙論), quyển 26, tr. 137a9-11; T. 30: Du già sư địa luận (瑜伽師地論), quyển 35, tr. 483c10-17: Lạc không não hại, nói tóm lược, nên biết lại có 4 loại. Lạc xuất ly (naiṣkramya-sukha), lạc viễn ly (praviveka-sukha), lạc tịch tịnh (upaśama-sukha) và lạc tam Bồ-đề (saṃbodhi-sukha). Lạc xuất ly là chánh tín lìa bỏ nhà, đi đến không nhà. Thoát khỏi cái lồng phiền não, chốn cư gia chật chội bức bách, với muôn vàn khổ não. Đây gọi là lạc xuất ly. Lạc viễn ly là đoạn trừ các pháp ác bất thiện dục giới, chứng sơ Tịnh lự, ly sanh hỷ lạc. Lạc Tịch tịnh: các định từ nhị thiền trở lên, Tầm tứ ngừng dứt, gọi là lạc tịch tịnh. Lạc tam Bồ-đề: hết thảy phiền não, rốt ráo lìa khỏi sự trói buộc. Đối với việc sở tri, thảy đều hiểu biết như thật, lạc này gọi là lạc Tam Bồ-đề.
* Trang 699 *
cũng bất động; vì các pháp không nhớ nghĩ nên biết Bát-nhã ba-la-mật cũng không nhớ nghĩ; vì các pháp không sợ nên biết Bát-nhã ba-la-mật cũng không sợ; vì các pháp một vị nên biết Bát-nhã ba-la-mật cũng một vị; vì các pháp vô biên nên biết Bát-nhã ba-la-mật cũng vô biên; vì các pháp vô sinh nên biết Bát-nhã ba-la-mật cũng vô sinh; vì các pháp vô diệt nên biết Bát-nhã ba-la-mật cũng vô diệt; vì hư không vô biên nên biết Bát-nhã ba-la-mật cũng vô biên; vì nước biển lớn vô biên nên biết Bát-nhã ba-la-mật cũng vô biên; vì núi Tu-di trang nghiêm nên biết Bát-nhã ba-la-mật cũng trang nghiêm; vì hư không không có phân biệt nên biết Bát-nhã ba-la-mật cũng không có phân biệt; vì sắc vô biên nên biết Bát-nhã ba-la-mật cũng vô biên; vì thọ, tưởng, hành, thức vô biên nên biết Bát-nhã ba-la-mật cũng vô biên; vì địa chủng vô biên nên biết Bát-nhã ba-la-mật cũng vô biên; vì thủy chủng, hỏa chủng, phong chủng vô biên nên biết Bát-nhã ba-la-mật cũng vô biên; vì không giới vô biên nên biết Bát-nhã ba-la-mật cũng vô biên; vì như kim cang bình đẳng nên biết Bát-nhã ba-la-mật cũng bình đẳng; vì các pháp không có phân biệt nên biết Bát-nhã ba-la-mật cũng không có phân biệt; vì các pháp tính không thể có được nên biết Bát-nhã ba-la-mật tính cũng không thể có được; vì các pháp không có sở hữu, bình đẳng; nên biết Bát-nhã ba-la-mật
* Trang 700 *
cũng không có sở hữu, bình đẳng; vì các pháp không làm nên biết Bát-nhã ba-la-mật cũng không làm; vì các pháp không thể nghĩ nghì nên biết Bát-nhã ba-la-mật cũng không thể nghĩ nghì.
Khi ấy Tát-đà-ba-luân ngay nơi chỗ ngồi được các tam-muội, đó là tam-muội Các pháp bình đẳng, tam-muội Các pháp lìa tướng, tam-muội Các pháp không sợ, tam-muội Các pháp một vị, tam-muội Các pháp vô biên, tam-muội Các pháp không sinh, tam-muội Các pháp không diệt, tam-muội Hư không vô biên, tam-muội Nước biển lớn vô biên, tam-muội Núi Tu-di trang nghiêm, tam-muội Hư không không có phân biệt, tam-muội Sắc vô biên, tam-muội Thọ, tưởng, hành, thức vô biên, tam-muội Địa giới vô biên, tam-muội Thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới vô biên, tam-muội Như kim cang bình đẳng, tam-muội Các pháp không có phân biệt, tam-muội Các pháp không thể nghĩ bàn; như vậy thảy đều được trăm ngàn vạn ức môn tam-muội.
