Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Nếu thân chư Phật cùng hóa không khác, làm sao có thể làm phước điền thanh tịnh? Nếu các hữu tình vì giải thoát nên ở chỗ chư Phật cung kính cúng dường cho đến niết bàn phước ấy vô tận. Ở chỗ hóa Phật cung kính cúng dường phước ấy đáng lẽ cũng rốt ráo vô tận?
Phật bảo: Thiện Hiện! như thân chư Phật do pháp tánh nên có thể cùng thí chủ làm tịnh phước điền. Thân Phật hóa ra cũng lại như thế, đều khiến thí chủ cung kính cúng dường hết ngằn sanh tử phước ấy vô tận.
Thiện Hiện phải biết: Vả thôi cung kính cúng dường chư Phật và thân hóa Phật chỗ được nhóm phước. Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân ở chỗ chư Phật khởi lòng từ kính, suy nghĩ nhớ niệm công đức chơn tịnh, các thiện nam tử thiện nữ nhân này hết ngằn sanh tử căn lành vô tận.
Thiện Hiện phải biết: Lại thôi đối Phật khởi lòng từ kính suy nghĩ nhớ niệm công đức chơn tịnh chỗ được nhóm phước. Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân vì cúng dường Phật thậm chí một hoa rải trong hư không, các thiện nam tử thiện nữ nhân này hết ngằn sanh tử, căn lành vô tận.
Thiện Hiện phải biết: Lại thôi vì muốn cúng dường Phật thậm chí một hoa rải trong hư không chỗ được nhóm phước, nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân thậm chí đến một xưng “Nam Mô Phật Đà Đấng Đại từ Bi”, các thiện nam tử thiện nữ nhân này hết ngằn sanh tử căn lành vô tận, ở trong trời người hằng hưởng giàu vui, cho đến cuối cùng được vào niết bàn.
Như vậy, Thiện Hiện! Ở chỗ chư Phật và thân Phật hóa cung kính cúng dường được nhiều ích rộng lớn như thế thảy. Vậy nên, Thiện Hiện phải biết: Chư Phật cùng thân Phật hóa đều làm phước điền chơn tịnh cho thí chủ ngang không sai khác, vì pháp tánh các pháp làm định lượng vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện các Bồ tát Ma ha tát nên đem pháp tánh các pháp như thế mà làm định lượng hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, phương tiện khéo léo vào pháp tánh các pháp rồi, mà đối các pháp chẳng hoại pháp tánh. Nghĩa là đây là bát nhã cho đến bố thí Ba la mật đa. Đây là pháp tánh Bát nhã cho đến bố thí Ba la mật đa. Nói rộng cho đến đây là nhất thiết trí trí. Đây là pháp tánh Nhất thiết trí trí. Thiện Hiện phải biết: Các Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm chẳng nên phân biệt pháp tánh các pháp sai khác như thế mà hoại pháp tánh.
Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Nếu các Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm chẳng nên phân biệt pháp tánh các pháp mà hoại pháp tánh ấy, vì sao Thế Tôn tự nói pháp tánh các pháp sai khác mà hoại pháp tánh. Nghĩa là Phật thường nói: Đây là sắc cho đến thức. Đây là nhãn xứ cho đến ý xứ. Đây là sắc xứ cho đến pháp xứ. Đây là nhãn giới cho đến ý thức giới. Đây là sắc giới cho đến pháp giới. Đây là nhãn thức giới cho đến ý thức giới. Đây là sáu xúc, đây là sáu thọ, đây là sáu giới. Đây là bốn duyên. Đây là vô minh cho đến lão tử. Đây là nội pháp, đây là ngoại pháp. Đây là thiện pháp, đây là phi thiện pháp. Đấy là hữu lậu pháp, đây là vô lậu pháp. Đây là thế gian pháp, đây là xuất thế gian pháp. Đây là cộng pháp, đây là bất cộng pháp. Đây là hữu vi pháp, đây là vô vi pháp. Phật đã thường nói pháp như thế thảy thứ thứ sai khác, đâu Thế Tôn không tự hoại pháp tánh?
