Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (8)


Xem mục lục
GIẢI THÍCH: PHẨM CỤ TÚC THỨ 81
(Kinh Đại Bát Nhã hội 2 ghi: Phẩm Không Khuyết thứ 79)

KINH: Tu-bồ-đề bạch Phật: Bạch đức Thế Tôn, nếu Bồ-tát tu sáu Ba-la-mật, mười tám không, ba mươi bảy pháp trợ đạo, mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn trí không ngại, mười tám pháp không chung, không đầy đủ Bồ-tát đạo thời không thể được Vô thượng chánh đẳng chánh giác, vậy Bồ-tát làm thế nào đầy đủ Bồ-tát đạo, có thể được Vô thượng chánh đẳng chánh giác?
Phật bảo Tu-bồ-đề: Nếu Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật, do sức phương tiện nên hành Thí ba-la-mật, không thấy có bố thí, không thấy có người thí, không thấy có người nhận thí, cũng không xa lìa pháp ấy hành bố thí thời chiếu sáng Bồ-tát đạo. Như vậy, Bồ-tát do sức phương tiện nên đầy đủ Bồ-tát đạo; đầy đủ rồi có thể được Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Trì giới, nhẫn 

* Trang 417 *
device

nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ cho đến mười tám pháp không chung, cũng như vậy.
Xá-lợi-phất bạch Phật: Bạch đức Thế Tôn, Bồ-tát làm thế nào tập hành Bát-nhã ba-la-mật?
Phật bảo Xá-lợi-phất: Như Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, dùng sức phương tiện không hoại sắc, không theo sắc, vì sao? Vì sắc ấy tính không có nên không theo, không hoại; cho đến thức cũng như vậy. Này Xá-lợi-phất, Bồ-tát hành Bát-nhã, do sức phương tiện nên bố thí không hoại, không theo, vì sao? Vì bố thí tính không có; cho đến mười tám pháp không chung, cũng như vậy.
Xá-lợi-phất bạch Phật: Bạch đức Thế Tôn, nếu các pháp không có tự tính có thể hoại, có thể theo, thời Bồ-tát làm thế nào có thể tập hành Bát-nhã và chỗ sở học của các Bồ-tát, vì sao? Vì Bồ-tát không học Bát-nhã thời không thể được Vô thượng chánh đẳng chánh giác?
Phật bảo Xá-lợi-phất: Như lời ông nói, Bồ-tát không học Bát-nhã thời không thể được Vô thượng chánh đẳng chánh giác, vì không thể lìa sức phương tiện mà có thể được. Nếu Bồ-tát hành Bát-nhã hoặc thấy có một pháp có thể được thời nên thủ lấy, nếu không có thể được thời thủ lấy

* Trang 418 *
device

cái gì? Nghĩa là cho đây là Bát-nhã ba-la-mật, cho đây là Thiền ba-la-mật, cho đến đây là Thí ba-la-mật; đây là sắc, thọ, tưởng, hành, thức, cho đến đây là Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Này Xá-lợi-phất, Bát-nhã không thể thủ tướng, cho đến hết thảy Phật pháp không thể thủ tướng; ấy gọi là Bát-nhã không thủ tướng, cho đến Phật pháp không thể thủ tướng, là chỗ Bồ-tát nên học. Bồ-tát khi học ở trong ấy, tướng học cũng không thể có được, huống gì Bát-nhã, pháp Phật, pháp Bồ-tát, pháp Bích-chi Phật, pháp Thanh-văn, pháp người phàm phu, vì sao? Vì không có một pháp nào có tự tính. Pháp không có tự tính như vậy thời cái gì là người phàm phu, Tu-đà-hồn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi Phật, Bồ-tát và Phật? Nếu không có các hiền thánh ấy thời làm thế nào có pháp? Vì biết pháp ấy nên phân biệt nói đây là người phàm phu, đây là Tu-đà-hồn cho đến là Bồ-tát, là Phật.
Xá-lợi-phất bạch Phật: Bạch đức Thế Tôn, nếu pháp không có tự tính, không thật, không có căn bản thời làm thế nào biết đó là người phàm phu cho đến biết đó là Phật?
Phật bảo Xá-lợi-phất: Chỗ người phàm phu đắm trước là sắc có tự tính có thật chăng?

* Trang 419 *
device

Thưa không, bạch Thế Tôn, chỉ do tâm điên đảo mà thấy có; thọ, tưởng, hành, thức cho đến mười tám pháp không chung, cũng như vậy.
Này Xá-lợi-phất, Bồ-tát khi hành Bát-nhã, do sức phương tiện nên thấy các pháp không có tự tính, không có căn bản nên có thể phát tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Xá-lợi-phất bạch Phật: Bồ-tát làm thế nào khi hành Bát-nhã do sức phương tiện nên thấy các pháp không có tính, không có căn bản nên có thể phát tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác?
Phật bảo Xá-lợi-phất: Bồ-tát khi hành Bát-nhã không thấy căn bản các pháp mà ở trong ấy sinh tâm giải đãi thối thất.[1] Này Xá-lợi-phất, căn bản các pháp thật không có ngã, không có sở hữu, tính thường không, chỉ vì ngu si điên đảo (viparyāsa) nên chúng sinh chấp trước năm ấm, mười hai nhập, mười tám giới. Bồ-tát thấy các pháp không có sở hữu, tính thường không; khi tự tính không mà hành Bát-nhã thời tự an lập như huyễn sư, vì chúng sinh mà thuyết pháp: Dạy bố thí cho người tham, dạy trì giới cho người phá giới, dạy nhẫn nhục cho người sân hận, dạy tinh tấn cho người giải đãi, dạy thiền định cho ngời loạn tưởng, dạy trí tuệ cho người ngu si, khiến chúng sinh trú
 

[1] T. 7: Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 465, tr. 404c25-29: Phật bảo Xá-lợi-tử: các Bồ-tát ma-ha-tát khi hành thâm Bát-nhã ba-la-mật-đa, thành tựu phương tiện thiện xảo như vậy, không thấy có ít thật pháp có thể trú ở trong đó, vì trú ở trong đó nên có quái ngại, vì quái ngại nên có thoái thất, vì thoái thất nên tâm yếu kém, tâm yếu kém thời sinh giải đãi.

 

* Trang 420 *
device

trú trong bố thí cho đến trí tuệ, vậy sau mới nói thánh pháp có thể giải thốt khổ; dùng pháp ấy nên được quả Tu-đà-hồn cho đến quả A-la-hán, đạo Bích-chi Phật, quả Vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Xá-lợi-phất bạch Phật: Bạch đức Thế Tôn, Bồ-tát thấy chúng sinh ấy không có sở hữu nên dạy khiến bố thí, trì giới cho đến trí tuệ, vậy sau nói thánh pháp có thể giải thốt khổ, do pháp ấy nên được quả Tu-đà-hồn cho đến Vô thượng chánh đẳng chánh giác?
Phật bảo Xá-lợi-phất: Bồ-tát khi hành Bát-nhã, không có tội lỗi có thể có được, vì sao? Vì Bồ-tát khi hành Bát-nhã, không thấy có chúng sinh, chỉ vì “pháp không” (dharmaśūnyatā) tương tục nên gọi là chúng sinh. Bồ-tát dùng hai đế vì chúng sinh thuyết pháp, là thế đế và đệ nhất nghĩa đế. Trong hai đế ấy, chúng sinh tuy không thể có được, song vì Bồ-tát hành Bát-nhã, dùng sức phương tiện nên vì chúng sinh thuyết pháp. Chúng sinh nghe pháp ấy biết ta, tôi đời nay còn không thể có được, huống gì pháp được dùng và người được Vô thượng chánh đẳng chánh giác! Như vậy, Bồ-tát khi hành Bát-nhã, do sức phương tiện nên vì chúng sinh thuyết pháp.

* Trang 421 *
device

Xá-lợi-phất bạch Phật: Bạch đức Thế Tôn, tâm Bồ-tát rộng lớn, không có pháp có thể có được, hoặc một tướng, hoặc khác tướng, hoặc dị tướng mà có thể trang nghiêm lớn như vậy. Vì trang nghiêm ấy nên không sinh cõi Dục, không sinh cõi Sắc, không sinh cõi Vô sắc; không thấy pháp hữu vi (saskta), không thấy pháp vô vi (asaskta) mà ở trong ba cõi độ thốt chúng sinh, cũng không thấy có tướng chúng sinh, vì sao? Vì chúng sinh không trói (abandha) không mở (amoka); vì chúng sinh không trói không mở nên không nhơ (amalā) không sạch (na vimalā); vì không nhơ không sạch nên không có phân biệt (avikalpa) sáu đường (a-gati); vì không có phân biệt sáu đường nên không có nghiệp (na karma), không có phiền não (na kleśa); vì không có nghiệp, không có phiền não nên cũng không có quả báo; và vì có quả báo ấy mà sinh trong ba cõi.
Phật bảo Xá-lợi-phất: Như vậy, như vậy. Như lời ông nói, nếu chúng sinh trước có mà sau không thời chư Phật, Bồ-tát có tội lỗi. Các pháp sáu đường sinh tử cũng như vậy, nếu trước có mà sau không thời chư Phật, Bồ-tát có tội lỗi. Này Xá-lợi-phất, có Phật hay không có Phật thì tướng các pháp vẫn thường trú không khác; trong pháp tướng ấy còn không có ngã (na ātma), không có chúng sinh (na jīva), không có thọ mạng (na pudgala), cho đến không có kẻ biết kẻ thấy, huống gì có sắc, thọ, tưởng, hành, thức! Nếu

* Trang 422 *
device

không có pháp ấy, làm thế nào có qua lại sáu đường mà kéo chúng sinh ra khỏi? Này Xá-lợi-phất, các pháp tính ấy thường không, vì thế nên Bồ-tát từ chỗ chư Phật quá khứ nghe pháp tướng ấy mà phát tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác, trong đó không có pháp mà ta sẽ được, cũng không có chỗ chúng sinh đắm trước nhất định không thể kéo ra; chỉ vì chúng sinh điên đảo nên đắm trước. Vì thế nên Bồ-tát phát tâm đại trang nghiêm, thường không thối chuyển đối với Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Bồ-tát không nghi rằng: Ta sẽ không được Vô thượng chánh đẳng chánh giác, hay ta sẽ chắc chắn được Vô thượng chánh đẳng chánh giác? Được Vô thượng chánh đẳng chánh giác rồi, dùng thật pháp làm lợi ích chúng sinh, khiến ra khỏi điên đảo. Thí như vị thầy huyễn thuật hóa hiện ra trăm ngàn vạn ức người, đem đồ ăn uống bố thí khiến cho được no đủ, hoan hỷ xướng lên rằng: ta được phước lớn, ta được phước lớn! Ý ông nghĩ sao, trong đây thật có người ăn uống đầy đủ chăng?

Thưa không, bạch Thế Tôn.

Phật dạy: Như vậy, Xá-lợi-phất, Bồ-tát từ khi mới phát tâm lại đây, hành sáu Ba-la-mật, bốn thiền, bốn vô lượng tâm, bốn vô sắc định, bốn niệm xứ cho đến tám thánh đạo phần, mười tám không, ba giải thốt môn, tám bội xả, chín thứ đệ định, Phật mười lực cho đến mười tám pháp không chung, đầy đủ Bồ-tát đạo, thành tựu tuệ giác cho chúng sinh,

* Trang 423 *
device

nghiêm tịnh cõi Phật mà không có chúng sinh có thể độ.[1]
Tu-bồ-đề bạch Phật: Bạch đức Thế Tôn, thế nào là Bồ-tát đạo? Bồ-tát hành đạo ấy có thể thành tựu tuệ giác cho chúng sinh, nghiêm tịnh cõi Phật?
Phật bảo Tu-bồ-đề: Bồ-tát từ khi mới phát tâm lại đây do hành bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ cho đến mười tám pháp không chung, mà thành tựu tuệ giác cho chúng sinh, nghiêm tịnh cõi Phật.
Tu-bồ-đề thưa: Bồ-tát làm thế nào hành bố thí có thể thành tựu tuệ giác cho chúng sinh?
Phật dạy: Bồ-tát khi hành bố thí, tự mình bố thí, cũng dạy chúng sinh bố thí, nói rằng: Các thiện nam tử, các ông chớ đắm trước bố thí. Các ông vì đắm trước bố thí nên lại phải thọ thân; vì lại phải thọ thân nên chịu nhiều khổ não. Này các thiện nam tử, trong các pháp tướng không có bố thí, không có người thí, không có người nhận thí, ba pháp ấy tự tính đều không. Pháp tính không ấy không thể thủ, và tướng không thể thủ là tính không. Như vậy, Bồ-tát khi hành bố thí, bố thí cho chúng sinh, trong ấy không thấy có bố thí, người bố thí, người nhận thí, vì sao? Vì bố thí
 

[1] T. 8: Phóng quang Bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 19, tr. 134a17-23: Xá-lợi-phất thưa không, bạch Thế-tôn! Phật dạy: Xá-lợi-phất! Bồ-tát cũng như vậy, từ khi mới phát tâm lại đây, hành sáu ba-la-mật, bốn thiền, bốn đẳng tâm, bốn không định, ba mươi bảy trợ đạo, mười tám không, ba giải thoát môn, tám bội xả, chín thứ đệ định, Phật mười lực, bốn vô ngại tuệ cho đến mười tám pháp không chung, đầy đủ Bồ-tát đạo, dùng trang nghiêm cõi Phật, giáo hóa chúng sanh không thấy pháp có thể giáo hóa; T. 7: Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 475, tr. 406a5-21: Phật bảo Xá-lợi-tử: Các Bồ-tát ma-ha-tát cũng lại như vậy, từ khi mới phát tâm vì muốn lợi ích cho chúng sanh, tu hành bố thí ba-la-mật cho đến bát-nhã ba-la-mật, an trú nội không cho đến vô tánh tự tánh không, an trú chơn như cho đến cõi bất tư nghì, an trú khổ, tập, diệt, đạo thánh đế, tu hành bốn niệm trú cho đến tám thánh đạo chi, tu hành bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định, tu hành tám giải thoát cho đến  mười biến xứ, tu hành không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn, tu hành Cực hoan hỷ địa cho đến pháp vân địa, tu hành hết thảy đà-la-ni môn, tam ma địa môn, tu hành ngũ nhãn, sáu thần thông, tu hành Như-lai mười lực cho đến mười tám pháp không chung, tu hành 32 tướng Đại sĩ, 80 vẻ đẹp tùy hình, tu hành không quên mất pháp, thường trú tánh xả, tu hành nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí, viên mãn bồ-tát đại bồ đề đạo, thành thục chúng sanh, nghiêm tịnh cõi phật. Xá-lợi-tử! các Bồ-tát ma-ha-tát tuy làm các việc như vậy, đối với chúng sanh và hết thảy pháp đều không sở đắc, không nghĩ rằng: “Ta dùng pháp này điều phục các chúng sanh như vậy, khiến chúng sanh viễn ly điên đảo chấp trước, lại không luân hồi sanh tử trong lục đạo.”; T. 7: Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 534, tr. 745a6-22. 

 

* Trang 424 *
device

thí không thể có được; ấy gọi là Bố thí ba-la-mật. Bồ-tát không thấy có ba pháp ấy nên có thể giáo hóa chúng sinh khiến được quả Tu-đà-hồn cho đến quả A-la-hán, đạo Bích-chi Phật cho đến Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Bồ-tát khi hành bố thí thành tựu tuệ giác cho chúng sinh, tự mình hành bố thí, cũng dạy người hành bố thí, tán thán pháp bố thí, hoan hỷ tán thán người hành bố thí. Bồ-tát bố thí như vậy được sinh vào dòng lớn Sát-lợi, dòng lớn Bà-la-môn, đại gia cư sĩ, hoặc làm Tiểu vương, hoặc làm Chuyển luân Thánh vương; khi ấy đem bốn việc nhiếp thủ chúng sinh. Bốn việc đó là bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự. Lấy bốn việc ấy nhiếp thủ chúng sinh rồi, chúng sinh dần dần trú ở trong giới, ở trong bốn thiền cho đến tám phần thánh đạo, Không, Vô tướng, Vô tác tam-muội, vào chính vị mà được quả Tu-đà-hồn cho đến quả A-la-hán hoặc đạo Bích-chi Phật; hoặc dạy khiến được Vô thượng chánh đẳng chánh giác, nói rằng: Này các thiện nam tử, các ông hãy phát tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác, Vô thượng chánh đẳng chánh giác dễ được, vì sao? Vì không có pháp nhất định. Những điều chúng sinh đắm trước chỉ vì do điên đảo nên sinh đắm trước. Thế nên các ông tự xa lìa sinh tử, cũng dạy người khác xa lìa sinh tử; các ông hãy phát tâm tự mình làm lợi ích, cũng làm lợi ích

* Trang 425 *
device

người khác. Bồ-tát nên tu bố thí như vậy. Do nhân duyên bố thí ấy, từ khi mới phát tâm lại đây trọn không đọa đường ác, thường làm Chuyển luân Thánh vương, vì sao? Vì theo giống đã gieo mà được quả báo lớn. Bồ-tát khi làm Chuyển luân Thánh vương thấy có người đến xin, nghĩ rằng: Ta không vì việc khác nên thọ quả báo Chuyển luân Thánh vương, mà chỉ vì lợi ích chúng sinh. Khi ấy nói rằng: Đây là vật của các ông, các ông tự lấy mà dùng, chớ có e ngại, ta không lẫn tiếc gì. Ta vì chúng sinh nên chịu thân sinh tử, thương xót các ông nên đầy đủ tâm đại bi; thực hành tâm đại bi ấy để lợi ích chúng sinh, cũng không có tướng nhất định. Vì chúng sinh tướng không, chỉ có giả danh (prajñapti) nên có thể nói ấy là chúng sinh (sattva); danh từ chúng sinh ấy cũng không, như tiếng vang, thật là tướng không thể nói.
Này Tu-bồ-đề, Bồ-tát nên hành bố thí như vậy, đối với chúng sinh không nên tiếc gì, cho đến không tiếc da thịt của tự thân, huống nữa vật bên ngồi. Vì pháp ấy nên có thể kéo chúng sinh ra khỏi sinh tử. Vì những pháp gì? Đó là vì bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ, cho đến mười tám pháp không chung, làm cho chúng sinh từ trong sinh tử được ra khỏi.

* Trang 426 *
device

* Lại nữa, Tu-bồ-đề, Bồ-tát trú trong Thí ba-la-mật bố thí rồi, nói rằng: Này các thiện nam tử, các ông đến đây trì giới, ta sẽ cung cấp cho các ông khiến không thiếu hụt cơm áo, đồ nằm, cho đến vật cần nuôi sống ta đều cung cấp hết. Các ông vì thiếu thốn nên phá giới, ta sẽ cung cấp đồ cần dùng khiến không thiếu thốn, hoặc đồ uống ăn cho đến bảy báu. Các ông ở trong giới luật nghi ấy dần dần sẽ dứt hết khổ, cỡi pháp ba thừa mà được giải thốt: Hoặc Thanh-văn thừa, hoặc Bích-chi Phật thừa, hoặc Phật thừa.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, Bồ-tát trú trong Thí ba-la-mật, nếu thấy chúng sinh sân não, liền nói rằng: Này các thiện nam tử, các ông vì nhân duyên gì nên sân não, ta sẽ cho các ông những thứ cần dùng. Các ông muốn gì hãy theo ta mà lấy, không có thiếu gì: Hoặc đồ ăn uống, hoặc y phục, cho đến vật cần dùng để nuôi sống.
Bồ-tát trú trong Thí ba-la-mật dạy chúng sinh nhẫn nhục, nói rằng: Hết thảy pháp không có chắc thật; điều mà các ông sân giận là nhân duyên không, không có chắc thật, đều từ hư vọng ức tưởng sinh, không có căn bản. Các ông chớ nổi tâm sân giận, não hại, miệng ác mắng nhiếc, dao gậy gia hại cho đến mất mạng; các ông chớ vì những điều hư vọng ấy mà nổi sân giận để phải đọa địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh và các đường ác, chịu vô lượng khổ. Các ông chớ vì 

* Trang 427 *
device

những điều hư vọng không thật ấy mà gây tội nghiệp để vì tội nghiệp ấy còn không được làm thân người, huống gì được sinh ra đời gặp Phật. Này các thiện nam tử, sinh ra đời có Phật khó gặp, thân người khó được, các ông chớ bỏ mất thời giờ quý báu; nếu bỏ mất thời giờ quý báu thời không thể cứu được. Bồ-tát như vậy giáo hóa chúng sinh, tự mình hành nhẫn nhục, cũng dạy người khác hành nhẫn nhục, tán thán pháp nhẫn nhục, hoan hỷ tán thán người hành nhẫn nhục. Bồ-tát khiến chúng sinh trú trong nhẫn nhục dần dần do pháp ba thừa được dứt hết khổ. Như vậy, Bồ-tát trú trong Thí ba-la-mật khiến chúng sinh an trú trong nhẫn nhục.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, Bồ-tát làm thế nào trú trong Thí ba-la-mật khiến chúng sinh tinh tấn? Bồ-tát thấy chúng sinh giải đãi, nói rằng: Các ông vì sao giải đãi? Chúng sinh đáp: Vì thiếu nhân duyên. Bồ-tát khi hành bố thí, nói với các chúng sinh rằng: Ta sẽ làm cho các ông đầy đủ nhân duyên, hoặc bố thí, hoặc trì giới, hoặc nhẫn nhục. Chúng sinh ấy được nhân duyên lợi ích nên thân tinh tấn, miệng tinh tấn, tâm tinh tấn. Thân tinh

* Trang 428 *
device

tinh tấn, tâm tinh tấn nên hết thảy thiện pháp đầy đủ, tu thánh pháp vô lậu; tu thánh pháp vô lậu nên được quả Tu-đà-hồn cho đến quả A-la-hán, Bích-chi Phật đạo hoặc Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Như vậy, Bồ-tát khi hành bố thí trú trong Tinh tấn Ba-la-mật nhiếp thủ chúng sinh.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, Bồ-tát làm thế nào khi hành bố thí, giáo hóa chúng sinh khiến tu thiền định?
Phật bảo Tu-bồ-đề: Bồ-tát thấy chúng sinh loạn tâm (viipta-citta), nói rằng: Các ông có thể tu thiền định. Chúng sinh đáp: Chúng tôi thiếu nhân duyên. Bồ-tát nói: Ta sẽ làm cho các ông đủ nhân duyên. Nhờ nhân duyên ấy khiến tâm các ông không chạy theo giác quán, tâm không tán loạn. Chúng sinh do nhân duyên ấy nên dứt giác quán vào sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, tu tâm từ, bi, hỷ, xả. Chúng sinh do nhân duyên thiền định và tâm vô lượng ấy nên có thể tu bốn niệm xứ cho đến tám phần thánh đạo. Khi tu ba mươi bảy pháp trợ đạo dần dần vào ba thừa mà được Niết-bàn, trọn không mất đạo. Như vậy, Bồ-tát khi hành bố thí, lấy thiền định nhiếp thủ chúng sinh khiến hành Thiền ba-la-mật.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, Bồ-tát làm thế nào hành bố thí do Bát-nhã nhiếp thủ chúng sinh? Này Tu-

* Trang 429 *
device

bồ-đề, Bồ-tát thấy chúng sinh ngu si không có trí tuệ, nói rằng: Các ông cớ gì không tu trí tuệ? Chúng sinh đáp: Vì thiếu nhân duyên. Bồ-tát nói rằng: Các ông cần được đầy đủ trí tuệ, hãy theo ta mà lấy; nghĩa là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định. Nhân duyên ấy đầy đủ rồi, các ông suy nghĩ như vầy: Bát-nhã có pháp có thể được chăng? hoặc ta, hoặc chúng sinh, hoặc thọ mạng cho đến kẻ biết kẻ thấy có thể được chăng? hoặc sắc, thọ, tưởng, hành, thức; hoặc cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc; hoặc sáu Ba-la-mật; hoặc ba mươi bảy pháp trợ đạo; hoặc quả Tu-đà-hồn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi Phật; hoặc Vô thượng chánh đẳng chánh giác có thể được chăng? Khi chúng sinh suy nghĩ như vậy thời đối với Bát-nhã không có pháp có thể được, có thể đắm trước; nếu không đắm trước pháp, khi ấy không thấy pháp có sinh có diệt, có nhơ có sạch; không phân biệt ấy là địa ngục, là súc sinh, là ngạ quỷ, là chúng A-tu-la, là trời, là người, là trì giới, là phá giới, là Tu-đà-hồn, là Tư-đà-hàm, là A-na-hàm, là A-la-hán, là Bích-chi Phật, là Phật. Như vậy, Bồ-tát khi hành bố thí do Bát-nhã nhiếp thủ chúng sinh.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, Bồ-tát làm thế nào trú trong bố thí do Giới Ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật 

* Trang 430 *
device

cho đến Bát-nhã ba-la-mật, cho đến do ba mươi bảy pháp trợ đạo nhiếp thủ chúng sinh? Này Tu-bồ-đề, Bồ-tát trú trong bố thí lấy cúng dường làm lợi ích chúng sinh. Do nhân duyên của sự lợi ích ấy nên chúng sinh có thể tu bốn niệm xứ, bốn chánh cần cho đến tám phần thánh đạo; chúng sinh tu ba mươi bảy pháp trợ đạo ấy được giải thốt sinh tử. Như vậy, Bồ-tát do thánh pháp vô lậu nhiếp thủ chúng sinh.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, Bồ-tát khi giáo hóa chúng sinh, nói như vầy: Này các thiện nam tử, các ông hãy theo ta lấy vật cần dùng: Hoặc đồ ăn uống, hoặc y phục, đồ nằm, hương hoa cho đến bảy báu, các thứ cần dùng để nuôi sống. Các ông nên lấy việc ấy nhiếp thủ chúng sinh. Các ông suốt đêm dài được lợi ích an vui, chớ nghĩ rằng vật ấy chẳng phải sở hữu của ta, ta suốt đêm dài vì chúng sinh chứa nhóm các vật ấy. Các ông hãy lấy các vật ấy như vật của mình không khác. Giáo hóa chúng sinh khiến hành bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ, cho đến khiến được ba mươi bảy pháp trợ đạo, mười lực của Phật cho đến mười tám pháp không chung, cũng khiến được thánh pháp vô lậu, đó là Tu-đà-hồn cho đến quả A-la-hán, đạo Bích-chi Phật, Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Như vậy, Bồ-tát 

* Trang 431 *
device

khi hành bố thí nên giáo hóa chúng sinh như vậy, khiến được xa lìa ba đường ác, cho đến xa lìa hết thảy khổ qua lại trong sinh tử.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, Bồ-tát trú trong Giới ba-la-mật giáo hóa chúng sinh, nói rằng: Này chúng sinh, các ông thiếu nhân duyên gì mà phá giới? Ta sẽ cho các ông đầy đủ nhân duyên: Hoặc bố thí cho đến trí tuệ và các vật cần dùng để nuôi sống. Bồ-tát trú trong Trì giới ba-la-mật làm lợi ích chúng sinh khiến tu mười thiện đạo, xa lìa mười đạo bất thiện. Chúng sinh ấy trì giới, không phá giới, không khuyết giới, không ô trược giới, không tạp giới, không thủ giới, dần dần do pháp ba thừa mà dứt hết khổ. Lấy việc trì giới làm đầu giống như bố thí, nói bốn Ba-la-mật khác cũng như vậy.
LUẬN: Hỏi: Trước nói Bồ-tát tu sáu Ba-la-mật và các pháp trợ đạo không đầy đủ Bồ-tát đạo thời không được Vô thượng chánh đẳng chánh giác,[1] nay Tu-bồ-đề nên tự biết tu sáu Ba-la-mật đầy đủ Bồ-tát đạo mà được Vô thượng chánh đẳng chánh giác, cớ gì còn hỏi?
Đáp: Tu-bồ-đề không nghi làm sao được Vô thượng chánh đẳng chánh giác, nay chỉ hỏi làm sao đầy đủ Bồ-tát đạo, được Vô thượng chánh đẳng chánh giác?
 

[1] Đại trí độ luận, quyển 90, phẩm thật tế thứ 80, tr. 695c4-14

 

* Trang 432 *
device

Phật đáp: Nếu Bồ-tát tu sáu Ba-la-mật... do hòa hợp với sức phương tiện nên có thể tu hành, khi ấy đầy đủ Bồ-tát đạo. Sức phương tiện là không chắc chắn có được ba việc về bố thí, cũng không xa lìa ba việc ấy mà hành bố thí, khi ấy chiếu rõ Bồ-tát đạo. Chiếu rõ và đầy đủ cùng một nghĩa. Nếu Bồ-tát chắc chắn thấy có ba việc về bố thí thời rơi vào điên đảo chấp thường (viparyāsa-nitya), bị lỗi thủ tướng chấp trước pháp; nếu không thấy có ba việc ấy thời rơi vào điên đảo chấp đoạn (viparyāsa-uccheda), chấp trước Không, trở lại khởi lên các phiền não tà kiến, liền xa lìa Bồ-tát đạo. Nếu Bồ-tát lìa hai bên ấy, nhân nơi Không mà xả bỏ pháp bố thí giả danh hư vọng ấy, nhân nơi thật tướng mà xa lìa chấp Không, không có người thí, không có người nhận, như tướng Vô thượng chánh đẳng chánh giác; quán bố thí cũng như vậy không khác. Bồ-tát hành như vậy gọi là đầy đủ, cho đến mười tám pháp không chung cũng như vậy.
Xá-lợi-phất ở giữa hội chúng nghe Phật cùng với Tu-bồ-đề nói quả báo sâu xa của Bát-nhã rất có lợi ích, tuy có lợi ích mà không có tính chắc chắn thời làm sao có thể tập hành?
Phật đáp: Bồ-tát khi hành Bát-nhã không hoại sắc, không theo sắc, như vậy gọi là tập hành Bát-nhã. Bồ-tát khi mới phát tâm, vì biết thật pháp nên thường hành Bát-nhã, thứ lớp tùy chỗ thích hợp hành bố thí... thế nên thường nói Bồ-tát khi hành Bát-nhã là hành pháp bố thí... 

* Trang 433 *
device

Không hoại sắc là không nói sắc ấy vô thường, không nói sắc ấy không, không có sở hữu, ấy gọi là không hoại sắc
Không theo sắc là không như mắt thấy sắc thủ tướng sinh ra chấp trước. Lại, không nói sắc ấy hoặc thường hoặc vô thường, hoặc khổ hoặc vui... ấy gọi là không theo sắc, vì thấy thường, vô thường đều chẳng phải là thật tướng của sắc.
* Lại nữa, không nói sắc ấy căn bản ấy từ trong thế tính lại, hoặc từ trong vi trần lại, hoặc từ trong cõi trời Đại tự tại lại, hoặc từ trong thời gian lại, hoặc từ trong tự nhiên sinh ra, hoặc không nói không nhân không duyên, miễn cưỡng sinh ra. Như vậy gọi là không theo sắc, không hoại sắc. Trong đây Phật tự nói nhân duyên: Sắc ấy tính không có, nên không theo, không hoại.
Tính không có là sắc ấy từ bốn đại hòa hợp, giả gọi là sắc, mà trong ấy không có một pháp nhất định gọi là sắc, như trong phẩm Phá sắc ở trước đã nói.[1] Sắc ấy từ nhân duyên hòa hợp sinh nên không có tự tính; nếu không có tự tính tức thời là tính không. Nếu nắm được sắc tướng tính không ấy tức là tập hành Bát-nhã, cho đến mười tám pháp không chung, cũng như vậy.
Lại hỏi: Bạch đức Thế Tôn, nếu các pháp không có tự tính có thể hoại, có thể theo thời Bồ-tát làm thế nào tập
 

[1] Phá sắc: Đại trí độ luận, quyển 12, tr. 147b8-148a22: Sắc hoặc thô hoặc tế, hoặc trong hoặc ngoài, chung lại quán sát đều là vô thường vô ngã.” Không nói có vi trần, ấy là quán không theo cách chia chẻ phá hoại… ; quyển 15, 31; 36, 41, 89. 

 

* Trang 434 *
device

hành Bát-nhã ba-la-mật? Không học Bát-nhã thời không được Vô thượng chánh đẳng chánh giác?
Phật chấp thuận ý Xá-lợi-phất và tự nói nhân duyên: Nếu Bồ-tát dùng sức phương tiện tu sáu Ba-la-mật thời tuy biết các pháp tính không mà có thể khởi lên Bát-nhã ba-la-mật. Nếu Bồ-tát tìm hết thảy pháp mảy may có tính nhất định có thể được, thời có thể thủ, có thể chấp trước. Nhưng nay Bồ-tát thật tìm hết thảy pháp không có được tính nhất định gọi là Bát-nhã ba-la-mật, Thiền ba-la-mật cho đến mười tám pháp không chung. Các pháp ấy đều không thể có được, vì không thể có được thời thủ cái gì? ấy gọi là Bồ-tát đối với Bát-nhã ba-la-mật không thủ. Bồ-tát nên học Bát-nhã không có chấp thủ ấy. Không có chấp thủ còn không thể có được, huống gì chấp thủ Bát-nhã và các pháp, vì hết thảy pháp không có tự tính?
Xá-lợi-phất lại hỏi: Nếu hết thảy pháp không có tự tính, làm thế nào biết đó là phàm phu, đó là Phật?
Phật dạy: Hết thảy pháp tuy không có tướng căn bản nhất định, nhưng vì phàm phu điên đảo nên chấp trước. Bồ-tát tuy hành Bát-nhã, do sức phương tiện nên thấy hết thảy pháp không có căn bản mà phát tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Bồ-tát ấy hành sâu tính không nên không thấy hết thảy pháp có căn bản, vì không thấy nên không giải đãi, thối mất; biết rõ ràng hết thảy pháp vô ngã, không có tính sở hữu, tính thường không, chỉ vì chúng sinh ngu si điên đảo nên 

* Trang 435 *
device

chấp trước đó là năm ấm, mười hai nhập, mười tám giới. Khi ấy Bồ-tát suy nghĩ, trù lượng tướng tịch diệt sâu xa của các pháp mà chúng sinh đắm trước một cách hư vọng điên đảo. Bồ-tát tự ví mình như vị thầy huyễn thuật, dùng thần thông biến hóa thuyết pháp độ người. Việc làm như huyễn, tâm bình đẳng thuyết pháp không thương, không ghét; đối với người xan tham dạy sáu Ba-la-mật bố thí...; lại dạy pháp thù thắng hơn khiến ra khỏi sinh tử, được quả Tu-đà-hồn cho đến Vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Hỏi: Ngồi sáu Ba-la-mật còn có pháp gì hơn chăng, nên vì sao đây lại nói là pháp hơn?
Đáp: Trong đây không nói Ba-la-mật mà chỉ dạy bố thí cho người, cho đến dạy trí tuệ cho người ngu si. Pháp của chư Phật, Bồ-tát có đầu có sau. Pháp đầu là bố thí, trì giới, thọ giới, quả báo bố thí, được phước lạc sinh cõi trời dạy cho biết vị ngọt của năm dục lợi ích ít mà hại nhiều, phải thọ thân ở thế gian, chỉ bị suy khổ; tán thán pháp dứt ái xa lìa thế gian, vậy sau mới dạy bốn đế khiến được quả Tu-đà-hồn. Trong đây Bồ-tát chỉ muốn dạy khiến chúng sinh được Phật đạo nên trước tiên dạy khiến tu sáu pháp đầu. Trong đây trí tuệ lành không nhiếp thuộc ba môn giải thốt. Trí tuệ lành ấy có thể phát sinh thiện pháp bố thí, có thể dứt xan tham, sân hận, các ác pháp, có thể khiến chúng sinh được sinh cõi trời, vì sao biết lại có pháp hơn? Vì pháp hơn là pháp bốn thánh đế: Pháp xuất, pháp sở hành của các 

* Trang 436 *
device

bậc thánh gọi là thánh pháp; pháp làm cho ra khỏi sinh tử của ba cõi gọi là pháp xuất. Lấy bốn đế thuyết pháp nên tùy căn cơ của chúng sinh khiến được quả Tu-đà-hồn cho đến được trí Nhất thiết chủng. Trong đây tuy không nói sáu pháp đầu; nói bố thí... nên biết đã thu nhiếp vào trong ấy.
* Lại nữa, Bồ-tát vì Phật đạo nên thuyết sáu pháp ấy, chỉ vì tâm chúng sinh hèn kém, tự thủ lấy Tiểu thừa, thế nên không nói sáu pháp đầu là bố thí, trì giới, quả báo sinh cõi trời...
Xá-lợi-phất bạch Phật: Trước nói Bồ-tát là rốt ráo không thể có được, nay vì chúng sinh không có sở hữu mà thuyết pháp, khiến được pháp không có sở hữu là quả Tu-đà-hồn cho đến trí Nhất thiết chủng. Bạch Thế Tôn, Bồ-tát vì được pháp không có sở hữu nên có thể làm cho chúng sinh được pháp không có sở hữu, không có sở đắc ấy là có sở đắc ư?
Phật dạy: Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật không có lỗi có sở đắc, vì sao? Vì Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật không thấy chúng sinh và pháp, chỉ thấy nhân duyên hòa hợp giả gọi là chúng sinh. Bồ-tát trú trong hai đế vì chúng sinh thuyết pháp, không chỉ thuyết không, không chỉ thuyết hữu; vì chúng sinh ái trước nên đắm trước không; vì chúng sinh thủ tướng chấp trước không nên thuyết hữu, giữa hai chỗ có và không, không nhiễm trước. Do sức phương tiện như vậy

* Trang 437 *
device

vậy mà vì chúng sinh thuyết pháp. Thân ta và ta của chúng sinh hiện tại còn không thể có được, huống gì sẽ được Vô thượng chánh đẳng chánh giác?
Xá-lợi-phất hoan hỷ bạch Phật: Tâm rộng lớn là Bồ-tát. Tâm rộng lớn là không có pháp có thể được, hoặc nhất tướng, hoặc dị tướng. Như người bán giữa chợ tức cần có trao đổi; người có tâm lớn thời không như vậy, không có nương tựa vào đâu mà có thể phát tâm trang nghiêm lớn; vì trang nghiêm lớn nên không sinh vào ba cõi, cũng kéo chúng sinh ra khỏi ba cõi, song chúng sinh không thể có được, vì chúng sinh không trói không mở, nên hết thảy pháp không. Từ lâu xa lại đây vì phiền não điên đảo hư dối không thật, thế nên gọi là không trói; vì không trói nên cũng không mở. Trói tức là nhơ, mở tức là sạch; vì không nhơ không sạch nên không có phân biệt sáu đường; vì không phân biệt sáu đường nên không có nghiệp tội phước; vì nghiệp tội phước không có nên không có phiền não khởi lên nghiệp tội phước; không khởi nghiệp tội phước thời không thể có quả báo. Như vậy, trong các pháp rốt ráo không mà trang nghiêm lớn, việc ấy thật là hy hữu; thí như người trồng cây giữa hư không, cây lá hoa quả làm lợi ích nhiều.
Phật hứa khả ý Xá-lợi-phất rằng, Xá-lợi-phất vì vấn nạn về không ấy nên Phật cũng đáp, cũng hứa khả; vì Xá-lợi-phất nói không, nên Phật hứa khả, vì Xá-lợi-phất vấn nạn không, nên Phật đáp. Nghĩa là nếu chúng 

* Trang 438 *
device

sinh và các pháp trước có nay không, thời chư Phật thánh hiền có tội lỗi. Tội lỗi là làm cho chúng sinh vào Vô dư Niết-bàn, vĩnh viễn diệt hết thảy pháp, vào trong không đều không có sở hữu; làm đoạn diệt hết thảy pháp như vậy nên có tội lỗi. Này Xá-lợi-phất, chúng sinh và hết thảy pháp từ trước lại đây không có; hoặc có Phật, hoặc không có Phật thì pháp ấy vẫn thường trú không khác, đó là thật tướng các pháp; thế nên không có sáu đường sinh tử, cũng không có chúng sinh để có thể kéo ra. Này Xá-lợi-phất, hết thảy pháp trước không, vì vậy mà Bồ-tát ở chỗ Phật nghe tướng ấy của các pháp nên phát tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác, nghĩ rằng: Trong Bồ-đề cũng không có pháp có thể được, cũng không có pháp chơn thật nhất định khiến chúng sinh đắm trước mà không thể độ; chỉ vì chúng sinh si cuồng điên đảo nên đắm trước pháp hư dối; thế nên Bồ-tát phát tâm trang nghiêm lớn, không thối chuyển đối với Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Lại nghĩ rằng: Ta chắc chắn được Vô thượng chánh đẳng chánh giác, chẳng phải chẳng được; được rồi dùng thật pháp làm lợi ích chúng sinh; vì lợi ích chúng sinh nên chúng sinh được ra khỏi điên đảo. Muốn làm rõ việc này nên trong kinh đây nói ví dụ như vị thầy huyễn thuật. Thầy huyễn thuật tức chỉ cho Bồ-tát. Thầy huyễn thuật tạo dựng vườn rừng, quán xá, tức là sáu pháp Ba-la-mật độ chúng sinh; tạo ra voi ngựa, trai gái, tức là chúng sinh được Bồ-tát độ. Như vị thầy huyễn thuật một thân, vì sức huyễn, huyễn làm ra các chúng sinh, vườn rừng, 

* Trang 439 *
device

quán xá để làm vui mọi người; nếu thầy huyễn thuật cho các việc huyễn làm ra ấy là thật, đối với người huyễn tìm ân huệ tức là người cuồng; Bồ-tát cũng như vậy. Theo Phật nghe dạy hết thảy pháp tính không, như huyễn mà dùng việc bố thí lợi ích chúng sinh; lại muốn cầu phước đức ân huệ thời tức là điên đảo.
Hỏi: Pháp huyễn, chú thuật thật có, còn các vật huyễn làm ra có thể hư dối; như chúng sinh không, nên Bồ-tát cũng không; Bồ-tát không hóa làm ra chúng sinh, đâu được nêu làm ví dụ?
Đáp: Trong thật tướng các pháp, pháp còn không có, huống gì chúng sinh! Tên khác của chúng sinh gọi là vị thầy huyễn thuật. Vị thầy huyễn thuật thật không có, cớ gì nói vị thầy huyễn thuật có mà các việc huyễn làm ra không có? Như ông cho vị thầy huyễn thuật thật có, còn các việc huyễn làm ra không có, còn thánh nhân xem vị thầy huyễn thuật và các việc huyễn làm ra không khác nhau. Vì làm rõ việc ấy nên nói ví dụ, mà chỉ lấy phần ít giống nhau làm ví dụ, cớ gì nêu ra tồn phần để vấn nạn? Như sư tử ví dụ cho vua, vì sư tử không hề sợ hãi giữa các lồi thú. Vua cũng như vậy, tự tại, không chướng ngại giữa thần dân nên lấy làm ví dụ, đâu có thể trách rằng sư tử có bốn chân, có lông mao là khác ư? Phật nói tính không là các pháp đều không mà còn có chúng sinh; thế nên nêu vị thầy huyễn thuật làm ví dụ. Nay tôi nói ví dụ để phá chúng sinh, cớ sao ông lại đem chúng sinh ra vấn nạn?

* Trang 440 *
device

Bấy giờ Tu-bồ-đề bạch Phật: Bạch đức Thế Tôn, thế nào là thành tựu tuệ giác cho chúng sinh, nghiêm tịnh cõi Phật?
Tu-bồ-đề tuy biết Bồ-tát đạo, song vì trong đây nói tính không sâu xa nên người nghe sinh nghi; vì vậy nên Tu-bồ-đề hỏi.
Phật dạy: Bồ-tát từ khi mới phát tâm hành sáu Ba-la-mật cho đến mười tám pháp không chung, ấy là Bồ-tát đạo; hành đạo ấy là thành tựu tuệ giác cho chúng sinh, nghiêm tịnh cõi Phật.
Tu-bồ-đề lại hỏi: Làm sao hành pháp ấy là thành tựu tuệ giác cho chúng sinh?
Ý Tu-bồ-đề muốn nói: Nếu pháp tự tính không, chúng sinh cũng tự tính không, làm thế nào có thể được thành tựu?
Phật dạy: Bồ-tát do sức phương tiện nên lấy pháp bố thí giáo hóa chúng sinh, không dạy chúng sinh chấp trước bố thí cho là chân thật.
Sức phương tiện (upāya-bala) là Bồ-tát nói với chúng sinh rằng: Này các thiện nam tử, hãy đến đây bố thí, chớ chấp trước bố thí ấy, như trong kinh đây nói rộng. Chúng sinh do bố thí được sinh chỗ giàu sang, vì được sinh chỗ giàu sang nên sinh tâm ngã mạn, kiêu mạn; vì ngã mạn kiêu mạn tăng trưởng nên phá thiện pháp; vì phá thiện 

* Trang 441 *
device

thiện pháp nên đọa vào ba đường ác. Thế nên Bồ-tát trước tiên dạy rằng: Chớ đắm trước bố thí, chỉ nhân nơi việc bố thí tu trì giới ấy và đều hồi hướng đến Niết-bàn, vì sao? Vì thật tướng các pháp tính không, không thể thủ tướng. Như vậy, Bồ-tát do sức phương tiện giáo hóa chúng sinh khiến được quả Tu-đà-hồn cho đến Phật đạo. Bồ-tát ấy tự mình hành bố thí, cũng dạy chúng sinh bố thí. Nếu không tự mình bố thí, hoặc có người nói: Nếu bố thí là pháp hay, cớ sao ông không tự hành? Thế nên Bồ-tát trước tiên tự mình bố thí.
* Lại nữa, Bồ-tát rất ưa thích thiện pháp, mà bố thí là cửa ban đầu, thế nên hành bố thí. Lại, Bồ-tát rất từ bi, thương xót chúng sinh; vì tâm từ bi tuy lớn song không thể làm đầy đủ cho chúng sinh, thế nên trước tiên bố thí để làm cho tâm họ được nhu nhuyến, có thể do nhân duyên bố thí được sinh vào bốn dòng tộc và làm Chuyển luân Thánh vương; rồi dùng bốn nhiếp pháp nhiếp thủ chúng sinh, dần dần đem pháp ba thừa dạy bảo khiến cho được Niết-bàn. Dạy người khác bố thí, tán thán pháp bố thí, hoan hỷ tán thán người bố thí; ấy là rất ưa bố thí. Thế nên thấy người khác cùng hành mà hoan hỷ tán thán.
* Lại nữa, tâm Bồ-tát thương xót chúng sinh nếu thấy họ tu phước thời hoan hỷ; như cha lành thấy con làm việc tốt thời tâm hoan hỷ. Người ấy theo bốn cách hành bố thí được sinh vào dòng quý Sát-lợi, Bà-la-môn...; lấy bố thí 

* Trang 442 *
device

nhiếp thủ chúng sinh rồi dần dần dạy họ khiến trì giới, thiền định cho đến được đạo Bích-chi Phật. Hoặc thấy chúng sinh người nào có tâm lớn và có chút ít tâm từ bi, người ấy sợ hãi sinh tử lâu xa, nên giải đãi thối mất, thời Bồ-tát dùng sức phương tiện nói với chúng sinh ấy rằng: Lạ thay, các chúng sinh kia! Vô thượng chánh đẳng chánh giác dễ được, cớ sao các ông cho là khó? Chỗ chúng sinh chấp đắm, trong đó không có pháp chơn thật nhất định có thể ngăn trở, khó hiểu, các ông nên phát tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Đã tự mình được độ, còn độ thốt chúng sinh.
Độ thốt chúng sinh là Bồ-tát tự cưỡi xe Đại thừa (Mahāyāna) được độ, dùng xe ba thừa (tri-yāna) tùy theo chỗ thích hợp của chúng sinh có thể độ mà độ. Đã tự lợi ích mình, cũng lợi ích người khác.
Lợi ích người khác là tự mình đã thành Phật, cũng đem pháp ba thừa độ chúng sinh. Nếu Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật được như vậy thời từ khi mới phát tâm về sau trọn không đọa vào ba đường ác.
Thường làm Chuyển luân Thánh vương là Bồ-tát phần nhiều sinh cõi Dục (kāmadhātu), vì sao? Vì trong cõi Vô sắc (arūpa-dhātu) không có hình tướng nên không thể giáo hóa; trong cõi Sắc (rūpa-dhātu) phần nhiều ưa đắm cái vui thiền định, không có tâm nhàm chán nên cũng khó hóa giáo; lại cũng không sinh cõi trời Dục giới, vì sao? Vì đắm cái vui năm dục nên khó giáo hóa. Còn ở trong nhân đạo đời đời lấy bốn việc nhiếp, nhiếp thủ chúng sinh, nên làm Chuyển luân

* Trang 443 *
device

Thánh vương. Trong đây Phật tự nói nhân duyên: Tùy theo chỗ gieo nhân mà được quả báo lớn, như trong Kinh nói tướng bố thí. Lại có Bồ-tát khi hành Thí ba-la-mật, thấy chúng sinh phá giới liền nghĩ rằng: Các ông vì nhân duyên không đầy đủ nên phá giới, ta sẽ cấp cho vật cần dùng để khỏi bị thiếu thốn.
Người phá giới có hai hạng: Một là nhân duyên trì giới không đầy đủ nên phá, như người nghèo cùng vì đói khát cấp bách nên trộm cắp. Hai là nhân duyên trì giới tuy đầy đủ nhưng vì tâm tập theo thói ác, ưa làm việc ác mà phá giới. Người nghèo cùng phá giới thời Bồ-tát nói với họ: Ông hãy trì giới, ta sẽ cung cấp cho đầy đủ. Các ông trì giới rồi dần dần nhờ pháp ba thừa mà được độ thốt; ấy gọi là nhân bố thí sinh trì giới.
Chúng sinh vì việc không như ý nên nổi giận là như vì tìm vật không được như ý nên nổi giận, gặp người không xứng ý nên nổi giận. Bồ-tát tu bố thí tùy theo ý họ mà cung cấp cho đầy đủ.
Hỏi: Như người nghèo túng thời cấp thí cho để không nổi giận có thể được, còn người không xứng ý bị làm xúc não khiến nổi giận thời lại làm sao?
Đáp: Lấy ngọc như ý thí cho thời người ta đều vừa ý, vì uy đức của ngọc nên người không nổi giận; như hành giả vào tam-muội từ tâm nên người không nổi giận. Thế nên nói vì thiếu nhân duyên gì nên nổi giận, ta sẽ làm cho ngươi được đầy đủ.

 

* Trang 444 *
device

* Lại nữa, hết thảy pháp tính không, không có sở hữu, lý do việc ông giận cũng đều hư dối không nhất định, tại sao ông vì việc hư dối mà nổi giận mắng nhiếc, gia hại cho đến cướp mạng? Vì tạo tội nặng ấy nên đọa vào ba đường ác chịu vô lượng khổ. Các ông chớ vì việc hư dối không thật mà chịu tội lớn. Như trong núi có một bức họa đồ vẽ hình Phật, trong đó có một phòng riêng, trong có một con quỷ đi đến khủng bố, xúc não vị đạo nhân nên các đạo nhân đều bỏ phòng mà đi. Có một khách Tăng đi đến, vị Duy-na phân xử chia cho ở phòng ấy, nói với vị khách Tăng rằng: Trong phòng ấy có một con quỷ ưa xúc não người, ông có thể ở được thì ở. Vị khách Tăng tự cầm dao trì giới, đa văn mà nói với tiểu quỷ: Ngươi có khả năng gì ta cũng sẽ hàng phục, liền vào phòng ở. Đêm xuống lại có một khách Tăng khác đi đến tìm chỗ ở, vị Duy-na cũng chỉ cho ở phòng ấy và nói: Trong phòng có tiểu quỷ hay xúc não người. Vị khách Tăng kia cũng nói: Tiểu quỷ có khả năng gì, tôi cũng sẽ hàng phục. Vị khách Tăng vào trước đóng cửa lại, ngồi ngay thẳng chờ quỷ; vị khách Tăng đến sau trong đêm tối xô cửa bước vào. Vị khách Tăng trước cho đó là quỷ, không chịu mở cửa; vị khách Tăng sau dùng hết sức đập cửa. Vị khách Tăng ở trong lấy dao chắn lại; vị khách Tăng ở ngồi hơn, xô cửa đi vào. Vị khách Tăng ở trong đánh; vị khách Tăng ở ngồi cũng cực lực đánh lại nhừ tử. Đến khi trời sáng, nhân thấy rõ mọi 

* Trang 445 *
device

mọi việc mới biết là kẻ đồng học cũ, nên cùng nhau hổ thẹn mà xin lỗi. Mọi người kéo đến nực cười, cho là quái gở. Chúng sinh cũng như vậy, năm uẩn hòa hợp không có ngã, không có nhân mà chấp thủ tướng suông để tranh đấu nhau. Nếu bị cắt xẻ từng mảnh ném xuống đất thời chỉ có xương thịt mà không có người, không có ta. Thế nên Bồ-tát nói với chúng sinh rằng: Các ông chớ ở nơi căn bản không, mà tranh đấu, gây tội, vì tội tranh đấu nên thân người còn không thể có được, huống gì được gặp Phật! Nên biết thân người khó được, Phật ra đời khó gặp, thời giờ quý báu dễ qua, một phen rơi vào chỗ hoạn nạn thời vĩnh viễn không thể sửa trị. Nếu đọa vào địa ngục, bị thiêu đốt, cắt xẻ thời làm sao giáo hóa được? Nếu rơi vào súc sinh, tàn hại lẫn nhau, cũng không thể giáo hóa! Nếu rơi vào ngạ quỷ, đói khát bức não thời cũng không thể giáo hóa! Nếu sinh vào cõi trời sống lâu, dù ngàn vạn đức Phật qua đi mà vì đắm trước thiền vị nên cũng không hay biết! Nếu như sinh vào các nước biên địa, tuy đều là thân người mà ngu si, không thể giáo hóa! Tuy được sinh vào trung tâm cõi nước mà hoặc tay chân không hồn tồn; hoặc mù, điếc, câm, ngọng; hoặc không biết nghĩa lý; hoặc tuy sáu căn không đầy đủ mà không thông lợi, hay đắm sâu tà kiến nói rằng không có tội phước, thời cũng không thể giáo hóa! Thế nên vì họ nói thì giờ quý báu, chớ để luống qua mà bị đọa vào các chỗ khổ nạn, không thể độ được.

* Trang 446 *
device

. Các Ba-la-mật khác như trong kinh này nói rộng, nên ở đây không giải thích.
Hỏi: Ở trong Thí ba-la-mật mà hành năm Ba-la-mật xong, sao còn nói lại sáu Ba-la-mật?
Đáp: Trên kia nói tu một độ thứ lớp đầy đủ năm độ, còn ở đây nói chung cả năm độ cùng tu một lần.
Lại, trước chỉ nói sáu Ba-la-mật, nay đây nói luôn cả ba mươi bảy pháp trợ đạo và các đạo quả.
Hỏi: Ba mươi bảy pháp trợ đạo từ tâm xuất ra, làm sao do nhân duyên giúp được?
Đáp: Bồ-tát cung cấp cho người tọa thiền y phục, đồ uống ăn, thuốc thang, gậy pháp, thiền sàng, thiền trấn, làm cho gặp được thầy tốt dạy bảo, được đệ tử tốt thọ giáo; đưa cho bộ xương người khiến quán, cho thiền kinh khiến người dạy thiền pháp. Như vậy, là nhân duyên của ba mươi bảy pháp trợ đạo. Lại khiến người giảng cho pháp Đại thừa rằng: Các ông cần y phục, đồ uống ăn hãy đều đến đây nhận lấy như vật của mình, chớ nghi ngại. Các ông được vật ấy rồi tự mình hành sáu Ba-la-mật, cũng dạy người khác hành sáu Ba-la-mật. Việc bố thí ấy tính không, các ông chớ đắm trước việc bố thí và quả báo bố thí. Chúng sinh ngộ được tính không ấy, dần dần được Vô thượng chánh đẳng chánh giác, vào Vô dư Niết-bàn. 

* Trang 447 *
device

Như lấy pháp bố thí làm đầu sinh ra năm Ba-la-mật khác; nghĩa các Ba-la-mật khác cũng như vậy.
   (Hết cuốn 91 theo bản Hán)
______________

 

* Trang 448 *
device

 

Xem mục lục