Bấy giờ Phật bảo Tu-bồ-đề: Như Ta nay ở giữa ba ngàn đại thiên thế giới có các Tỳ-kheo Tăng vây quanh, với tướng ấy, với tướng mạo ấy, với danh tự ấy nói Bát-nhã ba-la-mật. Tát-đà-ba-luân được 600 vạn môn tam-muội, thấy phương đông tây, nam, bắc, bốn góc, trên, dưới. Chư Phật trong thế giới đại thiên ba ngàn số như cát sông
* Trang 701 *
Hằng với các Tỳ-kheo cung kính vây quanh; do tướng như vậy; tướng mạo như vậy, danh từ như vậy, thuyết Bát-nhã ba-la-mật cũng như vậy. Tát-đà-ba-luân từ đó về sau trí tuệ nghe nhiều không thể nghĩ bàn, như nước biển lớn; thường không xa lìa Phật, thường sinh trong nước có Phật, cho đến trong mộng chưa từng lúc nào không thấy Phật. Hết thảy các nạn đều dứt sạch, theo nguyện vãng sinh ở nước có Phật. Này Tu-bồ-đề, nên biết nhân duyên của Bát-nhã ba-la-mật ấy có thể làm thành tựu hết thảy công đức của Bồ-tát, được trí Nhất thiết chủng. Vì thế, nên các Bồ-tát nếu muốn học sáu Ba-la-mật hãy nên vào sâu trí tuệ chư Phật, muốn được trí Nhất thiết chủng hãy nên thọ trì Bát-nhã ba-la-mật, đọc tụng, nhớ nghĩ đúng, rộng vì người nói, cũng viết chép quyển kinh cúng dường, tôn trọng, tán thán, cúng hương hoa cho đến kỹ nhạc, vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật là mẹ của mười phương chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại;[1] được mười phương chư Phật tôn trọng.
LUẬN: Đàm-vô-kiệt đã đi ra đến pháp tòa, xem khắp không có ai hơn mình, bấy giờ mới ngồi. Khi ấy Tát-đà-ba-luân biết đã ngồi chắc, đi đến đầu mặt đảnh lễ dưới chân rồi ngồi một bên.
Đảnh lễ có ba cách: Một là miệng lễ, hai là quỳ gối mà đầu không sát đất, ba là đầu sát đất; đó là sự lễ
[1] Đại trí độ luận, quyển 18: Chư Phật và Bồ-tát hay lợi ích cho tất cả, Bát-nhã chính là mẹ, hay xuất sanh nuôi nấng, Phật là cha chúng sanh, Bát nhã sanh ra Phật, Bát-nhã là tổ mẫu. Đại trí độ luận, quyển 34: Lại nữa, Bát-nhã ba-la-mật là mẹ của chư Phật. Đối với cha mẹ, công đức mẹ nặng hơn, cho nên Phật lấy Bát-nhã làm mẹ, Ban châu tam-muội (thiền định) làm cha.
* Trang 702 *
cao thượng. Trong một thân người, đầu ở trên hết, chân ở dưới hết; đem đầu lễ chân là cung kính cùng tột.
Đàm-vô-kiệt thấy người kia đã ngồi xong, biết người từ xa đi đến không tiếc thân mạng, chịu mọi siêng khổ, chỉ vì muốn nghe Pháp. Lúc mới thấy nhau, vì mặt trời sắp lặn nên thời gian nghe Pháp ngắn. Đàm-vô-kiệt vì thấy mặt trời lặn nên đứng dậy đi vào cung; nay vì Pháp nên bảy năm khát ngưỡng không sinh tâm khác. Khi Đàm-vô-kiệt sắp đi ra, thời Tát-bà-đa-luân lấy máu rưới đất, biết người kia vì Pháp, không tiếc thân mạng, tâm kia không thoái chuyển, quyết định không nghi ngờ, có thể nhận sự giáo hóa, nên bảo rằng: Này thiện nam tử, hãy nhất tâm lắng nghe. Ở trên nói nghi Phật từ đâu đến, đi về đâu đã dứt, nay chỉ muốn nghe Bát-nhã ba-la-mật sâu xa, nên nói cho tướng Bát-nhã ba-la-mật.
Tướng Bát-nhã ba-la-mật là như trước đã nói trong các nghĩa:[1] Các pháp bình đẳng nên Bát-nhã ba-la-mật bình đẳng v.v...