Phật bảo, Thiện Hiện! Ta chẳng tự hoại pháp tánh các pháp, chỉ đem danh tướng phương tiện giả nói, khiến các hữu tình ngộ vào pháp tánh bình đẳng các pháp, ra khỏi sanh tử, chứng được Niết bàn. Vậy nên, Thiện Hiện! Như Lai tuy nói các pháp sai khác mà chẳng gọi là hoại tánh các pháp.
Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Nếu Phật chỉ đem danh tướng giả nói pháp tánh các pháp khiến các hữu tình phương tiện ngộ vào pháp tánh bình đẳng, vì sao Phật đối với pháp không danh tướng đem danh tướng ra nói, mà bảo chẳng hoại?
Phật bảo, Thiện Hiện! Ta tùy thế tục đối với tất cả pháp giả lập danh tướng, vì các hữu tình phương tiện tuyên nói không sở chấp trước, nên không sở hoại.
Thiện Hiện phải biết: Như loại đứa ngu nghe nói khổ thảy chấp trước danh tướng, chẳng hiểu giả nói. Chẳng phải các Như Lai và đệ tử Phật nghe nói khổ thảy chấp trước danh tướng. Nhưng như thật biết tùy thế tục nói danh tướng các pháp không có chơn thật. Nếu các Thánh giả đối danh chấp danh, đối tướng chấp tướng, thời kia cũng ưng đối không chấp không, đối vô tướng chấp vô tướng, đối vô nguyện chấp vô nguyện, đối chơn như chấp chơn như, đối thật tế chấp thật tế, đối pháp giới chấp pháp giới, đối vô vi chấp vô vi.
Thiện Hiện phải biết: Tất cả pháp này duy có giả danh duy có giả tướng mà không có chơn thật. Thánh giả đối trong ấy cũng chẳng chấp trước duy giả danh tướng. Như vậy, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát đối tất cả pháp chỉ giả danh tướng, hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm mà đối với trong ấy không chỗ chấp trước.
Cụ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Nếu tất cả pháp chỉ có danh tướng, các Bồ tát Ma ha tát vì việc gì nên phát tâm Bồ đề thọ các cần khổ hành hạnh Bồ tát. Nghĩa là tự cần khổ tu hành bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật đa. Nói rộng cho đến cần khổ tu hành Nhất thiết trí trí đều khiến viên mãn?
Phật bảo: Thiện Hiện! Vì tất cả pháp chỉ có danh tướng. Danh tướng như thế duy giả thi thiết, tánh danh tướng Không. Các loại hữu tình điên đảo chấp trước trôi lăn sanh tử chịu các khổ não chẳng có thể giải thoát được. Vậy nên, Bồ tát vì làm lợi ích cho kia phát tâm Bồ đề, chịu các cần khổ hành hạnh Bồ tát, lần hồi chứng được Nhất thiết trí trí quay bánh xe diệu pháp, đem pháp Tam thừa phương tiện cứu vớt khỏi sanh tử, trụ cõi Niết bàn. Nhưng các danh tướng không sanh không diệt cũng không trụ khác, chẳng thể thi thiết được.
Trích dẫn từ: Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật ( tập 21 ). Việt dịch: Hòa Thượng THÍCH TRÍ NGHIÊM
Khảo đính: Hòa thượng THÍCH THIỆN SIÊU - NXB: Thành phố Hồ Chí Minh,1999
Phật bảo Đại Mục Kiền Liên: "Ông đi đến thăm bệnh Ông Duy Ma Cật."Mục Kiền Liên bạch Phật rằng:"Thưa Thế Tôn! Con không kham nhận nổi việc đến thăm bệnh ông
Hãy kết giao với bạn lành,Những người sống trong sạch, không lười nhácLời chỉ giáo đầu tiên, về những người bạn tâm linh, là một chủ đề thường xuất hiện trong giáo
Con kính lễ dưới chân sen của Tenpai Nyima, Người không tách lìa với Pháp Vương Longchenpa Rabjam, Và thấy biết trạng thái tự nhiên của tánh Không Của đại dương vô
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
A Nan! Các vị Bồ Tát sanh về cõi nước ấy, chỗ giảng thuyết giáo của các vị là: Thường tuyên chánh pháp, thuận với trí tuệ, không trái không mất. Đối
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt