Bài Viết (701)


KINH VIÊN GIÁC - CHƯƠNG BỒ TÁT DI LẶC

604

BỒ TÁT DI LẶC THƯA HỎI CÁI GÌ LÀ NGUYÊN NHÂN KHIẾN CHÚNG SANH LUÂN CHUYỂN TRONG SANH TỬ.

Bấy giờ Bồ tát Di Lặc ở trong đại chúng, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ dưới chân Phật, nhiễu quanh bên phải ba vòng, quỳ thẳng chấp tay mà bạch Phật rằng:

Thế Tôn đại bi, xin vì các Bồ tát mà rộng mở tạng bí mật khiến đại chúng thấu rõ luân hồi, phân biệt chánh tà, cho tất cả chúng sanh đời rốt sau được con mắt đạo không sợ hãi, sanh đức tin quyết định đối với Đại Niết bàn, không còn khởi cái thấy xoay vần mà trở lại trôi theo cảnh giới luân chuyển nữa.
Thế Tôn, nếu các Bồ tát và chúng sanh đời rốt sau muốn dạo trong biển đại tịch diệt Như Lai thì làm sao đoạn dứt căn bản luân hồi? Luân hồi có bao nhiêu loại chủng tánh? Tu theo Bồ đề (Giác ngộ) của Phật có bao nhiêu loại sai biệt? Khi vào lại trần lao phải lập những phương tiện giáo hóa nào để độ các chúng sanh?

Xin Phật chẳng bỏ lòng đại bi cứu đời, khiến cho tất cả Bồ tát và chúng sanh đời sau tu hành được mắt huệ trang nghiêm thanh tịnh, gương tâm sáng chiếu, viên ngộ cái thấy biết vô thượng của Như Lai.
Nói xong năm vóc làm lễ sát đất. Cầu thỉnh như vậy lập lại ba lần.

🌺 ĐỨC PHẬT KHEN NGỢI

Bấy giờ Thế Tôn bảo cùng Bồ tát Di Lặc: Lành thay! Lành thay! Thiện nam tử! Các ông có thể vì các Bồ tát và chúng sanh đời rốt sau mà thưa hỏi Như Lai nghĩa bí mật, sâu xa, vi diệu để cho các Bồ tát được mắt huệ trong sáng và chúng sanh đời rốt sau vĩnh viễn đoạn dứt luân hồi, tâm ngộ thật tướng, đầy đủ vô sanh nhẫn. Nay các ông lắng nghe, ta sẽ nói rõ.
Khi ấy Bồ tát Di Lặc hoan hỷ vâng lời dạy, cùng cả đại chúng yên lặng lắng nghe.

🌺 ÁI VÀ DỤC LÀ GỐC RỄ CỦA SANH TỬ

Thiện nam tử! Hết thảy chúng sanh từ vô thủy do có mọi thứ tham dục ân ái nên có luân hồi.
Hết thảy chủng loại trong thế giới: loài sanh bằng trứng, loài sanh bằng thai, loài sanh nơi ẩm ướt, loài sanh bằng cách hóa hiện đều do dâm dục mà thành sanh mạng. Phải biết luân hồi sở dĩ có là do ái làm gốc rễ.
Do có các dục giúp phát sanh tính ái, bởi thế mà sanh tử nối tiếp nhau. Ái sanh ra dục, dục sanh ra mạng. Chúng sanh yêu thích thân mạng, nên trở lại nương vào gốc dục. Thế nên yêu thích dục là nhân, yêu thích mạng là quả.

🌺 ÁI DỤC LÀ ĐỘNG LỰC LÊN XUỐNG TRONG CÁC NẼO

Do có cảnh dục mà khởi ra các thứ thuận nghịch. Cảnh trái với tâm yêu thích thì sanh giận ghét, tạo đủ thứ nghiệp, do đó sanh vào địa ngục, quỷ đói.
Biết dục đáng chán, thích nghiệp nhàm chán, bỏ ác ưa thiện thì sanh cõi người, cõi trời.

Lại biết các thứ ái là đáng chán ghét, nên yêu thích sự xả bỏ, thế là lại tăng thêm gốc yêu thích, bèn sanh nơi cõi trời sắc giới và vô sắc giới, cũng là quả hữu vi cao cấp, đều là luân hồi, chẳng thành thánh đạo.

Thế nên chúng sanh muốn thoát sanh tử, khỏi các luân hồi, trước hết phải đoạn tham dục và trừ khát ái.

🌺 ĐỜI SỐNG BỒ TÁT DO ĐẠI BI, ĐỜI SỐNG CHÚNG SANH DO ÁI DỤC

Thiện nam tử! Sự biến hóa thị hiện của Bồ tát ở thế gian chẳng phải do ái dục làm gốc, chỉ vì từ bi khiến cho chúng sanh xả bỏ ái dục mà giả mượn tham dục để vào sanh tử.

Nếu tất cả chúng sanh đời rốt sau có thể xả bỏ các dục và trừ yêu ghét, đoạn hẳn luân hồi, siêng cầu cảnh giới Viên Giác Như Lai, thì ngay nơi tâm thanh tịnh đó liền được khai ngộ.

🌺 CÓ NĂM LOẠI TÁNH

Thiện nam tử! Tất cả chúng sanh do gốc tham dục nên phát huy thêm vô minh, hiển ra năm loại tánh sai biệt chẳng đồng, nương vào hai thứ chướng mà hiện ra có cạn sâu.

Hai chướng là gi? Một là lý chướng, ngăn ngại chánh tri kiến; hai là sự chướng, nối tiếp sanh tử.

Năm tánh là gì?

Thiện nam tử! Nếu hai chướng ấy chưa được đoạn diệt thì gọi là chưa thành Phật.

Nếu các chúng sanh bỏ hẳn tham dục, trước trừ được sự chướng mà chưa đoạn lý chướng thì chỉ ngộ nhập Thanh Văn, Duyên Giác, chưa thể sáng tỏ an trụ cảnh giới Bồ tát.

Thiện nam tử! Nếu các chúng sanh đời rốt sau muốn rong chơi trong biển Đại Viên giác Như Lai, trước phải phát nguyện siêng năng đoạn trừ hai chướng. Hai chướng đã hàng phục bèn ngộ nhập cảnh giới Bồ tát. Nếu sự chướng và lý chướng đã vĩnh viễn đoạn diệt thì ngộ nhập Viên Giác vi diệu Như Lai, đầy đủ Bồ đề cùng Đại Niết bàn.

Thiện nam tử, tất cả chúng sanh đều hiện có Viên Giác, gặp thiện tri thức bèn y nơi nhân địa pháp hạnh chỗ làm của vị ấy mà tu tập theo, bèn có đốn và tiệm. Nếu gặp con đường chánh tu Bồ đề vô thượng của Như Lai thì đều thành Phật quả không kể căn cơ lớn nhỏ.

Nếu các chúng sanh tuy cầu bạn lành nhưng gặp người tà kiến chưa được chánh ngộ, ấy gọi là chủng tánh ngoại đạo, đó là do lỗi lầm của tà sư, chẳng phải nơi lỗi của chúng sanh ấy.
Đó gọi là năm loại tánh sai biệt của chúng sanh.

🌺 CON ĐƯỜNG BỒ TÁT

Thiện nam tử! Bồ tát chỉ sống bằng đại bi, từ đó khởi phương tiện vào các thế gian khai phát cho những người chưa ngộ, cho đến thị hiện đủ thứ hình tướng, cảnh giới khi thuận khi nghịch, cùng họ đồng sự mà giáo hóa cho thành Phật. Tất cả đều y vào nguyện lực thanh tịnh vô thủy.

Nếu tất cả chúng sanh đời rốt sau đối với Đại Viên Giác khởi tâm tăng tiến rộng lớn, phải phát đại nguyện thanh tịnh của Bồ tát, nói lời như vầy: Nguyện con nay đây được trụ trong Viên Giác Phật, cầu thiện tri thức, chẳng gặp ngoại đạo và Nhị thừa. Y nguyện tu hành, đoạn dần các chướng. Chướng hết nguyện tròn, liền lên pháp điện thanh tịnh giải thoát, chứng cảnh giới diệu trang nghiêm Đại Viên Giác.

🌺 BÀI KỆ TRÙNG TUYÊN

Bấy giờ Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa này nên nói kệ rằng:
Di Lặc ông nên biết
Hết thảy các chúng sanh
Chẳng được đại giải thoát
Đều do bởi tham dục
Đọa lạc vào sanh tử.
Nếu đoạn được yêu ghét
Cùng với tham sân si
Chẳng kể tánh sai biệt
Đều đắc thành Phật đạo.
Cầu thầy được chánh ngộ
Tùy thuận Bồ tát nguyện
Hai chướng tiêu diệt sạch.
Y chỉ Đại Niết bàn
Mười phương các Bồ tát
Đều do nguyện đại bi
Thị hiện vào sanh tử.
Người tu hành hiện tại
Và chúng sanh đời sau
Siêng đoạn các ác kiến
Bèn về Đại Viên Giác.

604

Nhất tâm, tinh tấn, vững bền trong giáo pháp của Phật

Nhất tâm, tinh tấn, vững bền trong giáo pháp của Phật(Lời khai thị của Đại Lão Hòa Thưọng Thích Trí Tịnh) Đại lão Hoà thượng Thích Trí Tịnh sinh năm 1917, được

12,055
Calm and Clear của Lama Mipham - Tarthang Tulku - Trùng Hưng dịch từ Dharma Publishing, 1973

Tarthang Tulku và tôi đã gặp nhau ở Ấn Độ hơn mười năm trước đây. Vào lúc đó tôi đảm nhận Ban Triết học Phật giáo và Nghiên cứu Tây Tạng ở

835
Phật Nói Đại Oai Đức Kim Luân Phật Đảnh Xí Thạnh Quang Như Lai Tiêu Trừ Nhất Thiết Tai Nạn Đà-ra-ni Kinh - Thích Giác Viên Dịch Từ Hán Văn Ra Việt Văn

PHẬT NÓI ĐẠI OAI ĐỨC KIM LUÂN PHẬT ĐẢNHXí Thạnh Quang Như Lai Tiêu trừ nhất thiết tai nạn đà-ra-ni kinh Thích Giác Viên dịch từ Hán văn ra Việt vănLúc bấy giờ

438
Các quy luật cơ bản của tư duy - PHẠM ĐÌNH NGHIỆM

CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA TƯ DUYPHẠM ĐÌNH NGHIỆMTa xét hai ví dụ suy luận:“Mọi người đều phải chết. Socrate là người.Vậy, Socrate phải chết."  (1)và:“Vợ tôi là đàn bà.Em là

1,356
CHO VÀ NHẬN (Tonglen) - Chogyam Trungpa

Gởi cho và nhận lấy cần được thực hành lần lượtHai cái ấy cần cỡi trên hơi thở-------🍀🍀🍀-------Cho và nhận là một thực hành rất quan trọng của con đường Bồ tát.

1,405
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,379
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,799
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,705
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,490
Chùa Việt
Sách Đọc