Hoặc có người nói: Vì sức Bát-nhã ba-la-mật nên quán các pháp đều bình đẳng, chứ chẳng phải tính các pháp bình đẳng. Thế nên Đàm-vô-kiệt nói: Vì các pháp bình đẳng nên Bát-nhã ba-la-mật bình đẳng, vì sao? Vì nhân quả giống nhau.[2] Lúc mới quán các pháp bình đẳng là nhân, khi tâm quyết định được Bát-nhã ba-la-mật là quả.
Hỏi: Quán các pháp bình đẳng tức là Bát-nhã, Bát-nhã tức là bình đẳng, cớ gì phân biệt làm nhân, quả?
[1] Xem Đại trí độ luận, quyển 95.
[2] Xem Đại trí độ luận, quyển 64, 67.
* Trang 703 *
Đáp: Bát-nhã và các pháp tuy một tướng, không hai không khác, song hành giả khi quán các pháp bình đẳng là nhân, quán xong gọi là quả. Như đạo Tu-đà-hoàn có đắc và hướng. Lại như năm uẩn hữu lậu, khi ở trong tập gọi là nhân, khi ở trong quả gọi là quả. Hết thảy pháp sắc v.v... bình đẳng tức là Bát-nhã ba-la-mật bình đẳng.
Hỏi: Nên nói tướng Bát-nhã ba-la-mật, nay cớ gì nói bình đẳng? Nhân không có bình đẳng nên mới có bình đẳng, nhân có bình đẳng nên mới có không bình đẳng? Đối với Bát-nhã cũng chẳng phải một tướng, cũng chẳng phải khác tướng, cớ gì ông muốn thủ lấy một tướng?
Đáp: Bát-nhã rất sâu xa, vi diệu, không dùng phương tiện thuyết thời không ai hiểu được. Thế nên, nếu phân biệt không có bình đẳng thời sinh ra phiền não. Ba độc tăng trưởng, đó là thân yêu, oán ghét, yêu thiện, ghét bất thiện. Bồ-tát đối với hai thứ ấy quán hết thảy pháp đều bình đẳng, nơi chúng sinh quán oán thân, thương ghét đều bình đẳng, mở cửa phước đức, đóng các đường ác. Trú trong pháp bình đẳng thời các ức tưởng phân biêït và tâm thủ tướng chấp trước đối với hết thảy pháp đều dứt trừ, chỉ thấy các pháp không; không tức là bình đẳng.
Có người được các pháp bình đẳng không ấy, đi thẳng đến đạo Bồ-tát, đối với không, không còn hí luận. Có người tuy được pháp bình đẳng mà sinh hí luận, hoặc quán tất cả đều không. Vì có lỗi như vậy, nên
* Trang 704 *
người ấy đối với bình đẳng tức không bình đẳng. Thế nên trong đây vì chơn bình đẳng nên nói Bát-nhã ba-la-mật bình đẳng, chẳng phải là hí luận. Lìa hai bên bình đẳng và không bình đẳng là tướng Bát-nhã ba-la-mật.
Hỏi: Bình đẳng là đối với tướng Bát-nhã đã đầy đủ, cớ gì còn nói lìa tướng, vô biên v.v... là tướng Bát-nhã?
Đáp: Trong kinh chỉ nói các pháp bình đẳng nên Bát-nhã bình đẳng. Hành giả thủ lấy tướng bình đẳng ấy mà sinh tâm chấp trước, nên nói tướng Bát-nhã bình đẳng, tự tính xa lìa, vì sắc pháp v.v... tự tính xa lìa. Nghĩa xa lìa như trong phẩm Tướng, Vô tướng đã nói.[1] Được các pháp bình đẳng này, lại đối với bình đẳng lìa tướng, an trú trong không; trú trong không thời bất động, hí luận không làm lay động, núi phiền não không làm lay động được, kiếp vô thường không lay động được, vì sao? Vì được thật tướng của hết thảy pháp. Bồ-tát trú trong hai không ấy được Bát-nhã bất động; ấy là rốt ráo. Nếu có khởi lên nhớ nghĩ tức là chỗ có tướng chấp trước, nên nói các pháp không có nhớ nghĩ. Nên biết, Bát-nhã ba-la-mật cũng không có nhớ nghĩ
Tướng không động là Bát-nhã, vì Bát-nhã ba-la-mật tướng diệt. Nếu không nhớ nghĩ Bát-nhã ấy thời hoặc bị mê muội, không có chỗ xu hướng. Người có hí luận ở giữa đại chúng thời hay sinh sợ hãi. Hoặc vì đối với Niết-bàn không hiểu rõ nên cũng sinh sợ hãi, thế nên nói tướng không sợ hãi là Bát-nhã ba-la-mật. Người
[1] Xem Đại trí độ luận, quyển 42.
* Trang 705 *
Người ấy tuy không quyết định chấp thủ tướng các pháp mà vào sâu pháp tính, nên ở giữa đại chúng nếu có người luận nạn về các tướng thời tâm không sợ hãi, vì đối với các pháp được vô tướng.
Lại, khi vào vô sinh pháp nhẫn, biết hết thảy pháp không thể có được, nơi trong ấy cũng không sợ hãi, vì sao? Vì Bồ-tát khéo thông đạt hết thảy pháp.
* Lại nữa, hết thảy pháp một tướng nghĩa là tính không. Thế nên Bát-nhã ba-la-mật tùy theo hết thảy pháp, nên cũng một vị tính không.
Hỏi: Trên đã nói các pháp bình đẳng, nay cớ gì còn nói một vị?
Đáp: Không, hoặc có khi có vị, hoặc có khi không có vị. Nếu hành giả vì các kiến chấp thủ tướng phân biệt mà trù lượng tốt xấu; bấy giờ được bình đẳng không tâm đối với các pháp, thời rất hoan hỉ, nên gọi là ý. Như người bị nóng khát bức bách, gặp được nước trong mát cho vị ấy không gì sánh bằng, tùy thời sử dụng nên gọi là vị. Chơn thật rốt ráo không, thời không có vị hay không vị.
* Lại nữa, một vị là Bồ-tát khi hành Bát-nhã, đối với sở quán, sở duyên đều là một vị, vì sức trí biết về tính không rất lớn, nên các pháp khác đều đi theo mà không. Thí như nấu đường phèn, khi sắp chín, tuy có vật khác hợp vào đều biến thành đường phèn.
Lại như biển lớn trăm sông chảy về đều thành một vị, đó là vị rốt ráo không. Các pháp sắc v.v... cũng
* Trang 706 *
như vậy, ở trong tâm phàm phu mỗi mỗi sai khác mà vào trong Bát-nhã thời đều thành một vị. Bên cạnh danh và tướng hoặc có hoặc không, nếu thật quán các pháp sắc v.v... chẳng phải có chẳng không nên vô tướng, vô tướng tức là vô biên; quán như vậy tức là Bát-nhã ba-la-mật vô biên.
* Lại nữa, có người nói: Biên có hai, là bên thường và bên đoạn; bên thế gian và bên Niết-bàn. Bên Niết-bàn, bên ác, bên lành v.v... trong đây không có các bên như vậy nên gọi là Bát-nhã ba-la-mật vô biên.
* Lại nữa, có người nói: Biên là đời trước, đời sau. Thế gian vô thỉ cho nên không có đời trước; vào Vô dư Niết-bàn nên có đời trước, không sinh ra trở lại cho nên không có đời sau. Phân biệt các biên như vậy, đắm trước thế gian nên sợ Niết-bàn. Thế nên trong Bát-nhã ba-la-mật không có các biên ấy, chỉ nghe nói thật tướng các pháp không vào, không ra.
Hỏi: Các pháp bình đẳng, các pháp tự tính lìa đều là vô biên, cớ gì còn nói riêng?
Đáp: Có người biết các pháp bình đẳng, biết các pháp tự tính lìa, thời không cần nói. Nếu có người chấp thủ tướng, vì đắm trước một vị ấy nên nói là vô biên. Đàm-vô-kiệt không phải chỉ vì Tát-đà-ba-luân mà thuyết pháp, Tát-đà-ba-luân cũng không chỉ tự vì mình nên hỏi, mà chỉ vì chúng sinh có nhiều tâm tính, nhiều hành động nên đối với tướng Bát-nhã ba-la-mật lược nói các tướng. Không sinh, không diệt như trước đã nói ở.
* Trang 707 *
ở đoạn dùng các nhân duyên phá sinh diệt.[1] Hư không vô biên như đãõ nói trong ví dụ hư không trong pháp Đại thừa.[2] Nước biển lớn vô biên, Tu-di trang nghiêm vì trước chưa nói nên nay sẽ lược nói.
Hỏi: Hư không vô biên vì là pháp thường, không tìm được biên giới nó, có thể nói vô biên, còn nước biển lớn ở trong bốn châu thiên hạ, bao quanh núi Tu-di có số lượng do tuần, có người vượt qua được, cớ sao nói vô biên?
Đáp: Vô biên có hai: Một là thật vô biên; hai là người ta không thể đếm được nên vô biên. Biển cũng có hai phần: Phần có thể qua được và phần bao quanh núi Tu-di ở giữa chín núi báu rộng 84.000 do tuần. Người thế gian không biết được biên giới nó nên nói là vô biên. Như biển nhỏ, sức thuyền có thể qua được, nước biển lớn sức thuyền không thể qua được, chỉ người có thần thông mới qua được. Như phàm phu ngoại đạo có thể có chiếc thuyền thiền định vượt qua biển Dục giới, Sắc giới, còn Vô sắc giới như biển lớn sâu rộng, không thể vượt qua được, vì không thể phá tâm ngã. Các bậc hiền thánh có đôi cánh trí tuệ và thiền định, phá tướng tà đối với các pháp, được thật tướng nên có thể qua được. Thế nên mà nói ví dụ như biển lớn.
Hỏi: Núi Tu-di một màu sắc, vì sao nói trang nghiêm?
Đáp: Sách ngoài nói núi Tu-di một màu sắc, thuần là vàng ròng. Luận Lục-túc Tỳ-bà-sa nói:[3] Bốn phía núi
[1] Xem Đại trí độ luận, quyển 1, 15, 17, 22, 31, 35, 52, 53.
[2] Tham khảo Đại phẩm Bát-nhã kinh, quyển 6, phẩm Đẳng không thứ 23; Phóng quang Bát-nhã kinh, quyển 5, phẩm Thán diễn thứ 23; Quang tán Bát-nhã kinh, quyển 8, phẩm Diễn dữ không đẳng thứ 21.
[3] Tham khảo T. 1: Trường a-hàm kinh (長阿含經), quyển 18, Thế ký kinh (世記經), tr. 114b8-117c12.
* Trang 708 *
Tu-di đều do một thứ báu thành, hoặc vàng, bạc, pha lê, lưu ly trang nghiêm, chim đến đậu phía nào cũng đều đồng một màu sắc ấy. Anh em của Long vương như Nan-đà-bà-nan-đà đem thân nhiễu quanh bảy vòng. Trên đỉnh núi có cung trời Ba mươi ba, thành kia bảy lớp gọi là Hỷ kiến. Có 999 cửa, bên mỗi mỗi cửa đều có 16 vị thần đại lực áo xanh thủ hộ. Chỗ cao trong thành dựng điện gọi là điện Tối thắng. Bốn phía có bốn vườn lớn, bốn vua trời ở bốn phía, có núi gọi là Du-càn-đà, mỗi núi cao 42.000 do tuần, mỗi Thiên vương trị vì trên đó. Nước trong bốn biển lớn có cung điện của A-tu-la và Long vương. Chín núi báu Du-càn-đà v.v... có mặt trời, mặt trăng, năm tinh, 28 tú và các sao khác vây quanh trang nghiêm. Các thứ trang sức dùng để trang nghiêm như vậy trông không biết chán; Bát-nhã ba-la-mật cũng như vậy. Quả báo của sáu Bát-nhã ba-la-mật là được làm Chuyển luân vương, Phạm vương, Đế-thích, trời Tịnh cư, trời Đại tự tại. Quả báo như vậy do khi hành Bát-nhã ba-la-mật chưa đầy đủ nên hưởng được quả báo trang nghiêm ấy. Khi Bát-nhã ba-la-mật đầy đủ thời được quả Tu-đà-hoàn cho đến quả A-la-hán, đạo Bích-chi Phật, địa vị Bồ-tát bất thoái chuyển và đạo quả chư Phật trang nghiêm. Như phía trên và dưới núi Tu-di đều trang nghiêm, Bát-nhã ba-la-mật trang nghiêm cũng như vậy. Khi chưa đầy đủ thời sự trang nghiêm của chư thiên là bậc nhất, khi đầy đủ rồi thời có các đạo quả trang nghiêm. Như núi Tu-di khi kiếp bắt đầu thành lập, bốn phía có gió lớn thổi thời chất vị tinh túy của đất nhóm lại làm Tu-di, lại có gió thổi làm cho cứng
* Trang 709 *
thành báu; Bát-nhã ba-la-mật cũng như vậy. Đối với hết thảy pháp lành là cứng, chắc thật bậc nhất, hòa hợp bền chắc bằng Bát-nhã. Như núi Tu-di bốn phía gió lớn thổi sóng nước biển lớn, không thể làm lay đôïng; Bát-nhã ba-la-mật cũng như vậy, các ngoại đạo tà kiến hí luận và các ma dân không thể làm lay động. Như đỉnh núi Tu-di có vườn bốn phía, chư thiên đi đến hưởng thọ các thứ vui; Bát-nhã ba-la-mật cũng như vậy. Hành giả lên được đỉnh Bát-nhã, đi đến trong vườn bốn thiền định hưởng các thứ vui.
* Lại nữa, có người nói: Núi Tu-di chim đến đều đồng một màu với núi, Bát-nhã ba-la-mật cũng như vậy, các pháp vào trong Bát-nhã đều đồng một tướng, đó là vô tướng.
Như hư không không có phân biệt, là hư không không có phân biệt trong ngoài, xa gần, dài ngắn, sạch, không sạch; Bát-nhã ba-la-mật cũng như vậy. Các pháp vào trong Bát-nhã cũng không có phân biệt trong ngoài, lành, chẳng lành.
Như năm uẩn vô biên là, năm uẩn thường biến khắp thế gian; Bát-nhã ba-la-mật cũng như vâïy, không xa lìa năm uẩn. Thật tướng năm uẩn tức là Bát-nhã ba-la-mật.
* Lại nữa, như sắc pháp v.v... phân tích, chia chẽ cho đến vi trần thời không có phương hướng nên không có ranh giới. Pháp vô sắc vì không có hình nên không có đây kia, không có đây kia nên không có ranh giới; Bát-nhã ba-la-mật cũng như vậy, đối với hết thảy pháp
* Trang 710 *
phân biệt sắc cho đến vi trần, phân biệt pháp vô sắc cho đến trong một niệm không thấy chắc chắn có thường, lạc, ngã, tịnh. Thế nên nói sắc vô biên nên Bát-nhã vô biên, cho đến hư không sáu chủng cũng như vậy.
Như Kim cương là, như Thiên vương Cầm kim cương, không ghét không thương, tùy chỗ sử dụng mà không có việc gì không đánh nát. Tâm trước khi được Nhất thiết trí của chư Phật, tam-muội trong tâm ấy có thể dứt hết thảy kiết sử phiền não điên đảo và tập khí nên gọi là như Kim cương. Như trí tuệ tương ưng với tam-muội Kim cương mà quán hết thảy pháp đều bình đẳng, Bát-nhã ba-la-mật quán hết thảy pháp bình đẳng cũng như vậy, vì sao? Vì Bát-nhã trước quán các pháp bình đẳng vậy sau mới được tam-muội ấy.
Các pháp không có phân biệt là, người phàm phu thế gian vì sức phiền não nên phân biệt các pháp, được thật tướng các pháp thời đều phá hoại đổi khác. Thế nên thánh nhân được Bát-nhã ba-la-mật không theo ức tưởng phân biệt các pháp mà vào trong tam-muội Không, Vô tướng, Vô tác; nếu khi các pháp đổi khác thời không ưu sầu, vì từ trước lại đây không phân biệt thủ tướng các pháp.
Các pháp tính không thể có được là, hết thảy pháp đều do nhân duyên hòa hợp sinh, không có cái gì không do nhân duyên hoặc ít nhân duyên mà sinh khởi. Nếu từ nhân duyên sinh thời không có tự tính. Tự tính là sự thật quyết định vốn có. Nếu tính từ nhân duyên hòa hợp sinh, nên biết khi chưa hòa hợp thời không có. Nếu
* Trang 711 *
Nếu trước không có nay từ nhân duyên hòa hợp có thời biết không có tính. Nếu từ nhân duyên hòa hợp sinh tính thời tính ấy tức là pháp tạo tác. Tính gọi là không đợi nhau, không nhân nhau, thường phải riêng có, độc lập. Pháp hữu vi như vậy thời không có. Thế nên nói hết thảy pháp tính không thể có được; tính Bát-nhã ba-la-mật cũng như vậy.
Vì các pháp không có sở hữu là, các pháp tính không thể có được, các duyên cũng không thể có được. Các duyên cũng không thể có được nên đều là không có sở hữu. Vào trong không có sở hữu, thời đều bình đẳng, vì sao? Vì có nên có phân biệt; vì không nên không có phân biệt. Như hương cỏ, hương chiên đàn, khi đốt lên thời có phân biệt, khi diệt mất thời không có phân biệt.
Các pháp không làm là, vì chúng sinh không, pháp không thời đều không làm.
Chúng sinh làm là, làm mười việc lành và mười việc chẳng lành v.v...
Pháp làm là, lửa cháy, nước chảy, gió động, thức hay nhận thức, tri hay biết các pháp như vậy, mỗi mỗi tự có sức riêng. Không có chúng sinh cho đến không có kẻ biết kẻ thấy; không có sắc cho đến trí Nhất thiết chủng đều như trước đã phá.
Phá chúng sinh cho nên không có kẻ làm là, phá pháp nên không có làm, chỉ vì người phàm phu bị điên đảo che lấp nên nói có làm.
* Trang 712 *
Các pháp không thể nghĩ nghì là, hết thảy pháp không có được tướng quyết định hoặc thường hoặc vô thường, hoặc khổ hoặc vui, hoặc thật hoặc không, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc sinh diệt hoặc không sinh diệt, hoặc tịch diệt hoặc không tịch diệt, hoặc lìa hoặc chẳng lìa, hoặc có hoặc không có; các môn phân biệt cũng như vậy, không thể nghĩ nghì, vì sao? Vì các pháp ấy đều từ trong tâm ức tưởng phân biệt sinh, không thể có quyết định. Thật tính của hết thảy pháp đều vượt qua danh tự ngôn ngữ của tâm tâm số pháp. Như phẩm trước nói:[1] Hết thảy pháp bình đẳng, hết thảy hiền thánh không thể hành, không thể đến, thế nên không thể nghĩ nghì; Bát-nhã ba-la-mật cũng như vậy, vì quán pháp ấy nên phát sinh.
Khi ấy Tát-đà-ba-luân liền từ chỗ ngồi được các tam-muội.
Hỏi: Tát-đà-ba-luân trước đã biết các pháp tướng không, nay chịu mọi siêng khổ, đứng luôn bảy năm để thấy Đàm-vô-kiệt được lợi ích gì?
Đáp: Tát-đà-ba-luân trước thấy chư Phật được các tam-muội, vì quý trọng Bát-nhã ba-la-mật nên sinh ra trước tướng. Nay Đàm-vô-kiệt qua bảy năm từ định khởi dậy nói Bát-nhã để phá tâm chấp trước tướng kia. Hết thảy pháp tính tự không, chẳng phải Bát-nhã ba-la-mật làm cho nó không. Vì thế nên nói, vì các pháp bình đẳng nên Bát-nhã ba-la-mật bình đẳng, vì các pháp lìa tướng, cho đến các pháp không thể nghĩ nghì nên Bát-nhã ba-la-mật không thể nghĩ nghì. Không để khinh
[1] Xem Đại phẩm Bát-nhã kinh, quyển 26, phẩm Bình đẳng thứ 86; Phóng quang Bát-nhã kinh, quyển 20, phẩm Chư pháp bình đẳng thứ 86.
* Trang 713 *
khinh hèn các pháp khác mà quý trọng Bát-nhã, vì sao? Vì không để cho nhân Bát-nhã lại sinh chấp trước cấu uế. Bát-nhã ba-la-mật tuy rốt ráo thanh tịnh, có nhiều lợi ích lại không thể thủ tướng mà sinh tâm chấp trước, như vàng cháy nóng tuy đẹp mà không thể lấy tay nắm. Tát-đà-ba-luân được sự giáo hóa ấy, dứt tâm chấp trước đối với Bát-nhã, liền được các tam-muội. Giải nói mỗi mỗi câu, đối với tâm tán loạn chỉ có trí tuệ chứ không gọi là tam-muội, nay theo thầy nghe rồi nhất tâm suy nghĩ gọi là tam-muội. Nhiếp tâm không tán loạn, trí tuệ biến thành tam-muội. Như đèn giữa gió không thể chiếu sáng, ở trong nhà yên lặng đóng cửa, ánh sáng chiếu khắp. Trước đã vì tâm dục giới tán loạn nên sức trí tuệ chưa thành tựu; nay trong khi nhiếp tâm nghe được các pháp đều gọi là tam-muội, có thể phá trừ phiền não và ma dân. Như nước khi gió lạnh chưa đến, chưa đóng thành băng thời không có tác dụng cứng, nếu đóng thành băng thời có thể đi lên trên được. Được sáu trăm vạn môn tam-muội như vậy, Tát-đà-ba-luân được nghe Đàm-vô-kiệt thuyết pháp, đối với các pháp được trí tuệ sáng suốt lớn; nghĩa là được môn thật tướng của các pháp. Các pháp bình đẳng, bình đẳng là trí tuệ. Vào trong tâm thiền định của Tát-đà-ba-luân biến thành tam-muội.
Nay muốn nói tam-muội, trí tuệ, quả báo đời này đời sau.
Bấy giờ Phật bảo Tu-bồ-đề, như nay ta ở giữa chúng thuyết Bát-nhã, vì tướng ấy, vì tướng mạo ấy, vì danh tự ấy nói Bát-nhã ba-la-mật. Tát-đà-ba-luân theo
* Trang 714 *
Đàm-vô-kiệt được tam-muội, ở trong tam-muội thấy mười phương Phật ở giữa đại chúng nói Bát-nhã cũng như vậy. Này Tu-bồ-đề, Tát-đà-ba-luân từ đây về sau rất ưa vui pháp nên chứa nhóm nhiều kinh, nghe nhiều, đọc tụng rộng rãi; như A-nan, Phật dạy điều gì đều có thể nhớ giữ. Tát-đà-ba-luân, có trí tuệ đa văn không thể nghĩ nghì, như nước biển lớn, ngay trong đời ấy thường không lìa Phật. Như vậy gọi là quả báo đời nay. Xả bỏ thân, thường sinh trong nước có Phật, khéo tu hành tam-muội Niệm Phật, nên cho đến trong mộng, ngay từ đầu không rời sự thấy Phật. Các nạn địa ngục v.v... đều đã dứt hết vĩnh viễn, tùy ý vãng sinh vào cõi nước của chư Phật. Vì người kia sâu vào Bát-nhã ba-la-mật, chứa nhóm vô lượng công đức nên không theo nghiệp thọ sinh. Tát-đà-ba-luân từ một cõi Phật đến một cõi Phật cúng dường chư Phật, độ thoát chúng sinh, nhóm vô lượng công đức; thí như vị trưởng giả hào quý, từ một chúng hôïi đến một chúng hội, cho đến nay ở chỗ Phật Đại Lôi Âm tịnh tu phạm hạnh.[1] Nếu có người muốn cầu Bát-nhã ba-la-mật hãy nên như Tát-đà-ba-luân, kiên định nhất tâm, không thể khuynh động. Thế nên nên biết, nhân duyên của Bát-nhã ba-la-mật có thể thành tựu được hết thảy công đức. Các Bồ-tát được Bát-nhã, các tội cấu khi ở nhà như tham dục, sân giận và các tội cấu khi xuất gia như tà nghi, hí luận thảy đều trừ diệt, được tâm thanh tịnh; tâm thanh tịnh nên được hết thảy công đức.
Được trí Nhất thiết chủng là, được Vô thượng chánh đẳng chánh giác.
[1] Xem Đại trí độ luận, quyển 96: Phật bảo Tu-bồ-đề: Bồ-tát cầu Bát-nhã ba-la-mật nên như Bồ-tát Tát-đà-ba-luân. Bồ-tát ấy hiện ở chỗ Phật Đại Lôi Âm, hành đạo Bồ-tát.
* Trang 715 *
Sáu Bát-nhã ba-la-mật là, từ sơ địa cho đến thất địa, được vô sinh pháp nhẫn; bát địa, cữu địa, thập địa là vào sâu trí tuệ Phật, được trí Nhất thiết chủng, thành Phật.
Đối với hết thảy pháp được tự tại là, đều có thể thọ trì cho đến dùng hoa hương, kỹ nhạc cúng dường.
Tu-bồ-đề vì thường ưa hạnh Không nên Phật cùng Tu-bồ-đề nói Bát-nhã. Lại, Tu-bồ-đề được tam-muội Vô tránh nên Phật không thể phó chúc. A-nan được Đà-la-ni Văn trì, lại thường gần gũi Phật, nên được Phật phó chúc rộng rãi.
_____________
* Trang 716 *